PDA

View Full Version : Tunguska – bí ẩn c̣n bỏ ngỏ với nhân loại trong hơn 1 thế kỷ


june04
11-19-2015, 03:16
7 giờ sáng ngày 30/06/1908, một vụ nổ có sức công phá tương đương 10 đến 15 triệu tấn thuốc nổ TNT bất ngờ xảy ra tại sông Tunguska, Nga. Chưa đầy 1 phút, vụ nổ đă quét sạch 80 triệu cây cối và vô số động vật trên diện rộng. Đă xảy ra cách đây hơn 100 năm nhưng vụ nổ Tunguska vẫn là bí ẩn c̣n bỏ ngỏ đối với nhân loại.

http://vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=830333&stc=1&d=1447902998

Siêu vụ nổ thách thức khoa học hơn 100 năm
Hơn 107 năm kể từ ngày xảy ra sự kiện Tunguska (1908 - 2015), giới khoa học vẫn chưa thể t́m hiểu rơ nguồn gốc của siêu vụ nổ trên không kinh hoàng này. 7 giờ sáng ngày 30/6/1908, một vụ nổ có sức công phá tương đương 10 đến 15 triệu tấn thuốc nổ TNT bất ngờ xảy ra tại sông Tunguska, Nga. Chỉ chưa đầy 1 phút sau, năng lượng của vụ nổ đă quét sạch 80 triệu cây cối và vô số động vật trên diện tích hơn 2.000km².

Vụ nổ gây ra một làn sóng chấn động khí quyển ṿng quanh Trái Đất 2 lần, hai ngày sau những hạt bụi cháy sáng từ vụ nổ khiến người dân London (cách vụ nổ khoảng 10.000km) có thể đọc báo vào ban đêm mà không cần đèn.
Vụ nổ xảy ra tại tọa độ 60°55′B, 101°57′Đ, gần sông Podkamennaya Tunguska ở vùng tự trị Evenk, Siberi thuộc Nga hiện nay.

Giới khoa học đă gọi siêu vụ nổ trên không này là "Sự kiện Tunguska" (Tunguska Event) và bắt đầu cuộc hành tŕnh khám phá bí ẩn của nó.

Những "kịch bản" nguyên nhân cho sự kiện kinh hoàng năm 1908
Lần đầu tiên các nhà khoa học đến hiện trường để thực hiện việc kiểm tra. Thành phần những mảnh sót lại của vật thể Tunguska vẫn là một vấn đề gây tranh căi. Kịch bản cho sự kiện này được nhiều người tin tưởng nhất là cú va chạm của một sao chổi hay tiểu hành tinh với Trái Đất.

Năm 1930, nhà thiên văn học người Anh F.J.W. Whipple đă cho rằng vật thể Tunguska là một sao chổi. Một sao chổi thiên thạch, gồm chủ yếu là băng và bụi, đă hoàn toàn bốc hơi sau khi va chạm vào khí quyển Trái Đất và không để lại dấu vết rơ ràng nào.

Nhưng điều đáng nói là, trên sông Tunguska, ngay cả ở vùng trung tâm của vụ nổ cũng không hề có dấu vết của va chạm cũng như những mảnh vụn c̣n sót lại của sao chổi hay tiểu hành tinh. Khó khăn lớn nhất của giả thuyết thiên thạch là một vật thể đá phải tạo ra một hố va chạm ở nơi nó lao xuống mặt đất, nhưng không hề có một hố nào như vậy được t́m thấy.

Các nhà khoa học chuyển hướng đi đến giả định rằng, sao chổi đă không hề va chạm với mặt đất, nó đă lao qua khí quyển Trái Đất với vận tốc hơn 50.000km/giờ, ma sát với không khí nóng khiến cho lớp vỏ của nó có mức nhiệt lên tới 44.500 độ F (tương đương 24.704 độ C). Ở độ cao 8,5km, nhiệt độ này làm sao chổi/thiên thạch tự đốt cháy và phân hủy, nó nổ tung trên không với sức tàn phá tương đương với 185 quả bom nguyên tử đă nổ tại Hiroshima (Nhật Bản).

Đó là lí do tại sao những người chứng kiến nh́n thấy bầu trời sáng lên trước khi mọi thứ bị hủy diệt, và cũng v́ thế mà không có những dấu vết của cú va chạm trên mặt đất. Nếu kịch bản này là đúng th́ có vẻ như vẫn c̣n rất may mắn khi thiên thể đă tự phát nổ trên không v́ với vận tốc và kích thước của nó nếu chạm đất, chắc chắn rằng những ǵ nó để lại sẽ c̣n ghê gớm hơn nhiều mà chúng ta khó có thể tưởng tượng được mức độ thiệt hại nó gây ra.

Tuy vậy kịch bản này vẫn c̣n một vấn đề là nó không giải quyết được triệt để việc không t́m thấy các mảnh vỡ của thiên thể v́ thật khó mà tin rằng một khối đá khổng lồ như vậy lại có thể cháy rụi trên không mà không c̣n dư một mảnh vụn nào.

Rất nhiều lư thuyết về nguyên nhân của siêu vụ nổ này được đưa ra, đồng thời bị bác bỏ bởi những nguyên lư khoa học, vật lư. Bí ẩn lại tiếp tục khi xung quanh khu vực này không hề có ngọn núi lửa nào có thể gây ra một vụ nổ khổng lồ như vậy.

vietbf @ sưu tầm