Log in

View Full Version : Xă hội Việt Nam lao đao một phen lớn v́ hồ sơ Panama


miro1510
05-12-2016, 14:24
Theo như danh sách của hồ sơ Panama th́ Việt Nam có không ít cá nhân bị tố trốn thuế. Điều đó làm cho giới kinh doanh Việt Nam bị đảo lộn. Liệu rằng pháp luật Việt Nam sẽ xử trí ra sao.

Danh sách trong hồ sơ Panama chỉ là danh sách của một công ty luật. Trên thực tế, số các công ty offshore đăng kư tại những thiên đường thuế (tax havens) mà có hoạt động liên quan đến Việt Nam chắc chắn phải gấp hàng trăm lần số lượng trong danh sách này.

Tiết lộ mức độ giàu có và che giấu nguồn thu
Việc đó là xấu hay tốt? Phải nói rằng nó không xấu mà cũng chẳng tốt. Cần hiểu tại sao các nước hay vùng lănh thổ này được gọi là thiên đường thuế. Đó là những nơi họ hầu như không thu thuế thu nhập doanh nghiệp (DN). V́ thế, các công ty đăng kư kinh doanh tại đây nếu có lăi th́ hầu như không phải đóng thuế. Đó là chính sách của họ. Tại một số nơi, mức thuế này bằng 0 (ví dụ British Virgin Island - BVI, Bahamas, Cayman Islands), một số nơi th́ mức thuế này thấp (ví dụ: Qatar chỉ 10%, Singapore 17% hay Hồng Kông 16,5%). Ngay cả như ở Mỹ, các tiểu bang cũng có mức thuế đánh vào DN khác nhau và có một số tiểu bang được coi là thiên đường thuế của Mỹ, chẳng hạn Delaware. Hơn 50% số công ty của Mỹ đăng kư ở tiểu bang này, nhiều hơn cả… số dân ở đây, theo The New York Times.

http://vietbf.com/forum/attachment.php?attac hmentid=884687&stc=1&d=1463063089
Dễ dàng t́m thấy các cá nhân, công ty Việt Nam trong hồ sơ Panama Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Việc các nước và vùng lănh thổ này đặt ra mức thuế rất thấp để hấp dẫn các công ty đến đăng kư là quyền của họ và ḿnh không can thiệp được. Điều mà người ta quan tâm liên quan đến hồ sơ Panama nói riêng hay việc các cá nhân hoặc công ty nắm các công ty đăng kư ở các thiên đường thuế nói chung là: Thứ nhất, tiền mà họ đầu tư vào các công ty này đến từ đâu (minh bạch về nguồn tiền); thứ hai, họ có khai báo việc sở hữu các công ty này không, từ đó họ có đóng thuế thu nhập trên nguồn thu từ các công ty này hay không (thực hiện nghĩa vụ thuế).

Báo chí thế giới ồn ào thời gian qua liên quan đến hồ sơ Panama cũng chủ yếu xoay quanh những vấn đề đó. Trong một số trường hợp, nó chỉ ra rằng các quan chức hóa ra có nhiều tiền không khai báo quá - v́ họ sở hữu những công ty lớn đăng kư ở các thiên đường thuế. Trong một số trường hợp khác, nó hàm ư những vị quan chức này che giấu các nguồn thu kiếm được từ nước ngoài và v́ thế đă trốn việc đóng thuế thu nhập cá nhân trên các nguồn thu này.

Câu chuyện chỉ có vậy. Bản chất việc có tên trong hồ sơ Panama chưa hẳn có tội lỗi ǵ cả. Nếu có tội lỗi th́ nằm ở 2 vấn đề nêu trên.

Phải có cách chống chuyển giá
Theo quy định của Việt Nam, việc DN đầu tư ra nước ngoài là không vi phạm pháp luật nhưng trong trường hợp này nên được nh́n nhận như thế nào? Và việc các DN đó có tên trong danh sách này có ảnh hưởng ǵ không?

DN Việt Nam được quyền đầu tư ra nước ngoài nhưng phải xin phép (theo Nghị định 83/2015/NĐ-CP) cả Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước. Một số dự án c̣n phải xin phép cả Thủ tướng Chính phủ. Nếu chưa được chấp thuận th́ không thể chuyển tiền hợp pháp để đầu tư ra nước ngoài. Đây thuộc về vấn đề minh bạch nguồn tiền đă đề cập ở trên. Thẩm định nội dung này không khó, chỉ cần Bộ Kế hoạch - Đầu tư và/hoặc Ngân hàng Nhà nước “chiếu tướng” là ra ngay.

V́ vậy, việc có tên trong danh sách của hồ sơ Panama có ảnh hưởng ǵ hay không - vấn đề nằm ở chỗ các DN ở Việt Nam khi đầu tư mua sở hữu các công ty đăng kư ở các thiên đường thuế này th́ có đăng kư khai báo, có làm thủ tục xin đầu tư ra nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Việt Nam hay không. Nếu không làm th́ đây là lúc các cơ quan nhà nước có thể “soi” vào và DN đó sẽ bị phiền phức rất nhiều.

Từ đây, vấn đề đặt ra là có nên thay đổi chính sách nào về quản lư, đầu tư ra nước ngoài để tránh t́nh trạng DN đăng kư hoạt động ở những nơi thiên đường thuế và trốn thuế?

Việc các công ty đăng kư ở những thiên đường thuế là b́nh thường. Trên thực tế, tuyệt đại đa số các DN nước ngoài và quỹ đầu tư quốc tế khi vào Việt Nam thường dùng các pháp nhân ở những thiên đường thuế. Với việc Việt Nam cho phép DN Việt đầu tư ra nước ngoài th́ DN Việt đương nhiên cũng sẽ thành lập pháp nhân ở các thiên đường thuế. Ḿnh không cấm được và cũng không nên cấm. Hiện Việt Nam cũng siết rất chặt các quy định về cấp phép đầu tư nước ngoài và cũng khó ḷng có thể siết chặt hơn nữa.

Thế th́ vấn đề chính nằm ở chỗ nào? Nó nằm ở chỗ chuyển giá. Tức là thay v́ để DN ḿnh có lăi ở Việt Nam th́ họ thông qua các hợp đồng cung ứng hàng hóa và dịch vụ (giá cả được đội cao lên) kư với các pháp nhân ở thiên đường thuế, họ sẽ làm cho DN của họ ở Việt Nam không có lăi hoặc lăi ít. Lợi nhuận thật được chuyển ra các công ty đăng kư ở thiên đường thuế, nơi mà họ không phải trả thuế thu nhập DN.

Chuyển giá cũng là hoạt động phổ biến của các DN trên thế giới. Quan tâm của các DN đương nhiên là sẽ luôn t́m cách đóng thuế càng ít càng tốt, miễn là đúng pháp luật.

Do đó, vấn đề của Việt Nam cũng như của mọi quốc gia khác trên thế giới là có quy định pháp luật chặt chẽ để chống chuyển giá. Dựa vào các quy định này, DN sẽ biết “giới hạn” để dừng và nhà nước cũng chống được việc thất thu thuế.

VietBF © Sưu Tầm

canhdieubay
05-12-2016, 15:08
o vn toan la tien do ban tui no tron nhu vay de doi sang tien sach