therealrtz
01-13-2016, 02:14
Hiện ở Nhật đang tồn tại một vấn đề rất rắc rối mà buộc chính phủ nước này phải ra tay. Đó là tuổi thọ của người dân ngày càng tăng cao và tuổi cao thì cần phải có người chăm sóc. Mỗi năm có hơn 100.000 người Nhật phải nghỉ việc để chăm sóc những người thân lớn tuổi đau ốm, nhưng khổ nỗi là sau đó họ thường trở thành thất nghiệp.
http://intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=848508&stc=1&d=1452651107
Hai người cao tuổi mua thực phẩm tại cửa hàng ở quận Shinjuku, Tokyo, Nhật Bản.
Khi xin nghỉ vị trí quản lý tại một cửa hàng tạp hóa ở Tokyo để chăm sóc người cha đau ốm, ông Akihiro Takano hẳn không ngờ quyết định đó sẽ khiến ông trượt dài trong cảnh thất nghiệp tới mức không đồng xu dính túi và phải sống lay lắt ở công viên.
Theo báo Straits Times, sau khi cha mất, người đàn ông 45 tuổi này lại vật lộn làm đủ loại công việc thời vụ để vẫn có thời gian chăm sóc mẹ già.
Chín năm sau, năm 2009, ông dành những đồng tiền tiết kiệm cuối cùng để làm đám ma cho mẹ. Sau đó không thể trả tiền thuê nhà, ông bị trục xuất khỏi căn hộ đã là tổ ấm của gia đình trong suốt 30 năm.
Khủng hoảng sát sườn
Tình trạng dân số già của Nhật đang khiến nhiều lao động độ tuổi trung niên bị thất nghiệp vì phải bỏ việc về nhà chăm sóc cha mẹ. Trong thập kỷ tới sẽ có thêm gần 7 triệu người Nhật bước vào tuổi 75. Kéo theo đó sẽ là một lượng không nhỏ con cái họ phải rút khỏi lực lượng lao động để làm tròn chữ hiếu.
Người Nhật thậm chí còn có riêng thuật ngữ là “kaigo rishoku” để mô tả hiện tượng “người bị mất việc vì phải chăm sóc các thành viên lớn tuổi trong gia đình”.
Thực tế này báo động tới mức Thủ tướng Nhật Shinzo Abe gọi đó là một “cuộc khủng hoảng sát sườn” và ông Abe cũng tuyên bố sẽ có các giải pháp nhằm ngăn chặn xu thế này.
Tháng 9-2015 trong một bài phát biểu, ông Abe xác lập mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ mức 500 ngàn tỉ yen (4,25 ngàn tỉ USD) hiện tại lên mức 600 ngàn tỉ yen (5,09 ngàn tỉ USD) và ngăn ngừa tình trạng giảm dân số xuống mức 100 triệu dân từ tổng số dân 127 triệu hiện nay.
Song song đó là mục tiêu khuyến khích người dân tiếp tục công việc trong hoàn cảnh phải gánh vác trách nhiệm gia đình.
Tháng 11-2015, Chính phủ Nhật công bố kế hoạch tính tới đầu những năm 2020 sẽ cung cấp cho hơn 120.000 người lớn tuổi giường nằm tại nhà và các dạng thức hỗ trợ khác.
Ngoài ra, các quy định quản lý cũng sẽ được nới lỏng, tạo điều kiện mở thêm nhiều nhà dưỡng lão tại các thành phố lớn, chỉnh sửa lại các chế độ quyền lợi cũng như phụ cấp cho người lớn tuổi. Với những giải pháp đó, chính quyền Tokyo kỳ vọng sẽ tăng thêm lực lượng lao động nước này khoảng 0,2% mỗi năm.
Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu cho rằng các giải pháp đề xuất đó của chính phủ vẫn chưa giải quyết toàn diện vấn đề.
Ông Takanori Fujita, tác giả cuốn sách Elderly Underclass (nói về nguy cơ của nghèo khó với tuổi già), nhận định: “Cái cần hơn là có thêm nhiều công việc ổn định cùng các phúc lợi đi kèm, giảm bớt thời gian làm ngoài giờ, có thêm các khu chăm sóc trẻ và hỗ trợ phụ nữ tại nơi làm việc. Xã hội cần tư duy lại vấn đề này một cách toàn diện hơn”.
Khan hiếm nhân lực
Nhật hiện có 16,4 triệu người ở độ tuổi từ 75 trở lên và đến năm 2025 con số này dự kiến tăng lên 21,8 triệu. Vấn đề chăm sóc nhóm người này tại các cơ sở dưỡng lão do nhà nước tài trợ đang là vấn đề lớn.
Tính tới tháng 3-2015, khoảng 260.000 người già đang được chăm sóc tại nhà trong thời gian chờ có giường trống ở các cơ sở dưỡng lão của nhà nước.
Nhật cũng thiếu hụt nhân lực điều dưỡng viên chăm sóc người lớn tuổi. Một phần vì họ tiếp nhận không nhiều lực lượng lao động nước ngoài, phần khác vì những rào cản trong quá trình tuyển dụng còn ngặt nghèo.
Chưa kể lương điều dưỡng viên ở Nhật vẫn thấp hơn so với mức lương trung bình của nhiều ngành nghề khác. Nhân viên ở các trung tâm dưỡng lão có mức lương trung bình 220.000 yen (1.867 USD)/tháng, trong khi mức lương trung bình của các ngành nghề khác là 330.000 yen (2.801 USD)/tháng.
Ông Noriaki Tsushima, chủ tịch tập đoàn điều hành các cơ sở dưỡng lão trên đảo Hokkaido của Nhật, giải thích: “Chúng ta cần tăng lương (cho điều dưỡng viên). Nếu anh xây dựng các cơ sở dưỡng lão mà không có đủ nhân viên chăm sóc, anh sẽ không biết kiếm đâu ra”.
Theo ông, giải pháp ngân sách tăng lương cho điều dưỡng có thể lấy từ nguồn thu phí bảo hiểm của những người trẻ hơn.
Therealtz © VietBF
http://intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=848508&stc=1&d=1452651107
Hai người cao tuổi mua thực phẩm tại cửa hàng ở quận Shinjuku, Tokyo, Nhật Bản.
Khi xin nghỉ vị trí quản lý tại một cửa hàng tạp hóa ở Tokyo để chăm sóc người cha đau ốm, ông Akihiro Takano hẳn không ngờ quyết định đó sẽ khiến ông trượt dài trong cảnh thất nghiệp tới mức không đồng xu dính túi và phải sống lay lắt ở công viên.
Theo báo Straits Times, sau khi cha mất, người đàn ông 45 tuổi này lại vật lộn làm đủ loại công việc thời vụ để vẫn có thời gian chăm sóc mẹ già.
Chín năm sau, năm 2009, ông dành những đồng tiền tiết kiệm cuối cùng để làm đám ma cho mẹ. Sau đó không thể trả tiền thuê nhà, ông bị trục xuất khỏi căn hộ đã là tổ ấm của gia đình trong suốt 30 năm.
Khủng hoảng sát sườn
Tình trạng dân số già của Nhật đang khiến nhiều lao động độ tuổi trung niên bị thất nghiệp vì phải bỏ việc về nhà chăm sóc cha mẹ. Trong thập kỷ tới sẽ có thêm gần 7 triệu người Nhật bước vào tuổi 75. Kéo theo đó sẽ là một lượng không nhỏ con cái họ phải rút khỏi lực lượng lao động để làm tròn chữ hiếu.
Người Nhật thậm chí còn có riêng thuật ngữ là “kaigo rishoku” để mô tả hiện tượng “người bị mất việc vì phải chăm sóc các thành viên lớn tuổi trong gia đình”.
Thực tế này báo động tới mức Thủ tướng Nhật Shinzo Abe gọi đó là một “cuộc khủng hoảng sát sườn” và ông Abe cũng tuyên bố sẽ có các giải pháp nhằm ngăn chặn xu thế này.
Tháng 9-2015 trong một bài phát biểu, ông Abe xác lập mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ mức 500 ngàn tỉ yen (4,25 ngàn tỉ USD) hiện tại lên mức 600 ngàn tỉ yen (5,09 ngàn tỉ USD) và ngăn ngừa tình trạng giảm dân số xuống mức 100 triệu dân từ tổng số dân 127 triệu hiện nay.
Song song đó là mục tiêu khuyến khích người dân tiếp tục công việc trong hoàn cảnh phải gánh vác trách nhiệm gia đình.
Tháng 11-2015, Chính phủ Nhật công bố kế hoạch tính tới đầu những năm 2020 sẽ cung cấp cho hơn 120.000 người lớn tuổi giường nằm tại nhà và các dạng thức hỗ trợ khác.
Ngoài ra, các quy định quản lý cũng sẽ được nới lỏng, tạo điều kiện mở thêm nhiều nhà dưỡng lão tại các thành phố lớn, chỉnh sửa lại các chế độ quyền lợi cũng như phụ cấp cho người lớn tuổi. Với những giải pháp đó, chính quyền Tokyo kỳ vọng sẽ tăng thêm lực lượng lao động nước này khoảng 0,2% mỗi năm.
Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu cho rằng các giải pháp đề xuất đó của chính phủ vẫn chưa giải quyết toàn diện vấn đề.
Ông Takanori Fujita, tác giả cuốn sách Elderly Underclass (nói về nguy cơ của nghèo khó với tuổi già), nhận định: “Cái cần hơn là có thêm nhiều công việc ổn định cùng các phúc lợi đi kèm, giảm bớt thời gian làm ngoài giờ, có thêm các khu chăm sóc trẻ và hỗ trợ phụ nữ tại nơi làm việc. Xã hội cần tư duy lại vấn đề này một cách toàn diện hơn”.
Khan hiếm nhân lực
Nhật hiện có 16,4 triệu người ở độ tuổi từ 75 trở lên và đến năm 2025 con số này dự kiến tăng lên 21,8 triệu. Vấn đề chăm sóc nhóm người này tại các cơ sở dưỡng lão do nhà nước tài trợ đang là vấn đề lớn.
Tính tới tháng 3-2015, khoảng 260.000 người già đang được chăm sóc tại nhà trong thời gian chờ có giường trống ở các cơ sở dưỡng lão của nhà nước.
Nhật cũng thiếu hụt nhân lực điều dưỡng viên chăm sóc người lớn tuổi. Một phần vì họ tiếp nhận không nhiều lực lượng lao động nước ngoài, phần khác vì những rào cản trong quá trình tuyển dụng còn ngặt nghèo.
Chưa kể lương điều dưỡng viên ở Nhật vẫn thấp hơn so với mức lương trung bình của nhiều ngành nghề khác. Nhân viên ở các trung tâm dưỡng lão có mức lương trung bình 220.000 yen (1.867 USD)/tháng, trong khi mức lương trung bình của các ngành nghề khác là 330.000 yen (2.801 USD)/tháng.
Ông Noriaki Tsushima, chủ tịch tập đoàn điều hành các cơ sở dưỡng lão trên đảo Hokkaido của Nhật, giải thích: “Chúng ta cần tăng lương (cho điều dưỡng viên). Nếu anh xây dựng các cơ sở dưỡng lão mà không có đủ nhân viên chăm sóc, anh sẽ không biết kiếm đâu ra”.
Theo ông, giải pháp ngân sách tăng lương cho điều dưỡng có thể lấy từ nguồn thu phí bảo hiểm của những người trẻ hơn.
Therealtz © VietBF