PDA

View Full Version : Chiến lược và âm mưu đen tối của Tàu Cộng Tập Cận B́nh


Gibbs
11-01-2015, 23:50
Với tham vọng làm bá chủ thế giới, giấc mơ Trung Hoa (Chinese Dream) Tàu Cộng Tập Cận B́nh đă có những chiến lược và âm mưu đen tối. Khác với những chủ tịch thời trước họ Tập có nhiều thay đổi mang tính chất bước ngoặt mà tầm cỡ chỉ có từ thời Đặng Tiểu B́nh. Thanh trừng nội bộ đảng, nắm quyền vững chắc và xưng bá thiên hạ.

Trước đây, Hồ Cẩm Đào đánh giá sai lầm, cho rằng sự suy tàn ảnh hưởng của đế quốc Mỹ sa lầy do cuộc khủng hoảng chiến tranh Iraq & Afghanistan cùng với sự tan chảy các định chế tài chánh của Mỹ. Hồ Cẩm Đào chủ quan cho rằng với nền kinh tế phát triển thần kỳ và sức mạnh quân sự vượt bực của PLA, Bắc Kinh có thể triển khai sức mạnh cương lẫn nhu của ḿnh, đẩy mạnh chánh sách “ngoại giao cận siêu cường” để củng cố sự vươn lên của TC gần như là một siêu cường thật sự trong trật tự thế giới mới.

Tại cuộc họp thượng đỉnh của nhóm G-20 vào ngày 2/4/2009 tại Luân Đôn, gồm 19 nền kinh tế lớn nhất thế giới và liên minh châu Âu, các nhà lănh đạo đồng ư công bố số đen những sào huyệt trốn thuế có thể đưa tới những biện pháp chế tài, điều mà Pháp & Đức đă cố thúc đẩy…Hồ Cẩm Đào được sắp xếp ngồi ngay cạnh Nữ hoàng Elizabeth II và đại diện chủ nhà là Thủ tướng Gordon Brown.

Các phuơng tiện truyền thông chính thức của TC đă lạc quan tếu, hồ hởi b́nh luận cho rằng G-20 đă biến thành G-2. Nói một cách nôm na rằng thế giới ngày nay chỉ một siêu cường đơn độc là Hoa Kỳ và một cận siêu cường đang nổi lên là Tàu Cộng. Cũng có lời bàn tán về một PAX AMERICHINA (Ḥa b́nh do Mỹ-Trung nắm giữ) hoặc là CHINAMERICA (Trung-Mỹ nắm giữ) thống trị về địa chính trị thế giới trong thế kỷ XXI.

Bắc Kinh cho rằng, mối bang giao giữa Mỹ và TC sẽ định hướng cho thế kỷ XXI làm cho nó trở nên quan trọng trong bất kỳ mối quan hệ song phương nào khác trên thế giới. Hồ Cẩm Đào đă gạt bỏ Nga sang một bên trong cuộc chơi quyền lực tay đôi giữa Mỹ và TC. Tuy nhiên với h́nh ảnh lúc bấy giờ, một Tàu Cộng đang ra sức chèn ép, bắt nạt các nước láng giềng của Hoa Lục cũng làm cho cả thế giới gợi lại một phiên bản hiện đại của mối “HIỂM HỌA DA VÀNG” trước đây.

Trong dịp Hải quân TC làm lễ kỷ niệm lần thứ 60, ngày thành lập ở thành phố Thanh Đảo (Qingdao) vào tháng 4/2009. Đại biểu quân sự từ 29 nước đă có mặt tại chỗ để chứng kiến hải quân TC phô trương tàu ngầm nguyên tử đầu tiên chế tạo trong nước và đủ các loại thiết bị quân sự tối tân. Trước đó, Bộ trưởng BQP Tàu Cộng là Lưu Quang Liệt (Liang Guanglie) đă phát biểu với khách đối tác Nhật Bản là Yasukazu Hamada, Bộ trưởng BQP Nhật rằng, PLA đang tiến hành chương tŕnh chế tạo 4 tàu sân bay trong thập niên tới. Hồ Cẩm Đào c̣n điều chỉnh quan trọng chính sách ngoại giao “GIẤU M̀NH CHỜ THỜI” của Đặng Tiểu B́nh như sau:

Trong chánh sách ngoại giao, đóng vai tṛ khiêm tốn và đừng bao giờ dẫn đầu; nói về Hoa Kỳ là tránh đối đầu và t́m cơ hội hợp tác. Nhưng, từ giữa thập niên 1990, Giang Trạch Dân đă đi tiên phong trong cái gọi là “chính sách ngoại giao cường quốc trong t́nh h́nh toàn cầu chỉ có một siêu cường (Mỹ) và vài ba cường quốc”. Điều nầy có nghĩa là Bắc Kinh phải hợp tác với các cường quốc khác như Nga, Nhật Bản và liên minh châu Âu để chuyển cái “trật tự thế giới đơn cực” do Mỹ thống trị, trở thành “trật tự thế giới đa cực”. Tuy nhiên, Giang Trạch Dân tránh né trực tiếp xung đột với Hoa Kỳ siêu cường đơn độc nầy.
Cùng lúc, Giang Trạch Dân ra sức thuyết phục các nước láng giềng Hoa Lục rằng, Bắc Kinh luôn bám sát chiến lược “trỗi dậy hoà b́nh”, có nghĩa là sự vươn lên của TC sẽ không gây mối đe dọa nào cho họ.
Cờ hiệu kinh tế, quân sự và ngoại giao của TC chuyển hướng “đột xuất” vào thời đại của Hồ Cẩm Đào. Tự cho TC như là một siêu cường đang trỗi dậy, Bắc Kinh đă không tránh né đối đầu trực diện trong cuộc đấu tranh tranh giành quyền lực thống trị thế giới với Mỹ vốn là đối thủ chiến lược. Chính sách ngoại giao cận siêu cường, có nghĩa là Bắc Kinh sẽ mở rộng ảnh hưởng trong khu vực từ khối ASEAN tới châu Phi và Mỹ La Tinh và ở các tổ chức toàn cầu như LHQ, Ngân Hàng Thế Giới và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế…
Hồ Cẩm Đào tự tin cho rằng Washington đă thất bại trong việc điều hành các công ty tài chánh đa quốc gia của Mỹ, Bắc Kinh đă tích cực vận động hành lang cho một “cấu trúc tài chánh toàn cầu mới” loại bỏ sự thống trị của Mỹ. ĐCSTQ tiến hành truy lùng một cấu trúc tài chánh quốc tế mới mà không bị Mỹ thống trị.
Quan trọng không kém, trước mắt Bắc Kinh đang nỗ lực ra sức ngăn chận Hải & Không quân Hoa Kỳ thống trị châu Á-TBD. Hơn thế nữa, PLA đang tăng cường sức mạnh quân sự để răn đe “chính sách ngăn chận, bao vây và cô lập TC” do Washington dẫn đầu với sự tiếp tay của các đồng minh của Mỹ như: Nhật Bản, Philippines, Australia, Nam Hàn, Đài Loan…
Quan hệ giữa Bắc Kinh và những nước láng giềng quan trọng như Nhật Bản và Ấn Độ cũng sẽ bị ảnh huởng bởi lập luận về “MỐI ĐE DỌA TRUNG QUỐC”. Một sự cọ xát giữa một bên là TC và một bên là các nước nhỏ láng giềng khu vực ĐNA gồm VN, Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei…đă trở nên căng thẳng do tranh chấp chủ quyền trên mười mấy đảo lớn nhỏ trên Biển Đông. Điều nầy cũng cho thấy các nước Australia, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và các nước khu vực ĐNA cân nhắc lợi thế của họ khi bắt tay với Hoa Kỳ để kiềm chế bớt uy thế của Bắc Kinh. Do đó, mặc dù đang có thành tích đáng kể về kinh tế và quân sự, giới lănh đạo Bắc Kinh đă trở nên nôn nóng hơn bao giờ hết và tỏ ra bất măn đối với chiến lược bao vây và cô lập Tàu Cộng do Washington lănh đạo.

Tuy nhiên, chính phủ do Hồ Cẩm Đào lănh đạo lúc đó đă từ chối các định chế chính trị lạc hậu và hệ thống cầm quyền độc đảng, độc tài không ḥa nhịp với lực lượng toàn cầu hóa. Việc giới lănh đạo Bắc Kinh từ chối thực hiện cải cách chính trị có thể làm suy yếu sự vươn ra quốc tế của họ. Hồ Cẩm Đào đă nhiều lần tuyên bố là Bắc Kinh sẽ không bao giờ đi vào bước đường sai lầm của các tư tưởng chính trị phương Tây. Trong thời đại toàn cầu hóa và kỷ thuật tin học thống trị nền kinh tế, Bắc Kinh vẫn khư khư bám chặt vào lư thuyết chủ quyền lănh thổ Biển Đông bất khả chia cắt. Trong khi đó, Bắc Kinh chi ra hàng tỷ USD để triển khai “sức mạnh mềm” để theo đuổi khát vọng của họ trở thành một siêu cường trong ṿng một, hai thập niên tới.

Sự bất hoà liên quan đến địa chính trị ở Biển Đông trở thành một điểm nóng, đặc biệt liên quan đến các cuộc tranh chấp lănh thổ giữa TC và các nước thành viên ASEAN và đang thành h́nh một liên minh chiến lược với Hoa Kỳ để ngăn chận Bắc Kinh ngày càng trở nên hung hăng, ngang ngược trong khu vực Châu Á-TBD, Biển Đông và Hoa Đông.

Tranh chấp giũa Bắc Kinh và Tokyo trên quần đảo Senkaku – Điếu Ngư trở nên quyết liệt hơn. Giới lănh đạo Bắc Kinh đă công khai cáo buộc Tokyo đă hổ trợ cho các nổ lực “ly khai” của các lănh tụ bị lưu đày người Tây Tạng & Duy Ngô Nhĩ (Uighur). Trong khi các lực lượng vũ trang của TC và Ấn Độ đă tiến hành các cuộc tập trận quân sự tại vùng biên giới hai nước trong vùng Hy Mă Lạp Sơn. Một cuộc chaỵ đua vũ trang giữa TC và Ấn Độ và New Delhi tỏ ra nghiêng về Hoa Kỳ, nước nầy đă đổng ư chuyển giao nhiều vũ khí hiện đại và thiết bị kỹ thuật cao cho Ấn Độ.

Trong thời gian đó, Bắc Kinh nổ lực bài bác thuyết “Sự đe dọa của TC” như là một phiên bản của thuyết “Hiểm họa da vàng” và ra sức cải thiện h́nh ảnh một Tàu Cộng “trỗi dậy ḥa b́nh” qua việc Bắc Kinh đă dành một ngân khoản 6,62 tỷ đô la để triển khai sức mạnh mềm ra toàn cầu. Các phương tiện truyền thông như CCTV và Tân Hoa Xă nâng cấp tin tức các chương tŕnh tuyên truyền và tin tức được phóng đại bằng nhiều thứ tiếng cho toàn cầu như Hoa Kỳ, châu Âu, châu Phi và châu Á…từ kinh tế, chánh trị, văn hóa, trong đó có việc xây dựng khoảng 350 Viện Khổng Tử trên khắp thế giới.

Nhưng, ông Lư Hy Quang (Li Xiguang) – một học giả của Đại học Thanh Hoa (Tsinghua) – cho thấy rằng, sức mạnh mềm của một quốc gia, tự nó phô bày ra các giá trị phổ quát như là “Dân chủ – Tự do – Nhân quyền” và các “Nguyên tắc về Luật pháp” của họ. Dĩ nhiên, vấn đề là những trí thức đủ can đảm dám nói lên quan điểm của họ về “dân chủ & cải tạo chính trị” sẽ bị trù dập nếu không bị tống giam bởi nhà cầm quyền. Điều nầy đúng với hàng tá những nhà văn, nhà báo và giáo sư nổi tiếng mà trong đầu năm nay đă kư tên vào một bản tuyên ngôn gọi là “HIẾN CHƯƠNG NĂM 2008”, trong đó đ̣i hỏi giới lănh đạo Bắc Kinh phải cho phép người dân TQ được hưởng quyền tự do cá nhân đă được trân trọng ghi trong Hiến Chương LHQ. Hơn nữa, việc bỏ tù học giả nổi tiếng Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo), người đứng đầu Hiến Chương năm 2008, đă làm bùng phát những phản đối từ các chính trị gia & học giả trên toàn thế giới.

Mới đây ngày 29/9/2015, Luật sư nổi tiếng TC Cao Trí Thịnh (Gao Zhisheng) viết thư vạch trần những tội ác của chế độ Bắc Kinh, ông đă chuyển ra nuớc ngoài bản thảo của 2 cuốn sách sẽ được xuất bản vào năm tới. Ông cũng viết về nổ lực để đưa ĐCSTQ ra trước ṭa vào cuối năm 2017 v́ những tội ác chống lại loài người, đặc biệt là về Pháp Luân Công bị các lực lượng an ninh của Đảng bức hại và tra tấn dă man và trên 2 triệu học viên Pháp Luân Công bị “mổ sống” để lấy nội tạng đem bán cho thị trường buôn bán nội tạng tại Hoa Lục. Các học viên Pháp Luân Công căng biểu ngữ : “CHÂN – THIỆN – MỸ” tại quảng trường An Thiên Môn đă tố cáo sự dối trá của Giang Trạch Dân cáo buộc Pháp Luân Công là một tà giáo.

Theo đó, thế giới đă nhận định “sức mạnh mềm” của Bắc Kinh đă hoàn ṭan thất bại. Một số quốc gia như Canada, Hoa Kỳ, Thụy sĩ…đă đóng cửa các viện Khổng Tử và ngay cả Ấn Độ đă nghiêm cấm mở các viện Khổng Tử trên đất nước của họ với những lư do chủ yếu như sau:

Viện Khổng Tử là “sức mạnh mềm” để che đậy đường lối cai trị độc tài toàn trị của ĐCSTQ.
Viện Khổng Tử c̣n là “Ổ GIÁN ĐIỆP” của cơ quan t́nh báo và tuyên truyền quốc tế của Bắc Kinh, nó đóng vai tṛ then chốt trong việc ảnh hưởng chính sách t́nh báo, gián điệp của TC.
Nhiệm vụ của các viện Khổng Tử là kiểm soát sinh viên gốc Hoa và đồng thời tuyển dụng chuyên viên t́nh báo để phục vụ cho Bắc Kinh.
Phóng viên Omid Ghoreishi của báo The Epoche Times kết luận, trong điều tra Bắc Kinh sử dụng Viện Khổng Tử cho mục đích gián điệp (Beijing use Confucius Institutes for Espionage) để giới lănh đạo ĐCSVN suy ngẫm…

c̣n tiếp phần dưới.............

Gibbs
11-01-2015, 23:56
Từ khi chính thức trở thành lănh đạo tối cao của Tàu Cộng vào ngày 20/3/2013, Tập Cận B́nh đă thâu tóm quyền lực nhanh chóng. Điều nầy chứng tỏ, tham vọng của Tập Cận B́nh c̣n hơn cả Mao Trạch Đông, chính sách “ngoại giao cận siêu cường” thời Hồ Cẩm Đào đă thay đổi toàn bộ. Các nhà lănh đạo Tàu Cộng khi lên nắm chính quyền đều đề ra tư tưởng chiến lược mới. Dưới thời Đặng Tiểu B́nh, Giang Trạch Dân rồi Hồ Cẩm Đào, đó là “Lư luận Đặng Tiểu B́nh”, “Tư tưởng 3 đại diện” và Chính sách “ngoại giao cận siêu cường” của Hồ Cẩm Đào. C̣n Tập Cận B́nh lại chủ trương, mục tiêu phát triển trong tương lai lại là thực hiện “Giấc mơ Trung Hoa” đem lại phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa. Điều nầy có nghĩa là đến năm 2049, cũng là ngày 100 năm thành lập “Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa”, Bắc Kinh muốn trở lại vị trí thống lĩnh khu vực.

Chính sách ngoại giao trịch thượng của Tập Cận B́nh là muốn Hoa Kỳ phải chấp nhận cái gọi là “Lợi ích cốt lơi” của Bắc Kinh. Cũng trong lời tuyên bố vào tháng 3/2014, Ngoại trưởng Vương Nghị định nghĩa: “Tôn trọng lẫn nhau là tôn trọng “chủ quyền và toàn vẹn lănh thổ, hệ thống xă hội và con đường phát triển và các lợi ích cốt lơi”. Hồi tháng4/2014, Bộ trưởng BQPTC Thường Vạn Toàn kêu gọi Mỹ phải giữ Nhật Bản “trong ṿng kiềm chế”. Ông ta cũng kêu gọi đồng minh Philippines của Mỹ là “giả vờ làm nạn nhân” khi nộp đơn kiện Bắc Kinh v́ tranh chấp biển đảo. Các giới lănh đạo Bắc Kinh và các học giả TC ngang ngược đổ vấy rằng quan hệ Trung – Mỹ bị xấu đi là v́ Mỹ ủng hộ các nước có mâu thuẩn với Bắc Kinh.

Theo báo cáo của CSIS cho rằng, khác với các nhà lănh đạo TC trước đây, Tập Cận B́nh muốn gởi tín hiệu tới Washington rằng: “Chúng tôi c̣n nhiều sự lựa chọn”. Bắc Kinh thể hiện qua mối quan tâm dành nhiều cho Nga trong việc hợp tác an ninh, chính trị và dành nhiều cho Châu Âu trong quan hệ thương mại.

Đối với Nhật Bản, quan hệ này cho rằng TC cần hành xử như một đại cường, đ̣i Nhật phải đứng thấp hơn trong quan hệ song phuơng và trong địa chính trị trong khu vực. Việc lập vùng nhận dạng pḥng không trên Biển Hoa Đông là một trong những biện pháp nhằm tạo sức ép liên tục và gây cảm giác cô lập cho Nhật Bản.

QUAN HỆ VỚI ASEAN:

Tập Cận B́nh gọi quan hệ với các nước Đông Nam Á “như môi với răng”. Tập Cận B́nh hứa hẹn sẵn sàng cùng với các nuớc ASEAN bàn thảo việc kư kết Hiệp ước láng giềng hữu nghị và hợp tác. Bắc Kinh cũng hy vọng đến năm 2020, kim ngạch thương mại hai chiều giữa TC và ASEAN sẽ lên tới 1.000 tỷ USD. Tuy vậy, không chắc Tập Cận B́nh có thể thành công trong quan hệ hữu hảo với các nước ĐNA; mặc dù Bắc Kinh đă tăng mạnh đầu tư để xây dựng kết nối, vẫn có nghi ngờ ở nhiều nước ASEAN về sự phụ thuộc TC, cũng như nghi ngờ rằng hợp tác kinh tế đem lại lợi ích chủ yếu cho TC. Sự hung hăng hơn của TC ở Biển Đông và Biển Hoa Đông cũng làm tăng thêm lo ngại..

Theo báo cáo của CSIS, các lănh đạo ASEAN nói chung có những nhận định sau về chính sách ngoại giao dưới thời Tập Cận B́nh:

Tập Cận B́nh đă thâu tóm quyền lực nhanh và hiệu quả hơn mọi lănh đạo khác từ thời Đặng Tiểu B́nh.
Tập Cận B́nh đặt lợi ích của TC gồm cả vấn đề chủ quyền lên cao hơn mọi tính toán. Mặc dù Bắc Kinh nhấn mạnh quan hệ “đại gia đ́nh” với ASEAN, TC cũng quyết giành ưu thế trong tranh chấp Biển Đông.
Một ư kiến trong khối ASEAN là chính sách ngoại giao của Tập Cận B́nh sẽ nhấn mạnh hợp tác, chứ không thách thức hay kiểm soát láng giềng. Nhưng quan điểm nầy đă bị bác bỏ qua các hành động như vụ giàn khoan HD-981 gây rạn nứt quan hệ với VN và cả khối ASEAN.
Một lập luận ngược lại cho rằng, TC sẽ có chính sách ngoại giao hung hăng hơn, đặc biệt nếu Bắc Kinh cho rằng Washington yếu thế và bớt quan tâm đến ĐNA.
Báo cáo CSIS cho rằng, có vẻ như Tập Cận B́nh muốn duy tŕ ấn tượng khủng hoảng để biện minh cho quyền lực to lớn của cá nhân, cũng như sự táo bạo và quy mô cải tổ mà Tập Cận B́nh xúc tiến ở trong nước. Ông ta phải tô vẽ một số lựa chọn khó khăn, có ư nghĩa sống c̣n của ĐCSTQ. Tập Cận B́nh quả quyết: “Đại dương và Biển ngày càng có vị trí chiến lược quan trọng trong cuộc cạnh tranh toàn cầu ở các lĩnh vực chính trị, phát triển kinh tế, quân sự và công nghệ”. Tập Cận B́nh dường như nghĩ rằng, cần duy tŕ mức độ căng thẳng nhất định cả trong và ngoải nước để đạt được các mục tiêu chính trị của ḿnh”.

Trước đây, tờ Thời báo Hoàn Cầu đă đăng bài viết với chủ đề: “Philippines cấu kết với Nhật Bản dẫn sói vào nhà, Abe mưu đồ dựng Nato Châu Á”, trong đó lớn tiếng cho rằng Nhật Bản & Philippines là phá hoại an ninh và ḥa b́nh châu Á, đồng thời đe dọa các nước này sẽ phải nhận hậu quả thảm khốc do những hành động của ḿnh. Tờ Nhật Báo Kinh Hoa b́nh luận: “Ngoài Aquino III ra, c̣n có Shinzo Abe! Thủ tướng Nhật không bao giờ hài ḷng để Tokyo chỉ đóng vai tṛ là “HKMH không bao gờ ch́m, hay là một tên tay sai quân sự của Mỹ tại châu Á Thái B́nh Dương”.

Bắc Kinh luôn miệng rêu rao “chủ quyền lănh thổ của TC đang bị các nước láng giềng cấu kết nhau xâm phạm”. Tập Cận B́nh c̣n đưa ra tuyên bố hết sức buồn cười là “Trung Quốc không có gene xâm lược” hoặc “TQ chỉ bảo vệ chủ quyền hợp pháp của ḿnh!”. Trải qua nhiều thập niên, cả thế giới đă nhận thức rơ bản chất ngang ngược, hung hăng, lật lọng, tráo trở của TC. Bắc Kinh đă dùng vũ lực đánh chiếm các đảo và băi đá thuộc chủ quyền không thể tranh căi của VN tại quần đảo Hoàng Sa & Trường Sa. Dùng vũ lực cưỡng chiếm băi cạn Scarborough, sau tập trung tàu Hải quân khống chế băi Cỏ Mây và băi Cỏ Rong, không cho tàu Philippines tuần tra chủ quyền lănh hải, ngăn chận các hoạt động tiếp tế cho lực lượng đồn trú, cấm ngư dân Philippines đánh cá trên biển của ḿnh. Đây có phải là hành động cậy mạnh hiếp yếu, thể hiện dă tâm xâm lược trên Biển Đông hay không?

Để hợp thức hóa cái gọi là “chủ quyền cướp đoạt được bằng sức mạnh vũ lực”, Bắc Kinh đă ngang ngược di chuyển giàn khoan HD-981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của VN, biến những vùng biển không tranh chấp trở thành có tranh chấp, với ư đồ thâm độc là biến lănh thổ của nước láng giềng thành lănh thổ của ḿnh. Tính đến nay, đă xảy ra hàng trăm vụ tàu hải quân TC rượt đuổi, đâm húc tàu công vụ VN, đâm ch́m tàu cá của ngư dân Việt Nam hoạt động nghề cá bên trong thềm lục địa thuộc vùng đặc quyền kinh tế của VN. Bọn Hải quân TC hành xử như bọn cướp biển Somalia, cướp hết tài sản, ngư cụ, rồi cố t́nh đánh ch́m tàu cá mang theo những ngư phủ vô tội xuống đáy biển sâu.

Ngày 23/6/2014, Bắc Kinh c̣n chính thức phát hành bản đồ, thâu gồm cả bang Arunachal Pradest của Ấn Độ. Không những thế, tấm bản đồ xâm lược của TC c̣n thay đường “9 khúc” bằng đường “10 đoạn”, liếm trọn cả Biển Đông. Tại một hội nghị quốc pḥng tại London, Anh quốc, Phó Đô đốc Hải quân Trung Cộng, Chỉ huy hạm đội Bắc Hải Yuan Yubai đă phát biểu lập luận một cách ngớ ngẩn rằng: “South China sea là của Trung Quốc v́ có chữ China”. Ông ta c̣n cho rằng, tuyến đường thủy rộng lớn nầy đă thuộc về Trung Quốc từ thời Hán, kéo dài từ năm 206 TCN đến năm 220 sau Công nguyên. Bằng một thứ lập luận ngu ngốc như vậy, The Times kết luận: “Thật không c̣n từ nào để nói nữa, nếu lập luận như Phó Đô đốc Hải quân TC th́ chẳng lẽ Ấn Độ Dương thuộc về Ấn Độ, c̣n Vịnh Mexico th́ thuộc về Mexico, biển Nhật Bản th́ thuộc về Nhật Bản – đơn giản v́ cái tên của chúng cho thấy điều đó?”

Khi được hỏi về cuộc họp tay ba Ấn – Nhật – Mỹ về Biển Đông vừa kết thúc, Bộ Ngoại Giao TC ngày 1/10/2015 ngang ngược tuyên bố: “Không có nước thứ ba nào được quyền thăm ḍ dầu khí ở quần đảo Trường Sa của TQ”. Báo Hindustan Times cho biết, đă gửi đến Bộ Ngoại Giao TC một danh sách các câu hỏi liên quan đến phản ứng của nước này sau cuộc họp ngoại trưởng Ấn Độ – Nhật Bản – Mỹ về Biển Đông, kêu gọi giải quyết các tranh chấp theo đúng luật quốc tế, đảm bảo tự do hàng hải, hàng không và giao thương trên các tuyến hàng hải quốc tế, bao gồm Biển Đông.

Đáp lại, phía TC trả lời rằng không những có chủ quyền ở Nam Sa, mà TQ c̣n có chủ quyền ở vùng đáy biển và chống lại bất kỳ một quốc gia hoặc một công ty dầu khí nào thăm ḍ ở vùng biển nằm trong quyền hạn của TQ mà không được phép của TQ. Sự khao khát quyền lực, muốn làm bá chủ Biển Đông để khai thác tài nguyên dầu mỏ, Bắc Kinh sẵn sàng chà đạp các quốc gia láng giềng. Sự ngang ngược, hung hăng của Bắc Kinh đă đẩy Đông Nam Á vào quỹ đạo của Hoa Kỳ.

KẾT LUẬN:

Tờ Asia Nikkei số ra ngày 1/10/2015 b́nh luận, nỗ lực t́m kiếm mối quan hệ ngoại giao, thách thức với siêu cường Hoa Kỳ trong chuyến công du chính thức Hoa Kỳ của Tập Cận B́nh đă phá sản. Chuyến thăm của Tập Cận B́nh đă bị lu mờ bởi một loạt bất đồng nghiêm trọng xung quanh hoạt động bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa đảo nhân tạo mà Bắc Kinh tiến hành bất hợp pháp ở Biển Đông, vấn đề nhân quyền tệ hại và các hoạt động tấn công mạng TC nhằm vào Hoa Kỳ.

Ngoài những bài ca ngợi, tán dương Tập Cận B́nh trên hệ thống truyền tin do Bắc Kinh kiểm soát. Nhưng, theo dư luận quần chúng theo dơi hoạt động ngoại giao của Tập Cận B́nh và so sánh với hai người tiền nhiệm là:

Trong năm 2011, Hồ Cẩm Đào thăm Hoà Kỳ và gặp TT Obama, hai bên ra tuyên bố chung sau Hội nghị thượng đỉnh.

Năm 1997, Giang Trạch Dân thăm Hoa Kỳ, chuyến đi nầy hai bên cũng ra tuyên bố chung.
Thời đại Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, Bắc Kinh phát triển theo chiến sách “viễn giao cận công” và “ngọại giao cận siêu cường”. Nhưng, từ khi Tập Cận B́nh lên nắm chính quyền đă thẳng tay vứt bỏ, ném nó vào sọt rác và bắt đầu công khai thách đố quyền lực thống trị của Hoa Kỳ. Việc thiếu một tuyên bố chung khi thăm chính thức nước Mỹ cho thấy cách tiếp cận hung hăng ngạo mạn của Tập Cận B́nh đă phản tác dụng, ít nhất là đến thời điểm hiện nay. Tập Cận B́nh đă làm xấu đi quan hệ Trung – Mỹ, nói cách khác Tập Cận B́nh thấp kém hơn Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào về mặt ngoại giao.

Tờ The Wall Street Journal số ra ngày 22/9/2015, nhận định chuyện kinh tế Tàu Cộng lao đao bất ổn tăng cao, khi người lao động nhập cư rầm rộ biểu t́nh đ̣i nợ lương. Trong nhiều thập niên, kinh tế TC phát triển bùng nổ, một lực lượng lao động nhập cư rầm rộ về các thành phố lớn làm việc như may mặc, lắp ráp máy móc điện tử iPhone, xây dựng chung cư… Nhưng nay, nền kinh tế Tàu Cộng lao đao, bất ổn tăng cao khi bong bóng bất động sản x́ hơi, thị trường chứng khoán sụp đổ, nạn thất nghiệp tràn lan, bom nổ liên hoàn gần đây nói lên sự bất ổn tại Hoa Lục…và biện pháp phá giá đồng NDT là bước đường cùng của họ Tập. Bắc Kinh lấy ǵ áp đặt cuộc chơi quyền lực với Washington?

Thời Ân Hoằng, GS Đaị học Nhân Dân ở Bắc Kinh, cho rằng, thất bại lớn nhất trong chuyến Mỹ du của Tập Cận B́nh chính là việc không kư được hiệp ước đầu tư song phương với Hoa Kỳ. “Chính phủ TC đă thực sự rất mong muốn muốn kư được hiệp ước này”, ông nói với South China Post. “Cảm nhận của công luận quốc tế về TC phụ thuộc vào những ǵ Bắc Kinh làm, chứ không phải những ǵ ông Tập Cận B́nh nói”. Giới quan sát đặt ra nhiều dấu hỏi xung quanh những cam kết “hoành tráng” này, đặt biệt là tính khả thi, lộ tŕnh thực hiện và nhất là khả năng giải ngân bao giờ diễn ra, cho những đối tượng nào, qua kênh nào và thủ tục ra sao th́ không thấy Tập Cận B́nh đề cập tới.

Ông Thời Ân Hoằng nhận xét: “Câu hỏi dư luận đặt ra là, liệu Tập cận B́nh có trở thành một nhà lănh đạo TQ yêu chuộng ḥa b́nh hay không? Trên thế giới vẫn c̣n nhiều quan điểm lo ngại về nền kinh tế TQ. Và có lẽ TQ sẽ vẫn tiếp tục cứng rắn, hung hăn với các nước láng giềng và Hoa Kỳ.”

Theo Yomiuri Shimbun số ra ngày 27/9/2015 b́nh luận, TC sẽ không thể xây dựng được cái gọi là “quan hệ nước lớn kiểu mới với Hoa Kỳ” khi c̣n tiếp tục thách thức trật tự và luật pháp quốc tế thông qua việc ngụy biện cho các hành vi leo thang bành trướng của ḿnh. Tổng thống Obama cảnh báo Tập Cận B́nh rằng: “Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cho tàu chiến, chiến đấu cơ đi qua lại bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép”. Tuy nhiên, Tập Cận B́nh đă lập tức đáp lại bằng khẳng định, TQ có cái gọi là “chủ quyền” và có quyền bảo vệ “chủ quyền lănh thổ, quyền lợi” ở Biển Đông.

Bắc Kinh đă xây dựng xong đường băng quân sự 3.000 mét bất hơp pháp thứ 3 trên quần đảo Trường Sa của VN. Khi đường băng nầy hoàn thành, một vùng lănh hải rộng lớn nầy ở Biển Đông sẽ nằm dưới sự kiểm soát, khống chế của Bắc Kinh. Hành động thay đổi hiện trạng bằng vũ lực của Bắc Kinh kiên quyết không thay đổi.

Bên lề khóa họp Đại hội đồng LHQ diễn ra tại New York ngày 29/9/2015, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry bắt tay người đồng nhiệm Ấn Độ Sushma Swaraj và Nhật Bản Fumio Kishida đă nhấn mạnh trên tầm quan trọng của “Luật pháp Quốc tế” và nhu cầu giải quyết hoà b́nh các tranh chấp, theo RFI. Một điểm rất đáng chú ư trong bản thông cáo là 3 ngoại trưởng Ấn, Nhật và Mỹ nhấn mạnh đến đến tầm quan trọng của “quyền tự do hàng hải và hàng không, quyền làm thương mại mà không bị cản trở, kể cả vùng Biển Đông”.

Cuối tháng 9/2015, Tân Thủ tướng Australia là Malcolm Turnbull cũng cho rằng: “Bắc Kinh vượt quá giới hạn ở Biển Đông và nước nầy cần dừng hoạt động xây đảo nhân tạo bất hợp pháp,” ông phát biểu trên đài ABC. “Hoạt động bồi đắp của Bắc Kinh trên Biển Đông khiến các quốc gia láng giềng lo ngại và làm căng thẳng trong khu vực. Theo đó, nếu đi quá giới hạn ở Biển Đông, TQ sẽ phải nhận kết quả ngược lại với mong muốn”.

Phát biểu nhân ngày đầu tiên trong chuyến công du 3 ngày tại Nhật Bản, Thủ tướng Pháp Manuel Valls vào ngày 3/10/2015 đă trả lời phỏng vấn Nhật Bản, Thủ tướng Pháp xác định: “Pháp luôn luôn gắn bó với việc tuân thủ “luật pháp quốc tế”, đặc biệt là “luật biển” và gắn bó với quyền tự do lưu thông trên biển và trên không. Quyền tự do hàng hải, hàng không cần phải được tuyệt đối tôn trọng ở Biển Đông cũng như ở nơi khác.”

Gió đă đổi chiều trên Biển Đông, trong khi Tập Cận B́nh đă vứt bỏ chính sách “viễn giao cận công” và “ngoại giao cận siêu cường” của những người lănh đạo tiền nhiệm vào sọt rác th́ ngược lại các quốc gia láng giềng TC như: Philippines, Malaysia, Indonesia, Singapore, Đài Loan phát triển nhanh chóng sách lược “viễn giao”, liên minh chặt chẽ với Mỹ – Nhật – Ấn – Australia để kiềm chế Tàu Cộng ở Biển Đông, đồng thời bao vây và cô lập Tàu Cộng ở châu Á-TBD nói chung và Biển Đông nói riêng.

Tờ South China Morning Post số ra ngày 27/9/2015 đưa ra lời b́nh luận, TC sẽ tiếp tục các hoạt động bồi lấp, xây dựng và quân sự hoá các đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Biển Đông công khai thách thức Washington, bất chấp các lời cảnh cáo từ Tổng thống Obama trong cuộc họp báo chung ngày thứ sáu 25/9/2015 rằng: “Hoa Kỳ phản đối các hoạt động bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa các đảo nhân tạo ở Biển Đông v́ nó làm cho việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà b́nh trở nên khó khăn hơn”. Nhưng, Tập Cận B́nh đă ra chiêu phủ đầu bằng cách khẳng định cái gọi là “chủ quyền từ thời cổ đại” đối với quần đảo Hoàng Sa & Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam).

Tập Cận B́nh đối đầu công khai quyền lực thống trị của Washington, hù dọa các nuớc Đông Nam Á và đặc biệt ngăn chận các nước trong khu vực nầy “viễn giao” liên minh chặt chẽ với Hoa Kỳ – Nhật Bản. Vào những ngày cuối tháng 10/2015 "giọt nước tràn ly" trong mối quan hệ Mỹ Trung khi tổng thống Obama quyết định đưa tàu khu trục hạm USS LASSEN tuần tra Biển Đông, con tàu đă từng được chỉ huy bới một người Việt Quốc Gia.