Log in

View Full Version : Trung Cộng ê chề v́ chính sách được đầu tư khủng nhất trong lịch sử thất bại thảm hại


pizza
06-21-2016, 19:49
Điều ǵ đă đưa đến thất bại này?
Một chính sách tốn quá nhiều công sức và tiền bạc của TQ…
Tại sao lại công cốc như vậy?

Trung Quốc phát động chiến dịch “tiến về phía Tây” từ đầu những năm 2000 chủ yếu bằng cách xây dựng CSHT hiện đại và khai thác tài nguyên thiên nhiên.

Chiến dịch này được thúc đẩy mạnh khi Trung Quốc đưa ra một gói kích thích kinh tế trên toàn quốc sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Tiếp đó, kế hoạch của Chủ tịch Tập Cận B́nh nhằm khôi phục Con đường tơ lụa, tuyến đường thương mại sa mạc cổ xưa giữa Đông và Tây, đă cũng làm gia tăng động lực cho chiến dịch “Tây tiến” này.

Thành phố mới Lan Châu, ở tỉnh Cam Túc được coi là hiện thân của “giấc mơ đôi” của Trung Quốc. Một mặt, nó được kỳ vọng sẽ tạo bệ phóng cho vùng phía Tây nghèo đói ḥa vào ḍng chảy kinh tế bằng cách đầu tư ồ ạt vào cơ sở hạ tầng. Mặt khác, nó sẽ củng cố vị trí của ḿnh ở trung tâm châu Á thông qua sự hồi sinh của Con đường tơ lụa cổ xưa.

http://vietbf.com/forum/attachment.php?attac hmentid=900727&stc=1&d=1466538444
Các khu đô thị mới ở Lan Châu vắng bóng người. Ảnh: The Washington Post
Khoảng 10 tỷ USD đang được đầu tư để san lấp mặt bằng cho khu Lan Châu mới và xây dựng cơ sở hạ tầng bao gồm đường bộ, đường sắt và mở rộng sân bay. Người ta chuyển nước từ một nhánh của sông Hoàng Hà để lưu trữ trong ba hồ chứa lớn, nhằm tạo ra một thành phố mà theo video quảng cáo là rất nhiều hồ và sông ng̣i. Một trung tâm kết nối được h́nh thành, trong đó có khu tự do thương mại, để đảm bảo cho thành phố này được hưởng lợi từ vị trí của nó là nằm trên con đường tơ lụa mới. Các khu công nghiệp dành riêng cho sản xuất ô tô, chế tạo thiết bị, hóa dầu, y học cổ truyền Trung Quốc... được cho là sẽ tạo công ăn việc làm để duy tŕ một thành phố trên 1 triệu dân vào năm 2030.

Tuy nhiên, theo phản ánh của The Washington Post được Thời báo Kinh tế Sài G̣n dẫn lại, gần đây tại khu vực này, những chiếc cần cẩu đứng im bất động trong các công trường khu công nghiệp. Các khu dân cư mới được xây dựng cũng trống rỗng. Đường phố vắng hoe.

Thực tế là mặc dù Lan Châu mới có giá đất rẻ, có chính sách miễn thuế và được hưởng nhiều khoản trợ cấp lớn, nhưng nó vẫn phải chật vật để thu hút không chỉ nhà đầu tư, mà cả người dân đến ở.

Ông Xu Dawu, Phó Bí thư của thành phố Lan Châu mới, thừa nhận, mặc dù Lan Châu là một thị trấn rất quan trọng trên con đường tơ lụa, nhưng địa thế của nó bị kẹp giữa hai ngọn núi với một con sông chạy qua. Để thu hút nhiều hơn các ngành công nghiệp, ông cho rằng cần phải ra khỏi Lan Châu và t́m kiếm một không gian lớn hơn.

Các nhà kinh tế Trung Quốc cho rằng, tỉnh Cam Túc đang lâm vào những sai lầm kinh tế cơ bản: đầu tư vào các ngành công nghiệp nặng tại thời điểm dư thừa toàn cầu và xây dựng cơ sở hạ tầng ồ ạt trong khi cần phải giảm nợ.

“Đây là việc sao chép các mô h́nh phát triển cũ mà không cân nhắc thực tế ở địa phương” - Ding Wenfeng, Giáo sư kinh tế tại Viện Quản trị Trung Quốc, nhận xét. Ông thúc giục chính phủ “đạp phanh khẩn cấp” đối với dự án này. “Đô thị hóa và hiện đại hóa là quá tŕnh tự nhiên diễn ra”, ông nói. “Bạn không thể ép buộc nó xảy ra hoặc sao chép 1.000 mô h́nh tương tự nhau”.

Thực tế là mặc dù Lan Châu mới có giá đất rẻ, có chính sách miễn thuế và được hưởng nhiều khoản trợ cấp lớn, nhưng nó vẫn phải chật vật để thu hút không chỉ nhà đầu tư, mà cả người dân đến ở.

Ông Xu cũng thừa nhận, mặc dù Lan Châu là một thị trấn rất quan trọng trên con đường tơ lụa, nhưng địa thế của nó bị kẹp giữa hai ngọn núi với một con sông chạy qua. Để thu hút nhiều hơn các ngành công nghiệp, ông cho rằng cần phải ra khỏi Lan Châu và t́m kiếm một không gian lớn hơn.

Các nhà kinh tế Trung Quốc cho rằng, tỉnh Cam Túc đang lâm vào những sai lầm kinh tế cơ bản: đầu tư vào các ngành công nghiệp nặng tại thời điểm dư thừa toàn cầu và xây dựng cơ sở hạ tầng ồ ạt trong khi cần phải giảm nợ.

“Đây là việc sao chép các mô h́nh phát triển cũ mà không cân nhắc thực tế ở địa phương” - Ding Wenfeng, Giáo sư kinh tế tại Viện Quản trị Trung Quốc, nhận xét. Ông thúc giục chính phủ “đạp phanh khẩn cấp” đối với dự án này. “Đô thị hóa và hiện đại hóa là quá tŕnh tự nhiên diễn ra”, ông nói. “Bạn không thể ép buộc nó xảy ra hoặc sao chép 1.000 mô h́nh tương tự nhau”.

Ngoài ra, trên tạp chí Nature vào năm 2014, ba nhà khoa học Trung Quốc là Peiyue Li, Hui Qian và Jianhua Wu đă cảnh báo về những tác động môi trường đối với dự án này. Họ gọi đây là những “chủ trương dời núi” không được cân nhắc kỹ, và so sánh chúng với một cuộc “đại phẫu lớn trên bề mặt trái đất”.

Nhiều toan tính

Khi thực hiện chính sách Tây tiến, mục đích của Trung Quốc không chỉ là kích thích cho vùng phía Tây nghèo đói phát triển, mà sâu xa hơn, họ muốn thực hiện công cuộc cải cách, thực hiện "giấc mộng Trung Hoa", biến Trung Quốc thành cường quốc thế giới. Đặc biệt, nếu như “Con đường tơ lụa” mới được mở ra th́ Trung Quốc sẽ có một thị trường nhiều tiềm năng lớn, mở rộng dư địa trong chiến lược ngoại giao.

Chủ tịch Tập Cận B́nh tháng 9/2013 trong chuyến thăm 4 nước Trung Nam Á đă đề xướng với các nước này về ư tưởng thiết lập “Con đường tơ lụa mới”, mở ra không gian ngoại giao ở khu vực phía Tây Trung Quốc thông qua việc tiếp xúc lẫn nhau giữa Trung Quốc và các nước Trung Á.

Trong “Con đường tơ lụa mới” th́ “Con đường tơ lụa trên biển” được Trung Quốc đặc biệt quan tâm với nhiều tham vọng, với mục đích tạo ra một trật tự mới trên biển mà các nước, trước hết là các nước láng giềng ven biển đi theo một quỹ đạo do Trung Quốc điều hành và chi phối.

Qua việc sử dụng “con đường tơ lụa trên biển”, Trung Quốc cố gắng tạo ra một h́nh ảnh đất nước thân thiện, hữu nghị phục vụ cho sự trỗi dậy và mở rộng ảnh hưởng của ḿnh, tạo cơ hội cho Trung Quốc thúc đẩy chủ trương “gác tranh chấp, cùng khai thác” để khai thác các tài nguyên trên biển ở những khu vực mà “con đường tơ lụa trên biển” đi qua, nhất là nguồn năng lượng dầu, khí đáp ứng nhu cầu “khát” năng lượng của Trung Quốc.

“Con đường tơ lụa trên biển” là để thực hiện mưu đồ về lănh thổ và yêu sách biển đảo của Trung Quốc. Thực hiện thành công sáng kiến “Con đường tơ lụa trên biển” sẽ tạo ra “danh chính, ngôn thuận” và điều kiện thuận lợi cho việc hiện diện ra các vùng biển của Trung Quốc, trước hết là khu vực Biển Đông, eo biển Malacca, Ấn Độ Dương, giúp cho Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng trên biển và tăng cường ảnh hưởng về quân sự trên biển.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh không giấu tham vọng muốn tạo một vành đai kết nối hợp tác kinh tế với các nước Nam Á, các nước Trung Đông và Trung Quốc. Bởi lẽ Nam Á là thị trường có tiềm năng tiềm ẩn cực lớn với nhiều tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là năng lượng, trung tâm của con đường xuất khẩu hàng công nghiệp của Trung Quốc, có ư nghĩa đối với việc bảo vệ an ninh khu vực Tây Nam Trung Quốc.

Theo các chuyên gia, chiến lược Tây tiến của Trung Quốc ít nhiều sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới các nước láng giềng chứ không đơn thuần như lư luận của Trung Quốc cho rằng sẽ góp phần ổn định quan hệ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng. Thực hiện chiến lược này, Trung Quốc phải đối mặt với nhiều nguy cơ như khủng bố và mất ḷng tin đối với nhiều nước trên thế giới.