Log in

View Full Version : 3 anh em người Pháp sống ở Bỉ chính là thủ phạm tổ chức vụ khủng bố Pháp?


Romano
11-16-2015, 01:07
Thông tin cho biết khả năng 3 anh em người Pháp sống ở Bỉ chính là những người giúp sức cho vụ tấn công khủng bố vừa qua. Nhưng c̣n là chủ mưu hay không th́ chưa rơ chính xác. Cùng vietbf.com khám phá thêm.

Các vụ tấn công khủng bố ở Paris được thực hiện với sự giúp sức của ba anh em người Pháp sống ở Bỉ, và giới chức trách đang kêu gọi sự giúp đỡ của công chúng nhằm t́m kiếm một trong ba tên này.

http://intermati.com/hanna/2015/11m/15d/40.jpg

Cảnh sát Pháp kêu gọi sự giúp đỡ truy t́m Abdeslam Salah. Ảnh: BBC

Giới chức Pháp ngày 15/11 cho hay họ đang truy t́m Abdeslam Salah, 26 tuổi và miêu tả tên này là nguy hiểm. Cảnh sát cảnh báo công chúng: "Không một ḿnh can thiệp, dưới bất cứ h́nh thức nào". Giới chức Bỉ cho biết người anh em của tên này, Ibrahim, chết trong vụ thảm sát kéo dài 3 tiếng vào đêm 13/11 ở Paris, khiến ít nhất 132 người thiệt mạng. Một người anh em khác của hắn, Mohamed, bị bắt vào ngày thứ bảy ở khu Molenbeek, Brussels.

Tổng thống Pháp Hollande khẳng định vụ tấn công được phối hợp vào đêm ngày thứ sáu là tác phẩm của Nhà nước Hồi giáo (IS).

Giới chức Pháp ban đầu cho biết có 8 kẻ tấn công, nhưng vào ngày hôm sau họ cho biết chỉ có 7 kẻ tấn công, với 6 tên tự cho nổ tung ḿnh và một tên bị cảnh sát bắn hạ. Họ cho biết đang truy t́m kẻ tấn công thứ tám. Chưa rơ liệu kẻ này có phải là Salah hay không.

Hiện đă có thông tin về 4 kẻ tấn công. Một tên, chưa rơ quốc tịch, là người di cư gốc Syria. Tờ Blic của Serbia đă đăng tải ảnh một trang hộ chiếu, cho thấy người mang hộ chiếu là Ahmad al-Mohammad, 25 tuổi, ở Idlib, Syria. Anh ta đă qua đảo Leros của Hy Lạp vào ngày 3/10 và biên giới Presevo của Serbia vào ngày 7/10, quan chức ở các nước này cho hay. Chưa rơ hộ chiếu đó là giả hay thật. Cuộc nội chiến đă khiến hàng triệu người Syria phải rời bỏ nhà cửa, kéo theo đó là thị trường chợ đen hộ chiếu giả cũng nở rộ.

Ít nhất ba kẻ tấn công là người Pháp. Hai tên sống ở Brussels. Tên thứ ba là Ismaël Omar Mostefaï, 29 tuổi, người gốc ở Courcouronnes, Pháp và sống ở Chartres, cách Paris khoảng 100 km. Tên này cùng với hai tay súng khác đă thực hiện vụ xả súng làm 89 người ở nhà hát Bataclan thiệt mạng.

Mostefaï là con thứ ba trong gia đ́nh 5 anh em, có cha là người Algeria, mẹ là người Bồ Đào Nhà. Mostefaï từng làm ở một cửa hàng bánh, theo một người hàng xóm cũ ở Chartres.

"Đó là một gia đ́nh b́nh thường, giống như tất cả mọi người", một người hàng xóm cũ giấu tên của Mostefaï cho hay. "Anh ta chơi với trẻ con, không bao giờ nói về tôn giáo. Anh ta b́nh thường. Luôn vui vẻ và cười nhiều."

Hai chiếc xe dùng trong vụ tấn công được thuê ở Bỉ và đầu tuần trước, công tố liên bang Bỉ cho biết hôm qua. Chiếc Volkswagen Polo màu xám bị bỏ lại ở nhà hát Bataclan sau khi được ba tên khủng bố dùng.

Chiếc Seat Leon màu đen, được t́m thấy vào sớm ngày hôm qua ở ngoại ô Paris, với ba khẩu súng Kalashnikov bên trong. Chiếc xe đă được dùng để những kẻ xả súng ở các nhà hàng tẩu thoát.

Cảnh sát Bỉ cũng cho biết họ đă bắt giữ 7 người.

V́ sao Pháp không ngăn được vụ thảm sát Paris
Sự nguy hiểm của IS cùng với những hạn chế về công tác an ninh, t́nh báo đă khiến nước Pháp không ngăn được thảm kịch khủng bố đẫm máu.

http://intermati.com/hanna/2015/11m/15d/41.jpg
Binh sĩ Pháp tuần tra trên đường phố Paris sau vụ khủng bố kinh hoàng. Ảnh:CNBC

Khi nước Pháp vẫn chưa hết bàng hoàng sau vụ tấn công khủng bố nhắm vào ṭa soạn Charlie Hebdo hồi tháng một, thủ đô Paris lại một lần nữa rúng động bởi làn sóng tấn công khủng bố đẫm máu nhất trong lịch sử nước Pháp kể từ Thế chiến II. Các chuyên gia chống khủng bố cho rằng đây là thảm họa đă được báo trước nhưng nước Pháp đă không ngăn chặn được v́ nhiều lư do.

Thảm họa được báo trước

"Chúng ta đang ở gần một âm mưu khủng bố mới hơn bao giờ hết", một quan chức an ninh cấp cao của Pháp phát biểu trên truyền h́nh vào cuối tháng 10. Tuy nhiên quan chức này cùng nhiều chuyên gia chống khủng bố có lẽ không tưởng tượng nổi quy mô và hậu quả của cuộc tấn công đẫm máu vào đêm 13/11.

Sau các vụ tấn công khủng bố hồi tháng một, Pháp đă áp dụng một loạt các biện pháp an ninh nhằm đối phó với chủ nghĩa khủng bố. Đầu tiên là thông qua đạo luật t́nh báo tháng 6/2015, tiếp đến là thành lập bộ chỉ huy tác chiến ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố (EMOPT) trong tháng 7, đặt trực tiếp dưới sự chỉ đạo của bộ trưởng Bộ Nội vụ.

"Mỗi ngày trôi qua là chúng ta phải đối mặt với nguy cơ lớn hơn về âm mưu tấn công nhằm vào đất nước. Tâm lư yếu đuối của một bộ phận bị cực đoan hóa đang đe dọa chúng ta, họ có thể tấn công chúng ta bất cứ lúc nào", Bộ trưởng Nội vụ Pháp Bernard Cazneuve khẳng định với L’Expresshồi đầu tháng 7.

Hồi tháng một, khi điều tra hồ sơ 5 nghi can khủng bố, cơ quan an ninh Pháp đă phát hiện một số thông tin ṛ rỉ về kế hoạch tấn công khủng bố nước Pháp, trong đó có mục tiêu là nhà hát.

Trong một bài phỏng vấn với tờ Paris Match hôm 30/9, cựu thẩm phán chuyên trách về khủng bố Marc Trévidic cảnh báo: "Tôi tin rằng các phần tử Nhà nước Hồi giáo (IS) có tham vọng và công cụ để có thể tấn công nước Pháp bằng cách tổ chức các hành động khủng bố quy mô chưa từng có cho tới thời điểm hiện nay. Những ngày đen tối hơn đang ở phía trước. Cuộc chiến thực sự mà IS định mang tới nước Pháp vẫn chưa bắt đầu".

Chỉ vài giờ trước khi các cuộc tấn công diễn ra, Thủ tướng Pháp Manuel Valls đă cảnh báo về một âm mưu mở rộng phạm vi hoạt động của IS ra ngoài biên giới Iraq và Syria, mục tiêu hàng đầu chúng hướng tới là Pháp và châu Âu.

"Tôi linh cảm thấy có một âm mưu lớn hơn, chúng ta phải hết sức cảnh giác", Thủ tướng pháp Valls trả lời phỏng vấn báo L’Opinion vào chiều ngày thứ sáu trong khi làm việc tại tỉnh Dijon, vài giờ trước khi khủng bố tấn công Paris.

Vấn đề đặt ra là tại sao Pháp không thể ngăn chặn thảm họa này mặc dù đă dự báo trước nguy cơ.

Hạn chế an ninh

Các vụ tấn công tại Paris xảy ra chỉ chưa đầy một tháng sau khi rất nhiều biện pháp an ninh theo đạo luật t́nh báo mới được áp dụng. Đạo luật mới cho phép áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật đặc biệt trong hoạt động điều tra như do thám thông tin theo thời gian thực, đặt máy nghe trộm ở các địa điểm công cộng.

Bộ Nội vụ, Tư pháp và Quốc pḥng Pháp cũng được bổ sung thêm ít nhất 1.100 nhân lực tại các đơn vị t́nh báo chủ chốt như Tổng cục An ninh nội địa (DGSI), Cục t́nh báo lănh thổ (SCRT) và Cục T́nh báo thuộc Sở cảnh sát Paris (DRPP).

Các quan chức Pháp cho rằng các biện pháp này chưa phát huy hiệu quả trong ngăn chặn nguy cơ khủng bố bởi bộ máy an ninh luôn trong t́nh trạng "quá tải" trong xử lư hàng núi giấy tờ, hồ sơ. Theo giải thích của Bộ trưởng Nội vụ Cazeneuve, DGSI đang theo dơi khoảng 1.500 kẻ t́nh nghi, đa số là những kẻ từng tham chiến tại Syria hay Iraq.

Ngoài ra, những đối tượng có khả năng gây ra hành động khủng bố bị đưa vào tầm ngắm của họ lên tới 11.000. Bởi vậy, DGSI đang bị quá tải khi phải theo dơi những kẻ cực đoan đi và về từ Trung Đông.

http://intermati.com/hanna/2015/11m/15d/42.jpg

Sự cạnh tranh giữa các đơn vị an ninh, t́nh báo cũng được cho là nguyên nhân làm giảm hiệu quả chống khủng bố của Pháp. Ảnh: Reuters

Theo b́nh luận viên Laurent Borredon của nhật báo Le Monde, những cơ quan "siêu quyền lực" chuyên theo dơi khủng bố như EMOPT cũng không mấy hiệu quả, bởi cơ quan này tập hợp các lực lượng an ninh, t́nh báo từ các đơn vị khác nhau, do đó luôn tồn tại sự cạnh tranh ngầm giữa các điều phối viên. Chính sự cạnh tranh này đă giảm hiệu quả hoạt động điều tra nắm bắt chính xác các âm mưu của khủng bố.

Sự tinh vi của IS

Trả lời Paris Match, cựu thẩm phán Trévidic nhận định Pháp cùng một lúc phải đối mặt với hai mối đe dọa rất khó đối phó.

Một là những "con sói đơn độc", những kẻ có thể thực hiện hành động khủng bố bột phát mà không cần chuẩn bị công phu. Những vụ tấn công dạng "sói đơn độc" do phiến quân IS kêu gọi, phát động đă ít nhiều thành công trên khắp châu Âu trong thời gian qua.

Hai là các cuộc tấn công khủng bố có tổ chức do IS hay các nhóm phiến quân thuộc mạng lưới Al-Qeada tiến hành.

Nhật báo L’Express của Pháp ngày 21/10 dẫn lời một chuyên gia về phiến quân IS cho biết các quốc gia châu Âu, đặc biệt là Pháp, đang phải đối mặt với nguy cơ tiềm tàng từ các điệp viên nằm vùng của IS được đào tạo bài bản.

Theo Michael Weiss, tác giả cuốn sách "Giữa ḷng đội quân khủng bố", mới xuất bản hồi đầu tháng 10 tại Paris, một phiến quân IS đào ngũ tiết lộ rằng song song với việc bành trướng tại các quốc gia Trung Đông như Syria và Iraq, IS đă thành lập nhiều bộ phận huấn luyện các điệp viên nằm vùng tại nước ngoài, với mục tiêu tối thượng là thiết lập một nhà nước Hồi giáo có quy mô toàn cầu, trong đó châu Âu là địa bàn ưu tiên thứ hai sau Trung Đông.

Nhiệm vụ của các điệp viên này là bảo vệ tốt vỏ bọc, chờ thời cơ tiến hành các vụ tấn công khủng bố ngay trong ḷng các nước châu Âu, tạo thanh thế cho IS.

Đối tượng được ưu tiên hàng đầu để tuyển mộ và đào tạo thành điệp viên nằm vùng là những chiến binh t́nh nguyện có ḍng máu châu Âu, bởi các chiến binh sinh ra tại các gia đ́nh có nguồn gốc Trung Đông thường đă nằm trong tầm ngắm của cảnh sát.

Bản thân phiến quân đào ngũ trên đă phụ trách huấn luyện hai phần tử cực đoan người Pháp trong thời gian dài, trước khi hai người này quay lại Paris để thực hiện các mưu tính của IS.

Tấn công Paris, Nhà nước Hồi giáo thay đổi chiến lược
Nếu đúng như tuyên bố của Nhà nước Hồi giáo (IS) về cuộc khủng bố đẫm máu ở Paris, đây sẽ là bước ngoặt cho thấy chúng không c̣n chỉ tập trung vào thiết lập đế chế ở Syria và Iraq, mà đang trực tiếp tấn công vào phương Tây. Thay đổi chiến lược của IS như vậy sẽ gây nên sự leo thang nguy hiểm đối với người dân ở châu Âu và Mỹ, những quốc gia tham gia vào cuộc chiến chống lại IS. Không như al-Qaeda, IS cho rằng bất kể ai là người phương Tây đều là mục tiêu của nhóm.

Theo WSJ, vụ thảm sát Paris xảy ra khi IS đang thất bại trên mặt trận quân sự tại Syria và Iraq, mất lănh thổ vào tay người Kurd ở cả hai quốc gia này và v́ phải chịu chiến dịch không kích bởi cả liên minh do Mỹ dẫn đầu, và từ đầu năm nay là Nga.

“IS đang bị tấn công, v́ thế nó chuyển hướng sang hoạt động khủng bố, đặc biệt là ở châu Âu, bởi v́ đây là nơi mà chúng có thể thâm nhập vào dễ dàng. Đây là cách để IS nói với thế giới rằng chúng là một nhóm luôn có cách thực hiện những vụ khủng bố ở quy mô lớn", Camille Grand, giám đốc Fondation pour la Recherche Strategique, một viện nghiên cứu chính sách về vấn đề quân sự và an ninh.

http://intermati.com/hanna/2015/11m/15d/43.jpg

Thanh niên Pháp gia nhập tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo ở Syria. Ảnh: AFP

Tuy vụ thảm sát Paris không phải là hành động khủng bố đầu tiên ở phương Tây do IS thực hiện, nó là vụ khủng bố có mức độ tinh vi và thiệt hại về con người lớn nhất. Vụ khủng bố xảy ra 2 tuần sau khi IS tuyên bố đă bắn hạ máy bay chở khách Nga tại Ai Cập.

Cho đến nay, hầu hết các cuộc tấn công của IS ở phương Tây, chẳng hạn như các cuộc tấn công vào tháng 1 tại một siêu thị tại Paris và hồi tháng 12/2014 là vụ bắt cóc con tin tại một quán cà phê ở thành phố Sydney, được cho là do những kẻ thân IS thực hiện, chứ không phải là do những thành viên thuộc tổ chức này trực tiếp thực thi lệnh của những kẻ chóp bu.

"Nếu những vụ khủng bố trên được thực hiện bởi những kẻ đứng đầu IS ra lệnh, nó nói lên mục tiêu mới của IS: chúng sẽ trừng phạt bất cứ ai cản đường của sự mở rộng của nhà nước Hồi giáo", William McCants, một chuyên gia về Hồi giáo cực đoan tại Viện Brookings và là tác giả của một cuốn sách mới xuất bản có tên "The IS Apocalypse”.

Các tuyên bố nhận trách nhiệm mà tổ chức Nhà nước Hồi giáo tung ra không nêu tên những kẻ tấn công Paris hoặc cung cấp những đoạn video làm bằng chứng như cách chúng thường làm trong những vụ đánh bom ở Trung Đông. Tuy nhiên, các chuyên gia khủng bố tin rằng những kẻ gây ra vụ thảm sát hôm thứ 6 không phải là những “con sói đơn độc”.

“Mức độ phức tạp của các cuộc tấn công ở Paris cho thấy chúng ta đang phải đối mặt với một tổ chức, với những hành vi không chỉ bị dẫn dắt bởi sự kích động, mà được tổ chức hẳn hoi”, ông Grand nói.

Một khi Nhà nước Hồi giáo c̣n kiểm soát được một vùng rộng lớn ở Syria và Iraq, đồng thời duy tŕ tính chính danh trong mắt những kẻ Hồi giáo cực đoan, chừng đó các cuộc tấn công khủng bố sẽ c̣n tiếp diễn.

“Pháp và những quốc gia đi theo chân Pháp cần hiều rằng các ngươi là mục tiêu hàng đầu đối với Nhà nước Hồi giáo, và rằng mùi của thần chết sẽ không rời lỗ mũi của cac ngươi…. Thực ra, đây mới chỉ là bắt đầu”, IS đe dọa trong tuyên bố nhận trách nhiệm các vụ tấn công Paris.

Với thực tế là giết một ai đó bất kỳ trong một thành phố phương tây là điều không quá khó với IS, lời đe dọa trên không phải chỉ là dọa suông. Lời đe dọa đó cũng khiến giới quan sát đặt câu hỏi về chính sách của Mỹ, chỉ dùng một lực lượng giới hạn chứ không dùng tổng lực để nhổ tận gốc IS.

"Không nghi ngờ ǵ, đây là một mối đe dọa mới cho nhân loại, và thực sự khó để tưởng tượng làm thế nào có thể khống chế nó" Hassan Hassan, làm việc Viện Hoàng gia quan hệ quốc tế ở London và là tác giả của một cuốn sách nghiên cứu về IS cho biết. “Tôi không nghĩ rằng chúng ta có thể ngăn chặn khủng bố nếu không đánh bại chúng hoàn toàn ở hang ổ của chúng ở Iraq và Syria”.

Trong tương lai gần, Nhà nước Hồi giáo nguy hiểm hơn nhiều so với tổ chức al Qaeda, nhiều chuyên gia nhận xét. Không giống như Nhà nước Hồi giáo, al Qaeda có cương lĩnh chính trị, ví dụ, không kêu gọi diệt chủng hoàn toàn đối với người Shiite. Trong cuộc tấn công hồi tháng 1 nhắm vào tờ tạp chí Charlie Hebdo ở Paris của al-Qaeda, những kẻ thực hiện khủng bố không giết những người đi đường, điều này khác xa những ǵ đă xảy ra trong cuộc thảm sát hôm thứ sáu.

"Al Qaeda chọn mục tiêu mang tính biểu tượng," Stephane Lacroix, một chuyên gia nghiên cứu Hồi giáo cực đoan tại trường đại học Khoa học Po ở Paris, nói. "Nhưng IS cho rằng đang có một cuộc xung đột, chúng chọn mục tiêu một cách ngẫu nhiên, giết hại những người ngoài cuộc, và điều này làm cho việc ngăn chặn chúng trở nên vô cùng khó khăn”.


Tổng hợp