PDA

View Full Version : Người gốc Việt ở Mỹ chung tay t́m lại chủ quyền Hoàng Sa cho VN


sunshine1104
05-14-2016, 15:15
Những người gốc Việt ở các nước trên thế giới thường xuyên hướng về quê hương. Họ theo dơi các sự kiện trong nước và ủng hộ từ xa. Hăy cùng vietbf khám phá nha!

http://intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=885339&stc=1&d=1463238891

20 bản đồ Hoàng Sa, 20 bản đồ cổ Trung Quốc và 2 sách atlas Trung Quốc được triển lăm tại Hội thảo quốc tế "Sự xung đột trong Biển Đông", tổ chức tại ĐH Yale, Mỹ cuối tuần qua. Đây là 40 bản đồ trong bộ sưu tập 150 bản đồ cổ Hoàng Sa và Trung Quốc, cùng 3 sách atlas Trung Quốc mà ông Trần Thắng, Việt kiều Mỹ, sưu tập từ giữa năm 2012. Những bản đồ này đă được ông Thắng gửi tặng cho Việt Nam và UBND huyện đảo Hoàng Sa, Đà Nẵng.

20 bản đồ Hoàng Sa do các nước phương Tây và Việt Nam vẽ, từ năm 1618 đến 1859, chứng minh vùng quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Trong khi đó, 20 bản đồ các nước phương Tây vẽ về Trung Quốc từ năm 1626 đến 1980, cho thấy miền Nam của Trung Quốc chỉ dừng lại ở đảo Hải Nam. Hai sách bản đồ Atlas, một cuốn do Nhà nước Trung Hoa phát hành tại Nam Kinh năm 1933, cuốn c̣n lại do Phái bộ truyền giáo Trung Quốc phát h́nh tại Anh năm 1908 cũng chỉ rơ lănh thổ nước này dừng lại ở Hải Nam.

Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia người Australia nghiên cứu các vấn đề về Biển Đông, từng nhận xét bộ sưu tập của ông Trần Thắng cho thấy những mâu thuẫn trong tuyên bố của Trung Quốc về cái gọi là "chủ quyền không thể tranh căi" đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Trao đổi với VnExpress, ông Trần Thắng, chủ tịch Viện văn hóa - giáo dục Việt Nam (IVCE), cho biết các học giả tham dự hội thảo đều cho rằng, hiện chưa có sách hoặc công tŕnh nghiên cứu về Hoàng Sa và Trường Sa được viết bằng tiếng Anh được phát hành rộng răi. Điều này khiến các học giả quốc tế than phiền rằng họ không có tài liệu để nghiên cứu.

"Việt Nam được một số học giả quốc tế tranh đấu bảo vệ lợi ích Biển Đông. Chính phủ Việt Nam cũng cần lập ra quỹ về Biển Đông để tạo mọi điều kiện phát triển thông tin về Biển Đông. Từ nguồn ngân sách này, có thể dùng dịch sách, các công tŕnh nghiên cứu, phim tài liệu và tài liệu về Biển Đông sang tiếng Anh và tiếng Trung Quốc", ông Thắng nói và cho rằng quỹ Biển Đông cũng sẽ hỗ trợ cho các công tŕnh nghiên cứu Biển Đông.

Hiện Trung Quốc và các nước trong khối Đông Nam Á tăng cường phát triển quân sự, có nghĩa là phát triển "sức mạnh cứng". Cái giá phát triển sức mạnh cứng là hàng tỷ tỷ USD, trong khi giá thành phát triển sức mạnh mềm như đầu tư nghiên cứu Biển Đông chỉ vài triệu USD. "Điều quan trọng của sức mạnh mềm là ǵn giữ được hoà b́nh trong khu vực trong các cuộc xung đột về Biển Đông", ông Thắng nói.

"Tôi nghĩ Chính phủ cần phải công khai giải pháp cụ thể về Biển Đông. Ví dụ như trường hợp Philippines họ chọn giải pháp về môi trường biển và giá trị pháp lư về đường lưỡi ḅ để chống lại Trung Quốc tại ṭa án quốc tế, và giải pháp này được công khai trong nước và cả thế giới", ông cho biết thêm.

vietbf @ sưu tầm