PDA

View Full Version : Lư giải nguyên do người Việt chọn nghề nail để "hái ra tiền" ở nước ngoài


june04
05-05-2016, 17:23
Để sinh sống ở nước ngoài, những người Việt chọn những ngành nghề khác nhau. Nhưng đa phần đều chọn nghề làm móng. Hăy cùng vietbf khám phá nha!

http://intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=882185&stc=1&d=1462469008

Người Mỹ dễ dàng nhận ra Tippi Hedren qua vai chính của bộ phim kinh dị nổi tiếng The Birds của Alfred Hitchcock - nhưng đối với cộng đồng người Mỹ gốc Việt, danh tiếng của cô ấy được biết tới với một điều lớn lao hơn: cô là người đầu tiên lập nên nền móng kinh tế của cộng đồng dân nhập cư.

40 năm trước, nữ diễn viên Hollywood đến ngôi làng Làng Hy Vọng của người Việt gần Sacramento, California, để gặp một nhóm phụ nữ Việt vừa mới di cư đến để tránh chiến tranh. Biết được tình cảnh khó khăn mà những người phụ nữ ấy đang cố gắng vượt qua, Tippi cố gắng tìm cách để dạy họ làm một việc gì đó để có thể giúp đỡ nhau kiếm sống trên đất Mỹ. Khi gặp nhóm phụ nữ này, Tippi đã rất bất ngờ khi thấy họ vô cùng say mê móng tay của ḿnh.

“Lúc đấy tôi đang cố gắng định hướng nghề nghiệp cho họ. Tôi đưa đến một người thợ may và một người đánh máy, bất kỳ cách nào để họ học được nghề ǵ đó. Và họ thích những chiếc móng tay của tôi", Hedren, ngôi sao hiện đă 85 tuổi, kể lại.

Thuan Le là một trong những phụ nữ Việt Nam có mặt ngay thời điểm đó. Bà nhớ lại: “Nhóm chúng tôi đứng sát cô ấy và thấy móng tay của cô ấy thật đẹp. Chúng tôi nói chuyện với nhau và cất lời khen ngợi. Tôi nhìn vào mắt Tippi và nhận ra rằng cô ấy dường như đã tìm ra cách... Qủa thật, ngay sau đó cô ấy nói với chúng tôi: ‘Hay là mọi người thử học làm móng đi nhé’, chúng tôi nhìn nhau c̣n Tippi nói với giọng vui mừng: ‘Đúng rồi, những người thợ làm móng!’”

Tippi thành lập một trường học thẩm mỹ địa phương để dạy 20 người phụ nữ cách chăm sóc móng hoàn hảo nhất. Rất nhiều người phụ nữ sau đó đã lập nghiệp tại miền Nam California, bắt đầu từ việc chăm sóc móng với giá thấp hơn so với những nơi khác. Điều đó nhanh chóng thay đổi bộ mặt kinh tế của vùng. Chăm sóc móng ở một cửa tiệm xa xỉ mất hơn 50 đô la Mỹ, trong khi tại cửa tiệm của người Mỹ gốc Việt, việc đó chỉ tốn khoảng 20 đến 25 đô la Mỹ. Ngày nay, ngành công nghiệp Nail có tổng giá trị là 8 tỷ đô la Mỹ, và 80% người làm Nail ở miền Nam California là người Việt Nam (so với toàn nước Mỹ là 51%). Trong số đó là rất nhiều con cháu của 20 người phụ nữ năm xưa gặp Tippi Hedren vào ngày định mệnh ấy ở Sacramento.

“Tôi yêu mến những người phụ nữ ấy vô cùng và tôi muốn họ có một cuộc sống tốt đẹp sau những mất mát mà họ trải qua” - Tippi nói. “Một vài người họ gần như mất cả gia đình và tài sản ở quê hương: người thân, bạn bè, công việc. Mọi thứ đều tan biến. Họ thậm chí còn mất cả quê hương của mình".

Nghề Nail không chỉ giúp họ có một cuộc sống ổn định ở Mỹ nói chung, những nghệ nhân làm móng kiếm khoảng 645 đô la Mỹ một tuần vào năm 2014 - ngành công nghiệp này nói riêng, còn giúp phần lớn những người Mỹ gốc Việt có thể gửi tiền về cho gia đình ở Việt Nam. Thuan Le chia sẻ rằng khi cô mới vào nghề, mỗi tháng cô gửi về nhà từ 50 cho đến 100 đô la Mỹ mặc dù cô chỉ làm một mình.

Tam Nguyen - nhà sáng lập và hiệu trưởng một trường đại học Thẩm mỹ ở Garden Grove và Laguna Hills, California, có mẹ là bạn thân của Thuan Le - cho biết rằng theo như ước tính của ông, gần như tất cả những người Mỹ gốc Việt trong ngành công nghiệp Nail đều gửi một phần thu nhập của mình về gia đình ở Việt Nam. 8% giá trị nền kinh tế Việt Nam - khoảng 14 tỷ đô la Mỹ trong năm 2015, tăng 2 tỷ đô la Mỹ so với năm 2014 - được đóng góp từ việc chuyển khoản quốc tế. Một nửa số đó đến từ Mỹ.

“Đó là động lực của họ. Trong những cuộc trò chuyện với những sinh viên tốt nghiệp ngành Nail, tôi lúc nào cũng nghe họ nói rằng: ‘Em chỉ mong sớm tìm được việc làm để có thể gửi tiền về giúp đỡ cho ba mẹ và anh chị em.’”

Đối với Nguyen, sự thành công của những người Mỹ gốc Việt đến từ nhiều nhân tố - ông đề cao sự cần cù và tỉ mỉ, đặc biệt là sự chăm chỉ của những người tị nạn ngày xưa.

“Khi bạn không có gì ngoài chiếc áo trên người và bắt đầu gầy dựng lại cuộc sống, mọi thứ dường như sẽ sáng sủa, lạc quan hơn. Bạn xứng đáng để nhận những gì mà bạn đã cố gắng để đạt được. Bằng sự quyết tâm, ý chí nỗ lực để thành công và có một cuộc sống ấm no hạnh phúc - đó là tinh thần truyền thống của ông cha Việt Nam ta để lại.”

Có vẻ như, dù Tippi Hedren có chỉ dạy cho những người Mỹ gốc Việt làm ngành nghề gì đi nữa, họ vẫn sẽ thành công. Nhưng những bàn tay của người miền Nam California sẽ mãi biết ơn Thuan Le vì đã để ý đến móng tay xinh đẹp của nữ ngôi sao Hollywood.

vietbf @ sưu tầm

haithuyensatcong
05-05-2016, 19:26
Cho đám con cháu bọn đào ngũ trước chệt cộng khỉ đỏ đít trường sơn 4V qua đây dễ làm chui..như cuthun..đa nick..thằng điếc..lúc ế méo mỏ làm anh hùng bàn phím kiếm thêm chút phân ăn cầm hơi

DemonHunter
05-10-2016, 04:56
ĐÚng là nghề hái ra tiền.

chickie
05-14-2016, 15:27
Tất cả cũng chỉ v́ tiền.