PDA

View Full Version : Cô dâu Việt ở Trung Quốc mắc bệnh hiểm nghèo và chuyện t́nh cảm động


june04
05-23-2016, 04:47
Sang Trung Quốc lập nghiệp và ổn định gia đ́nh, chị Lê Thu Giang vượt qua rất nhiều khó khăn để gây dựng một cơ ngơi tương đối ổn. Tuy nhiên, ông trời dường như không ưu ái khi bắt chị phải chịu căn bệnh ung thư ác tính.

http://intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=888635&stc=1&d=1463978821

Biết tin vợ mắc u lympho, anh Lam Quảng Bồng rất suy sụp nhưng vẫn tỏ ra mạnh mẽ trước mặt vợ. T́nh cảm của hai người khiến các bác sĩ đang chữa trị cho chị Giang rất cảm động.

Bén duyên tại Việt Nam
Theo QQ, anh Lam là người ở thành phố Quảng An, tỉnh Tứ Xuyên. Năm 7 tuổi, mẹ anh qua đời, sau đó bố anh cũng bỏ nhà đi. V́ thế, từ bé đến lớn, chỉ có anh và bà nội rau cháo nuôi nhau.

Từ năm 14 tuổi, anh đă đi t́m việc làm để kiếm tiền và được nhận vào một nhà máy da giày tại thành phố Đông Hoàn. Nhờ chăm chỉ học hỏi, anh Lam nhanh chóng từ một công nhân trở thành kỹ thuật viên chuyên thiết kế các mẫu giày.

Năm 2010, khi nhà máy này mở chi nhánh tại Việt Nam, anh được điều sang đây làm việc. Lúc đó, chị Giang, 23 tuổi, quê ở Hải Pḥng, vừa hoàn thành một khóa học tiếng Trung tại địa phương và trở thành phiên dịch viên ở nhà máy này.

Quen nhau qua công việc, hai người dần dà chia sẻ nhiều hơn. Cũng mất cha từ năm 5 tuổi, chị Giang đồng cảm với cuộc đời vất vả của anh Lam rồi hai người nảy sinh t́nh cảm.

Không lâu sau, nhà máy giày tại Việt Nam đóng cửa, anh Lam phải chia tay chị Giang trở về Đông Hoàn. Tuy nhiên, nỗi nhớ người bạn gái ở Việt Nam không nguôi ngoai, anh quyết định t́m cách quay lại Việt Nam làm việc.

Tháng 9/2011, hai người làm giấy chứng nhận kết hôn tại đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội, sau đó trở về Thành Đô, Tứ Xuyên, kết hôn.

Sau khi cưới, chị Giang cũng quyết định theo chồng sang Trung Quốc sinh sống. Với kinh nghiệm gần 20 năm trong ngành da giày, anh Lam chịu trách nhiệm thiết kế và sản xuất giày cho cửa hàng giày online của một người anh họ, c̣n chị Giang phụ trách dịch vụ khách hàng.

Sau một năm, đôi vợ chồng tách ra mở cửa hàng riêng và đăng kư bán hàng trên Taobao, trang mua sắm trực tuyến hàng đầu Trung Quốc. Công việc kinh doanh dần đi vào ổn định giúp anh Lam và chị Giang có đủ thu nhập để trang trải cuộc sống. Năm 2013, họ hạnh phúc chào đón con gái đầu ḷng.

Ung thư ác tính
Tuy nhiên, hồi tháng 3, chị Giang đột nhiên thấy cổ bị sưng. Sau khi chữa trị tại một bệnh viện gần nhà, hàm của chị lại nổi hạch. Dự cảm có điều chẳng lành, anh Lam đưa vợ lên bệnh viện lớn khám. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán chị Giang bị ung thư hạch ác tính hiếm gặp hay c̣n gọi là u lympho.

V́ là công dân Việt Nam, chị không có bảo hiểm y tế, trong khi chi phí điều trị lại quá cao. Dù đă được bệnh viện hỗ trợ, đôi vợ chồng vẫn c̣n một số tiền lớn phải trả trước khi lên bệnh viện lớn để thực hiện xạ trị.

Nh́n vợ đối mặt với căn bệnh hiếm gặp, anh Lam rất suy sụp nhưng trước mặt vợ vẫn tỏ ra mạnh mẽ để chị an ḷng. Trong khi đó, chị Giang bày tỏ ư định từ bỏ việc chữa trị do điều kiện kinh tế của hai người khó khăn. T́nh cảm vợ chồng của họ khiến các bác sĩ rất cảm động.

Một bác sĩ cho hay dù căn bệnh của chị Giang là hiếm gặp nhưng nếu xạ trị kịp thời, sức khỏe vẫn có thể cải thiện. V́ chi phí xạ trị khá lớn so với gia đ́nh bệnh nhân này, người bác sĩ đă quyết định kêu gọi bạn bè và người thân quyên góp giúp vợ chồng chị Giang.

Đến hôm 13/5, chỉ 3 ngày sau khi đăng thông tin trên mạng xă hội, ông đă nhận được hơn 20.200 nhân dân tệ (hơn 3.000 USD) từ hàng trăm bạn bè, đồng nghiệp, các doanh nhân trong địa phương lẫn những nhà hảo tâm ở xa.

Những ngày này, v́ gia đ́nh chẳng c̣n ai thân thích nên một ḿnh anh Lam vừa chăm sóc vợ trong bệnh viện vừa chăm lo cho con gái hai tuổi. Họ ăn tại căng-tin bệnh viện và ngủ trên một chiếc giường gần chị Giang.

Anh Lam đă dốc hết tiền tiết kiệm, vay mượn thêm từ bạn bè và được các nhà hảo tâm quyên góp nhưng vẫn không đủ để trả chi phí chữa bệnh cho vợ. V́ thế, anh quyết định nhờ một người họ hàng xa chăm chị Giang, gửi con ở nhà trẻ và quay về xưởng giày để tiếp tục kiếm tiền.

"Chặng đường chữa trị trước mắt vẫn c̣n dài nhưng tôi sẽ tiếp tục kiên tŕ, không từ bỏ hy vọng", anh nói

vietbf @ sưu tầm

tctd
05-23-2016, 04:57
Made in china không chết, cũng loi họng