PDA

View Full Version : Chuyện chưa kể: V́ sao 6 triều đại phong kiến TQ "đoản mệnh"


sunshine1104
11-03-2015, 06:45
Không chỉ giúp đất nước hưng thịnh, phong thủy trấn yểm c̣n có thể làm cho 6 triều đại cường thịnh nhanh chóng suy vong. Có nhiều giả thuyết xoay quanh thuật trấn yểm này, tuy nhiên, đó có phải là nguyên do chính khiến cho thịnh khi suy kiệt hay không th́ vẫn chưa có ai chứng minh được sự chính xác.

http://vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=825051&stc=1&d=1446533146

Trong lịch sử Trung Quốc, Nam Kinh từng là kinh đô của 6 triều đại phong kiến. Năm 221, Ngô vương Tôn Quyền từng ở Thạch Đầu Sơn (Kim Lăng ấp – Nam Kinh ngày nay) cho xây dựng Thạch Đầu Thành. Năm 229, Nam Kinh trở thành kinh đô, tên gọi là “Kiến Nghiệp”, chu vi khoảng 11km.

Đây là dấu mốc đánh dấu việc lần đầu tiên Nam Kinh trở thành kinh đô của các triều đại phong kiến Trung Quốc. Sau khi Tấn diệt Ngô, vào năm Thái Khang thứ ba (năm 282), nơi đây được đổi tên từ “Kiến Nghiệp” thành “Kiến Nghiệp" (Dù cách đọc giống nhau nhưng "nghiệp" trong hai cái tên này khác nhau về cách viết và ư nghĩa).

Vào năm Kiến Hưng thứ nhất (năm 313), v́ tránh kỵ húy, Tư Mă Nghiệp đổi lại thành “Kiến Khang.” Sau khi Ngũ Hồ Loạn Hoa (loạn “Thập lục quốc”) h́nh thành, Tây Tấn diệt vong. Vào năm Kiến Vơ thứ nhất (năm 317), Tư Mă Duệ chọn Kiến Khang làm kinh đô, thành lập nhà Đông Tấn (317 – 420). Nam Kinh từ đó cũng trở thành trung tâm văn hóa chính thống của Trung Hoa.

Sau nhà Đông Tấn, Tống triều (420 – 479), Tề triều (479 -502), nhà Lương (502 – 557), nước Trần (557 – 589) đều lần lượt chọn Nam Kinh làm kinh đô, sử cũ gọi là Nam triều. Bốn triều đại này trước đây cùng Ngô, Tấn xưng là “Lục Triều.” Nam Kinh nằm giáp với phía tây bắc của Trường Giang, phía đông có “Long bàn” Tử Kim Sơn, phía tây có “Hùng cứ” Thanh Lương Sơn, phía bắc có Huyền Vũ hồ, phía nam có Vũ Hoa Thai. Tứ phía có sơn thủy vây quanh, địa thế vô cùng hiểm yếu.

Về phong thủy của cố đô này, quân sư Thục quốc Gia Cát Lượng khi tới Kim Lăng cổ thành (Nam Kinh) đă từng cảm thán: “Chung Sơn long bàn, thạch đầu hổ cứ, chân nại đế vương chi trạch dă" (nghĩa là "Núi Chung thế rồng cuộn, đá h́nh hổ phục, thật là chốn đế vương vậy")

Tuy nhiên có một điều kỳ lạ là: mặc dù Nam Kinh vương khí ngập tràn, nhưng các vương triều định đô ở đây đều tồn tại nhiều nhất là khoảng 100 năm trước khi bại vong. Nhà Đông Ngô tồn tại được 69 năm, triều Đông Tấn kéo dài 102 năm, nhà Nam Tống chỉ có 59 năm, nước Tề chỉ duy tŕ được 23 năm, nhà Lương kéo dài 55 năm, và nhà Trần tồn tại trong 32 năm.

Vào cuối thời nhà Thanh, nhà nước Thái B́nh Thiên Quốc do Hồng Tú Toàn tự thành lập đă chọn Nam Kinh làm thủ phủ, nhưng cũng chỉ duy tŕ được 9 năm. Giải thích về sự lụi bại nhanh chóng của các triều đại định đô tại Nam Kinh, có hai giả thuyết được lưu truyền phổ biến.

Giả thuyết thứ nhất cho rằng Sở vương đă chôn vàng tại nơi đây để trấn vương khí, làm mất thế phong thủy cùng vùng đất này. Một giả thuyết khác lại khẳng định người đă chặt đứt mạch địa, cắt đứt long khí của cố đô Nam Kinh không ai khác chính là Tần Thủy Hoàng.

vietbf @ sưu tầm