PDA

View Full Version : Đến Việt Nam, yêu Việt Nam và coi Việt Nam là nhà


june04
02-25-2016, 06:50
Trở về Mỹ sau 18 năm sinh sống tại Việt Nam, bà Kathleen Huff luôn cảm thấy có một nỗi nhớ da diết về đất nước h́nh chữ S nhỏ bé này. Bởi vậy, sau khi tham dự lễ hội Tết của cộng đồng địa phương, bà Kathleen Huff cảm thấy như ḿnh đă được trở về “nhà”.

http://intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=859917&stc=1&d=1456383024

"Tôi nhớ nơi ấy. Tôi thực sự rất nhớ", The Garden City Telegram dẫn lời bà Kathleen nói, nhắc đến Việt Nam. Kathleen trở lại thành phố Garden City, bang Kansas, từ tháng 8 năm ngoái và hiện là giáo viên dạy toán lớp 5. Bà yêu công việc này nhưng luôn mong nhớ những người bạn ở Việt Nam.

"Họ rất nhiệt thành và thực sự đáng mến. Họ có trái tim cởi mở và tốt bụng", bà nói.

Năm 1998, bà và chồng là Robert Huff quyết định đi du lịch nước ngoài nhưng ban đầu, họ không biết nên đi đâu.

"V́ thế chúng tôi bắt đầu t́m kiếm các tổ chức. Một số nơi mời ông ấy, một số nơi mời tôi, và World Concern là tổ chức mời cả hai chúng tôi nên chúng tôi đă đi cùng họ", bà giải thích. World Concern là một cơ quan phát triển và cứu trợ toàn cầu phi lợi nhuận của các tín đồ Kito giáo nhằm mang lại cơ hội và hy vọng cho những người đang đối mặt với đói nghèo. Tổ chức này có những chương tŕnh riêng cho từng quốc gia.

Bà Kathleen đă tham gia đào tạo cho các thiếu niên khuyết tật 13-19 tuổi ở Việt Nam thông qua một chương tŕnh học nghề.

"Những ǵ chúng tôi nhận thấy ở Việt Nam là mọi người muốn làm điều ǵ đó nhưng chưa biết nên làm ǵ. Nếu bạn đào tạo họ những ǵ phải làm, họ rất vui được làm điều đó và làm rất tốt", bà nói. Thông qua chương tŕnh, người dân địa phương sẽ tiếp cận các chủ cửa hàng gia đ́nh, quy mô nhỏ, để xem họ có quan tâm đến việc đào tạo các kỹ năng như làm mộc hay may vá cho trẻ em khuyết tật không, sau đó sắp xếp cho các em đến những cơ sở phù hợp.

"Chúng tôi thực hiện kế hoạch này ở chính quê hương của họ để họ có thể sống ở nhà và có gia đ́nh hỗ trợ", bà nói và cho biết phần lớn thời gian bà sống ở thành phố Đà Nẵng.

Mục đích của chương tŕnh là giúp các thiếu niên khuyết tật đạt được phần nào sự độc lập và tự chủ.

"Ba năm sau khi khóa đào tạo kết thúc, chúng tôi đă t́m hiểu và nhận thấy rằng nó thành công đến 95%, 95% học viên vẫn đang làm công việc mà họ được đào tạo", bà Kathleen nói với một niềm tự hào.

Bà cho rằng chương tŕnh thành công phần lớn là nhờ người Việt khá dễ mến.

"Các em thiếu niên đến làm việc ở các cửa hàng nhỏ, sau đó khi chủ đă quen và mến chúng, họ thường giữ các em ở lại tiếp tục làm việc", bà cho biết.

Chương tŕnh đă giúp trẻ khuyết tật từ gánh nặng của xă hội thành những thành viên tích cực của gia đ́nh. "Vị thế của họ trong gia đ́nh và cộng đồng tăng lên và đó thực sự là một điều hoàn toàn tuyệt vời", bà nói.

Vợ chồng ông bà Huff đă làm việc cho World Concern 5 năm, trong thời gian đó ông Robert dạy về nông nghiệp, sau đó trở thành giám đốc khu vực của World Concern. Họ từng làm công việc tương tự cho Unicef và sau đó, cách đây khoảng 12 năm, hai người thành lập tổ chức Partners in Compassion (tạm dịch là Những người bạn cùng ḷng trắc ẩn). Thông qua nhà hàng Bread of Life (tạm dịch là Bánh mỳ cuộc sống), họ đă tiếp nhận và dạy cho các trẻ em khiếm thính cách nấu món ăn Mỹ.

Con trai lớn nhất của họ, Jacob Huff, hỗ trợ cha mẹ trong chương tŕnh này và sau khi nhận thấy kỹ năng sư phạm c̣n thiếu sót, anh đă quay lại Mỹ để học bằng giáo dục tiểu học.

Cả Jacob và mẹ đều bắt đầu đi dạy ở trung tâm Bernadine Sitts, Garden City, từ năm học này và người vợ Hàn Quốc của Jacob, Hye Jung Lee, cũng từng làm việc tại Việt Nam, hiện là giáo viên dạy nhạc ở các trường tiểu học.

Jacob trải qua phần lớn thời niên thiếu và một phần của độ tuổi 20 ở Việt Nam khi giúp cha mẹ thực hiện chương tŕnh Bánh mỳ Cuộc sống.

"Tôi đă gặp vợ tôi ở đó, kết hôn ở đó và bắt đầu sự nghiệp của ḿnh ở đó, v́ thế thực sự có thể nói rằng tôi đă trưởng thành ở Việt Nam", anh nói.

Điều này cũng đúng khi nói về Alex, cậu con trai c̣n lại của ông bà Huff. Alex học ở Việt Nam từ mẫu giáo đến lớp 9.

"Thằng bé là người phương Tây duy nhất học ở hệ thống trường công tại Việt Nam và nó đă học rất tốt", bà Kathleen nói. "Bề ngoài của nó trông rất Mỹ nhưng bản chất th́ rất Việt Nam".

Bà Kathleen cho biết cả gia đ́nh đă trở thành một phần của Đà Nẵng.

"Chúng tôi sống như những người địa phương, ăn giống người địa phương, mặc như họ, lái xe máy như họ và bạn bè của chúng tôi hầu hết là người Việt Nam", bà nói.

Partners in Compassion vẫn đang tiếp tục cung cấp các chương tŕnh đào tạo cho trẻ khiếm thính ở Việt Nam và ông bà Huff dự định quay lại "nhà" của họ thường xuyên.

vbf @ sưu tầm