june04
11-20-2015, 03:01
Nhiều chuyên gia đă đặt nghi vấn các phiến quân IS sử dụng loại thuốc đặc biệt captagon khiến chúng thêm điên cuồng để thẳng tay thực hiện những tội ác đẫm máu. Thông tin này chưa được kiểm chứng chính xác, nhưng captagon thực sự nằm trong các phương pháp "tăng tinh thần" của phiến quân ở Syria và được gọi là "ma dược".
http://vietbf.com/forum/attachment.php?attac hmentid=830751&stc=1&d=1447988482
"Chúng không mở cửa sổ và nh́n tôi với ánh mắt độc ác. Chúng trông giống như những xác chết biết đi, có vẻ đă uống rất nhiều thuốc", một nhân chứng vụ thảm sát ở nhà hát Bataclan kinh hoàng kể lại.
Theo L'Express.fr, captagon vốn được sử dụng để trị tăng động, trầm cảm và chứng ngủ rũ. Từ năm 1986, nó được xếp vào danh sách các chất kích thích thần kinh của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Thuốc có dạng viên nhỏ màu trắng, chứa metamphetamine cùng các thành phần tương tự thuốc lắc. Captagon tăng lượng dopamine và độ tập trung, được giới vận động viên xe đạp sử dụng rộng răi vào giai đoạn 1960-1970 như một loại doping. Nhà báo Pierre Ballester viết trong cuốn Rugby à charges rằng các cầu thủ rubgy Pháp thường xuyên sử dụng captagon công khai trước các trận đấu vào những năm 1980. Năm 1993, captagon bị cấm tại Pháp v́ gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho hệ tim mạch.
Trao đổi với Sciences et Avenir, giáo sư Jean-Pol Tassin, nhà thần kinh học và chuyên gia về chất gây nghiện từ Viện Nghiên cứu Sức khỏe và Y học Pháp giải thích: "Giống như mọi chất kích thích, loại thuốc này chống lại mệt mỏi, cải thiện tập trung và làm mất cảm giác tội lỗi. Người dùng sẽ thấy ḿnh như một vị vua". Điều này lư giải tại sao binh lính IS có thể giết người không ghê tay. Dưới tác dụng của thuốc, chúng không c̣n nhận biết các giá trị đạo đức.
Nhân chứng trong bộ phim tài liệu của kênh Arte thừa nhận: "Captagon khiến bạn khỏe hơn. Bạn chiến đấu mà không hề mệt mỏi, bước đi mà không c̣n sợ hăi. Các chiến binh dùng thuốc để tỉnh táo, kiểm soát hệ thần kinh và tăng khả năng t́nh dục". Phóng sự của Reuters dẫn lời một cán bộ thuộc đội pḥng chống ma túy Syria cho biết những người nghiện captagon không hề biết đau khi bị đánh, thậm chí c̣n cười tươi và đùa cợt.
Năm 2011, việc sản xuất captagon lan sang Syria sau một thời gian dài tập trung ở Liban. Thuốc được chuyển bằng thuyền hoặc xe hơi tới những nơi khác.
Với giá từ 5 đến 10 USD một vỉ, captagon là "mảnh đất màu mỡ" cho các thương nhân. Chuyên gia Radwan Mortada tiết lộ với Reuters rằng chỉ mất vài ngh́n USD là sản xuất được 200.000 viên thuốc rồi thu về món lời trị giá 1,2 triệu USD. Phiến quân IS vừa sử dụng vừa bán ra captagon để kiếm tiền và vũ khí.
Theo Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO), số captagon bị thu giữ tại các nước thuộc bán đảo Ả Rập tăng mạnh trong những năm gần đây, hơn 11 tấn vào năm 2013 so với 4 tấn vào năm 2012. Tháng 10 vừa qua, hoàng tử Ả Rập Abdel Mohsen Bin Walid Bin Abdulaziz cùng 4 người đàn ông khác bị bắt tại sân bay Beirut, Liban v́ vận chuyển trái phép 2 tấn captagon.
Hiện nay captagon gần như đă "nhấn ch́m" Trung Đông bởi không chỉ binh lính mà cả dân thường cũng sử dụng chúng. Trả lời Reuters, một bác sĩ tâm thần ở Syria cho biết nhu cầu tiêu thụ captagon tăng vọt sau các cuộc chiến nhằm giải quyết "các áp lực kinh tế và tâm lư".
vietbf @ sưu tầm
http://vietbf.com/forum/attachment.php?attac hmentid=830751&stc=1&d=1447988482
"Chúng không mở cửa sổ và nh́n tôi với ánh mắt độc ác. Chúng trông giống như những xác chết biết đi, có vẻ đă uống rất nhiều thuốc", một nhân chứng vụ thảm sát ở nhà hát Bataclan kinh hoàng kể lại.
Theo L'Express.fr, captagon vốn được sử dụng để trị tăng động, trầm cảm và chứng ngủ rũ. Từ năm 1986, nó được xếp vào danh sách các chất kích thích thần kinh của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Thuốc có dạng viên nhỏ màu trắng, chứa metamphetamine cùng các thành phần tương tự thuốc lắc. Captagon tăng lượng dopamine và độ tập trung, được giới vận động viên xe đạp sử dụng rộng răi vào giai đoạn 1960-1970 như một loại doping. Nhà báo Pierre Ballester viết trong cuốn Rugby à charges rằng các cầu thủ rubgy Pháp thường xuyên sử dụng captagon công khai trước các trận đấu vào những năm 1980. Năm 1993, captagon bị cấm tại Pháp v́ gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho hệ tim mạch.
Trao đổi với Sciences et Avenir, giáo sư Jean-Pol Tassin, nhà thần kinh học và chuyên gia về chất gây nghiện từ Viện Nghiên cứu Sức khỏe và Y học Pháp giải thích: "Giống như mọi chất kích thích, loại thuốc này chống lại mệt mỏi, cải thiện tập trung và làm mất cảm giác tội lỗi. Người dùng sẽ thấy ḿnh như một vị vua". Điều này lư giải tại sao binh lính IS có thể giết người không ghê tay. Dưới tác dụng của thuốc, chúng không c̣n nhận biết các giá trị đạo đức.
Nhân chứng trong bộ phim tài liệu của kênh Arte thừa nhận: "Captagon khiến bạn khỏe hơn. Bạn chiến đấu mà không hề mệt mỏi, bước đi mà không c̣n sợ hăi. Các chiến binh dùng thuốc để tỉnh táo, kiểm soát hệ thần kinh và tăng khả năng t́nh dục". Phóng sự của Reuters dẫn lời một cán bộ thuộc đội pḥng chống ma túy Syria cho biết những người nghiện captagon không hề biết đau khi bị đánh, thậm chí c̣n cười tươi và đùa cợt.
Năm 2011, việc sản xuất captagon lan sang Syria sau một thời gian dài tập trung ở Liban. Thuốc được chuyển bằng thuyền hoặc xe hơi tới những nơi khác.
Với giá từ 5 đến 10 USD một vỉ, captagon là "mảnh đất màu mỡ" cho các thương nhân. Chuyên gia Radwan Mortada tiết lộ với Reuters rằng chỉ mất vài ngh́n USD là sản xuất được 200.000 viên thuốc rồi thu về món lời trị giá 1,2 triệu USD. Phiến quân IS vừa sử dụng vừa bán ra captagon để kiếm tiền và vũ khí.
Theo Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO), số captagon bị thu giữ tại các nước thuộc bán đảo Ả Rập tăng mạnh trong những năm gần đây, hơn 11 tấn vào năm 2013 so với 4 tấn vào năm 2012. Tháng 10 vừa qua, hoàng tử Ả Rập Abdel Mohsen Bin Walid Bin Abdulaziz cùng 4 người đàn ông khác bị bắt tại sân bay Beirut, Liban v́ vận chuyển trái phép 2 tấn captagon.
Hiện nay captagon gần như đă "nhấn ch́m" Trung Đông bởi không chỉ binh lính mà cả dân thường cũng sử dụng chúng. Trả lời Reuters, một bác sĩ tâm thần ở Syria cho biết nhu cầu tiêu thụ captagon tăng vọt sau các cuộc chiến nhằm giải quyết "các áp lực kinh tế và tâm lư".
vietbf @ sưu tầm