PDA

View Full Version : Đến cả anh em cũng lừa nhau để bán thận


troopy
10-14-2015, 12:45
Hoạt động buôn bán thận trái phép ở “chợ đen” tại Bangladesh trong thời gian qua phát triển mạnh mẽ, một phần v́ những người dân v́ quá nghèo nên sau khi bán thận của chính ḿnh đă quay ra “hành nghề” môi giới để trục lợi.

Sau nhiều năm đắm ch́m trong nợ nần chồng chất, Rawshan Ara đă quyết định theo bước các thành viên khác trong gia đ́nh đi bán bớt một quả thận để lấy tiền. “Tôi đă quá mệt mỏi với cảnh nghèo khó. Chồng tôi bị bệnh măn tính c̣n học phí của con gái th́ càng ngày càng tăng. Tôi đă đi làm giúp việc rồi đi làm công nhân nhưng số tiền thu được chẳng thấm vào đâu” – Ara cho biết.

Ngay sau khi hạ quyết tâm bán thận, giống như nhiều người hàng xóm khác trong làng quê nghèo của ḿnh, cô đă dễ dàng t́m được người môi giới và nhanh chóng trở thành nạn nhân của hoạt động buôn bán nội tạng trái phép đang bùng nổ mạnh mẽ ở Bangladesh. Cuộc phẫu thuật hiến thận của Ara được tiến hành ở Ấn Độ hồi tháng 2 vừa qua, sau khi cô được làm hộ chiếu và giấy tờ giả để đưa đến đây.

Điều đáng nói là, cảnh sát sau khi điều tra vụ việc cho hay họ t́nh nghi chị gái và anh rể của Ara là những người đă xúi giục cô bán thận để nhận tiền hoa hồng. “Chỉ riêng trong năm nay đă có 40 người ở Kalai bán thận” – cảnh sát trưởng địa phương Sirajul Islam cho hay.

http://www.vietbf.com/forum/attachment.php?attac hmentid=818655&stc=1&d=1444826731

Vẫn theo viên cảnh sát trưởng, 12 người khác trong làng hiện đang mất tích, mà theo cảnh sát có thể họ đă tới Ấn Độ để chuẩn bị tiến hành phẫu thuật cắt thận. “Chính những người từng bán thận lại chuyển sang làm môi giới và trở thành một phần của mạng lưới buôn bán thận đang tồn tại ở đây. Họ thường nhắm mục tiêu đầu tiên là các thành viên trong gia đ́nh rồi đến họ hàng và sau cùng là người sống cùng làng để dụ dỗ bán thận” – cảnh sát trưởng Islam thông tin về kết quả điều tra của cảnh sát.

Theo AFP, khoảng 8 triệu người Bangladesh hiện đang có vấn đề về thận, chủ yếu là do tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường cao ở nước này, trong đó có ít nhất 2.000 người cần phải ghép thận mỗi năm. Tuy nhiên, theo luật pháp sở tại, việc hiến thận chỉ được công nhận là hợp pháp giữa những người là họ hàng của nhau, dẫn đến hiện trạng thiếu thận để cấy ghép kinh niên. Trong bối cảnh như vậy, “chợ đen” buôn bán thận trái phép béo bở đă được h́nh thành ở Bangladesh, lấp đầy khoảng trống giữa số người cần được ghép thận luôn duy tŕ ở mức cao và tỉ lệ tương tự những người nghèo khó muốn bán thận để lấy tiền.

Cảnh sát cho biết, hầu hết những hộ gia đ́nh ở ngôi làng của Ara đều có người từng bán thận. Những người này sau đó đều gặp phải các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe và không thể làm việc đồng áng. Do vậy, một số người sau đó trở thành người môi giới để kiếm được khoảng 3.000 USD mỗi khi môi giới thành công 1 trường hợp bán thận. “Một người từng hiến thận có thể dễ dàng thuyết phục người khác làm theo bằng việc bán đi 1 quả thận sẽ không ảnh hưởng ǵ” – ông Moniruzzaman Monir thuộc trường Đại học Michigan và từng tiến hành nghiên cứu ở Kalai, cho biết.

Hồi tháng trước, cảnh sát đă mở một cuộc trấn áp vào hoạt động buôn bán nội tạng ở Kalai, bắt giữ hàng chục người. Cảnh sát và nhà chức trách cũng phát đi các cảnh báo tới người dân về mối nguy hiểm của việc bán nội tạng. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng những động thái này sẽ không đưa đến nhiều thay đổi do hệ thống tư pháp h́nh sự lỏng lẻo ở Bangladesh, trong đó những kẻ buôn bán nội tạng đều không bị phạt nặng.

Trong trường hợp của Ara, cô nhận được 4.500 USD nhờ việc bán thận. Số tiền này được cô dùng để thuê đất trồng khoai tây và trồng lúa. Cô cũng thuê gia sư cho con gái với hy vọng con bé sẽ trở thành bác sỹ. Nhưng, để có được những điều này, cô đă và đang phải trả giá. “Tôi không thể mang vác đồ nặng, hay mệt mỏi và khó thở. Tôi cũng phải mua nhiều thuốc đắt tiền để duy tŕ sức khỏe. Bán thận thực sự là một sai lầm lớn của tôi” – người phụ nữ 28 tuổi ngậm ngùi cho hay.

VietBF© Sưu tập