PDA

View Full Version : Những đứa con giăy giụa trút hơi thở cuối cùng bởi bàn tay tàn ác của cha mẹ ḿnh


TinNhanh247
02-26-2016, 16:13
Được biết đến là một đất nước có nền giáo dục hàng đầu, Nhật bản luôn là mọt tấm gương cho nhiều đất nước khác học tập theo. Ấy vậy mà, đáng buồn thay, sau tấm tranh đẹp ấy là một bóng tối vô cùng man rợ. Những đứa trẻ đáng thương, tuổi đời ít ỏi lại bị chính những người sinh ra ḿnh hành hạ chết.
http://vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=860310&stc=1&d=1456503185

Dư luận Nhật hẳn cho đến giờ vẫn chưa thể quên được vụ việc hành hạ trẻ con gây phẫn nộ cách đây gần 30 năm. Chính phủ và truyền thông Nhật khi đó đă cố gắng hết sức để bưng bít thông tin nhưng sau này nó đă được đưa vào phim “Nobody Knows” năm 2004.

Những vụ việc man rợ
Vụ việc đă xảy ra như sau: Một bà mẹ bị cáo buộc đă bỏ mặc con ḿnh đói khát trong suốt nhiều tháng. Tên của 5 đứa trẻ đó chưa bao giờ được công bố mà chỉ được gọi đến với cái tên bé A, B, C, D, E. Bé A được sinh năm 1973, bé B sinh năm 1981, bé C mất không lâu sau khi được sinh ra vào năm 1984, bé D và bé E lần lượt được sinh ra vào năm 1985 và 1986.
5 đứa trẻ này là con của 5 ông bố khác nhau. Không một đứa trẻ nào được mẹ của chúng đăng kư khai sinh và cũng không đứa nào được đi học. Mùa thu năm 1987, khi người mẹ t́m được bạn trai mới, cô ta đă để lại 50 ngh́n yên (khoảng hơn 10 triệu đồng Việt Nam) và yêu cầu cháu A trông coi 4 cháu c̣n lại. Cả 5 cháu cùng sống tại căn hộ ở Toshima, Tokyo.

Tháng 4/1988, cháu E nhỏ nhất chết v́ bị bạn của cháu A hành hạ. Tháng 7 cùng năm, với đề nghị của người chủ cho thuê nhà, cảnh sát đă tiến hành khám xét căn hộ và phát hiện ra 3 đứa trẻ trong t́nh trạng đói khát tồi tệ bởi chúng chỉ biết ăn đồ mua ở siêu thị và các cửa hàng tiện lợi, tiền cạn nên chúng sống bằng những đồ ăn lượm nhặt được. Họ t́m thấy thi thể của cháu C (cháu đă chết không lâu sau khi sinh) nhưng không t́m thấy thi thể cháu E.

Người mẹ sau đó đă bị cảnh sát triệu tập và phạt tù 3 năm. Sau khi ra tù, cô ta giành lại được quyền giám hộ 2 đứa con gái và hai cháu sau đó tiếp tục sống đời sống đói khát và không được chăm sóc.

Chuyện xảy ra 30 năm trước đây ngỡ như là của quá khứ nhưng thực ra nó đang tái diễn lại một cách rơ nét ở xă hội Nhật hiện đại. Người ta không khỏi cảm thấy “rùng rợn” khi mà cứ vài ngày mở báo ra th́ lại thấy một vụ việc mẹ hành hạ con đến chết.

Một vụ việc nổi bật gần đây chính là một bà mẹ đă hành hạ 2 con gái của ḿnh khiến một em phải chết. Tháng 1/2016, báo Japan Today đưa tin cảnh sát tỉnh Saitama đă bắt một cặp đôi bởi họ đă bỏ rơi con gái 3 tuổi đến chết tại căn hộ của ḿnh. Khi bị bắt, cặp đôi thừa nhận đă dùng nước sôi hắt vào mặt cháu bé 3 tuổi và sau đó bỏ đi, cháu đă chết v́ đau đớn và nhiễm trùng tại căn hộ.

Ngoài ra cô ta c̣n có thêm 1 con gái 4 tuổi khác. Hàng xóm cho biết họ thường xuyên nghe thấy những tiếng khóc v́ bị đánh đập của hai cháu và hai cháu thường xuyên bị nhốt ngoài trời đêm lạnh giá hoặc nhốt kín trong nhà chứ không được đến trường.

Cũng trong năm 2015, cảnh sát phát hiện người bố 24 tuổi Tensho Yoshimura đă giết con trai của bạn gái bằng thuốc kích thích. Cháu bé 3 tháng tuổi đă chết trong một khách sạn t́nh yêu c̣n mẹ cháu th́ bỏ mặc cháu.

Cảnh sát tỉnh Wakayama th́ bắt giữ một phụ nữ 22 tuổi sau khi có người phát hiện cô này cố gắng giết con 6 tháng tuổi bằng cách giật điện cho cháu chết. Khi bị bắt, bà mẹ 22 tuổi này không ngừng khóc lóc và kêu than rằng chăm sóc con quá vất vả.

Một tuần trước đó, một người đàn ông 23 tuổi và bạn gái 17 tuổi của anh ta đă bị bắt khi đă nhốt con gái 16 ngày tuổi của họ vào túi nilong cho đến chết bởi cháu bé đă khóc quá nhiều khi cặp đôi này đang chơi tṛ chơi điện tử.

Con số thống kê gây sốc
Cuối năm 2010, số liệu từ Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật cho thấy số lượng những trường hợp lạm dụng trẻ em đă tăng gấp 4 lần trong 10 năm trước đó và tăng 40 lần sau 20 năm. Năm 1990, cảnh sát ghi nhận được 1.101 trường hợp lạm dụng hành hạ trẻ em th́ đến năm 1999, con số này là 11.631.

Đến năm 2000, con số là 17.725 c̣n đến năm 2009, số lượng trẻ bị bạo hành lên đến 44.211. Và con số tăng không ngừng từ thời gian đó đến nay. Việc số lượng trẻ bị bạo hành ngày một tăng, theo lư giải của cảnh sát, là bởi các trường hợp được báo cáo ngày một đầy đủ hơn. Và trong số những trường hợp bạo hành trên, hàng trăm em đă chết hoặc tàn tật suốt đời.

Điều khiến người ta không khỏi băn khoăn không hẳn chỉ là việc số lượng các vụ hành hạ trẻ em tăng lên mà nó đang được che giấu một cách tinh vi hơn. Kết quả một cuộc khảo sát khác được công bố trong năm 2013 cho thấy số lượng trẻ được chuyển đến các trung tâm bảo trợ xă hội lên đến 46.468. Ngoài ra, cảnh sát cũng công bố họ đă cứu được nhiều hơn các em bé chạy trốn sự hành hạ của bố mẹ.

Các chuyên gia kêu gọi cần làm nhiều hơn nữa để ngăn chặn t́nh trạng bạo hành trẻ em. Các trung tâm bảo trợ trẻ em được đề nghị phải thông báo ngay cho cảnh sát mỗi khi họ tiếp nhận một trường hợp đáng nghi ngờ. Ngoài ra, Nhật cũng cần phải tăng cường hỗ trợ tài chính cho các trung tâm chăm sóc trẻ em để đảm bảo rằng có đủ nhân lực chăm sóc cho những em đă bị bạo hành trước đó.

Ngoài ra, theo nhiều ư kiến, chính phủ cũng cần xem xét lại việc cấp quyền nuôi dưỡng cho bố mẹ của những em đă từng bị bạo hành. Ước tính ngoài những con số đă công bố, c̣n hàng chục ngh́n trẻ em khác cần đến sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn từ chính phủ.

Giữa năm 2015, con số cập nhật cho thấy các tổ chức bảo trợ trẻ em đă ghi nhận đến 90 ngh́n trường hợp lạm dụng hành hạ trẻ em trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 3/2015. Con số này đă tăng đến 20% so với thời điểm 1 năm trước đó và là mức tăng cao chưa từng thấy trong lịch sử.

Các chuyên gia xă hội học và y tế khẳng định thực sự đáng lo ngại về vấn đề này. Ông Tetsuro Tsuzaki, chủ tịch Hiệp hội ngăn ngừa lạm dụng và bỏ rơi trẻ em, khẳng định số lượng các vụ bạo hành sẽ tiếp tục tăng: “Chúng tôi đang sống trong một môi trường mà dường như việc bạo hành trẻ em đă trở thành b́nh thường. Và nếu lối suy nghĩ đó tái diễn th́ xă hội sẽ trở nên thật kinh khủng.”

Bong bóng kinh tế x́ hơi thay đổi xă hội Nhật Bản
Theo ông Makoto Watanabe, giáo sư ngành xă hội học tại đại học Hokkaido Bunkyo, khẳng định rằng thực trạng bạo hành trẻ em như trên cho thấy nhiều giá trị truyền thống của Nhật đang ngày một suy đồi. Trong quá khứ mô h́nh gia đ́nh rộng hơn, những gia đ́nh nhỏ được hỗ trợ nhiều hơn từ cha mẹ nên họ cũng nhận được sự ủng hộ và chăm sóc nhất định.

Cũng theo ông Watanabe, vấn đề kinh tế đóng vai tṛ quan trọng đằng sau những vụ việc thê thảm trên. Từ khi bong bóng kinh tế Nhật “x́ hơi” vào thập niên 1990 và đến gần đây là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, triển vọng việc làm cho rất nhiều người trẻ tuổi đă trở nên bi quan và tuyệt vọng.

Ngoài ra, ư thức cộng đồng của người Nhật, nơi mà người này luôn để mắt trông con cho người khác như con của ḿnh đă yếu đi rất nhiều so với trước đây. Cuộc sống tài chính khó khăn, đặc biệt với những gia đ́nh đă tan vỡ hoặc bà mẹ đơn thân nuôi con trở nên vô cùng mệt mỏi.

Theo phân tích của giáo sư Michiko Tanaka đại học Nagoya th́ nếu nh́n vào độ tuổi của những ông bố bà mẹ trong các trường hợp bạo hành trẻ em người ta có thể thấy phần lớn họ đều sinh ra ở thời điểm khi bong bóng kinh tế Nhật x́ hơi, chính v́ vậy cuộc sống của họ từ nhỏ đă vô cùng khó khăn và t́nh trạng đó kéo dài trong suốt nhiều năm.

Trong bối cảnh đó, áp lực trong gia đ́nh bố mẹ họ tăng rất cao dẫn đến nhiều vụ việc ly hôn cũng như căng thẳng trong gia đ́nh. Những bậc cha mẹ này thậm chí không biết cảm giác được người khác yêu thương, chăm sóc là như thế nào, họ cũng chẳng biết phải chăm sóc cho con ḿnh ra sao. Với nhiều trường hợp, đơn giản là họ lặp lại với con ḿnh những hành vi bạo hành mà họ từng chứng kiến trước đó.

VietBF © Sưu Tầm

caole
02-26-2016, 16:44
Ace thông căm tôi không có đọc hết những ǵ đă viết ở bài này, tôi chốc lác xúc căm với tựa đề: -

"Những đứa con giăy giụa trút hơi thở cuối cùng bởi bàn tay tàn ác của cha mẹ ḿnh"

Nếu tôi biết trước được đứa con của tôi sau này sẻ là 1 kẻ giết người tàn bạo, công lao hạng mă th́ ít, chỉ đáng kể cho số ngàn người, nhưng mang lại phẩn nộ cho că triệu người = toàn dân trong 1 đất nước. Thà giết nó đi là cách tốt nhất.

Mô Phật