PDA

View Full Version : Lật ngửa những nguy cơ và tiềm ẩn sau hành động Mỹ đưa tàu vào biển Đông


sunshine1104
10-30-2015, 15:16
Hành động điều tàu chiến tới tuần tra tại Biển Đông và áp sát những đảo nhân tạo cảu Trung Quốc được cho là 1 cảnh báo cứng rắn đối với Trung Quốc sau những hành động phi pháp của nước này. Điều này đồng thời cũng sẽ giúp Mỹ đạt được phần lớn những sự ủng hộ và củng cố lại ảnh hưởng của mình trên khu vực Biển Đông. Hăy cùng vietbf khám phá nhé!

http://vietbf.com/forum/attachment.php?attac hmentid=823790&stc=1&d=1446218196

Sẽ có ít nhất năm câu hỏi: việc làm của Mỹ có phù hợp luật quốc tế? phản ứng của TQ thế nào? Mỹ sẽ tiếp tục ra sao? Phản ứng của các nước? và điều ǵ sẽ xảy ra tiếp theo cho Biển Đông: chiến tranh, va chạm hay một h́nh thái status quo (nguyên trạng) mới?

Công ước Luật biển không cho phép biến một băi chỉ nổi khi thủy triều thấp nhất thành đảo nhân tạo làm cơ sở đ̣i có lănh hải 12 hải lư như một đảo đá tự nhiên. Các băi mà TQ chiếm đóng đều nằm trên vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia khác, bị chiếm bằng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Các đảo nhân tạo chỉ có ṿng cung an toàn 500 m, nên hoạt động đi qua của tàu thuyền bên ngoài 500m là hợp pháp.

Cho dù luật quốc tế c̣n có những điểm xám để các nước t́m cách giải thích có lợi cho ḿnh, th́ hành động đi ngoài 500m các đảo nhân tạo của tàu hải quân Mỹ là một hoạt động hợp pháp, cả từ góc độ công ước và tập quán quốc tế. Nó chỉ bị thách thức khi TQ đ̣i hỏi toàn bộ Biển Đông theo h́nh đường lưỡi ḅ, ngăn cản quyền tự do hàng hải của tàu thuyền.

Mỹ nêu cao bảo vệ tự do hàng hải nhưng lại tuyên bố trung lập, không lên án chính thức đường yêu sách lưỡi ḅ không cơ sở pháp lư của TQ. Cạnh tranh lợi ích chiến lược của hai siêu cường ở Biển Đông và rộng ra là Thái B́nh Dương nằm ở vị trí độc tôn của Mỹ thông qua tự do hàng hải và lợi ích cốt lơi của TQ thể hiện ở biểu tượng đường lưỡi ḅ. Xung đột xung quanh đảo nhân tạo chỉ là h́nh thức nổi của tảng băng này.

Khác với các tuyên bố hung hăng của các nhà ngoại giao và tướng lĩnh TQ, phản ứng của TQ cũng có mức độ. Ngoại trưởng TQ Vương Nghị sáng 27/10 “khuyên phía Mỹ hăy suy nghĩ kỹ trước khi hành động, không nên khinh suất, không nên vô cớ gây chuyện”. Tàu hải quân TQ đă bám đuôi và cảnh báo khu trục hạm Lassen nhưng không xảy ra va chạm giữa hai bên.

Trả lời phỏng vấn của Người phát ngôn BNG TQ Lưu Khang 27/10/2015 một lần nữa quả quyết nước ông có chủ quyền không thể tranh căi đối với Nam Sa (tức quần đảo Trường Sa của Việt Nam) và vùng nước tiếp giáp và việc xây dựng trên lănh thổ của ḿnh là b́nh thường.

Rơ ràng TQ không xuất phát từ Công ước Luật biển để giải quyết mà từ yêu sách đường lưỡi ḅ. Nếu TQ tiếp tục khẳng định đường lưỡi ḅ mà Chính phủ Mỹ không chính thức phản đối sẽ dẫn tới hệ luỵ tàu quân sự Mỹ hoạt động trong vùng nội thủy hoặc ít nhất vùng nước của quốc gia ven biển sẽ phải xin phép. Từ chủ động tàu hải quân Mỹ sẽ có thể rơi vào thế bị động do các nhà chính trị Mỹ vẫn do dự.

Cả hai bên đều đă đi đến đỉnh của những lời đe dọa khó rút, nhưng cũng đều không muốn đi quá giới hạn chiến tranh, khi tương quan lực lượng và các yếu tố trên bàn cân chính trị c̣n nhiều ràng buộc.

Philippines, Australia đă lên tiếng ủng hộ duy tŕ quyền tự do hàng hải ở Biển Đông. Song các mối ràng buộc kinh tế và quan tâm khác vẫn là rào cản để các nước này một ḷng cử tàu cùng tuần tra với Mỹ. Nếu Mỹ cương quyết thành lập một liên minh chống lại những yêu sách quá đáng trên Biển Đông, sự ủng hộ của các nước này chắc sẽ có những bước tiến.

Là một quốc gia luôn kêu gọi giải quyết các bất đồng bằng biện pháp hoà b́nh, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật biển LHQ, Việt Nam chắc chắn sẽ hoan nghênh quyền tự do hàng hải của tàu quân sự nước ngoài đi bên ngoài giới hạn 500 m từ các công tŕnh nhân tạo trên các băi chỉ nổi khi thuỷ triều thấp nhất và không làm ǵ ảnh hưởng đến chủ quyền, an ninh và trật tự trên biển.

Các b́nh luận quốc tế đều nói nhiều khả năng va chạm dẫn tới xung đột và một bên sẽ phải nhượng bộ. Một số lo ngại TQ sẽ lấy cớ này để tăng cường quân sự hoá các đảo nhân tạo, tuyên bố lập Vùng nhận diện pḥng không.

Mỹ đă đi một nước cờ cương quyết “xuất tượng đánh tốt” trong khi TQ sẽ sử dụng sở trường cờ vây hạn chế sức mạnh đối phương. Hành động của Mỹ buộc các nước liên quan trong đó có cả Mỹ đánh giá có lập trường rơ ràng hơn trong vấn đề Biển Đông.

Song nếu Mỹ không tiếp tục cương quyết và nh́n nhận thủ phạm chính gây nên bất ổn và ảnh hưởng đến quyền tự do hàng hải là đường lưỡi ḅ của TQ th́ một khả năng hiện hữu, t́nh h́nh sẽ dẫn tới một “status quo” (nguyên trạng) mới so với năm 2002 - một thoả hiệp tôn trọng quyền tự do hàng hải và sự hiện diện của đảo nhân tạo.

Cuộc cờ trên Biển Đông không chỉ có Mỹ và TQ, hai đối thủ chính. Các nước nhỏ có quyền lợi trên Biển Đông đều mong muốn hoà b́nh, ổn định và sự tôn trọng luật pháp quốc tế, hành xử có trách nhiệm của các nước lớn. Thế giới đă đổi thay và việc bắt tay nhau bỏ qua quyền lợi các nước nhỏ không thể được lặp lại như lịch sử trong khu vực này. Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Việt Nam và mọi bất đồng tranh chấp trên Biển phải tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt Công ước luật biển 1982.

vietbf @ sưu tầm