thactrang
11-24-2015, 17:17
Hàng nghìn động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng khi mà mạng internet ngày càng phát triển. Và đây trở thành nơi mua bán động vật quý hiếm 1 cách công khai mà người mua kẻ bán có thể ẩn danh dễ dàng. Cơ quan chức năng nên làm gì với hình thức mua bán online này đây?
Các nhà bảo tồn cảnh báo, nhiều người Việt Nam đang lợi dụng mạng Internet để buôn bán các loài bản địa như cu ly, khỉ, rùa, rắn hoặc các sản phẩm đã chế biến như cao từ xương, ví được làm bằng da. Các loài có nguồn gốc nước ngoài như cự đà, rắn và sóc... để làm thú nuôi, thuốc, thực phẩm và chăn nuôi cũng được chào bán dưới hình thức tương tự. Điều này khiến số lượng loài ngày càng thu hẹp và trên đà tuyệt chủng.
http://vietbf.com/forum/attachment.php?attac hmentid=832211&stc=1&d=1448385295
Hổ là một trong số loài vật được nhiều đối tượng rao bán. Ảnh minh họa: worldwildlife.org.
Theo nghiên cứu của Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã (WCS), trong 108 loài bị buôn bán trực tuyến tại 33 website thì 24% số loài được pháp luật Việt Nam bảo vệ; 24% được Công ước quốc tế CITES bảo vệ; 17,6% số loài bị đe dọa trên toàn cầu, tiêu biểu như hổ, voi, rùa núi vàng, rùa đầu to... "Số lượng loài của Việt Nam bị buôn bán nhiều hơn các loài ngoại nhập. Phạm vi buôn bán trải khắp cả nước, tập trung ở Hà Nội và TP HCM", đại diện WCS nói.
Ông Nguyễn Yên Phúc, Tổ chức động vật hoang dã (AWO) cho rằng, quy mô của thị trường buôn bán động vật hoang dã trên mạng lớn tới mức "hầu như không thể tính toán được" và "Internet là hiểm họa đối với động vật hoang dã".
Theo chuyên gia này, Internet không có biên giới nên gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động bảo vệ sinh vật. Ví dụ, người ta dễ dàng tìm mua một con mèo rừng với giá 2,5 triệu đồng, đó là chưa kể đến nhiều lời rao bán ngà voi, nanh, da hổ, vẩy tê tê hay các loài động vật nguy cấp khác được đăng tải hàng ngày. Một số trang web còn tuyên bố có thể cung cấp động vật có nguy cơ tuyệt chủng và giao hàng tận nơi, miễn là người mua có đủ tiền.
Đồng tình quan điểm trên, đại diện Cục cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao cơ sở phía nam (C50B) nhận định, Internet giúp các đối tượng ẩn danh dễ dàng và có thể giao dịch thuận lợi, rộng khắp nhờ những trang đấu giá trên mạng, chatroom và mạng xã hội tại Việt Nam, hoặc trên các ứng dụng OTT như zalo, viber.
Vì vậy, việc ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật trên Internet của lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn. Một trong những nguyên nhân là pháp luật chưa có quy định hợp lý về cơ chế trách nhiệm tự giám sát của các nhà cung cấp dịch vụ trung gian trên Internet đối với nội dung thông tin thuộc phạm vi kiểm soát.
Hi vọng các lực lượng chức năng sớm tìm ra giải pháp cho vấn đề này.
Các nhà bảo tồn cảnh báo, nhiều người Việt Nam đang lợi dụng mạng Internet để buôn bán các loài bản địa như cu ly, khỉ, rùa, rắn hoặc các sản phẩm đã chế biến như cao từ xương, ví được làm bằng da. Các loài có nguồn gốc nước ngoài như cự đà, rắn và sóc... để làm thú nuôi, thuốc, thực phẩm và chăn nuôi cũng được chào bán dưới hình thức tương tự. Điều này khiến số lượng loài ngày càng thu hẹp và trên đà tuyệt chủng.
http://vietbf.com/forum/attachment.php?attac hmentid=832211&stc=1&d=1448385295
Hổ là một trong số loài vật được nhiều đối tượng rao bán. Ảnh minh họa: worldwildlife.org.
Theo nghiên cứu của Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã (WCS), trong 108 loài bị buôn bán trực tuyến tại 33 website thì 24% số loài được pháp luật Việt Nam bảo vệ; 24% được Công ước quốc tế CITES bảo vệ; 17,6% số loài bị đe dọa trên toàn cầu, tiêu biểu như hổ, voi, rùa núi vàng, rùa đầu to... "Số lượng loài của Việt Nam bị buôn bán nhiều hơn các loài ngoại nhập. Phạm vi buôn bán trải khắp cả nước, tập trung ở Hà Nội và TP HCM", đại diện WCS nói.
Ông Nguyễn Yên Phúc, Tổ chức động vật hoang dã (AWO) cho rằng, quy mô của thị trường buôn bán động vật hoang dã trên mạng lớn tới mức "hầu như không thể tính toán được" và "Internet là hiểm họa đối với động vật hoang dã".
Theo chuyên gia này, Internet không có biên giới nên gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động bảo vệ sinh vật. Ví dụ, người ta dễ dàng tìm mua một con mèo rừng với giá 2,5 triệu đồng, đó là chưa kể đến nhiều lời rao bán ngà voi, nanh, da hổ, vẩy tê tê hay các loài động vật nguy cấp khác được đăng tải hàng ngày. Một số trang web còn tuyên bố có thể cung cấp động vật có nguy cơ tuyệt chủng và giao hàng tận nơi, miễn là người mua có đủ tiền.
Đồng tình quan điểm trên, đại diện Cục cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao cơ sở phía nam (C50B) nhận định, Internet giúp các đối tượng ẩn danh dễ dàng và có thể giao dịch thuận lợi, rộng khắp nhờ những trang đấu giá trên mạng, chatroom và mạng xã hội tại Việt Nam, hoặc trên các ứng dụng OTT như zalo, viber.
Vì vậy, việc ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật trên Internet của lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn. Một trong những nguyên nhân là pháp luật chưa có quy định hợp lý về cơ chế trách nhiệm tự giám sát của các nhà cung cấp dịch vụ trung gian trên Internet đối với nội dung thông tin thuộc phạm vi kiểm soát.
Hi vọng các lực lượng chức năng sớm tìm ra giải pháp cho vấn đề này.