VietBF
Page 4 of 242 123 4 56781454 Last »

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   School | Kiến thức 2006-2019 (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=273)
-   -   Your's Health (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1234581)

florida80 04-07-2019 19:22

multivitamin chỉ phí tiền
 
1 Attachment(s)
Nghiên cứu mới: Xài multivitamin chỉ phí tiền
Monday, January 20, 2014 6:55:13 PM

HOA KỲ (NV) - “Hăy ngưng phí phạm tiền bạc cho mấy thứ thuốc bổ đa sinh tố (multivitamin). Chúng chẳng ích lợi chút nào!” HNGN.com trích dẫn lời nhắn của các nhà khảo cứu qua một nghiên cứu mới nhất gửi đến chúng ta.

UserPostedImage
(H́nh minh họa: Justin Sullivan/Getty Images)

Thông điệp này muốn nhắn nhủ đến những người hiện đang có một chế độ kiêng cữ “tương đối tốt,” biết lo cho sức khỏe nhưng không hay biết đến thông tin liên quan đến ngành kỹ nghệ trị giá $53 tỉ ở nước Mỹ.

Theo thống kê, khoảng 53% người Mỹ đang dùng ít nhất một loại thuốc bổ nào đó.

Bài viết mới được đăng trên tập san Annals of Internal Medicine, theo đó ba cuộc nghiên cứu về lợi ích do thuốc bổ đa sinh tố mang lại cho thấy chúng chỉ là con số không. Nghiên cứu phân tích tác dụng của thuốc bổ đối với bệnh tim mạch, ung thư, mức tử vong và sự giảm thiểu nhận thức. Họ khám phá thấy không có sự khác biệt nào giữa người có dùng thuốc bổ với người không hề uống.

Các nhà khảo cứu ghi nhận rằng mua thuốc bổ là hoàn toàn phí phạm tiền bạc, đặc biệt đối với người không bị vấn đề thiếu sinh tố nào và người biết ăn uống có đầy đủ sinh tố.

Thuốc bổ thảo mộc là ngành kỹ nghệ trị giá $5 tỉ bạc. Nhiều người xoay qua uống dược thảo thay v́ thuốc theo toa bác sĩ, tin tưởng rằng làm vậy có được sức khỏe tốt hơn. Lư do v́ chúng được quảng cáo là bào chế từ “thiên nhiên” và chất “hữu cơ”. Chúng được bày bán ở khắp các tiệm thuốc. Điều mà người ta không ư thức được là những nghiên cứu trước đây cho thấy dược thảo mang lại hơn 50,000 hiệu ứng tai hại.

Cơ thể con người chỉ có thể hấp thụ một vài liều lượng vitamin và khoáng chất mỗi ngày. Khi vượt qua giới hạn, lượng dư thừa sẽ bị tống khứ ra ngoài theo đường tiểu. Các sinh tố ḥa tan trong chất béo tích tụ trong cơ thể, sau này gây hại cho sức khỏe.

Các nhà nghiên cứu ở Cleveland Clinic nhận thấy rằng thặng dư vitamin E làm gia tăng nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt. Nghiên cứu khác cũng khám phá thấy dùng quá nhiều vitamin A gia tăng nguy cơ bị rỗng xương và nứt xương hông.

Tuy nhiên, mặc dù những khám phá từ nghiên cứu mới này, nhiều chuyên gia về sức khỏe vẫn bênh vực cho thuốc bổ multivitamin. Theo họ, nhiều người bị bệnh kinh niên không ăn được thức ăn có đầy đủ sinh tố, thuốc bổ đa sinh tố là giải pháp duy nhất đối với họ. Có người không dùng nhiều rau quả nên cũng cần đến multivitamin. Vitamin B12 là thứ sinh tố cần yếu chỉ có trong thịt, do đó người ăn chay phải lệ thuộc vào multivitamin để có đủ lượng sinh tố hằng ngày.

Nói tóm lại, dựa theo các nghiên cứu, không thể cho rằng multivitamin là vô bổ cho cơ thể, mà chính là sự tiêu thụ thái quá mới có hại mà thôi. (T.P.)/NV

Back to top

florida80 04-07-2019 19:24

Benefits of H20
 
1 Attachment(s)
Water! Water@

florida80 04-07-2019 19:25

NHỮNG TRIỆU CHỨNG CẦN LƯU Ư CHO NGƯỜI CAO TUỔI
 
NHỮNG TRIỆU CHỨNG CẦN LƯU Ư CHO NGƯỜI CAO TUỔI

1- Bỗng nhiên thấy tức thở

Lư do: có thể là do nghẽn mạch phổi(pulmonary embolus). Nhận xét: Cảm thấy khó thở sau khi tập thể dục hay đang ngồi có thể là do vận động hay do ưu tư lo lắng. Nhưng nếu đột nhiên bị khó thở có thể là do chứng nghẽn mạch phổi do cục đông máu làm nghẹt mạch máu trong phổi. Bệnh này có thể nguy hiểm tới tính mạng. Một lư do khác là tim lên cơn đau hoặc trụy tim. Cả hai t́nh huống trên đều làm cho bệnh nhân thở gấp hay khó chịu hoặc cảm thấy thiếu không khí . Cẩn đưa bệnh nhân đi cấp cứu.

2- Tim đập rộn trong khi đang ngồi yên

Lư do: có thể là do lên cơn đau tim (heart attack). Nhận xét: Đánh trống ngực (palpitations) có thể chỉ là v́ ưu tư lo lắng, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của cơn đau tim hay chứng loạn nhịp tim (arrhythmia) .Nên liên lạc với bác sĩ ngay.

3- Choáng váng chóng mặt khi ra khỏi giường

Lư do: có thể là do huyết áp thấp. Nhận xét: Chóng mặt vào buổi sáng được gọi là "huyết áp thế đứng thấp" (orthostatic hypotension) gây ra bởi sự loại nước (dehydration) , bệnh tiểu đường, bệnh Parkinson, bệnh trụy tim, hay thuốc men bao gồm cả thuốc lợi tiểu và thuốc huyết áp. Một lư do khác có thể là chứng "chóng mặt tư thế nhẹ " (benign positional vertigo) gây ra bởi sự xáo trộn của các bộ phận cân bằng của tai trong. Nên đi gặp bác sĩ để chẩn đoán.

4- Nước tiểu ṛ rỉ

Lư do: có thể là do chứng són đái (urinary incontinence) mà nguyên nhân không phải v́ lăo hoá, nhiểm khuẩn đường tiểu (urinary tract infection-UTI) , bệnh tiền liệt tuyến, dây thẩn kinh bị ép. hoặc tiểu đường Nhận xét: đi gặp bác sĩ để chẩn đóan

5- Đầu đau như búa bổ

Lư do: có thể là do xuất huyết năo Nhận xét: Trong phần lớn trường hợp đó là triệu chứng của chứng nhức nửa đầu (migraine) chỉ cần uống thuốc giảm đau và nghỉ ngơi là hết. Nhưng một vài trường hợp hiếm xẩy ra là chứng nhức đầu có thể là dấu hiệu có khối u hay xuất huyết trong năo. Cẩn đặc biệt chú ư là khi bị đau nhiều nửa bên đầu một cách đột ngột và kéo dài mà lại kèm theo buồn nôn, ói mửa, và chảy nước mắt. Trong trường hợp sau này phải đi bệnh viện gấp.

6- Mắt bị sưng vù

Lư do: có thể là do viêm dây thần kinh mắt (optic neuritis). Nhận xét: Dây thần kinh mắt có thể bị nhiễm khuẩn hay bị dị ứng. Nếu chữa sớm th́ không hại ǵ cho mắt v́ vậy cần đi bác sĩ khẩn cấp.

7- Tai đau và mắt nh́n thấy hai h́nh (song thị)

Lư do: có thể do tai giữa bị nhiễm khuẩn Nhận xét: Bệnh có thể trở thành nghiêm trọng bất ngờ v́ vậy cần đi bác sĩ cấp thời nếu chứng đau không dứt và/hoặc có bị thêm chóng mặt lảo đảo, nhức đầu, ói mửa, song thị, nửa ngủ nửa thức, cổ cứng đơ, sưng ở sau tai, sốt nhiều và liệt mặt.

8- Tự nhiên giảm sút kư

Lư do: có thể là do ung thư. Nhận xét: Nếu ăn uống vẫn b́nh thường như cũ mà đột nhiên bị sút cân th́ có thể là bị bệnh ác tính. Một nguyên nhân khác cũng có thể là do sự bất b́nh thường nội tiết (endocrinic abnormality) như bệnh tuyến giáp trạng (thyroid disorder), trầm cảm hay tiểu đường. Nên đi gặp bác sĩ ngay để chẩn đoán.

9- Đột nhiên đau háng

Lư do: có thể là do tinh hoàn bị xoắn Nhận xét: Đây là một khuyết tật bẩm sinh khá thông thường. Ống dẫn tinh trùng bị xoắn làm máu không chạy tới tinh hoàn. Cơn đau cũng giống như bị đá vào háng. Đôi khi ngoài cơn đau c̣n thấy bị sưng nữa. Trong ṿng 4 hay 6 tiếng th́ c̣n cứu đươc, chứ trễ từ 12 đến 24 tiếng th́ coi như phải cắt bỏ. Một nguyên nhân khác có thể là nhiểm khuẩn mào tinh hoàn (epididymis) tức là bộ phận trữ tinh trùng. Trong trường hợp này có thể dùng trụ sinh để chữa trị.

10 - Đau nhói gan bàn chân

Lư do: có thể là do bệnh thần kinh (neuropathy) . Nhận xét: Đau nhói cứ tái phát ở bất cứ chỗ nào trên cơ thể có thể là do sự nén ép dây thần kinh, tăng thông khí phổi (hyperventilation) hoặc bệnh thần kinh. Liên lạc với bác sĩ càng sớm càng tốt.

11- Vết thâm tím măi không tan Điều ǵ xẩy ra:

Lư do: bệnh tiểu đường. Nhận xét: Vết đứt hay thâm tím chậm lành có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường (dấu hiệu khác gồm có da bị ngứa hoặc đau nhói bàn tay hay bàn chân). Nên t́m cách giảm cân (giảm 10 phẩn trăm trọng lượng ảnh hưởng đáng kể lên mức đường trong máu), tập thể dục và coi chừng thói quen ăn uống.

12 - Răng đau buốt khi ăn Sô-cô-la Điều ǵ sẽ xẩy ra:

Lư do: viêm lợi. Nhận xét: Một trong những dấu hiệu đầu tiên của sâu răng là nhạy cảm với đồ ngọt. Dấu hiệu đầu tiên khác là răng mất mầu và có mùi khi cà răng. Kỹ thuật laser có thể phát hiện sớm các ổ răng sâu và tiêu diệt các vi khuẩn trước khi làm sâu răng.

13 - Ṿng eo rộng 42 inch Điều ǵ sẽ xẩy ra:

Lư do: bất lực. Nhận xét: Có thể bây giờ chưa có vấn đề nhưng trong tương lai bạn có thể bị loạn năng cường dương (erectile disfunction) . Nguyên do là v́ khi đàn ông quá mập các động mạch thường hay bị nghẹt nên ḍng máu không đủ làm cho cương. Hăy tập thể dục đều cho đến khi eo thon lại, thắt vừa dây lưng 34 inch.

14 - Mắt thoáng không thấy ǵ - chỉ trong một giây

Lư do: có thể là do đột quỵ (stroke). Nhận xét: Các yếu tố rủi ro chính của đột quỵ là cao huyết áp (trên 140/90) và cholesterol toàn phần cao hơn 200. Bị tê một bên người và tạm thời hai mắt không nh́n thấy ǵ là những dấu hiệu đáng chú ư nhất. Đột nhiên bị tê, nói liú lưỡi, hay mất thăng bằng có thể là bẳng chứng của một cơn đột quỵ nhẹ gọi là đột quỵ thiếu máu cục bộ đoản kỳ (transient ischemic attack- TIA). Đột quỵ nhẹ này thường báo trước một đột quỵ thật sự nên khi có triệu chứng của TIA th́ phải gặp bác sĩ ngay.

15 - Có cảm giác như bị ợ nóng (heartburn)

Lư do: có thể là do chứng đau thắt (angina). Nhận xét: Đau ngực cả hàng giờ, lúc có lúc không, được bác sĩ gọi là "hội chứng mạch vành không ổn định" (unstable coronary syndrome). Nguyên nhân là v́ các cục đông máu đươc tạo thành bên trong thành động mạch vành ngay tại chỗ mảng (plaque) bị bể vỡ. Khoảng 50 phẩn trăm những người có hội chứng trên đây sẽ bị lên cơn đau tim trong ṿng 6 tháng sau. Mỗi khi thấy đau thắt ngực, cần phải đi bệnh viện.

16 - Đau lưng nhiều

Lư do: có thể là do chứng ph́nh mạch (aneurysm). Nhận xét: Đau cũng tương tự như vừa dọn dep xong tủ quẩn áo bề bộn. Thế nhưng chườm nóng, nghỉ ngơi, uống thuốc giảm đau thông thường lại không khỏi. Nếu không phải v́ tập thể dục th́ đau lưng bất chợt như vậy có thể là dấu hiệu của chứng ph́nh mạch. Chứng đau này chỉ hết khi động mạch chủ bị bể. Một nguyên nhân khác của chứng đau lưng này - kém phần nguy hiểm hơn - là sạn thận. Bác sĩ cho chụp CT scan để xác định vị trí và h́nh dạng của chỗ mạch ph́nh, sau đó cho uống thuốc huyết áp hay giải phẫu ghép nối nhân tạo.

17- Ngồi lâu trên ghế không yên

Lư do : có thể do các cơ lưng bị căng thẳng. Nhận xét : Nếu cứ phải thay đổi vị thế ngồi luôn tức là có dấu hiệu các cơ lưng bị căng thẳng và điều này có thể dẫn đến đau lưng dưới. Cẩn phải lựa chọn ghế ngồi cho thoải mái, sao cho đầu ở vị trí ngay đối với cột sống để giảm tối thiểu sức căng thẳng trên cổ, vai và lưng dưới.

18 - Bạn mới biết thân phụ bị cao huyết áp

Điều ǵ sẽ xẩy ra: bạn cũng sẽ bị cao huyết áp luôn. Nhận xét: V́ bệnh cao huyết áp vừa phải không có dấu hiệu bên ngoài nên cẩn phải đo huyếp áp mỗi năm một lần, nhất là nếu trong gia đ́nh có tiền sử bị cao huyết áp. Nghiên cứu cho thấy là những người bị căng thẳng tinh thần v́ cha mẹ mắc bệnh cao huyết áp cũng có nhiểu rủi ro bị bệnh này luôn. Nếu số đo huyết áp cao hơn 140/90, bạn nên tập thể dục nhiều hơn, t́m cách sụt cân, giảm sodium trong chế độ ăn uống, ăn loại cá tốt cho tim, uống nhiều vitamin C.

19 - Tay bị run khi tập thể dục

Lư do: có thể là do cơ bắp bị mỏi mệt. Nhận xét: Nếu bạn đă bỏ tập cả nhiều tháng th́ cơ bắp bị run có thể là v́ mệt mỏi. V́ vậy khi mới tập trở lại bạn nên tập vừa phải, đừng tập quá mệt. Bạn hăy ngưng tập khi cảm thấy các cơ bắp bắt đầu run.

20 - Trong bàn tiệc bạn thấy mọi thứ đều quay cuồng

Lư do: do bạn đă quá chén. Nhận xét: Rượu làm suy yếu hệ thần kinh trung ương. V́ vậy nếu bạn uống quá nhiều, tất cả những ǵ trong cơ thể có liên quan tới hệ này sẽ đều bị suy yếu: trí phán đoán, khí sắc, khả năng phối hợp và quân b́nh, sự nhạy cảm với đau đớn, khả năng sinh dục… Bạn nên tránh đừng uống rươu nhiều. Bạn nên nhớ là nếu nồng độ rượu trong máu hơn 0.06 phần trăm là trên pháp lư bạn đă bị coi như là say rượu.

21- Đau dai dẳng ở bàn chân và cẳng chân

Lư do: nhiều triển vọng là do gẫy xương v́ sức nén (stress fracture). Nhận xét: Cũng giống như các mô khác trong cơ thể, xương tự tái tạo. Nhưng nếu bạn tập thể dục quá mạnh, xương không có cơ hội để lành trở lại nên một vết gẫy v́ sức nén (stress fracture) sẽ có thể xuất hiện. V́ thế mu bàn chân và phiá trước cẳng chân sẽ đau dai dẳng. Bạn càng tập thể dục th́ càng đau và ngay cả khi ngưng nghỉ cũng đau. Uống thuốc ibuprofen hay paracetamol không ăn thua ǵ. Thuốc mầu phóng xạ cho thấy chỗ xương gẫy qua h́nh chụp tia X, và bác sĩ sẽ bắt bạn phải nghỉ tập cho đến khi xương lành. Trường hợp xấu nhất là bạn phải bó bột vài tuần.

22 - Đau như cắt ở bụng

Lư do: V́ vùng giữa xương sườn và háng có kẹt đầy các bộ phận nên đau có thể là triệu chứng hoặc của viêm ruột thừa, viêm tụy tạng hoặc của túi mật bị sưng. Cả ba trường hợp đểu có cùng một nguyên nhân : v́ một lư do nào đó các bộ phận này đă bị nhiễm khuẩn nguy hại đến tính mạng. Nhận xét : Nếu để bộ phận nói trên bể vỡ ra th́ bệnh nhân có thể bị chết, v́ vậy cẩn đi bệnh viện cấp thời.

23- Cẳng chân bị đau và sưng to

Lư do: có thể là do chứng huyết khối tĩnh mạch sâu (deep vein thrombosis –DVT). Nhận xét: Chỉ cẩn ngổi một chỗ liền chừng 6 tiếng hay hơn là máu sẽ tụ ở cẳng chân dưới tạo thành cục đông máu (gọi là chứng huyết khối tĩnh mach sâu). Cục đông máu đủ lớn sẽ làm nghẹt tĩnh mạch bắp chân gây đau và sưng. Xoa cẳng chân là điểu đầu tiên bạn sẽ làm nhưng cũng là điều tệ hại nhất v́ cục đông máu lớn có thể chạy ngược lên phổi, điều nầy gây nguy hiểm đến tính mạng của bạn. Muốn chụp h́nh tia X để định bệnh DVT bác sĩ phải chích chất mẩu vào tĩnh mach. Bác sĩ sẽ cho thuốc làm tan cục đông máu hoặc đặt cái lọc vào tĩnh mạch để chặn cục đông máu không cho chạy lên phổi.

24 - Tiểu tiện bị đau

Lư do: có thể là do ung thư bàng quang (bọng đái). Nhận xét: Rặn tiểu là cả một cực h́nh và nước tiểu lại có màu rỉ sắt. Đau và máu trong nước tiểu là hai triệu chứng của ung thư bàng quang. Hút thuốc là yếu tố rủi ro bị bệnh lớn nhất. Nếu khám phá sớm bệnh có 90 phẩn trăm triển vọng được chữa khỏi. Nhiễm khuẩn bàng quang cũng có cùng các triệu chứng như trên (Theo "24 warning signs you cannot afford to ignore").

(st) / MGP


Back to top

florida80 04-07-2019 19:26

« Ăn uống đúng cách » vừa thoát bệnh, vừa cứu Trái đất
 
« Ăn uống đúng cách » vừa thoát bệnh, vừa cứu Trái đất

Ăn uống sai cách có hại cho sức khỏe là điều đông đảo mọi người ngày càng hiểu rơ. Tuy nhiên, c̣n ít người gắn liền việc ăn uống đúng cách, có lợi cho sức khỏe cá nhân, với việc bảo vệ môi trường tự nhiên, hay nói cách khác đối với « sức khỏe » của hành tinh.

Hôm thứ Tư vừa qua, trên The Lancet, tạp chí y học nổi tiếng Anh Quốc, 37 nhà khoa học (từ 16 quốc gia) công bố « Thực đơn lư tưởng » có tên gọi « Sức khỏe Hành Tinh / Planetary Health ». Nếu nhân loại thực hiện được thực đơn này, ít nhất sẽ có 11 triệu người thoát chết hàng năm, và đồng thời lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính sẽ giảm mạnh và đa dạng sinh học được bảo vệ.

Bí quyết của thực đơn này là ǵ ? Theo nghiên cứu được công bố trên The Lancet, Thực đơn lư tưởng hàng ngày gồm trung b́nh 300 gram rau, 200 gram quả, 200 gram hạt toàn phần các loại (gạo, ngô…), 250 gram sữa hoặc thực phẩm tương đương, nhưng chỉ có 14 gram thịt đỏ. Để bù vào lượng protein thiếu hụt, có thể thay thịt đỏ bằng thịt gia cầm (29 g), cá (28 g), trứng (13 g) hay các loại hạt có chứa nhiều protein, như hồ đào, óc chó… (50 g).


Tiêu thụ thịt ở quy mô lớn tại các nước giàu, các nhóm xă hội khá giả ở những nước đang phát triển không những gây tổn hại cho sức khỏe của chính người sử dụng mà cho cả môi trường, và là một nguồn khí thải gây hiệu ứng nhà kính quan trọng. Thay đổi lớn cần có trong chế độ ăn với cư dân các nước phát triển là tăng gấp bội lượng rau quả và các loại hạt, đồng thời giảm ít nhất là một nửa lượng thịt và đường, trong khẩu phần ăn hàng ngày. Cụ thể là với người Mỹ, trung b́nh cần giảm tiêu thụ « thịt đỏ » 20 lần so với hiện nay (đang ở mức 280 gram/ngày), với người Pháp, khoảng 3 lần (46 gram/ngày).

« Thay đổi triệt để chế độ ăn » là có thể

Giáo sư Tim Lang, Đại học Luân Đôn, người lănh đạo cuộc nghiên cứu nói trên, nhấn mạnh là trong vấn đề ăn uống, nhân loại đang phạm phải « những sai lầm nghiêm trọng ».

Tại các nước phát triển hay đang tăng trưởng mạnh, hàng loạt căn bệnh măn tính, như béo ph́, tiểu đường, huyết áp, hoặc một số loại bệnh ung thư là do chế độ ăn uống không đúng cách. Theo nghiên cứu nói trên, ăn uống thừa chất và không đúng cách là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Người chết do nguyên nhân này c̣n cao hơn cả tổng số người thiệt mạng do tiêu thụ rượu, thuốc lá, ma túy, quan hệ t́nh dục không được bảo vệ. Ước tính khoảng 2,4 tỉ dân cư thế giới đang sử dụng quá nhiều thực phẩm so với mức cần thiết.

Ngược lại với t́nh trạng ở các nước phát triển, tại phần c̣n lại của thế giới, hơn 800 triệu người hoặc thiếu ăn, hoặc phải sử dụng thực phẩm không bảo đảm chất lượng. Đây là nguồn gốc của nhiều bệnh tật và tử vong sớm.

Theo giáo sư Tim Lang, việc « thay đổi triệt để chế độ ăn » trong thế kỷ 21 là điều tuy khó, nhưng không phải là không thể được, bởi kinh nghiệm cho thấy chế độ ăn uống của con người đă thay đổi rất nhiều trong thế kỷ 20. Những ai có dịp sống qua nhiều thời kỳ, nhiều xă hội, nhiều điều kiện khác nhau, th́ ngay trong thời gian một đời người cũng có thể ghi nhận điều này.

Các nhà nghiên cứu không hy vọng toàn nhân loại áp dụng nhất loạt « Thực đơn lư tưởng » này. Chỉ cần áp dụng một phần t́nh trạng sức khỏe cá nhân và sức khỏe của hành tinh cũng có đă có những cải thiện trông thấy.

florida80 04-07-2019 19:27

thể thao hiệu nghiệm như thuốc »
 
thể thao hiệu nghiệm như thuốc »

Thể dục, thể thao đều đặn thường xuyên là liều thuốc ngừa bệnh hiệu nghiệm nhất. Đó là kết quả kiểm chứng khoa học vừa được công bố.

Với tựa « thể thao hiệu nghiệm như thuốc », Le Figaro công bố kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu y tế và khoa học Pháp Inserm. Sau hai năm nghiên cứu, với 1800 chương tŕnh khoa học chuẩn bị cho xu hướng lăo hóa tại Pháp, Inserm cho biết nếu tập luyện ba lần mỗi tuần và kiên nhẫn lâu dài, 10 loại bệnh kinh niên như tiểu đường loại 2, suyễn, béo ph́, suy tim có thể được cải thiện đến 25%.

florida80 04-07-2019 19:28

XOA BÓP HUYỆT VỊ Ở CHÂN MỖI NGÀY,
 
XOA BÓP HUYỆT VỊ Ở CHÂN MỖI NGÀY,
HIỆU QUẢ DƯỠNG SINH HƠN THUỐC BỔ

Dưỡng sinh chân trần là một loại phương pháp rất đặc biệt, bởi vì lòng bàn chân có rất nhiều huyệt vị, đi lại bằng chân trần có thể kích thích huyệt vị lòng bàn chân, do đó dẫn đến hiệu quả dưỡng sinh bảo vệ sức khỏe. Đi bằng chân trần giúp tăng cường khả năng chống lạnh, khiến cơ thể ít sinh bệnh, còn có thể kích thích đầy đủ lòng bàn chân, do đó tăng cường khả năng của não bộ. Kích thích huyệt vị bàn chân thời gian dài sẽ làm tăng tuần hoàn máu, trị liệu bệnh ở chân cũng rất tốt.

NHỮNG ĐIỂM TỐT CỦA DƯỠNG SINH BẰNG CHÂN TRẦN:

1. CHÂN TRẦN LĂN QUẢ BÓNG TENNIS, GIẢM ĐAU LƯNG

Bạn có thể thử đem quả bóng tennis đặt ở dưới lòng bàn chân, chầm chậm lăn quả bóng từ gót chân đến ngón chân và ngược lại, làm trong 2-3 phút, là có thể làm giãn cơ vùng lưng và giảm đau nhức.

2. VỪA XEM TIVI VỪA GIẪM LÊN ĐẬU TƯƠNG, CÓ THỂ GIẢM BÉO BÀI ĐỘC

Ở phía trước ghế sô-pha rải một ít hạt đậu tương, sau đó mỗi ngày xem tivi thì đồng thời dùng chân trần dẫm lên. Bởi vì đậu tương có kích thước thích hợp, kích thích vừa phải lên huyệt vị lòng bàn chân, giúp tăng cường chuyển hóa, nên đạt được tác dụng bài độc đốt mỡ.

3. XƠ MƯỚP XÁT LÒNG BÀN CHÂN, LÀM ĐẸP DA

Mỗi ngày sau khi rửa chân xong lấy xơ mướp dùng sức xát lên lòng bàn chân, cho đến khi nóng thì dừng. Làm như vậy giúp tuyến thượng thận tăng cường bài tiết hooc-môn, dẫn đến giảm lắng đọng sắc tố, do đó khiến da trắng nõn mà đàn hồi.

4. TẬP QUẶP NGÓN CHÂN, GIÚP TĂNG CƯỜNG CHỨC NĂNG DẠ DÀY RUỘT

Nếu như chức năng dạ dày ruột suy nhược, thì bạn có thể tập luyện quặp ngón chân, hoặc tập dùng ngón 2 và ngón 3 để cặp đồ vật, như vậy sẽ kích thích kinh lạc, nếu kiên trì thực hiện thì các triệu chứng như tiêu hóa không tốt, táo bón, tiêu chảy sẽ được cải thiện.


3 PHƯƠNG PHÁP TẬP BÀN CHÂN

1. ĐẤM LÒNG BÀN CHÂN

Buổi tối trước khi đi ngủ dùng nắm đấm đấm vào lòng bàn chân, có thể tiêu trừ mệt nhọc của cả một ngày dài, tăng cường tuần hoàn máu toàn thân, khiến cho chức năng bài độc của nội tạng được nâng cao, tuần hoàn máu lưu thông không trở ngại, đồng thời tăng cường tốc độ thiêu đốt mỡ.

Cách làm: lấy lòng bàn chân làm trung tâm, tiến hành có tiết tấu, lực đấm sao cho hơi có cảm giác đau, đấm chừng 100 lần, khoảng 2 phút là hoàn thành.

2. ĐUNG ĐƯA HAI CHÂN

Tuần hoàn máu hai chân không tốt, sẽ dẫn đến mất cân bằng chức năng nội tạng và bài tiết hooc-môn, độc tố trong cơ thể không kịp thời loại bỏ, tốc độ trao đổi chất quá chậm dẫn đến tích lũy mỡ, gây béo phì. Chỉ cần kích thích vùng chân là có thể gia tăng tuần hoàn máu, tăng nhanh chuyển hóa.

Cách làm: Nằm ngửa trên giường hoặc sàn nhà, giơ hai chân lên, sau đó hai chân làm động tác như đạp xe đạp. Thực hiện 2 phút, sẽ khiến tuần hoàn máu thông suốt, thiêu đốt mỡ, ngoài ra còn có thể cải thiện giấc ngủ.

3. ĐI LẠI BẰNG CHÂN TRẦN

Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là khiến cho lòng bàn chân có cơ hội được rèn luyện, khi đi lại thì cố gắng để lòng bàn chân được kích thích, như đi chân trần trên nền đá cuội, hoặc chuẩn bị một tấm thảm có những chỗ gồ tròn mịn.

Đại Hải biên dịch Theo secretchina

florida80 04-07-2019 19:29

HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH
 
HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH
(HCRKT=Irritable Bowel Syndrome=IBS)
BS Trần Minh Thiệu



HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH (HCRKT=Irritable Bowel Syndrome=IBS) là một rối loạn tiêu hoá chức năng đặc trưng bởi triệu chứng đau bụng và thay đổi thói quen đi tiêu mà không t́m thấy tổn thương thực thể nào. Osler đặt ra tên gọi “VIÊM ĐẠI TRÀNG NHẦY” vào năm 1892 khi ông viết về một rối loạn bao gồm đau bụng và tiêu phân nhày xảy ra với một tỷ lệ cao ở những bệnh nhân có bệnh tâm lư đi kèm. Kể từ đó, hội chứng này đă được gọi bằng nhiều thuật ngữ khác nhau như đại tràng co thắt, đại tràng kích thích, đại tràng thần kinh…

Một trong những bệnh lư đường ruột thường gặp nhất ở nước ta cũng như trên thế giới là HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH - IBS (Irritable bowel syndrome) (Viết tắc là HCRKT)
•Tỷ lệ mắc bệnh từ 5%- 20% dân số, tỷ lệ này thay đổi theo từng nghiên cứu, theo từng vùng dân cư. Tỷ lệ nữ mắc gấp hai lần nam giới, hoàn cảnh xă hội có ảnh hưởng tới sự phát sinh của HCKT.

•Ở Hoa Kỳ là khoảng 20% dân số mắc phải và chi phí điểu trị khoàng 8 tỷ đô la hàng năm .

•Ở Việt Nam chiếm tới 83,38% ở các người bệnh có vấn đề về tiêu hóa

•Các nước Âu Mỹ có tỷ lệ mắc IBS cao hơn ở châu Á và Trung Đông.

Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, bệnh kéo dài làm người bệnh luôn lo lắng căng thẳng mất ngủ, luôn luôn lo sợ bị các bệnh hiểm nghèo khác của ruột.

1. HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH LÀ G̀?

Có nhiều nghiên cứu trên thế giới đă chứng minh HCRKT là rối loạn chức năng của ống tiêu hóa nhưng biểu hiện chủ yếu là các triệu chứng của đại tràng theo Thomson W.D.(1990) đă định nghĩa: Các rối loạn chức năng của ruột tái đi tái lại nhiều lần mà không t́m thấy các tổn thương về giải phẫu, tổ chức học, sinh hóa ở ruột gọi là HCRKT (irritable bowel sydrome - IBS).
Hiện nay, nhờ các thăm ḍ hiện đại về h́nh thái và chức năng của ruột trên thực nghiệm và lâm sàng đă dần làm sáng tỏ cơ chế điều chỉnh ống tiêu hóa chủ yếu là sự tác động qua lại giữa hệ thống thần kinh trung ương với hệ thống thần kinh ruột ( trục năo-ruột) - hệ thống mạng lưới thần kinh (plexuces) hoạt động cùng với nhau để thực hiện nhịp nhàng chức năng b́nh thường của ruột.

2. CƠ CHẾ SINH BỆNH CỦA HCRKT: GỒM 3 NỘI DUNG SAU.
•Sự cảm thụ bất thường chức năng ống tiêu hóa: Tăng tính nhậy cảm, nội tạng dễ kích thích.

•Thay đổi tính chịu đựng của ruột, giảm khả năng chịu áp lực của khối thức ăn ở một số đoạn ruột.

•Rối loạn vần động của ruột, tăng nhu động ruột gây ỉa chảy, giảm nhu động ruột gây táo bón.


3. CHẨN ĐOÁN HCRKT:

3.1. Triệu chứng lâm sàng:
•Rối loạn chức năng tiêu hóa có thể biểu hiện các triệu chứng lâm sàng trên toàn bộ ống tiêu hóa.

•Phần trên ống tiêu hóa: Hội chứng trào ngược dạ dày-thực quản, chứng khó tiêu, đầy tức bụng.

•Phần dưới ống tiêu hóa: Triệu chứng chủ yếu ở đại tràng (táo bón chức năng, ỉa chảy chức năng) được gọi là đại tràng co thắt, hoặc đại tràng bị kích thích, hoặc rối loạn chức năng đại tràng.

3.2. Tiêu chuẩn Rome III:

HCRKT được chẩn đoán dựa theo tiêu chuẩn Rome III. Năm 2006, hội nghị tiêu hóa quốc tế tại Rome đă đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán HCRKT như sau:

Đau bụng hoặc cảm giác khó chịu ở bụng kéo dài 12 tuần hoặc trong 12 tháng trước đó, không nhất thiết liên tục, kèm theo:
•Giảm đi sau đại tiện.

•Thay đổi h́nh dạng khuôn phân.

•Thay đổi số lần đi đại tiện.

Ngoài các triệu chứng trên có thể gặp thêm các triệu chứng không đặc hiệu nhưng gợi ư chẩn đoán HCRKT:
•Số lần đại tiện không b́nh thường (>3 lần/ngày hoặc <3lần/tuần).

•Phân không b́nh thường (lỏng, cứng, nhăo).

•Đại tiện có lúc phải chạy vội vào nhà xí, hoặc phải rặn nhiều,hoặc cảm giác đi chưa hết phân.

•Bụng chướng hơi, cảm giác nặng tức bụng.

•Phân có nhầy mũi nhưng không bao giờ có máu.

•Các triệu chứng không đặc hiệu trên luôn thay đổi theo thời gian, phụ thuộc vào chế độ và thức ăn đồ uống
•Nếu ăn uống các thức ăn không thích hợp ngay lập tức xuất hiện các triệu chứng rối loạn; nếu ăn kiêng các triệu chứng có thể hết.

HCRKT gồm nhiều triệu chứng cơ năng, các triệu chứng thay đổi, trong các triệu chứng có thể phân thành 2 thể loại:
•Các triệu chứng về tiêu hóa biểu hiện chính là đau bụng, bụng chướng hơi, rối loạn đai tiện, rối loạn phân.

•Các triệu chứng ngoài ống tiêu hóa phụ thuộc vào thời gian bệnh kéo dài: Đau đầu, mất ngủ, các triệu chứng về rối loạn tâm lư (lo lắng, sợ bệnh hiểm nghèo...).

3.3. Triệu chứng cận lâm sàng:
•Xét nghiệm máu b́nh thường.

•Xét nghiệm phân, cấy phân t́m vi khuẩn b́nh thường.

•Sinh thiết, xét nghiệm mô bệnh học đại tràng b́nh thường.

•Chụp X.Q khung đại tràng, b́nh thường hoặc có rối loạn co bóp nhu động
•Nội soi đại-trực tràng b́nh thường.

•Qua thăm khám và xét nghiệm có thể giúp chúng ta phát hiện một số triệu chứng báo động về bệnh lư thực tổn để chẩn đoán phân biệt với HCRKT.

Các triệu chứng báo động:
•Chán ăn, sụt cân.

•Thiếu máu.

•Sốt, tăng BC, tốc độ máu lắng tăng.

•Đại tiện phân có nhầy máu.

•Phân nhỏ dẹt thường xuyên.

•Các triệu chứng rối loạn phân mới xảy ra ở người > 40 tuổi.

•Tiền sử gia đ́nh có người bị ung thư đại tràng.

4. Chẩn đoán phân biệt: HCRKT với một số bệnh thường gặp.

4.1. HCRKT có ỉa chảy:
•Nhiễm trùng đường ruột.

•Suy giảm miễn dịch.

•Ung thư đại-trực tràng.

•U lympho ruột.

•Dị ứng thức ăn.

•Thiếu men lactase.

•Viêm loét đại trực tràng chảy máu.

•Viêm đại tràng vi thể.

•Hội chứng Crohn

4.2. HCRKT có táo bón - đau bụng nổi trội:
• U đại tràng.

•Bệnh to giăn đại tràng.

•U tụy.

•Ngộ độc ch́.

•Thoát vị.

•Bệnh sỏi mật và viêm túi mật.

•Rối loạn chuyển hóa porphyrine.

5. ĐIỀU TRỊ:

Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy bệnh nhân bị HCRKT dễ tăng nhu động ruột so với người b́nh thường, các triệu chứng thường tái đi tái lại, kéo dài nhiều năm, bệnh nhân phải đi khám bệnh nhiều nơi, tâm lư luôn ngờ vực, lo lắng sợ bệnh nặng, bệnh ác tính. Bác sĩ điều trị cần thiết lập mối quan hệ tin cậy, chắc chắn, kiên định với người bệnh, cần giải thích cho bệnh nhân hiểu thấu đáo về HCRKT làm nhẹ đi sự lo lắng từ các triệu chứng của chính họ, hướng dẫn họ điều trị chi tiết, cẩn thận, tạo ḷng tin cho người bệnh.

Một số lưu ư khi điều trị HCRKT:
•Điều trị theo triệu chứng nổi trội là hợp lư và hữu ích.

•Chưa có thuốc riêng biệt nào điều trị hết mọi triệu chứng của HCRKT.

•Điều trị có thể không làm dứt hẳn triệu chứng nhưng sẽ cải thiện tốt hơn chất lượng cuộc sống của người bệnh, các triệu chứng lâm sàng có thể giảm hoặc mất sau điều trị nhưng rất dễ tái phát.

•Không nên dùng thuốc kháng sinh, chỉ dùng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn ruột.


ĐIỀU TRỊ CỤ THỂ:

5.1. Chế độ ăn rất quan trọng trong điều trị HCRKT:
•Khi đang có triệu chứng rối loạn tiêu hóa nên tránh ăn các thức ăn, nước uống không thích hợp.

•Thức ăn khó tiêu, dễ sinh hơi như: Khoai, sắn, bánh ngọt nhiều bơ, hoa quả có nhiều đường (cam, quưt, soài, mít...)
•Đồ uống nhiều đường và có gas, chất kích thích (rượu, cà fê, gia vị chua cay...)
•Những thức ăn để lâu, bảo quản không tốt
•Nếu có ỉa chảy tránh ăn qua nhiều thức ăn có nhiều chất xơ (rau muống, rau cải, dưa...).

5.2. Chế độ luyện tập rất cần thiết, phải kiên tŕ:
•Luyện tập chế độ đại tiện 1 lần trong ngày, xoa bụng buổi sáng khi ngủ dậy để gây cảm giác muốn đại tiện.

•Luyện tập thư giăn, khí công, tập thể dục, đi bộ thường xuyên.

5.3. Thuốc điều trị triệu chứng:
•Chống đau, giảm co thắt: Duspataline, No-spa, Spasfon...

•Chống táo bón: uống nhiều nước, ăn thức ăn nhiều chất xơ, thuốc nhuận tràng (Forlax, Tegaserod, Duphalac...)

•Chống ỉa chảy: Smecta, Actapulgite, Imodium....

•Chống sinh hơi: Meteospasmyl, pepsan, than hoạt...

•Thuốc an thần kinh: Rotunda, Seduxen, Dogmatyl...


XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ NẶNG CỦA HCRKT VÀ XỬ TRÍ (THEO GI-MIMS, 2005-2006):

A. Nhẹ:
•Triệu chứng không thường xuyên.

•Rối loạn tâm lư ít.

•Điều trị: Giáo dục về bệnh, ăn kiêng, chọn thức ăn thích hợp.

B. Trung b́nh:
•Triệu chứng thường xuyên, ảnh hưởng đến hoạt động b́nh thường.

•Suy giảm tâm lư.

•Triệu chứng nặng lên - t́m yếu tố thúc đẩy.

•Thay đổi nếp sinh hoạt, tâm lư liệu pháp, chế độ ăn kiêng.

•Dùng thuốc kiểm soát triệu chứng.

C. Nặng:
•Đau bụng thường xuyên.

•Suy giảm tâm thần tiềm ẩn.

•Điều trị như trên kết hợp với thuốc an thần hoặc thuốc tâm thần.

florida80 04-07-2019 19:31

NỘI KHOA - NỘI TIẾT (ENDOCRINOLOGY)
 
NỘI KHOA - NỘI TIẾT (ENDOCRINOLOGY)
12 Dấu Hiệu Chắc Chắn Của Bệnh Thận


(Theo Sina Health)


Làm thế nào để phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh thận? Giáo sư Vương Bạo Khôi ở Trung Quốc đă đưa ra 12 dấu hiệu rơ ràng nhất. Vào thời kỳ đầu của bệnh thận, người bệnh ít cảm thấy đau đớn. Do đó, những dấu hiệu manh nha của những căn bệnh này thường dễ dàng bị bỏ qua. Mới đây, trang Sina Health đă phỏng vấn chuyên gia đầu ngành về thận – giáo sư Vương Bạo Khôi về vấn đề này.


Quote:
Sơ Lược Thông Tin về Giáo sư Vương Bạo Khôi:

Giáo Sư Vương Bạo Khôi được coi là nhân tài ưu tú của Y học Trung Quốc hiện tại, Ông hiện là Bác Sĩ và là Giám đốc bệnh viện thận Đông Phương trực thuộc Đại học Y Dược Bắc Kinh. Bên cạnh đó, ông c̣n đảm nhiệm chức Phó chủ nhiệm Ủy ban nghiên cứu thận tại Bắc Kinh, nguyên là ủy viên ban thường vụ của Hiệp hội Y khoa nghiên cứu về bệnh thận trong nước.


Chia sẻ về những dấu hiệu đầu của các bệnh về thận, giáo sư Vương Bạo Khôi cho biết: "Nhiều người bị mắc các căn bệnh này chỉ tiến hành thăm khám khi cảm thấy cơ thể không khỏe mạnh. Do đó, phần lớn bệnh t́nh của họ đều được phát hiện khi đă vào giai đoạn nghiêm trọng, thậm chí có trường hợp nguy hiểm đến t́nh mạng, phải tiến hành lọc máu".

Dưới đây là danh sách 12 dấu hiệu báo trước những thay đổi về t́nh trạng của thận được đưa ra bởi giáo sư - bác sĩ đầu ngành Vương Bạo Khôi.

CƠ THỂ VÀ TINH THẦN BẤT THƯỜNG

Khi công năng thận có biểu hiện không tốt, nhiều chất cặn bă sẽ không được bài tiết qua đường nước tiểu. Sự ứ đọng của các chất này sẽ khiến tinh thần mệt mỏi, cơ thể bải hoải, cả người cảm thấy như không c̣n chút sức lực.

Nếu thận có bệnh, protein và các chất dinh dưỡng khác sẽ bị ṛ rỉ qua đường nước tiểu, làm cho cơ thể mất sức.

Tuy nhiên, dấu hiệu này có thể bị nhiều người nhầm lẫn với t́nh trạng lao lực quá độ hay một vài nguyên nhân khác. Cũng v́ thế, sự bất thường về cơ thể và tinh thần này dễ bị các bệnh nhân bỏ qua.

CHÁN ĂN

Không có cảm giác thèm ăn, kén ăn, thậm chí nôn mửa cũng được coi là một số dấu hiệu sớm của bệnh thận.

Khi rơi vào t́nh trạng này, nhiều người thường chủ động xét nghiệm, khám về đường tiêu hóa hoặc chuyên khoa gan.

Nếu dạ dày và gan không phát hiện vấn đề khác lạ, không thể loại trừ khả năng các căn bệnh về thận là nguyên nhân gây nên những triệu chứng này.

NƯỚC TIỂU CÓ BỌT

Bọt xuất hiện trong nước tiểu có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có bệnh thận.

Khi công nặng thận gặp rối loạn, protein trong cơ thể sẽ bị thoát ra từ đường nước tiểu, tạo thành các bọt có thể phát hiện bằng mắt thường.

ĐAU THẮT LƯNG

Vị trí của thận nằm ở hai bên của cột sống. Khi thận mắc bệnh, cơ thể sẽ được báo hiệu bằng những cơn đau ở vùng thắt lưng.

LƯỢNG NƯỚC TIỂU BẤT THƯỜNG

Người khỏe mạnh thường đi tiểu từ 4 - 6 lần/ngày và thải ra khoảng 800 – 2000ml nước tiểu.

T́nh trạng nước tiểu quá nhiều hoặc quá ít là một trong những dấu hiệu báo trước các chứng bệnh liên quan đến thận.

PHÙ NỀ

Uống quá nhiều nước hoặc ngủ nhiều là những nguyên nhân phổ biến gây ra t́nh trạng phù nề ở mặt, mí mắt, chân tay hoặc một số bộ phận khác.

Tuy nhiên, ít ai biết rằng, các bệnh về thận cũng là một trong số những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng phù nề.

NƯỚC TIỂU ĐỤC NHƯ L̉NG TRẮNG TRỨNG HOẶC ĐI TIỂU RA MÁU

Đây được xem là hai dấu hiệu nổi bật giúp người bệnh có thể sớm phát hiện các bệnh về thận. Khi bắt gặp t́nh trạng này, chúng ta nên nhanh chóng tiến hành thăm khám.

Lưu ư: một số thầy thuốc không thuộc chuyên khoa thận thường bỏ qua hai dấu hiệu nguy hiểm này. Do đó, người bệnh cần thăm khám đúng chuyên khoa tại các bệnh viện uy tín để có được kết quả chính xác nhất và tiến hành điều trị kịp thời.

THIẾU MÁU

Một trong số những nguyên nhân phổ biến gây ra thiếu máu chính là do các vấn đề về thận.

Bên cạnh công năng bài tiết, thận c̣n có vai tṛ điều ḥa nội tiết và các hormone trong máu. Do đó, khi cơ quan này rơi vào t́nh trạng rối loạn chức năng, người bệnh có thể bị chứng thiếu máu.

TIỂU ĐƯỜNG

Bệnh thận đái tháo đường là nguyên nhân chiếm vị trí thứ nhất của suy thận mạn ở các nước phương Tây. “Cầu thận đái tháo đường” là tên bệnh dùng để chỉ những tổn thương cầu thận thứ phát do tiểu đường gây nên.

Do đó, các bệnh nhân đái tháo đường nên điều trị kịp thời để tránh các biến chứng như urê huyết hay một số chứng bệnh về thận.

CAO HUYẾT ÁP

Nhiều nghiên cứu đă chỉ ra rằng chứng tăng huyết áp gây ra suy thận và ngược lại, suy thận có thể gây nên tăng huyết áp.

Do đó, vấn đề đặt ra là phải kiếm soát được huyết áp để tránh bị suy thận, và cần điều trị tốt suy thận mới có thể hạn chế được tăng huyết áp.

BỆNH GOUT VÀ TĂNG ACID URIC MÁU

Axit uric máu tăng cao sẽ gây ra tăng huyết áp và biến chứng suy thận.

Gout là một bệnh khớp do rối loạn chuyển hoá, gây ra bởi t́nh trạng lắng đọng các tinh thể urat ở các mô của cơ thể, do tăng acid uric trong máu.

Hàm lượng uric quá cao trong máu sẽ khiến acid uric gây ra chứng cao huyết áp hoặc lắng đọng ở thận, làm tổn thương chức năng của cơ quan này.

NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIẾT NIỆU

Người bệnh bị nhiễm trùng đường tiết niệu thường xuyên và kéo dài có thể dẫn đến chứng suy thận.

Giáo sư Vương Bạo Khôi cho biết, ông từng tiếp xúc với nhiều bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Đa số họ đều tiến hành điều trị muộn và không triệt để nên thường rơi vào t́nh trạng suy giảm chức năng thận.

florida80 04-07-2019 19:32

PHƯƠNG PHÁP "ĐƠN GIẢN" ĐỂ G̀N GIỮ SỨC KHỎE
 
PHƯƠNG PHÁP "ĐƠN GIẢN" ĐỂ G̀N GIỮ SỨC KHỎE:
Uống 1 ly Nước Ấm vào Buổi Sáng khi thức dậy
(Nguồn: MyiLife)


ĐIỀU G̀ XẢY RA VỚI CƠ THỂ KHI BẠN "UỐNG NƯỚC ẤM" LÚC ĐÓI VÀO MỖI SÁNG?

Nhiều người thường bắt đầu ngày mới với một tách trà nóng hay cà phê. Nhưng bạn có biết rằng, uống một cốc nước lọc ấm mỗi sáng sẽ rất có lợi cho bạn.

Uống nước ấm khi dạ dày trống rỗng vào mỗi buổi sáng có nhiều tác dụng tích cực đối với cơ thể của bạn, bao gồm cả thúc đẩy tiêu hóa, loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, giảm đau, cải thiện lưu thông...

Dưới đây là những ǵ sẽ xảy ra khi bạn uống nước ấm mỗi sáng khi đang đói:

1) Giải độc cho các cơ quan trong cơ thể

Uống một cốc nước nóng vào buổi sáng có thể loại bỏ các độc tố nguy hiểm từ cơ thể của bạn. Nước và các chất lỏng khác có tác phân hủy thức ăn trong dạ dày và thúc đẩy tiêu hóa. Bởi vậy, ngay cả sau bữa ăn, thay v́ uống nước lạnh, bạn hăy uống nước ấm để cải thiện quá tŕnh tiêu hóa.

2) Cải thiện sự trao đổi chất

Nếu bạn bị đau dạ dày, hăy uống một cốc nước ấm vào buổi sáng trước khi ăn sáng. Điều này sẽ cải thiện sự trao đổi chất và cơ thể của bạn sẽ hoạt động đúng cách. Hơn nữa, uống nước ấm lúc này sẽ làm dịu các chứng đau dạ dày và giúp bạn cảm thấy dễ chịu.

3) Giúp giảm đau

Những cơn đau do chuột rút trong thời ḱ kinh nguyệt có thể được xoa dịu bằng cách uống nước ấm. Trên thực tế, đây là một phương thuốc tự nhiên mà vẫn có tác dụng. Nước ấm làm giăn các cơ bắp của dạ dày và giúp làm dịu cơn đau. Uống nước ấm không chỉ tốt cho những cơn đau do chuột rút trong ḱ kinh nguyệt mà c̣n có tác dụng đối với bất ḱ cơn đau do chuột rút ở thời điểm nào v́ nước ấm khi vào cơ thể giúp cải thiện lưu thông mao mạch và làm thư giăn các cơ bắp.

4) Giúp giảm cân

Uống một cốc nước ấm vào buổi sáng có thể giúp bạn giảm cân nhanh hơn. Lư do là bởi v́ nước ấm làm tăng nhiệt độ của cơ thể và các cơ quan bên trong cơ thể. Điều này dẫn đến khả năng đốt cháy nhiều calo hơn. Uống nước ấm cũng có tác dụng tích cực đối với hoạt động thận và các cơ quan bài tiết nên sẽ giảm t́nh trạng tích nước trong cơ thể, dẫn đến tăng cân.

5) Làm chậm quá tŕnh lăo hóa

Không ai thích lăo hóa sớm và nhanh già, đặc biệt là phụ nữ. May mắn thay, nguy cơ này có thể tránh được bằng cách uống nước ấm mỗi sáng. Độc tố trong cơ thể thúc đẩy quá tŕnh lăo hóa, nhưng uống nước ấm mỗi sáng lại giúp loại bỏ độc tố ra ngoài một cách hiệu quả. Nhờ đó, việc làm này cũng có tác dụng làm chậm quá tŕnh lăo hóa. Ngoài ra, uống nước ấm c̣n cải thiện độ đàn hồi của da, giúp bạn luôn có làn da sáng, khỏe mạnh và giảm nếp nhăn.

florida80 04-07-2019 19:33

CHỨNG SỢ TUỔI GIÀ (GERASCOPHOBIA)
 
CHỨNG SỢ TUỔI GIÀ (GERASCOPHOBIA)


Do những hoàn cảnh nhất định, một số người có biểu hiện sợ tuổi già một cách bất thường và dai dẳng, mà y văn gọi là CHỨNG SỢ TUỔI GIÀ (GERASCOPHOBIA). Những người này sợ một cách thái quá dù đang trong t́nh trạng khỏe mạnh và no đủ về vật chất. Họ lo lắng nhan sắc phai tàn đi kèm với bệnh tật triền miên. Họ sợ ḿnh sẽ không c̣n được tự do đi lại, phải sống cuộc sống thụ động và phụ thuộc chẳng khác nào bị “giam lỏng” trong nhà sau khi về hưu. Những quan điểm tiến bộ của xă hội về sắc đẹp và tuổi già cũng không có tác dụng làm vơi đi nỗi sợ của họ. Thuật ngữ “GERASCOPHOBIA” có xuất xứ từ tiếng Hy Lạp, gồm “GERAS” nghĩa là tuổi già và “PHOBOS” là nỗi sợ. GERASCOPHOBIA là một chứng sợ lâm sàng thường được xếp vào nhóm các chứng sợ cụ thể, tức nỗi sợ được kích hoạt bởi một nhân tố, vật thể hoặc hoàn cảnh cụ thể nhất định.

Chứng sợ tuổi già thường khởi đầu bằng những nỗi lo sợ bị bỏ mặc, mất khả năng lao động và tự chăm lo cho bản thân. Phần lớn các đối tượng mắc chứng sợ này là những người c̣n trẻ và khỏe mạnh.

TRIỆU CHỨNG CỦA CHỨNG SỢ TUỔI GIÀ

Các triệu chứng bao gồm việc đánh mất vẻ đẹp ngoại h́nh, lo sợ tương lai, sợ phải phụ thuộc vào người khác trong sinh hoạt hằng ngày, và sợ mất đi vị trí xă hội khi về già.

Những biểu hiện cụ thể:
•Sống tách biệt với hiện thực;

•Thường xuyên lo âu, sợ hăi mà không rơ nguyên nhân;

•Khó thở;

•Đổ mồ hôi nhiều;

•Buồn nôn;

•Miệng khô;

•Cơ thể run rẩy;

•Tim đập nhanh;

•Không thể giao tiếp hoặc suy nghĩ một cách b́nh tĩnh, lưu loát;

•Sợ chết.

Đặc điểm chung của chứng sợ tuổi già

Những người mắc phải chứng sợ này luôn thường trực nỗi lo nhan sắc và sức khỏe giảm sút khi tuổi cao, từ đó dẫn đến e sợ tương lai. Nhờ khả năng tự lập mà con người có được sự tự tin, v́ vậy càng lớn tuổi, họ càng cảm thấy mất dần sự tự tin đó khi phải thường xuyên nhờ sự hỗ trợ của người khác để thực hiện những sinh hoạt hằng ngày. Khi nỗi sợ này lớn dần, người bệnh có xu hướng tách biệt với cuộc sống hằng ngày và tự cô lập ḿnh. Đây thực sự là một chứng sợ đáng quan tâm trong thời đại ngày nay, khi mà giá trị của sắc đẹp và sự trẻ trung luôn được truyền thông đề cao. Xă hội ca ngợi tuổi trẻ đến mức khiến cho người ta dễ đánh đồng tuổi già với sự vô dụng. V́ vậy, ở một góc độ nhất định, có thể thấy việc con người ngày nay trở nên nhạy cảm với tuổi già là một điều dễ hiểu, khi chính xă hội cũng góp phần tạo ra áp lực đó.

CHỨNG SỢ TUỔI GIÀ Ở PHỤ NỮ

Nhan sắc luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của phụ nữ, nhất là trong thời đại ngày nay, với sự ra đời của những công nghệ làm đẹp như mỹ phẩm và phẫu thuật thẩm mỹ. Đồng thời, nỗi lo về tuổi tác và sự tàn phá của thời gian cũng tăng theo. Hầu hết phụ nữ thường bị ám ảnh bởi quan niệm già nua là xấu xí, mà một phần trong đó có sự tác động không nhỏ của xă hội.

Bên cạnh những đặc điểm chung đă đề cập ở phần trên, chứng sợ tuổi già ở phụ nữ c̣n có những nguyên nhân do đặc thù giới tính. Ngoài việc mất dần sức hấp dẫn bên ngoài do tuổi tác, phụ nữ càng lớn tuổi th́ khả năng sinh con càng giảm sút và tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Đối với phụ nữ c̣n độc thân, tuổi cao là một trở ngại lớn trong việc t́m kiếm bạn đời, chưa kể đến ảnh hưởng từ định kiến xă hội. Thực tế cũng chứng minh, ngay ở kinh đô điện ảnh Hollywood, trong khi tài tử George Clooney vẫn liên tục được xướng tên trong danh sách những người đàn ông hấp dẫn nhất hành tinh hằng năm dù nam diễn viên này đă 50 tuổi; th́ nữ diễn viên Glenn Close – một biểu tượng t́nh dục trên màn bạc được các đấng mày râu ngưỡng mộ vào thập niên 80-90 – nay đă không c̣n được xem là hấp dẫn ở độ tuổi ngoài lục tuần.

Ngoài ra, các thống kê cho thấy phụ nữ càng lớn tuổi càng đối mặt với nhiều nguy cơ về bệnh tật, đặc biệt là ung thư, như ung thư vú, ung thư buồng trứng hay ung thư ruột kết. Về mặt xă hội, việc phải sống phụ thuộc cũng sẽ khiến cho phụ nữ khi về già có nhiều nguy cơ đối mặt với những khó khăn hoặc tranh chấp về mặt tài chính, gia đ́nh hay nhà ở.

ĐIỀU TRỊ CHỨNG SỢ TUỔI GIÀ

Cũng như đối với những chứng rối loạn lo lắng khác, người mắc chứng sợ tuổi già cần phải đến bác sĩ và làm theo các chỉ dẫn để t́m ra phương pháp điều trị phù hợp nhất với ḿnh. Bằng các phương pháp trị liệu và tham vấn, bệnh nhân được tạo điều kiện bày tỏ căn nguyên của nỗi sợ và những ǵ dẫn đến nỗi sợ đó. Các phương pháp điều trị thường gặp đối với chứng sợ tuổi già là dùng thuốc chống trầm cảm, áp dụng liệu pháp hành vi, tái hiện kư ức, các kĩ thuật thư giăn và các liệu pháp hồi phục tinh thần. Bệnh nhân thường sợ rằng họ sẽ mất dần vai tṛ chủ động và vị trí xă hội khi về già, c̣n các chuyên gia điều trị sẽ giúp họ nhận ra rằng về hưu không phải là dấu chấm hết, rằng có một cuộc sống thú vị khác sau khi nghỉ hưu.

Đối với những phụ nữ sợ tuổi già, chị em cần học cách chấp nhận tuổi già như một quy luật tất yếu và không thể tránh khỏi của cuộc sống. Thay v́ để cho tâm trí bị ám ảnh bởi những nếp chân chim, hăy nghĩ về những việc có ích, những điều hay lẽ phải ḿnh đă làm được trong cuộc sống và hăy tự hào v́ điều đó. Thay v́ để cho cảm giác nuối tiếc lấn át, chị em cần h́nh thành quan niệm rằng con người được sinh ra để làm những việc có ích phù hợp với mỗi giai đoạn của cuộc đời và tuổi già không đồng nghĩa với sự vô dụng. Hăy sống một cuộc sống năng động, làm những công việc ưa thích như đọc sách, xem phim, hoặc đi chơi, tham gia các hoạt động xă hội với bạn bè thuộc đủ mọi lứa tuổi.

Luôn ǵn giữ một lối sống lành mạnh và chủ động, th́ dù tuổi đă cao, chúng ta vẫn có thể sống ích cho gia đ́nh và xă hội, bằng cách này hay cách khác.

florida80 04-07-2019 19:35

HỒI SINH CAO CẤP TRẺ SƠ SINH VÀ NHI ĐỒNG
 
HỒI SINH CAO CẤP TRẺ SƠ SINH VÀ NHI ĐỒNG
(EUROPEAN PEDIATRIC LIFE SUPPORT)

BS NGUYỄN VĂN THỊNH

NHẬP ĐỀ
NHỮNG NGUYÊN NHÂN CỦA NGỪNG TIM-HÔ HẤP
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM Ở TRẺ EM



Quote:

Những mục tiêu


Cuối chương này, các bạn hẳn có thể :
• Thảo luận và so sánh căn nguyên của ngừng tim-hô hấp của trẻ em và người lớn.

• Thảo luận tiên lượng của ngừng tim nguyên phát và thứ phát.

• Biết những đặc điểm cơ thể học, sinh lư và thần kinh của nhũ nhi và trẻ em.



I. NHỮNG NGUYÊN NHÂN CỦA NGỪNG TIM HÔ HẤP

Những nguyên nhân của ngừng tim-hô hấp của trẻ em không giống với người lớn do những khác nhau về sinh lư học, cơ thể học và bệnh lư học. Những khác nhau này thay đổi trong thời kỳ tăng trưởng, thời kỳ sơ sinh, vào tuổi ấu thơ (bao gồm tuổi thiếu niên) và cho đến tuổi trưởng thành.

Ngừng tim nguyên phát do một loạn nhịp tim loại rung thất hay tim nhịp nhanh thất vô mạch là thường xảy ra hơn ở người lớn. Sự xuất hiện đột ngột và không tiên đoán được, phản ánh bệnh tim nội tại. Khử rung sớm là điều trị của rung thất. Mỗi phút mất di trước khi khử rung làm giảm những khả năng trở lại một tuần hoàn ngẫu nhiên 10%.

Ngừng tim thứ phát thường xảy ra hơn ở trẻ em và phản ánh một quá tŕnh tận cùng khi bệnh nguyên không được kiểm soát. Nhịp trước tận cùng (rythme préterminal) thường xảy ra nhất là tim nhịp chậm dẫn đến vô tâm thu hay hoạt động điện vô mạch.

Những nhịp này không phải do một bệnh của tim nhưng do một chức năng tim bất b́nh thường, hậu quả của một giảm oxy mô (hypoxie tissulaire) nghiêm trọng dẫn đến một loạn năng cơ tim (dysfonction myocardique). Điều này có thể là do một suy hô hấp với oxygénation không thích đáng hay một hạ huyết áp do một bất túc tuần hoàn. Lúc khởi đầu, cơ thể thực hiện một đáp ứng sinh lư thích ứng nhằm bảo vệ tim và năo bộ khỏi t́nh trạng giảm oxy mô, dẫn đến một t́nh huống suy hô hấp hay tuần hoàn bù (insuffisance respiratoire ou circulatoire compensée).Tuy nhiên, cơ thể cuối cùng bị kiệt quệ.

Đó là giai đoạn suy hô hấp hay tuần hoàn mất bù (insuffisane respiratoire ou circulatoire décompensée) tùy theo nguyên nhân gây bệnh. Hai loại suy hô hấp và tuần hoàn có thể hiện diện đồng thời. Khi t́nh huống trở nên nghiêm trọng, suy hô hấp và/hoặc tuần hoàn dẫn đến suy tim-hô hấp và sau đó dẫn đến ngừng tim-hô hấp (bảng 1).


UserPostedImage

Bảng 1. Những hậu quả của một suy hô hấp hay tuần hoàn tiến triển không được điều trị ở nhũ nhi và trẻ em.


II. TIÊN LƯỢNG

Tiên lượng của hồi sinh khi ngừng tim-hô hấp là u tối, nhất là nếu ngừng kéo dài. Sự nhận biết những t́nh huống đi trước ngừng tim-hô hấp và sự điều trị nó một cách thích đáng là thiết yếu. Sự nhận biết và hồi sinh một đứa bé ngừng hô hấp (giai đoạn cuối cùng của suy hô hấp mất bù) mà tim vẫn đập được liên kết với một tỷ lệ sống c̣n lâu dài 50 đến 70% trong khi tỷ lệ sống sót không di chứng thần kinh của một đứa bé ngừng tim hô hấp là dưới 5%. Những nguyên nhân của các bệnh của trẻ em so với những bệnh của người lớn phải được đặt tương quan với những khác nhau về sinh lư và cơ thể học.Những khác nhau này hàm ư một tŕnh tự ưu tiên điều trị căn cứ trên A• đường dẫn khí (với sự bất động cột sống cổ trong chấn thương Ac), B-hô hấp (Breathing), C-tuần hoàn và D-trạng thái tâm thần (Disability). Phương tiện để nhớ ABCD chỉ ưu tiên dành cho những giai đoạn chủ yếu của xử trí về mặt đánh giá và điều trị, có thể áp dụng cho tất cả các trẻ em. Phương pháp này cho phép cứu sống.

III. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ EM

A. ĐƯỜNG DẪN KHÍ.

1. MŨI VÀ HẦU

Vào lúc sinh, nắp thanh môn (épiglotte) nằm ở mức cột sống cổ thứ nhất, nghĩa là nằm cao và rất về phía trước. V́ lư do này đường dẫn khí đặc biệt dễ bị tắc do đè ép bên ngoài của các mô mềm.

Nhũ nhi bắt buộc phải thở bằng mũi cho đến 6 tháng tuổi. Do đó, năng lực mà nó có thể tiêu xài khi bị tắc mũi (ví dụ do những chất tiết v́ bị nhiễm trùng hô hấp) có thể đáng kể và dẫn đến suy hô hấp. Những lư do cơ học như atrésie des choanes, tắc gây nên bởi một ống thông mũi-dạ dày hay do sparadrap làm tắc các lỗ mũi, có thể gây nên một chướng ngại đáng kể đối với không khí đi qua mũi.

2. TƯƠNG QUAN GIỮA ĐẦU VÀ CỔ.

Về mặt tỷ lệ, đầu của trẻ sơ sinh là lớn so với thân ḿnh của nó. Được kết hợp với một xương chẩm tương đối dô ra, nên ở tư thế nằm đầu có khuynh hướng gập lên cổ, điều này dẫn đến tắc thanh quản, vốn mềm mại. Tuổi càng lớn, về mặt tỷ lệ, đầu càng trở nên nhỏ hơn so với ngực và cổ dài ra, và thanh quản trở nên đề kháng hơn với áp lực bên ngoài. Mặt và miệng của nhũ nhi v́ hẹp so với lưỡi có kích thước lớn, nên lưỡi làm tắc dễ dàng đường khí của đứa bé trong t́nh trạng mất tri giác. Sàn miệng dễ đè ép, điều này có thể gây nên tắc đường khí nếu ta không áp dụng những biện pháp thận trọng khi mở đường khí.

3. THANH QUẢN

Ở nhũ nhi thanh quản nằm cao so với thanh quản của người lớn (ở người lớn thanh quản nằm ở mức các đốt sống cổ thứ 5 hay 6). Nắp thanh môn (épiglotte) cong h́nh chữ U lồi ra trong hầu với một góc 45 độ ; các dây thanh âm ngắn.

Dưới 8 tuổi, phần hẹp nhất của thanh quản là sụn nhẫn (cartilage cricoide) trong khi sau 8 tuổi, thanh quản có h́nh trụ cho đến tận các phế quản gốc.

Những đặc điểm cơ thể học này có những hàm ư về thực hành sau đây :
• Các thủ thuật khai tắc một vật lạ có thể thất bại ở trẻ em nhỏ tuổi bị tắc đường dẫn khí một phần, với nguy cơ biến đổi tắc một phần thành tắc hoàn toàn. Vật lạ có thể kẹt vào phần hẹp nhất của thanh quản, nghĩa là ở mức sụn nhẫn.

• Khi đưa vào lưỡi đèn thanh quản, việc kiểm soát lưỡi tương đối lớn có thể khó khăn và sự xê dịch của lưỡi về phía sau có thể gây tắc đường dẫn khí do vị trí cao của nắp thanh môn và thanh quản.

• Vị trí đầu (position céphalique) của thanh quản tạo một góc nhọn giữa khẩu hầu và thanh môn (glotte). Điều này làm cho việc nh́n trực tiếp thanh môn khó khăn với một đèn soi thanh quản. Do đó để nh́n dễ dàng hơn, hăy dùng một lưỡi thẳng (lame droite) hơn là một lưỡi cong (lame courbe).

• Việc đưa vào ống thông khí quản có thể bị trở ngại bởi commissure trước của các dây thanh âm, nằm cao hơn so với commissure postérieure.

• Một ống thông khí quản không có quả bóng có thể được sử dụng ở trẻ em dưới 8 tuổi v́ lẽ kích thước của ống thông được xác định bởi phần hẹp nhất của đường khí, nghĩa là ở mức ṿng sụn nhẫn. Một ống thông có kích thước đúng đắn cho phép đóng kín vùng sụn nhẫn, điều này cho phép thông khí áp lực dương mà không quá gây ṛ quanh ống thông. Một ống thông khí quản quá nhỏ gây nên ṛ khí, liên kết với một sự thông khí không hiệu quả. Cho đến cách nay ít lâu, các ống thông có quả bóng (sonde à ballonnet) bị chống chỉ định ở trẻ em dưới 8 tuổi. Tuy nhiên người ta đă chứng minh rằng khi ống thông có quả bóng có kích thước thích đáng và khi áp suất quả bóng được theo dơi, nó có thể được sử dụng ở trẻ nhỏ (xem chương 3)


Đường dẫn khí của trẻ em và nhũ nhi hẹp hơn so với đường dẫn khí của người lớn. Do đó nhũ nhi đặc biệt nhạy cảm với phù nề. Đường kính tuyệt đối của đường dẫn khí cũng nhỏ hơn, các nhiễm trùng hô hấp gây nên một tỷ lệ tử vong quan trọng hơn ở các trẻ em so với người lớn. Các hậu quả của phù nề có thể hiểu được do áp dụng định luật Poiseuille. Định luật này đặt sự liên hệ giữa sức cản của một khí lưu thông trong ống với chiều dài của nó, viscosité của chất khí và đường kính ống dẫn theo công thúc sau đây :


UserPostedImage


Một sự giảm nhẹ đường kính của đường dẫn khí có một ảnh hưởng quan trọng lên lưu lượng oxy và CO2 qua hệ hô hấp.

B. HÔ HẤP

Các lá phổi không được thành thục vào lúc sinh với một interface khí-phế nang 3m2 so với 70m2 ở người lớn. Số lượng những đường dẫn khí nhỏ gia tăng 10 lần giữa lúc sinh và tuổi trưởng thành. Vào lúc sinh, sự mở của các phế nang của một trẻ sơ sinh sinh non có thể bị biến đổi bởi một thiếu hụt surfactant. Sự cho surfactant ngoại tại có thể cho phép mở các phế nang và sau đó việc duy tŕ sự mở này có thể cần thiết.

Cơ học thông khí (mécanique ventilatoire) thay đổi với tuổi tác. Ở nhũ nhi, các xương sườn có thể uốn nắn và các cơ gian sườn tương đối yếu và không hiệu quả so với cơ hoành. Điều này đóng một vai tṛ quan trọng trong động lực học hô hấp (dynamique respiratoire) của trẻ nhỏ. Cơ hoành là cơ chủ yếu của thông khí nhũ nhi và cử động của nó về phía dưới lúc thở vào kéo ngực về phía bụng điều này tạo nên một effet de vide cho phép mang không khí vào đường hô hấp trên và trong hai lá phổi. Những chướng ngại vật lư đối với sự co cơ hoành có thể có nguồn gốc ở bụng (căng trướng dạ dày, tràn khí phúc mạc, tắc ruột) hay nguồn gốc ở phổi (tăng phồng trong trường hợp viêm tiểu phế quản, hen phế quản hay hít vào một vật lạ) và có thể dẫn đến một thông khí không có hiệu quả.

Ở trẻ lớn hơn, các cơ gian sườn được phát triển hơn và góp phần một cách đáng kể vào cơ học thông khí ; các xương sườn cốt hóa và biến hóa thành một cấu trúc cứng, trở nên đề kháng hơn trong trường hợp détresse respiratoire. Có thể có một co rút gian sườn và ức quan trọng ở trẻ nhỏ trong trường hợp suy hô hấp, trong khi co rút này không quan trọng ở trẻ lớn hơn.

C. TUẦN HOÀN

Thể tích lưu thông của một trẻ sơ sinh là 80ml/kg và giảm với tuổi để đạt 60-70 ml/kg ở người lớn. Đối với một trẻ sơ sinh 3kg, thể tích này là 240 ml ; ở 6 tháng tuổi với một trọng lượng 6kg, thể tích lưu thông là 480 ml. V́ lẽ thể tích lưu thông bé, các trẻ rất nhạy cảm với sự mất nước. Do đó không lấy làm ngạc nhiên khi những trường hợp ỉa chảy giết chết mỗi năm hàng triệu trẻ em trên thế giới.

D. TRẠNG THÁI TÂM THẦN

Một trong những khó khăn mà ta có thể gặp với trẻ rất nhỏ là nó không thể diễn tả những xúc cảm của nó. Do đó, khi ta điều trị một trẻ bệnh hay bị thương, điều rất quan trong là đến với nó với sự cảm thông và tử tế. Không phải là khó lắm khi tưởng tượng một đứa bé có thể hoảng sợ như thế nào khi nó bị bệnh và khi bố mẹ bi căng thẳng đem nó đến bệnh viện, trong một môi trường xa lạ hay những người lạ mang lại cho nó những điều không thoải mái. Sự nhận thức làm giảm sự sợ hăi. Điều quan trọng là hăy giải thích rơ ràng những điều một cách trực tiếp cho đứa trẻ. Nếu có thể những lời giải thích phải được thực hiện bằng một ngôn ngữ dễ hiểu đối với đứa bé. Bố mẹ phải có thể được ở gần con ḿnh, ngay cả trong khi hồi sinh ; sự hiện diện của họ trong điều trị cho phép làm giảm sự e sợ, stress và sự lo âu của đứa bé và của bố mẹ của nó.

Năng lực diễn đạt của đứa bé được cải thiện khi lớn lên. Tuy nhiên phải nhớ rằng trong t́nh huống stress, lo âu hay đau đớn, đứa bé có thể thoái lui. Phải xét đến điều đó khi đánh giá thần kinh đứa bé. V́ lẽ trạng thái c̣n non nớt về mặt diễn đạt trước 5 tuổi, thang điểm Glasgow được biến đổi đối với lứa tuổi này.

E. TUỔI VÀ TRỌNG LƯỢNG

Đứa trẻ khác với người lớn v́ tầm vóc nhỏ thay đổi với tuổi. Chính v́ thế ở đứa trẻ trọng lượng quan trọng v́ lẽ các loại thuốc được cho tùy theo trọng lượng cơ thể.

Trong t́nh huống cấp cứu, ta không có thời gian để cân đứa bé. Công thức sau đây cho phép đánh giá gần đúng trong lượng của đứa bé tùy theo tuổi tính bằng số năm (giữa 1 và 10 tuổi).

Trọng lượng (kg) = 2 x (tuổi tính bằng số năm + 4)

Có những giải pháp khác thí dụ règle de Broselow. Thước này đo kích thước của đứa bé và suy ra trọng lượng của nó. Đối diện với trọng lượng của đứa bé được chỉ những liều lượng của các loại thuốc cấp cứu được tính theo trọng lượng này. Kích thước của các thiết bị khác nhau, có thể cần thiết, được chỉ tùy theo trọng lương. Những thước chính xác hơn những công thức để đánh giá trọng lượng của đứa bé. Dầu thế nào đi nữa, và dầu phương pháp được lựa chọn là ǵ, điều quan trọng, đó là người chăm sóc phải đủ quen với phương pháp này để có thể áp dụng nó một cách nhanh chóng và hiệu quả.

IV. NHỮNG NGUYÊN NHÂN VÀ PH̉NG NGỪA TỬ VONG.

Trong thời kỳ sơ sinh, các bất thường bẩm sinh là nguyên nhân thông thường nhất của tử vong, tiếp theo bởi những tai biến chu sinh và sau đó bởi chết đột ngột của nhũ nhi. Ở nhũ nhi, các bất thường bẩm sinh vẫn là nguyên nhân gây tử vong đầu tiên, tiếp theo bởi các bệnh hô hấp và tim mạch, các nhiễm trùng và các chấn thương. Nguyên nhân thông thường nhất gây tử vong ở trẻ em lứa tuổi trước học đường là chấn thương, tiếp theo sau bởi những bất thường bẩm sinh, các bệnh tim mạch và ung thư. Chấn thương là nguyên nhân đâu tiên gây tử vong (gấp đôi ung thư) ở trẻ em lứa tuổi học đường. Ở thiếu niên và thanh niên (giữa 15 và 24 tuổi), tự tử và những vết thương do chính thiếu niên gây nên là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ; giết người là nguyên nhân thứ ba.

Những nguyên nhân của tử vong thay đổi đối với tuổi. Do đó điều quan trọng là xác lập những sơ đồ pḥng ngừa. Những sơ đồ pḥng ngừa này gồm ba điều : giáo dục, biển đổi môi trường và tăng cường pháp lư về an toàn. Mọi nhân viên điều trị có thể tham gia vào sự cải thiện của pḥng ngừa những tai nạn : pḥng ngừa nguyên phát (thí dụ pḥng ngừa những tai nạn bằng cách sử dụng đồ dùng an toàn trong những khu vực chơi) ; pḥng ngừa thứ phát (giảm những hậu quả của tai nạn thí dụ bằng cách khuyến khích đội casque ở những trẻ đi xe đạp) và pḥng ngừa tam phát (giảm những hậu quả của sự cố bằng cách cải thiện appel de service de secours sau tai nạn ; thí dụ bằng cách tham gia vào một cours như RANP-EPLS)

Sự pḥng ngừa tam phát được minh họa bởi chaine de survie, có mục đích cung cấp những điều trị cấp cứu tốt nhất một cách phối hợp.

Chaine de survie
Mắt xích 1 : Nhận biết sớm và gọi cứu
Mắt xích 2 : Hồi sinh tim-phối sớm để lợi thời gian
Mắt xích 3 : Khử rung sớm để phát khởi tim trở lại
Mắt xích 4 : Hồi sinh sau ngừng tim để cải thiện tiên lượng.



UserPostedImage


Chaine de vie của Hội đồng hồi sinh châu Âu (ERC) có thể được áp dụng cho đứa bé. Mắt xích đầu tiên nhằm nhận biết vấn đề của đứa bé (thường nhất là một suy hô hấp hay tuần hoàn) và gọi giúp đỡ (sau một phút hồi sinh tim phổi ở đứa bé) ; mắt xích thứ hai nhằm bắt đầu một hồi sinh cơ bản sớm ; mắt xích thứ ba nhằm có thể khử rung sớm khi cần thiết và mắt xích cuối cùng nhằm hồi sinh sau ngung tim để bảo vệ năo.

CHẾT ĐƯỢC DỰ KIẾN VÀ CHẾT BẤT NGỜ

Ta có thể đứng trước một đứa trẻ mà t́nh huống làm cho những thủ thuật hồi sinh không thích hợp. Đứa trẻ này và gia đ́nh của nó phải được xử trí với ḷng trắc ẩn bởi một kíp được đào tạo soins palliatifs.

Cái chết của một đứa bé là một lúc âu lo và căng thẳng đối với bố mẹ, những người thân cũng như đối với kíp điều trị có can dự vào. Điều quan trọng là kíp điều trị này có thể tiếp cận một buổi debriefing sau cái chết để có thể diễn đạt những cảm xúc và t́nh cảm được cảm thấy khi điều trị đứa bé. Mọi thành viên của một kíp điều trị phải có khả năng gọi giúp đỡ hay yêu cầu những lời khuyên ở các đồng nghiệp, những référent hay những thầy thuốc tâm lư.

Vài tuần sau khi đứa bé qua đời, bố mẹ phải được mời gặp thầy thuốc chịu trách nhiệm điều trị đứa bé. Điều đó cho phép bố mẹ có những câu trả lời cho những câu hỏi vẫn chưa được giải quyết của họ và nhận những kết quả của những thăm ḍ hay những bệnh phẩm được thực hiện lúc đứa trẻ chết.

Điều quan trọng là bố mẹ cảm thấy rằng những điều trị tốt nhất đă được cho con họ mặc dầu sự hồi sinh đă thất bại. Một xử trí sớm dựa trên phương pháp ABD làm giảm số những trường hợp tử vong bất ngờ. Đào tạo RANP (Réanimation Avancée Néonatale & Pédiatrique)
• EPLS (European Pediatric Life Support) có mục đích cung cấp những điều trị tốt nhất cho các em bé.


Quote:

Những điểm chủ yếu

• Ngừng tim hộ hấp thứ phát thường gặp nhất ở trẻ em và là biến cố tận cùng của một bệnh hay một thương tổn.

• Sự nhận biết và phương pháp cơ cấu hóa ABCD của đứa bé bị bệnh ngăn ngừa sự tiến triển về hướng ngừng tim hô hấp.

• Đường dẫn khí, hô hấp, tuần hoàn, và t́nh trạng thần kinh có những đặc điểm khác ở đứa bé so với người lớn.

• Sự pḥng ngừa nguyên phát (pḥng ngừa tai nạn), pḥng ngừa thứ phát (giới hạn những hậu quả của tai nạn) và pḥng ngừa tam phát (xử trí tốt nhất của cấp cứu) phải được hướng về những nguyên nhân đặc hiệu của tử vong tùy theo tuổi.



BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(23/7/2013)

florida80 04-07-2019 19:36

HỒI SINH CAO CẤP TRẺ SƠ SINH VÀ NHI ĐỒNG
 
HỒI SINH CAO CẤP TRẺ SƠ SINH VÀ NHI ĐỒNG
(EUROPEAN PEDIATRIC LIFE SUPPORT)

BS NGUYỄN VĂN THỊNH

CHƯƠNG I
NHẬN BIẾT TRẺ BỊ BỆNH NẶNG
(RECONNAÎTRE L’ENFANT GRAVEMENT MALADE)



Quote:

Những mục tiêu


Cuối chương này các bạn hẳn có khả năng :
• Mô tả và nhận biết đứa trẻ bị bệnh nặng

• Nhận biết và thảo luận chức năng hô hấp b́nh thường và bất b́nh thường.

• Nhận biết và thảo luận chức năng tuần hoàn b́nh thường và bất b́nh thường

• Định nghĩa choáng

• Biết những ưu tiên điều trị đứa trẻ bị bệnh nặng.




PHẦN I


Tiên lượng của ngừng tim hô hấp cua đứa trẻ là u tối. Chẩn đoán sớm và điều trị thích đáng đứa trẻ bị bệnh nặng cho phép làm ngừng sự tiến triển về ngừng tim hô hấp và làm giảm tỷ lệ tử vong và bệnh của những t́nh huống này.

Chương này mô tả thực hiện như thế nào một đánh giá nhanh chóng một đứa trẻ cũng như những triệu chứng và những dấu hiệu lâm sàng liên kết với suy hô hấp và tuần hoàn (choáng), cả hai có thể dẫn đến ngừng tim hô hấp.

Sự nhận diện đứa trẻ bị bệnh nặng và sự xử trí theo những nguyên tắc ABC :

A = Airway (đường dẫn khí)
B = Breathing (Thở)
C = Tuần hoàn

Ta cho thể thêm D vào ABC. D thay thế cho chữ disability (những rối loạn về t́nh trạng tri giác). Sự đánh giá t́nh trạng tri giác bổ sung sự đánh giá suy hô hấp và tuần hoàn.

I. NHẬN BIẾT SUY HÔ HẤP

1. CHỨC NĂNG HÔ HẤP B̀NH THƯỜNG.

Một chức năng hô hấp b́nh thường đ̣i hỏi những chuyển động khí đi vào và đi ra khỏi hai lá phổi cũng như những trao đổi oxy và CO2 ở màng phế nang-mao mạch.

Sự thông khí phút (ventilation minute) (yếu tố quyết định chính của trao đổi CO2) tùy thuộc đồng thời thể tích lưu thông (volume courant) (thể tích khi mỗi lần hô hấp) và tần số hô hấp.


Quote:

Thông khí phút = Thể tích lưu thông x Tần số hô hấp


Một hô hấp b́nh thường đ̣i hỏi một cố gắng tối thiểu. Tần số hô hấp thay đổi theo tuổi, sự kích động, sự lo âu hay sốt. Tiến triển của các tần số hô hấp theo thời gian là một tham số tốt hơn một trị số riêng rẻ của tần số hô hấp. Thể tích lưu thông (Vc) vẫn không thay đổi trong suốt cuộc đời với một trị số từ 7 đến 9 ml/kg. Thể tích hô hấp có thể được đánh giá về chất lượng bằng cách thính chẩn phổi (sự đi vào của không khí trong tất cả các vùng của phổi) và những cử động của lồng ngực trong khi thở.

UserPostedImage

2. NHỮNG CƠ CHẾ CỦA SUY HÔ HẤP.

Suy hô hấp cấp tính có thể được gây nên bởi tất cả các bệnh lư ảnh hưởng lên những chuyển động khí đi vào và đi ra khỏi phổi, do đó làm biến đối sự thải CO2 (sự thông khí) và/hoặc ảnh hưởng lên sự trao đổi khí ở màng phế nang-mao mạch (oxygénation).

Sự thất bại duy tŕ thông khí phút (ventilation minute) (giảm thông khí phế bào) được liên kết với một sự gia tăng PaCO2. Điều này có thể được gây nên bởi một sự giảm của tần số hô hấp (thí dụ ngộ độc nha phiến) hay do một sự giảm của thế tích lưu thông (volume courant) (thí dụ tắc đường dẫn khí hay bệnh lư thần kinh cơ).

Sự biến đổi của các trao đổi khí ở màng phế nang-mao mạch nói chung là do sự tích tụ dịch trong các phế nang. Sự biến đổi này được liên kết với một sự giảm PaO2 và một sự gia tăng độ cứng của phổi, nghĩa là giảm độ dẻo (compliance) của phổi. Sự giảm PaO2 kích thích trung tâm hô hấp và làm gia tăng tần số hô hấp. Công hô hấp gia tăng do sự gia tăng của tần số hô hấp và mức độ cứng của phổi.

Dấu hiệu xanh tía trung tâm (cyanose) xuất hiện khi độ bảo ḥa oxy dưới 80%, chỉ rằng hémoglobine không bảo ḥa dưới 5g/dl. Sự vắng mặt của triệu chứng xanh tía đặc biệt ở những bệnh nhân thiếu máu không hàm ư một oxygénation b́nh thường. Sự gia tăng PaCO2 có thể được kèm theo tim nhịp nhanh, co mạch và mạch nhảy nhưng những dấu hiệu này không đáng tin cậy.

Các tần số hô hấp bất thường được xếp loại thành những tần số quá nhanh (thở nhịp nhanh, tachypnée), quá chậm (thở nhịp chậm, bradypnée) và vắng mặt (ngừng thở, apnée). Thở nhịp nhanh và thở nhịp chậm có thể được kèm theo bởi suy kiệt hô hấp (détresse respiratoire). Suy kiệt hô hấp là một hội chứng lâm sàng, phản ảnh một sự gia tăng công hô hấp, thường được liên kết với một cố gắng làm gia tăng thể tích lưu thông.

3. T̀NH TRẠNG HÔ HẤP BÙ

Các cơ chế bù gồm có sự gia tăng tần số hô hấp khi thể tích lưu thông bị giảm hay một sự gia tăng thể tích lưu thông khi tần số quá chậm. Suy hô hấp cũng được liên kết với một sự gia tăng của lưu lượng tim (chủ yếu bởi một tần số tim nhanh hơn) nhằm cải thiện những trao đổi khí và sự thông máu mô.

Những dấu hiệu của suy kiệt hô hấp (détresse respiratoire) :
• Sử dụng các cơ phụ.

• Sự gia tăng tần số hô hấp.

• Sự gia tăng tần số tim.


T́nh trạng tăng thán huyết (hypercapnie) (gia tăng nồng độ CO2 động mạch) và/hoặc giảm oxy mô (hypoxie) phản ánh sự mất khả năng của đứa bé để bù bệnh hô hấp.

4. SUY HÔ HẤP

Trên quan điểm sinh lư, suy hô hấp (insuffisance respiratoire) thường được định nghĩa như là " sự bất túc của hệ hô hấp trong sự duy tŕ một paO2 > 60 mmHg (= 9 kPa) đối với 21% FiO2 ” (điều này tương ứng với một SpO2 khoảng 90%) hay bất túc trong sự duy tŕ một PaCO2 < 60 mmHg (= 9 kPa) ”. Có được một khí huyết động mạch không phải luôn luôn dễ dàng và đôi khi không đáng tin cậy ở đứa bé. Ngoài ra, một đứa bé trong t́nh trạng suy kiệt hô hấp (détresse respiratoire) có thể có khả năng duy tŕ những trị số b́nh thường của khí huyết động mạch bằng cách làm gia tăng những cố gắng hô hấp. Điều quan trọng là phải đánh giá xem t́nh h́nh hô hấp có ổn định không hay sự mất bù có sắp tiến về suy hô hấp hay không.

Trên quan điểm thực hành, suy hô hấp bù hay mất bù không được xác định bởi phân tích khí huyết nhưng bởi những thăm ḍ lâm sàng. Sự đánh giá này đ̣i hỏi phải biết những triệu chứng và dấu hiệu của suy hô hấp. Khi các cơ chế bù bị vượt quá, sự suy thoái xảy ra rất nhanh và một ngừng tim-hô hấp phải được xét đến.

Những dấu hiệu xác định suy hô hấp mất bù là sự giảm t́nh trạng tri giác, sự giảm trương lực (hypotonie), sự giảm gắng sức hô hấp, xanh tía và xanh tái cực kỳ mặc dầu được cho oxy, vă mồ hôi và tim nhip chậm.

II. ĐÁNH GIÁ TRẠNG THÁI HÔ HẤP : A VÀ B

A. AIRWAY = ĐƯỜNG DẪN KHÍ (VOIES RESPIRATOIRES)

Để đảm bảo những chuyển động thích đáng của khí vào trong phổi và do đó một sự thông khí phút (ventilation minute) thích đáng, đường dẫn khí của trẻ em phải được thông suốt và an toàn. Nếu đường dẫn khí có nguy cơ và không được đảm bảo an toàn, chúng có thể trở nên bị tắc (thí dụ ở một đứa trẻ bất tỉnh thở tự nhiên, lưỡi có thể bị xê dịch ra phía sau trong xoang miệng và gây tắc đường dẫn khí).

Để cải thiện khí đi vào, đứa trẻ, mà đường dẫn khí bị tắc một phần hay hoàn toàn, gia tăng tần số hô hấp và công hô hấp. Khi đánh giá t́nh trạng thông thương của đường khí, phải ghi nhớ rằng sự hiện diện của những cử động của lồng ngực không hàm ư rằng đường khí thông thương. Phải đánh giá sự đi vào của không khí bằng cách nghe và cảm thấy những chuyển động khí và những tiếng thở.

B. BREATHINH = SỰ HÔ HẤP (RESPIRATION)

1. TẦN SỐ HÔ HẤP

Ở trẻ sơ sinh, thở nhịp nhanh (tachypnée) có thể là dấu hiệu đầu tiên của suy hô hấp. Thở nhịp nhanh không có suy kiệt hô hấp (thở nhịp nhanh b́nh yên) có thể có một nguyên nhân không phải do phổi (thí dụ trong choáng, acidocétose diabétique, ngộ độc bởi salicylate hay suy thận).

Những biến đổi của tần số hô hấp theo thời gian là quan trọng. Một sự gia tăng tần số hô hấp thể hiện một sự bù sinh lư của một sự suy thoái của chức năng hô hấp. Một sự giảm đột ngột của tần số hô hấp ở một đứa trẻ đau nặng rất là có ư nghĩa và có thể là một biến cố trước tận cùng (un événement pré-terminal). Những nguyên nhân của giảm tần số hô hấp có thể hoặc là hạ thân nhiệt, hoặc là một sự suy giảm của hệ thần kinh trung ương hoặc là mệt. Phải luôn luôn xét đến sự suy kiệt (épuisement) : một đứa bé có một tần số hô hấp 80/phút mệt rất nhanh và sự giảm đột ngột tần số hô hấp là một dấu hiệu báo động.

2. CÔNG HÔ HẤP

Sự gia tăng của công hô hấp được thể hiện bởi sự tăng cao của tần số hô hấp, của co kéo liên sườn (rétraction intercostale), trên ức và dưới sườn, sự sử dụng các cơ phụ (các cánh mũi phập phồng, những cử động giật của đầu, co kéo mũi ức). Những dấu hiệu này hiện diện trong những bệnh lư hô hấp như tắc đường dẫn khí hay các bệnh lư phế bào. Để đáp ứng với sự gia tăng của công hô hấp, một phần quan trọng hơn của lưu lượng tim được chuyển về các cơ hô hấp với một sự gia tăng thứ phát của sự sản xuất CO2. Khi công hô hấp vượt quá khả năng vận chuyển oxy đến các cơ hô hấp, nhiễm toan hô hấp biến chứng thành nhiễm toan chuyển hóa (tương ứng với sự gia tăng của nồng độ acide lactique).

a. Co kéo (tirage).

Co kéo dễ được quan sát ở nhũ nhi và trẻ nhỏ tuổi v́ tính dẻo (compliance) cao của lồng ngực. Tầm quan trọng của nó cho một chỉ dẫn về mức độ nghiêm trọng của suy kiệt hô hấp. Ở trẻ em trên 5 tuổi, lồng ngực ít đàn hồi hơn và co kéo chứng tỏ một sự biến đổi nghiêm trọng của chức năng hô hấp.

b. Các cử động giật của đầu (bobbing : đầu gật gù) và balancement thoraco-abdominal.

Khi công hô hấp gia tăng, các cơ ức đ̣n chũm có thể được sử dụng như các cơ phụ. Ở nhũ nhi, điều này gây nên một cử động ra trước và ra sau của đầu mỗi lần thở, điều này làm giảm tính hiệu quả của sự thông khí.

Balancement thoraco-abdominal là một cử động nghịch lư của bụng. Trong khi thở vào, trong lúc cơ hoành co lại : bụng căng ra và lồng ngực thu rút lại. Hô hấp trở nên không hiệu quả, v́ thể tích lưu thông bị giảm đối với một cố gắng cơ gia tăng.

UserPostedImage

Suy hô hấp mất bù một đứa trẻ có một suy kiệt hô hấp (détresse respiratoire) (co kéo gian và dưới sườn, co kéo mũi uc và cánh mũi phập phồng) và một sự giảm tiếp xúc với người điều trị

c. Những tiếng thở vào và thở ra.

B́nh thường, đường dẫn khí ngoài ngực hẹp lại và những đường dẫn khí trong ngực giăn ra trong giai đoạn thở vào của hô hấp. T́nh huống này đảo ngược trong giai đoạn thở ra.

Quan sát xem những tiếng thở bất thường có xảy ra trong giai đoạn thở vào hay thở ra, có thể cho phép xác định nơi tắc nghẽn đường dẫn khí. Một tiếng thở vào âm cao (tiếng thở rít : stridor) là đặc trưng của một tắc không hoàn toàn của đường hô hấp trên (ngoài ngực). Tiếng thở rít là do sự đi qua nhanh và chảy rối của không khí qua một phần hẹp của đường hô hấp trên. Tiếng rít hai th́ (thở vào và thở ra) là đặc trưng cho một tắc đường dẫn khí ở phần trên của khí quản. Khi tắc nằm ở phần thấp của khí quản, tiếng rít ở th́ thở ra. Tiếng thở kḥ khè (wheezing) là một tiếng thở ra kèm theo một th́ thở ra kéo dài. Tiếng thở kḥ khè có thể nghe thấy bằng tai hay thính chẩn. Tiếng thở kḥ khè là một dấu hiệu tắc phế quản hay tiểu phế quản (trong ngực). Tiếng này trở nên mạnh hơn khi đường hô hấp càng hẹp và khi sự đi qua của không khí càng giảm. Tiếng thở kḥ khè giảm có thể là dấu hiệu của một tắc hoàn toàn hay sự kiệt quệ của đứa bé, cũng như là dấu hiệu của một sự cải thiện.

d. Thở rên (grunting)

Thở rên (geignement expiratoire = grunting) được gặp chủ yếu ở các trẻ sơ sinh nhưng cũng có ở các nhũ nhi hay những trẻ nhỏ. Tiếng động này được gây nên do thở ra chống lại một thanh môn đóng lại một phần nhằm tạo nên một áp suất dương cuối thời kỳ thở ra (PEP) để giữ ǵn hay làm gia tăng capacité résiduelle fonctionnelle. Thở rên được nghe ở những bệnh nhân mà bệnh gây nên xẹp phế nang và mất thể tích phổi (phù phổi, viêm phổi, xẹp phổi hay hội chứng SDRA). Nó cũng được mô tả trong những bệnh của đường hô hấp trên và dưới, các viêm cơ tim, các nhiễm trùng nghiêm trọng (nhiễm trùng huyết, viêm màng năo) và trong trường hợp tắc ruột. Thở rên là một chứng cớ của một bệnh nặng.

3. THỂ TÍCH LƯU THÔNG : TÍNH HIỂU QUÁ CỦA SỰ THÔNG KHÍ

Sự nở của lồng ngực có thể được đánh giá bằng thị chẩn, ấn chẩn, đả chẩn và thính chẩn. Thị chẩn và ấn chẩn đánh giá mức độ và sự đối xứng của sự nở lồng ngực. Đả chẩn hữu ích để chẩn đoán những vùng xẹp phổi (âm đục) hay một tăng vang khí (tràn khí màng phổi). Thính chẩn cho một chỉ dẫn về thể tích khí đi vào trong hai lá phổi. Những tiếng thở phải đối xứng và dễ nghe. Một thính chẩn cẩn thận cả lồng ngực, đặc biệt ở nách, có thể phát hiện những tiếng thở được truyền từ một vùng khác (thí dụ trong tràn khí màng phổi hay xẹp phổi). Điều hữu ích là so sánh thính chẩn một phía của ngực với phía kia. Một lồng ngực im lặng là một dấu hiệu báo động chỉ một sự giảm nghiêm trọng của thể tích lưu thông.

4. OXYGENATION : XANH TÍA VÀ XANH TÁI

Xanh tía là một dấu hiệu muộn và không thường có của suy hô hấp. Xanh tía rơ rệt hơn ở các niêm mạc miệng và ở ḷng móng tay. Xanh tía giới hạn ở các chi (xanh tía ngoại biên) thường là do một suy tuần hoàn hơn là một suy hô hấp (xanh tía trung ương). Giảm oxy huyết có thể gây nên một sự co mạch làm che khuất t́nh trạng xanh tía. SpO2 phải được đo bằng oxymétrie de pouls ngay khi một suy hô hấp đuoc nghi ngờ ngay cả khi không có xanh tía.

C. T̀NH TRẠNG TRI GIÁC

Đứa trẻ trong t́nh trạng giảm oxy mô và/hoặc tăng thán huyết có thể trở nên bị kích động hay ngủ gà khi suy hô hấp tiến triển. Biến cố tận cùng là mất tri giác. Bố mẹ có thể giải thích rằng đứa bé không phản ứng như lệ thường hay nó không c̣n nhận biết ra họ nữa. Nhà lâm sàng đánh giá t́nh trạng tri giác của đứa bé bằng cách cố đạt được một sự tiếp xúc thị giác và/hoặc một đáp ứng với những kích thích lời nói hay đau đớn.

III. MONITORAGE

Oxymétrie de pouls là một công cụ quư báu trong đánh giá suy hô hấp. Nó phải được sử dụng một cách hệ thống để đo độ bảo ḥa oxy động mạch qua da (saturation transcutanée artérielle en oxygène : Sp02). Trị số của Sp02 ít đáng tin cậy hơn khi dưới 70% đứng trước choáng và/hoặc trong trường hợp ngộ độc CÓ hay méthémoglobinémie

IV. NHẬN BIẾT CHOÁNG

1. ĐỊNH NGHĨA

CHOÁNG

Choáng là một t́nh trạng lâm sàng trong đó lưu lượng máu và sự cung cấp các substrat đến các mô không thỏa măn nhu cầu chuyển hóa. Sự mang không đủ các substrat như oxy và glucose đến các mô và lấy đi các chất chuyển hóa tế bào gây nên một sự chuyển hóa kỵ khí với sự tích tụ acide lactique. Sự biến đổi chuyển hóa tế bào này sẽ gây nên những thương tổn tế bào không hồi phục được.

Choáng có thể liên kết với một luu lượng tim b́nh thường, bị giảm hay được gia tăng hay một huyết áp b́nh thường hay giảm. Choáng được mô tả như là bù hay mất bù.

CHOÁNG BÙ là giai đoạn sớm của choáng không hạ huyết áp. Mặc dầu huyết áp b́nh thường, ta quan sát thấy những dấu hiệu thông máu bất b́nh thường như tim nhịp nhanh, mạch ngoại biên khó ấn chẩn, thở nhịp nhanh và thiểu niệu.

CHOÁNG MẤT BÙ hiện diện khi hạ huyết áp phát triển và khi sự thông máu các cơ quan sinh tử (năo, tim) bị ảnh hưởng.

LƯU LƯỢNG TIM


Quote:

Lưu lượng tim = Tần số tim x thể tích phóng máu


HUYẾT ÁP


Quote:

Huyết áp = Lưu lượng tim x Sức cản mạch máu toàn thể


Tiền gánh (précharge) là thể tích làm đầy (volume de remplissage) của tim. Hậu gánh (postcharge) chủ yếu được biểu hiện bởi các sức cản mạch máu toàn thể. Một sự gia tăng tần số tim có thể giúp duy tŕ luu lượng tim nếu một thể tích phóng máu (volume d’éjection) sụt giảm. Một sự co mạch (nghĩa là sự gia tăng sức cản mạch máu toàn thể) có thể giúp duy tŕ một huyết áp b́nh thường khi lưu lượng tim giảm. Hai cơ chế bù này giải thích những dấu hiệu sớm của choáng : tim nhịp nhanh và giảm thông máu da.

Sự thông máu của các cơ quan tùy thuộc đồng thời lưu lượng tim và huyết áp (chủ yếu là huyết áp trung b́nh).

Trong số những tham số bị ảnh hưởng hay ảnh hưởng lưu lượng tim, vài tham số có thể đo được (tần số tim và huyết áp) và những tham số khác (thể tích phóng máu và sức cản ngoại biên toàn thể) có thể được đánh giá một cách gián tiếp bằng cách khám biên độ và chất lượng của các mạch ngoại biên, sự thích đáng của áp suất thông máu của các cơ quan bia (t́nh trạng tri giác, thời gian đầy lại mao mạch, nhiệt độ da và nếu có thể được lượng nước tiểu bài xuất và đo nồng độ lactate trong máu). Các sức cản mạch máu toàn hệ hạ có thể được nghi ngờ nếu huyết áp động mạch trương tâm dưới những trị số b́nh thường đối với tuổi của đứa bé.

UserPostedImage

2. NGUYÊN NHÂN CỦA CHOÁNG.

Choáng có thể do suy tuần hoàn hay hô hấp. Phần lớn trẻ em bị choáng nghiêm trọng dầu cho nguyên nhân là gi, có một mức độ loạn năng tim mạch đ̣i hỏi nhiều loại điều trị (thí dụ xử trí đường dẫn khí (A), thở (B) và tuần hoàn (C).

a/ CHOÁNG GIẢM THỂ TÍCH.

Choáng giảm thể tích được đặc trưng bởi một thể tích lưu thông (tiền gánh) bị giảm. Choáng giảm thể tích có thể do mất dịch quan trọng như trong một mất nước hay xuất huyết.

b/ CHOÁNG PHÂN BỐ

Choáng phân bố được đặc trưng bởi một sự phân bố không thích đáng của lưu lượng máu, không đủ đối với nhu cầu chuyển hóa của các mô. Loại choáng này được gặp trong trường hợp sepsis hay phản vệ khi dịch đi ra khỏi các khoang mạch máu vào các mô chung quanh. Nói chung lưu lượng tim bị giảm trong suy tuần hoàn, nhưng choáng phản vệ và choáng nhiễm khuẩn có thể được đặc trưng bởi một lưu lượng tim gia tăng. Trong trường hợp này sức cản mạch máu toàn thân (résistance vasculaire systémique) bị giảm và đứa trẻ có vẻ được thông máu tốt với mạch ngoại biên nhảy và một sự gia tăng của sự khác biệt tâm thu-trương tâm (différence systolo-diastolique). Mặc dầu sự thông máu có vẻ đúng đắn và mặc dầu lưu lượng tim tăng cao, có một sự không ḥa hợp giữa lưu lượng máu đến mô và những nhu cầu chuyển hóa không đủ. Loại choáng này khó chẩn đoán trong giai đoạn sớm của nó. Sự quan sát chăm chú những dấu hiệu lâm sàng sớm của choáng liên kết với sự phân tích khí huyết động mạch cho phép chẩn đoán đúng.

c/ CHOÁNG TIM (CHOC CARDIOGENIQUE)

Choáng tim là do suy cơ tim hay một loạn nhịp tim

d/ CHOÁNG DO TẮC (CHOC OBSTRUCTIF)

Choáng do tắc được đặc trưng bởi một loạn năng tim do một tắc ngăn cản sự làm đầy và/hoặc sự phóng máu của tim (tràn khí màng phổi dưới áp lực, chèn ép tim). .

UserPostedImage

Suy tuần hoàn mất bù ở một đứa trẻ nhiễm trùng màng năo cầu khuẩn với những dấu hiệu mắt bù (giảm mức độ tri giác).

V. ĐÁNH GIÁ T̀NH TRẠNG TIM MẠCH : C

Sự đánh giá của t́nh trạng tim-mạch phải bắt đầu một cách hệ thống bằng sự đánh giá t́nh trạng tri giác, của các đường dẫn khí (A) và của sự thở (B). Sự xử trí các đường dẫn khí và sự thông khí phải được bắt đầu trước khi đánh giá t́nh trạng tuần hoàn.

1. TẦN SỐ TIM.

Tần số tim gia tăng để đáp ứng với một sự gia tăng của nhu cầu chuyển hóa mô. Tim nhịp nhanh xoang là đáp ứng thông thường với t́nh trạng âu lo và sốt nhưng cũng có thể là do giảm oxy mô, toan chuyển hóa, tăng thán huyết, giảm thể tích máu hay đau đớn. Các trẻ sơ sinh có rất ít dự trữ tim (réserve cardiaque) : chúng gia tăng lưu lượng tim chủ yếu bằng cách làm gia tăng tần số hơn là thể tích phóng máu (volume d’éjection). Đáp ứng đầu tiên của chúng đối với giảm oxy mô là tim nhịp chậm ; những trẻ lớn hơn lúc khởi đầu phát triển một tim nhịp nhanh.

Khi sự gia tăng tần số tim không c̣n đủ nữa để duy tŕ một oxygénation mô thích đáng ; giảm oxy mô và toan chuyển hóa xảy ra và dẫn đến một tim nhịp chậm báo hiệu một ngừng tim-hô hấp sắp xảy ra.

2. HUYẾT ÁP

Những cơ chế bù để tái lập một lưu lượng tim trong trường hợp giảm thể tích lưu thông là :
• co mạch

• tim nhịp nhanh

• gia tăng khả năng co bóp cơ tim.


Thể tích phóng máu (volume d’éjection) giảm với giảm thể tích máu (hypovolémie). Trong thời gian đầu, huyết áp được duy tŕ nhờ sự gia tăng của tần số tim và sức cản ngoại biên toàn thể.

Khi các cơ chế bù bị vượt qua, hạ huyết áp xuất hiện. Tim nhịp nhanh vẫn tồn tại cho đến khi các dự trữ catécholamine của cơ tim cạn kiệt. Hạ huyết áp xảy ra muộn trong choáng giảm thể tích (sau khi mất 40% thể tích lưu thông)

Dầu choáng thuộc loại nào, hạ huyết áp là một dấu hiệu mất bù và phải được điều trị tích cực, v́ lẽ suy tim-hô hấp và ngừng tim sắp xảy ra.

Khi huyết áp thu tâm nằm dưới giới hạn dưới của b́nh thường, phải t́m kiếm những dấu hiệu choáng khác. Nếu choáng được xác nhận, nó phải được điều trị tích cực.

UserPostedImage

3. CƯỜNG ĐỘ CỦA MẠCH

Tim nhịp nhanh là một dấu hiệu sớm nhưng không đặc hiệu của choáng và hạ huyết áp là một dấu hiệu đặc hiệu nhưng xảy ra muộn. Vậy những chỉ đấu khác cần thiết để xác lập một chẩn đoán sớm của choáng.

Thể tích phóng máu có thể được đánh giá bằng cách ấn chẩn biên độ của mạch.

Khi thể tích phóng máu bị giảm, biên độ của các mạch giảm. Biên độ của các mạch phản ánh hiệu số giữa áp suất động mạch thu tâm và áp suất động mạch trương tâm. Trong choáng, sóng áp suất (onde de pression) giảm biên độ làm cho mạch khó bắt rồi không bắt được. Biên độ của các mạch ngoại biên (động mạch quay, chày, pédieuse...) giảm nhanh hơn biên độ của các mạch trung tâm (động mạch cảnh, cánh tay, đùi). Sự so sánh giữa các mạch ngoại biên và trung tâm có thể hữu ích. Các mạch xa cũng có thể bị giảm do co mạch gây nên bởi sốt, lạnh hay âu lo.

Sự giảm các mạch trung tâm là một dấu hiệu báo hiệu ngừng tim hô hấp sắp xảy ra.

4. THÔNG MÁU NGOẠI BIÊN

Các sức cản mạch máu toàn thể có thể được đánh giá một cách gián tiếp bằng thời gian đầy lại mao mạch, nhiệt độ của da và huyết áp tâm thu

5. TIỀN GÁNH

Đánh giá lâm sàng của tiền gánh cho phép gián biệt choáng tim với những dạng khác của choáng và đánh giá tác dụng của một bolus dung dịch làm đầy (soluté de remplissage). Ở một trẻ em khỏe mạnh, các tĩnh mạch cổ (veines jugulaires) chỉ hơi thấy rơ và bờ gan có thể ấn chẩn tối đa 1 cm dưới bờ sườn. Nếu tiền gánh trở nên quá quan trọng (thí dụ trong trường hợp tăng gánh thể tích hay trong suy tim), các tĩnh mạch cổ trở nên ứ máu, gan lớn lên và các ran ẩm có thể nghe được trong hai lá phổi

6. THÔNG MÁU CỦA CÁC CƠ QUAN BIA

Sự thông máu của các cơ quan tùy thuộc vào lưu lượng tim và áp suất thông máu. Chất lượng của sự thông máu của các cơ quan được đánh giá một cách hiệu quả ở da, thận và năo bộ.

a. DA

Ở đứa trẻ khỏe mạnh, da nóng, khô và hồng hào từ đầu đến chân, ngoại trừ nhiệt độ bên ngoài quá lạnh. Thời gian đầy lại mao mạch (TRC : temps de recoloration capillaire) được sử dụng để đánh giá sự thông máu ở da. Nếu như nó kéo dài, đó là một dấu hiệu sớm của choáng. Thời gian đầy lại mao mạch được đánh giá bằng cách đếm thời gian mà da của pulpe của một ngón tay hay vùng trước ức cần để trở lại màu sau khi bị làm trắng đi do một đè ép 5 giây. B́nh thường thời gian đầy lại mao mạch dưới 2 giây. Để đánh giá một cách đúng đắn thời gian đầy lại mao mạch, chi phải ở cùng mức với tim (hay hơi được đưa cao lên) để tránh mọi sự ứ đọng tĩnh mạch (stase veineuse). Sự giảm tưới máu đă phản ảnh một sự co mạch ngoại biên, dấu hiệu sớm của choáng.

Những dấu hiệu co mạch ngoại biên khác, có thể xuất hiện khi lưu lượng tim sụt, là :
• sự xuất hiện một biên giới giữa nóng và lạnh, bắt đầu ở các ngón tay rồi lan lên thân ḿnh

• những marbrures

• xanh tái

• xanh tía ngoại biên


b. NĂO : T̀NH TRẠNG TRI GIÁC

Những dấu hiệu giảm thông máu năo tùy thuộc vào thời gian và mức độ nghiêm trọng của hiện tượng.

Nếu khởi đầu thiếu máu cục bộ xảy ra đột ngột (như trong một loạn nhịp tim), dấu hiệu đầu tiên có thể là một sự mất tri giác liên kết với những co giật và giăn đồng tử. Nêu sự giảm thông máu xảy ra từ từ, như trong một suy tuần hoàn hay suy hô hấp, những dấu hiệu sẽ là những luân phiên các thời kỳ kích động, ngủ gà hay cáu kỉnh.

Những rối loạn tri giác của trẻ em trong t́nh trạng choáng tiến triển theo thứ tự sau đây : ta có thể nhớ chúng theo thứ tự nhờ AVPU (bằng tiếng Anh)

A : Alert (éveillé) : Bệnh nhân tỉnh
V : Voice (réponse à la voix) : Đáp ứng với lời nói
P : Pain (réponse à là douleur) : Đáp ứng với đau đớn
U : U (Unresponsive) : không đáp ứng với một kích thích nào

c. THẬN

Sự giảm lượng nước tiểu thải ra mỗi giờ (<1ml/kg/giờ) chỉ một sự thông máu thận không thích đáng. Sự theo dơi xuất lượng nước tiểu là hữu ích để đánh giá tính hiệu quả của điều trị choáng.

UserPostedImage

florida80 04-07-2019 19:39

Chứng Tiểu Đêm Ở Người Già
 
Chứng Tiểu Đêm Ở Người Già











Người lớn tuổi thường bị mất ngủ, lư do thường gặp nhất là phải đi tiểu nhiều ban đêm. Ngoài việc gây rối loạn giấc ngủ, bệnh nhân sáng sớm mệt mỏi, không nghỉ ngơi đầy đủ, nguy cơ té và có thể gẫy xương có thể là những chuyện nguy hiểm đi kèm theo chứng tiểu đêm.




Bệnh nhân đàn ông có thể có những triệu chứng kèm theo ở đường tiểu phía dưới (lower urinary tract): như ban ngày đi tiểu liên miên (urinary frequency, (trên 8 lần/ngày)), ḍng ">nước tiểu yếu, cần đi tiểu ngay (urgency), hay són tiểu (urinary incontinence).












Nguyên nhân chúng ta thường nghe đến là tuyến tiền liệt ph́ đại lành tính (benign prostate hypertrophy) (không phải ung thư) làm đường thoát ra của nước tiểu bị nhỏ lại và tiểu không thông, chia làm nhiều lần.

Phụ nữ có thể đi tiểu nhiều lần hơn lúc lớn tuổi, hoặc do kết quả sinh đẻ, hoặc do thói quen phụ nữ hay đi tiểu.



A. Vài ư niệm về cơ thể học:










Chúng ta có hai trái thận (E: kidney, F: rein) hai bên, phía sau và phía trên bụng. Hai thận lọc máu và bài tiết nước tiểu, đi xuống hai ống niệu quản (ureter), vào bọng đái (bladder) nằm giữa, phía dưới bụng. Bọng đái người lớn có nước tiểu chừng 300ml th́ mắc tiểu, nếu năo cho phép “mở cửa” th́ nước tiểu thoát ra niệu đạo, nếu nín thêm bọng đái có thể chứa đến 600ml là tối đa.




Tuyến tiền liệt (prostate) trước đây c̣n gọi là “nhiếp hộ tuyến”, là một tuyến ngoại tiết của bộ phận sinh dục nam. Tuy nhiên gần đây người ta cũng đặt tên lại cho một số tuyến tương tự ở phái nữ là tuyến tiền liệt nữ (female prostate).








Ở phái nam, tuyến nằm dưới và nằm ngay trước ngơ nước tiểu đi ra của bàng quang (= bọng đái: bladder). Tuyến này tiết vào tinh dịch một số thành phần giúp nuôi dưỡng các tinh trùng.




Tuyến tiền liệt bao quanh, ôm lấy niệu đạo (urethra) là ống dẫn nước tiểu thoát ra từ bọng đái, nếu tuyến lớn quá (ph́ đại, hypertrophy), hoặc có ung bướu, tuyến có thể bóp nghẽn đường đi ra của nước tiểu và làm khó tiểu hoặc bí tiểu. Tuy nhiên, chứng đi tiểu đêm không phải luôn luôn do tuyến tiền liệt.











B. Những lư do khác nhau có thể gây chứng tiểu đêm:


1) Nước tiểu nhiều lúc ban đêm (nocturnal polyuria) do:
- Suy tim.

- Rối loạn chất nội tiết ADH (antidiuretic hormone, hay arginin vasopressin được hypothalamus của năo bộ tiết ra) là chất đáng lẽ làm thận giữ lại nước nhiều hơn, làm nước tiểu cô đọng hơn, và thể tích nước tiểu giảm đi lúc ban đêm. Ngược lại ở một số người già có rất ít chất vasopressin này tiết ra ban đêm, nên lượng nước tiểu ban đêm quá nhiều.

- Nước ứ phần dưới cơ thể (hạ chi), do các tĩnh mạch không hoạt động b́nh thường, do suy tim, do thiếu protein trong máu, do ăn mặn quá.



- Uống thuốc lợi tiểu (diuretic) trước khi đi ngủ (ví dụ thuốc loại thiazide trị bệnh cao máu)
- Ngưng thở (apnea) trong giấc ngủ v́ bị đường hô hấp tắc nghẹt (obstructive sleep apnea), thiếu oxy trong máu gây ra áp suất trong động mạch phổi tăng, làm áp suất trong tâm nhĩ phải tăng và gây tác dụng tạo ra nước tiểu nhiều hơn.


Nếu bệnh nhân ngáy to, thỉnh thoảng yên lặng không nghe tiếng thở, nhất là người mập, nên coi chừng có sleep apnea hay không, bằng cách đo polysomnogram (đo tim, nhịp thở, oxy trong hơi thở, năo điện đồ cùng một lúc trong khi bệnh nhân ngủ). Nếu cần, dùng CPAP cho apnea (máy tạo nên áp suất dương thường trực trong đường hô hấp trong lúc ngủ.)

2) Bệnh tạo ra quá nhiều nước tiểu:
- Do bệnh tiểu đường (đái tháo đường, diabetes)


- Đái tháo nhạt (diabetes insipidus, do tổn thương năo bộ, hoặc do thận bị hư /nephrogenic diabetes insipidus)
- Uống nước quá nhiều (polydipsia).

3) Do thể tích (dung tích, capacity) bọng đái quá nhỏ về đêm:


- Hệ thần kinh bọng đái bất thường (neurogenic bladder) không kiểm soát được.
-Viêm bọng đái (cystitis)
- Ung thư bọng đái, tiền liệt, niệu đạo (cancer of the bladder, prostate, urethra).
-Thói quen đi tiểu lúc bọng đái chưa đầy (~300-600ml).

- “Overactive bladder” (OAB) (bọng đái “quá hoạt động”).

- Lo âu (anxiety).

- Rượu, café
- Sạn trong bọng đái
- Thuốc men:



+ Caffeine, theophylline trị thông cuống phổi, thuốc lợi tiểu.
+ Thuốc beta blockers (dùng trị bệnh cao huyết áp, làm cơ detrusor bọng đái co lại tăng risk són tiểu), thuốc alpha blocker (giản nở các sợi cơ cỗ bọng đái), thuốc lợi tiểu (dùng trị bệnh cao huyết áp).

C. Lời khuyên:

Nói chung, nếu cần nên đến bác sĩ gia đ́nh để t́m xem chính xác nguyên nhân ở đâu, ngoài khả năng do tuyến tiền liệt gây ra.



Nếu bác sĩ cho phép, có thể thử những biện pháp thông thường như: – Tránh uống nước quá nhiều, nhất là tối, 6h trước khi đi ngủ, ăn trái cây khô trước khi đi ngủ để giảm bớt nước tiểu ban đêm.

– Tránh cà phê, trà, rượu, bia (la ve) và những thuốc lợi tiểu nếu có thể được.

– Kê chân lên cao (lúc ngồi, nằm) ban ngày để tránh nước tụ xuống hai chân, mang vớ bó chặt để giảm bởt phù hai chân.

– Cẩn thận thắp đèn sáng, nếu cần đi khám mắt xem thị lực có tốt không, có bị cườm mắt hay không, để tránh té, tai nạn lúc đi tiểu đêm.
Chúc bệnh nhân may mắn.


Bác sĩ Hồ Văn Hiền

florida80 04-07-2019 19:41

Tác Hại Của Giày Cao Gót
 
1 Attachment(s)
:thankyou::thankyou:

florida80 04-07-2019 19:42

bệnh khớp thoái biến
 
Bệnh Khớp Thoái Biến









Khớp (joint) là các chỗ những đầu xương nối với nhau. Trong khớp có nhiều cơ cấu rất tinh vi, phối hợp hoạt động để khớp vừa vững chắc vừa linh động. Sụn khớp (articular cartilage), phần quan trọng của khớp, bao bọc các đầu xương như một lớp đệm, giúp các đầu xương trong khớp nhẹ nhàng trượt lên nhau khi khớp chuyển động.


Ở Mỹ đă lâu, chúng ta cần ḥa nhập vào ḍng y khoa Mỹ, dùng những từ y khoa Mỹ họ dùng: đau cổ (neck pain), đau vai (shoulder pain), đau khuỷu tay (elbow pain), đau cổ tay (wrist pain), đau lưng (back pain), đau lưng dưới (low back pain), đau hông (hip pain), đau gối (knee pain), đau cổ chân (ankle pain), đau khớp (joint pain), viêm khớp (arthritis: khớp vừa đau, vừa sưng to, nóng đỏ). Nên bỏ hai chữ “phong thấp” vào sọt rác quá khứ, v́ những chữ này mơ hồ, không biết dịch sang tiếng Anh thế nào. Xin nhớ, vào nhà thương, các bác sĩ, y tá họ nói tiếng Anh, chúng ta cần dùng đúng chữ để họ hiểu (nếu cần thông dịch, người thông dịch cũng dịch được dễ dàng). Các thuốc Ibuprofen, Motrin, Aleve, Celebrex, ..., thuần túy, chỉ là thuốc chống đau như Tylenol, Aspirin, không nên gọi chúng là “thuốc phong thấp”.


Bệnh khớp nhiều lắm. Ba bệnh khớp làm khổ chúng ta nhiều nhất: “osteoarthritis”, (bệnh viêm xương-khớp), “rheumatoid arthritis” (bệnh viêm khớp rheumatoid) và “gout” (thống phong). Hôm nay, chúng ta t́m hiểu bệnh “osteoarthritis”, tên khác dễ hiểu hơn: “degenerative joint disease” (bệnh khớp thoái biến).


Bệnh khớp thoái biến xảy ra nhiều nhất trong các loại bệnh khớp. Ở Mỹ, đến 12% dân số mang bệnh khớp thoái biến, và với các vị trên 70 tuổi, tỉ lệ gần 35% (tức cứ 3 người, 1 người bị). Rất nhiều vị, đi từ pḥng ngủ sang pḥng tắm cũng khó khăn, v́ khớp gối, khớp hông đau nhức quá.


Đời người chúng ta ví như chiếc xe hơi, chập chững chạy đầu đời, bon bon chạy giữa đời, rồi chậm dần vào cuối đời. Do máy đă rêm, bánh đă ṃn. Các khớp của ta giống những bánh xe hơi, dùng lâu tất ṃn. Bệnh khớp thoái biến gây do sự ṃn lở của sụn khớp (articular cartilage), nhất là ở những vùng sụn phải trực tiếp nâng đỡ sức nặng của cơ thể. Do thế, bệnh thường tấn công các khớp mang sức nặng (hông, gối, lưng dưới, ...), hoặc khớp sử dụng nhiều trong công việc hàng ngày (các khớp ngón tay, khớp nơi gốc ngón tay cái).


Dưới tuổi 55, các khớp ṃn giống nhau ở cả nam lẫn nữ. Tuổi cao hơn, khớp hông bị nhiều hơn ở đàn ông, c̣n phụ nữ hay có bệnh ở các khớp ngón tay và gốc ngón cái. Phụ nữ cũng đau khớp gối nhiều hơn đàn ông.


Ai dễ bị bệnh khớp thoái biến?


Nhiều yếu tố đưa ta đến với bệnh khớp thoái biến:

- Tuổi tác: yếu tố quan trọng nhất. Càng cao tuổi, các khớp ta càng dễ hao ṃn.

- Phái tính: phụ nữ dễ mang bệnh hơn đàn ông. (Phải chăng, so ra, nữ giới vẫn phải làm việc nhiều hơn nam giới, việc sở, việc nhà?).

- Chấn thương: những khớp trước từng bị chấn thương hoặc sử dụng nhiều quá dễ mang bệnh. Chẳng hạn, người vũ ballet hay có bệnh ở khớp cổ chân. Ngược lại, các vơ sĩ boxing hay mang bệnh ở khớp nối bàn tay và ngón tay. Người làm những nghề nghiệp cần qú gối dễ mang bệnh ở khớp gối.

- Nặng cân: xe nặng, bánh tất mau ṃn. Người nặng, khớp mau hư, nhất là khớp gối.

- Bệnh bẩm sinh: khiến khớp bất thường ngay từ lúc mới sanh.

- Bệnh nội tiết: tiểu đường, suy tuyến giáp trạng, ...


Định bệnh


Ta đă biết, trong khớp có sụn khớp (articular cartilage), bao bọc các đầu xương như một lớp đệm, giúp các đầu xương nhẹ nhàng trượt lên nhau khi khớp chuyển động. Bệnh khớp thoái biến gây do sự ṃn lở của sụn khớp. Khi sụn ṃn hoặc lở vỡ, các đầu xương không c̣n uyển chuyển trượt lên nhau, nên gây đau nhức, cứng khớp, ...

Tuy vậy, rất nhiều trường hợp bệnh không gây đau ǵ cả. Có người chẳng bao giờ đau, t́nh cờ chụp phim, phim chụp cho thấy khớp đă ṃn.


Đau khớp, nếu xảy ra, trong giai đoạn đầu, thường là cái đau âm ỉ, cảm thấy sâu trong khớp bệnh: khớp lưng, hoặc khớp hông, khớp gối, khớp ngón tay, ... Người bệnh thấy đau nhiều hơn khi đi lại, sử dụng khớp, và bớt đau lúc nghỉ ngơi. Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng hơn, cái đau thành liên tục, làm khổ cả vào ban đêm.




“Công chúa đứt tay, ăn mày đổ ruột”. Mỗi người chúng ta cảm nhận cái đau một khác. Cùng một mức độ bệnh lư của khớp, phụ nữ than đau nhiều hơn đàn ông, người hưởng trợ cấp than đau nhiều hơn người đi làm, và người ly dị than nhiều hơn người có gia đ́nh hạnh phúc. Người ta cho rằng trong bệnh khớp thoái biến, như chứng đau lưng, như nhiều bệnh khác, những yếu tố tâm lư và xă hội có ảnh hưởng quan trọng, khiến người bệnh cảm thấy đau nhiều hay ít.


Triệu chứng quan trọng khác là cứng khớp (stiffness). Khớp thường cứng vào buổi sáng mới ngủ dậy hoặc sau lúc nghỉ ngơi một thời gian ngắn trong ngày. Cứng khớp không kéo dài lâu, chỉ khoảng 20 phút.


Đến giai đoạn nặng, khớp mất h́nh dạng b́nh thường, méo mó, to lên, và không c̣n gập, duỗi được hết mức. Có khi, đang đi, khớp khựng lại. Khớp sờ thấy đau, hoặc sưng và hơi nóng. Khi khớp chuyển động, sờ như thấy các đầu xương trong khớp chạm vào nhau, kêu “lục cục lạc cạc”.


Sự định bệnh dựa vào bệnh sử (triệu chứng do người bệnh kể), sự thăm khám, và phim chụp. Phim chụp cho thấy hai đầu xương trong khớp sát vào nhau ở chỗ sụn bị ṃn, có khi thấy những chồi xương mọc ra bất thường. Khi sụn khớp ṃn nhiều, trên phim, khớp lệch lạc thấy rơ (subluxation), mất h́nh dạng b́nh thường.


Điểm đáng chú ư là triệu chứng và mức độ tàn tật do bệnh gây nên, nặng hay nhẹ, thường không ăn khớp với phim chụp. Nếu đem 100 người trên 40 tuổi ra chụp phim, theo phim chụp, 90 người sẽ có những thay đổi bất thường ở các khớp nâng đỡ sức nặng cơ thể (lưng dưới, hông, gối, ...), tuy vậy, chỉ 30 người có triệu chứng đau nhức. Đau dữ hay ít, như đă bàn, c̣n tùy thuộc nhiều yếu tố, đặc biệt những yếu tố tâm lư và xă hội.
Chữa Trị:







Sự trị liệu nhắm mục đích giảm đau, giúp các khớp duy tŕ được cơ năng, và hoạt động b́nh thường. Những trường hợp bệnh nhẹ, người bệnh chỉ cần được trấn an, chỉ dẫn cách vận động, thu xếp công việc hàng ngày để tránh những hoạt động khiến khớp dễ tổn thương thêm, và thỉnh thoảng uống thuốc giảm đau nếu cần. Với những trường hợp nặng hơn, có thể phải phối hợp nhiều phương pháp chữa trị khác nhau:

1. Vận động:
Bắp thịt và xương, khớp như anh em ruột thịt, phối hợp, giúp đỡ nhau trong lúc hoạt động. Bắp thịt quanh khớp nếu dẻo dai, vững chắc sẽ giúp khớp bớt làm việc, hoặc làm việc hữu hiệu hơn, và cái đau sẽ nhẹ đi.



Các vận động nhẹ nhàng, không đặt nhiều sức nặng trên khớp (low-impact, nonweight-bearing) rất tốt. Bơi lội tuyệt nhất. Không th́ những thể dục năng động nhẹ (low-impact aerobics exercises), hoặc các cách tập đặc biệt dùng cho người mang bệnh khớp. Đạp xe đạp đều có thể làm bớt đau khớp gối bị bệnh. Một chuyên viên thấu đáo về việc tập luyện cho người mang bệnh khớp (physical therapist) có thể giúp ta rất nhiều, chỉ dẫn cho ta những cách tập đúng với nhu cầu của tật bệnh ta.



Kiên nhẫn là mẹ thành công. Tập 4-5 lần mỗi tuần, đều như vậy, sau hai tháng, thường sẽ bắt đầu thấy có tiến triển tốt.



2. Đắp, thoa tại chỗ:



- Ấp nhiệt (khăn, b́nh nước nóng, heating pad, ...) vào khớp đau có thể giúp khớp bớt đau và cứng. Cách giản dị và rẻ tiền là tắm nước ấm vào buổi sáng lúc khớp hay bị cứng. Có vị thấy bớt đau khi dùng nước đá thay v́ dùng nhiệt.


- Một loại kem được xem có tác dụng giảm đau, mua bên ngoài không cần toa bác sĩ là capsaicin cream. Thoa kem capsaicin ngày vài lần trên khớp, có khi bạn không cần uống thuốc giảm đau nữa. Kem capsaicin rất hữu hiệu cho các khớp gối và bàn tay. Khi mới dùng, có thể thấy nóng ở chỗ thoa thuốc, song tiếp tục dùng, phản ứng khó chịu này sẽ bớt dần.


3. Tránh bắt khớp bệnh làm việc quá sức:


- Luôn giữ cơ thể trong tư thế thẳng thắn. Khi nghỉ ngơi, học hành, làm việc, lái xe, bạn nên ngồi ghế có lưng tựa thoải mái (thêm tay dựa càng tốt), sát người vào lưng ghế, để lưng ghế nâng đỡ cơ thể bạn cho thẳng, giúp các khớp xương, bắp thịt lưng và cổ không mỏi.


- Trong công việc hàng ngày, bạn xếp đặt công việc và dụng cụ làm việc hợp lư, thuận tầm tay, vừa tầm mắt, hầu khỏi cong cúi nhiều trong lúc làm việc. Đồng thời, ứng dụng tinh thần “chị ngă em nâng”, sử dụng càng nhiều khớp càng tốt trong lúc làm việc. Chẳng hạn, bưng tách cà phê với cả hai tay, nâng b́nh cà phê bằng cách đỡ cả trên lẫn dưới (một tay đỡ đáy b́nh, một tay xách quai xách phía trên), ... Với cách này, lực tác động sẽ lan tỏa, không khớp nào phải làm việc quá sức.


Cũng nhớ, khi nhặt vật ǵ dưới đất, thay v́ cúi lưng, bạn cong hai gối trong lúc giữ lưng cho thẳng. Khi bưng bê vật nặng, bạn đưa sát vào người, từ từ đứng lên, trong lúc vẫn thẳng lưng. Nếu vật quá nặng, cách tốt nhất là nhờ thêm người khác giúp sức.

- Người bị bệnh ṃn khớp hông hay khớp gối nên tránh đứng, qú, ngồi chồm hổm (squatting) lâu.

- Xe nặng, bánh mau ṃn. Nên xuống cân nếu béo mập.

- Giữ sự cân bằng giữa hoạt động và nghỉ ngơi. Những dịp nghỉ ngắn (10-20 phút) trong ngày giúp các khớp nghỉ ngơi sau những lúc hoạt động.

- Người bị bệnh ṃn khớp gối hay khớp hông một bên, có thể dùng gậy chống (cầm bằng tay bên không đau) để nâng đỡ cơ thể trong lúc đi lại, giúp các khớp đau đỡ làm việc trong lúc đi lại.

- Giày thể thao loại tốt, hấp thu bớt các sức tác động (impact-absorbing shoes), giúp giảm sức nặng đè trên các khớp ở chân, có thể khiến bớt đau khi đi lại, và có lẽ cũng làm chậm đà tiến triển của căn bệnh. Khổ nỗi, các cụ ta ít quen đi giày thể thao, thích đi dép cao su, dép Nhật cho nhẹ, thoáng, và chỉ... vài đồng một đôi.


4. Chữa trị bằng thuốc:


Thuốc giúp bớt đau. Những trường hợp đau nhẹ hoặc vừa, ta dùng Tylenol là đủ, rẻ, lại an toàn. Không mang bệnh gan hay thận, ta có thể dùng đến 8 viên Tylenol 500 mg mỗi ngày (2 viên ngày 4 lần). Những thuốc giảm đau chứa chất nha phiến như Tylenol số 2, số 3, Vicodin, ... thường không cần thiết, v́ tác dụng không dài. Hơn nữa, dùng liên tục, lâu ngày, thuốc có thể sẽ mất tác dụng và gây nghiện.




Các thuốc chống viêm không chứa chất steroid (non-steroid anti-inflammatory drugs, viết tắt NSAID) như Advil, Nuprin, Motrin, ... làm bớt đau và cứng khớp. Dùng Tylenol không bớt đau, ta có thể dùng đến những thuốc loại này. Cái bất lợi là, dùng lâu ngày, chúng có thể gây khó chịu, lở bao tử, chảy máu đường tiêu hóa, và hại cho thận, ... Dùng những thuốc này, ta nên uống lúc bụng no (đang ăn hoặc sau khi ăn). Thấy khó chịu vùng bụng trên, hoặc đi cầu ra phân đen, bạn nên ngưng thuốc và cho bác sĩ biết ngay. Một thuốc giảm đau khác có tên Ultram, cũng giúp nhiều người bớt đau, nhưng không gây những tác dụng độc hại như các thuốc trên. Tất nhiên, nó có thể gây những tác dụng phụ khác.


Gần đây, một số tài liệu đề cập đến việc dùng chất glucosamine và chất chondroitin để chữa bệnh khớp thoái biến, cho rằng hai chất này có khả năng giúp sửa chữa, tái tạo sụn khớp, và bổ khuyết lượng chất nhờn cần có trong khớp. Chúng tác dụng chậm, ít nhất 4 tuần mới công hiệu, và cũng có thể gây một số tác dụng phụ. Sự an toàn và hiệu quả về lâu về dài của thuốc chưa được biết rơ. Thuốc mua bên ngoài không cần toa, bạn có thể thử, song nên cho bác sĩ biết.

Ngoài các thuốc uống, trong nhiều trường hợp, bác sĩ cũng chích thuốc chứa chất steroid hoặc thuốc Synvisc thẳng vào khớp giúp khớp bớt đau.


5. Giải phẫu:

Giải phẫu dùng cho những trường hợp bệnh quá nặng gây đau nhức liên tục, chữa trị hết mức bằng những phương pháp nội thương song không kết quả. Có nhiều phương pháp giải phẫu khác nhau:

- Thay hẳn một khớp: khớp hông, khớp gối nay có thể thay.

- Gọt bớt xương (osteotomy).

- Mài bớt sụn (chondroplasty, abrasion arthroplasty).

- Đưa ống soi vào khớp, dọn dẹp những chỗ bị hư hoại trong khớp.




Sau cùng, ta cũng đừng quên vai tṛ của tinh thần trong sự chữa trị bệnh khớp thoái biến. Tinh thần và thể xác tuy hai nhưng là một. Trong điều kiện sức khỏe cho phép, nên thường xuyên vận động, hầu giúp cơ thể khỏe mạnh. Thể xác khỏe khoắn, ta thấy yêu đời, yêu người, đỡ căng thẳng tinh thần, và cảm nhận cái đau ít hơn. Một thể xác khỏe mạnh, một tinh thần lạc quan, một lư tưởng hoặc triết lư sống trong sáng, đấy là những viên thuốc bổ của đời sống. Xin biên toa để bạn dùng hàng ngày.

florida80 04-07-2019 19:43

Trụ Sinh Không Chữa Được Cảm Cúm
 
1 Attachment(s)
Trụ Sinh Không Chữa Được Cảm Cúm









Bác sĩ Nguyễn Văn Đức



Những ngày nắng nóng chắc đă qua, hôm nay trời mát nhiều rồi, thu đă ngoài ngơ. Tháng 10, 11 chúng ta nhắc nhau đi ngừa cúm.



Mùa lạnh là mùa của bộ hô hấp, trong đó có cảm (cold), cúm (flu). Nhiều vị trong chúng ta vẫn nghĩ cảm, cúm cần có trụ sinh mới mau hết.



Sự sử dụng trụ sinh ở Mỹ c̣n quá lung tung, và hiện tượng vi trùng kháng thuốc trụ sinh đang là mối lo ngại, nên Trung Tâm Kiểm Soát và Pḥng Ngừa Bệnh (CDC) thiết lập website www.cdc.gov/getsmart để giáo dục việc sử dụng trụ sinh, đồng thời gửi đến văn pḥng các bác sĩ tài liệu “Cold or Flu, Antibiotics Don’t Work for You” (Cảm hay cúm, các trụ sinh không giúp bạn đâu) để bác sĩ hướng dẫn những bệnh nhân của ḿnh về vấn đề này.



Xin dịch tài liệu “Cold or Flu, Antibiotics Don’t Work for You” của CDC, chúng ta cùng đọc:


Khi bạn bệnh, bạn muốn mau khỏe. Nhưng trụ sinh không phải là câu trả lời cho mọi thứ bệnh tật. Tập sách nhỏ này giúp bạn biết khi nào trụ sinh có tác dụng và khi nào không. Muốn t́m hiểu thêm, bạn hỏi bác sĩ bạn hoặc viếng website cdc.gov/drugresistance/community.

Nguy hiểm: Vi trùng sẽ kháng thuốc
Nếu bạn dùng trụ sinh hoài, sẽ có tai hại ǵ? Dùng trụ sinh lúc không cần thiết có thể làm các vi trùng trở thành kháng thuốc.


Các vi trùng kháng thuốc trụ sinh sẽ mạnh hơn và khó tiêu diệt. Các vi trùng này có thể tiếp tục ở trong cơ thể bạn và gây những bệnh hiểm nghèo không c̣n trị được với trụ sinh. Muốn trị được bệnh, chúng ta phải dùng những thuốc mạnh hơn, và có thể bạn phải vào nhà thương để chữa.


Để tránh t́nh trạng các bệnh nhiễm trùng kháng trụ sinh, Trung Tâm Kiểm Soát và Pḥng Ngừa Bệnh khuyên bạn nên tránh dùng trụ sinh khi không cần thiết.


Trụ sinh không phải là câu trả lời trong mọi trường hợp
Hầu hết các bệnh nhiễm trùng gây do hai loại trùng: vi trùng (bacteria) và siêu vi (virus). Trụ sinh chỉ chữa được bệnh do vi trùng, không chữa được bệnh do siêu vi.


Vi trùng gây bệnh viêm họng “strep throat” (viêm họng do vi trùng Streptococcus), vài bệnh sưng phổi (pneumonia) và nhiễm trùng xoang (sinus infections). Trụ sinh có tác dụng trong các bệnh này.


Siêu vi gây bệnh cảm (cold), cúm (flu), và hầu hết các trường hợp ho, chảy mũi, đau họng. Trụ sinh không có tác dụng trong các trường hợp này.


Dùng trụ sinh để chữa bệnh do siêu vi:

- Sẽ KHÔNG chữa được bệnh
- Sẽ KHÔNG giúp bạn mau khỏe hơn
- Sẽ KHÔNG ngừa được việc lây bệnh cho người nhà.




Câu hỏi hay được đặt ra
* Làm sao tôi biết được tôi bị bệnh do vi trùng hay siêu vi?

Bạn hăy hỏi bác sĩ bạn và nghe theo lời khuyên của bác sĩ.
Nên nhớ, nếu bạn bị cảm hay cúm, đây là bệnh siêu vi và trụ sinh không chữa được.




* Khi bị cảm hay cúm, trụ sinh không giúp tôi mau khỏe hơn sao? Không, trụ sinh hoàn toàn không có tác dụng ǵ với bệnh gây do siêu vi. Trụ sinh không hề giúp bạn mau khỏi bệnh.

Bạn hăy hỏi bác sĩ bạn về những cách chữa giúp bạn dễ chịu trong lúc chờ căn bệnh qua đi.




Hăy thông minh (Get smart)
- Trụ sinh là các thuốc mạnh, nhưng không phải bệnh nào chúng cũng chữa.

- Dùng không đúng, trụ sinh có thể gây hại cho sức khỏe của bạn.
- Trụ sinh chữa được hầu hết các bệnh vi trùng, nhưng không chữa được các bệnh siêu vi.
- Trụ sinh giết vi trùng, không giết được siêu vi; v́ vậy, trụ sinh không có tác dụng ǵ khi dùng để chữa cảm, cúm, chảy mũi, đau họng không do vi trùng Streptococcus, hầu hết các trường hợp ho và viêm ống phổi (bronchitis).
- Khi bạn bịnh, trụ sinh không phải lúc nào cũng là câu trả lời cho vấn đề sức khỏe của bạn.




Tự bảo vệ với sự chăm sóc tốt nhất Bạn không nên dùng trụ sinh để trị cảm thường (common cold) hay cúm (flu). Nếu bác sĩ biên toa trụ sinh cho bạn để chữa một bệnh nhiễm vi trùng (bacterial infection), chẳng hạn như bệnh “strep throat” (viêm họng do vi trùng Streptococcus), bạn nên dùng hết số lượng thuốc trong chai thuốc. Mới uống vài ngày thấy bớt đă ngưng thuốc, bệnh chỉ mới trị một phần, vi trùng chưa bị tiêu diệt hết có thể sẽ tấn công bạn trở lại, và nguy hiểm hơn, lúc đó chúng có thể đă trở thành kháng thuốc trụ sinh. Điều này cũng áp dụng cho cả trẻ em, chúng ta cần cho các em uống hết thuốc như chỉ dẫn của bác sĩ, dù thấy các em đă mau chóng bớt nhiều, khỏe hơn.




Thuốc trụ sinh nếu uống không hết (như trường hợp thuốc gây tác dụng phụ, bác sĩ khuyên bạn ngưng thuốc, đổi sang thuốc khác) nên vất đi, bạn không nên trữ lại ở nhà, và tự ư đưa cho người khác dùng thuốc trụ sinh của ḿnh.





Sưu tầm

florida80 04-07-2019 19:45

Soi Ruột Cứu Người
 
1 Attachment(s)
Soi Ruột Cứu Người








Bác sĩ Nguyễn Văn Đức

Tôi có tất cả 12 người bệnh ung thư ruột già (colon cancer). Vài vị đă qua đời.


Một vị trên 50 tuổi không có bảo hiểm, Medi-Cal, nhiều năm lần lữa không đi soi ruột già, đến khi đi cầu ra máu, tôi gửi đi soi, ra ung thư ruột già, phải mổ cắt rộng chỗ ung thư, đoạn ruột già trên chỗ ung thư không nối lại với khúc dưới được, vị này nay phải đeo bọc phân ở bụng (colostomy), săn sóc bọc phân mỗi ngày. Rồi ung thư chuyển di đến phổi, lại mổ phổi, chuyển di đến gan, lại mổ gan. Hiện vị này c̣n đang trị liệu với hóa chất (chemotherapy).



Một vị khác nghe lời bạn bè, “Chị không có triệu chứng ǵ, đi soi ruột già làm chi”, cứ nhất định từ chối lời khuyên soi ruột già của tôi, đến khi thử phân, ba mẫu phân đều thấy có máu, lúc đó vị này mới chịu đi soi, ra ung thư ruột già, phải mổ, mổ xong tắc ruột, lại vào nhà thương lần nữa chữa tắc ruột. Con cái phải nghỉ việc nhiều ngày trông coi mẹ trong bệnh viện, rồi khi ra viện, chở đi bác sĩ ung thư và thông dịch.





Mỗi năm, có 11 triệu trường hợp ung thư ruột già mới xảy ra trên toàn thế giới. Riêng tại Mỹ, ung thư ruột già nhiều chỉ sau ung thư phổi, mỗi năm có thêm 150.000 trường hợp, làm thiệt mạng khoảng 50.000 người.

- Bác trên 50, nên đi soi ruột già. Bác để trễ chuyện này 16 năm rồi.

- Không bác sĩ ạ, tôi không đi soi, tôi muốn tiết kiệm tiền cho chính phủ.

- Nếu thương chính phủ, bác càng nên đi soi sớm. V́ chữa ung thư ruột già rất tốn kém trường hợp nó nặng, kể từ lúc khám phá ra ung thư ruột già, đến khi bác qua đời v́ căn bệnh, chính phủ phải bỏ ra mấy trăm ngàn đô-la để cố cứu bác. Tiền mổ, có khi nhiều lần, tiền chữa bằng hóa chất, tiền săn sóc bọc phân đeo ở bụng. Khổ cho bác, cho con cái bác, mà cho cả chính phủ.



Trong các tổ hợp y tế HMO (Health Maintenance Organizations, Tổ Chức Duy Tŕ Sức Khỏe) chăm sóc sức khỏe cho các vị cao niên, theo lệnh của Medi-Cal, Medicare, bác sĩ phải làm việc nghiêm túc, chú trọng việc pḥng ngừa bệnh cho các vị cao niên. Một trong những việc quan trọng này là nhắc nhở các vị đi soi ruột già để truy t́m ung thư ruột già (colon cancer screening) đúng hạn kỳ, bắt đầu từ tuổi 50, dù người bệnh không có triệu chứng ǵ cả.






Ba phương pháp truy t́m ung thư ruột già Medi-Cal, Medicare, qua tổ hợp y tế HMO, muốn các bác sĩ phải làm cho người bệnh 50 tuổi trở lên của ḿnh: soi toàn ruột già (colonoscopy) mỗi 10 năm, hoặc soi đoạn cuối của ruột già (sigmoidoscopy) mỗi 5 năm, hoặc thử phân hàng năm.



Soi toàn ruột già


Tốt nhất, chúng ta nên soi toàn ruột già (colonoscopy) mỗi 10 năm để truy t́m và ngừa ung thư ruột già.



Soi toàn ruột già giúp bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa nh́n trực tiếp niêm mạc lót ḷng của toàn thể ruột già, khám phá hầu hết các bướu thịt và ung thư nếu có.






Chiều hôm trước khi soi, người bệnh ăn lỏng (clear liquid diet), uống thuốc xổ để xúc sạch ruột. Khi soi, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa cho người bệnh ngủ, và đưa một ống soi vào hậu môn người bệnh, đẩy dần lên để coi, cho đến khi đi hết ruột già từ trái sang phải. Thấy có chỗ nào trông bất thường, qua ống soi bác sĩ có thể cắt đi đem thử thịt.



Soi toàn ruột già có thể gây chảy máu hoặc làm rách ḷng ruột già với tỉ lệ 1/1000. V́ được cho ngủ, hôm đi soi, người bệnh cần có người chở về, và không thể đi làm trong cùng ngày. Trả tiền mặt, soi toàn ruột già tốn khoảng 900-1000 Mỹ kim; trong các tổ hợp y tế HMO, các vị cao niên không phải trả tiền.






Sigmoidoscopy

Đây là phương pháp soi đoạn cuối của ruột già (phần ruột già bên trái) gần về phía hậu môn (ống soi chỉ vào sâu 60 cm), và nếu b́nh thường, sẽ làm lại mỗi 5 năm.






Chiều trước ngày soi sigmoidoscopy, người bệnh ăn thức ăn lỏng, và chỉ cần được bơm thuốc vào hậu môn để đi cầu cho sạch hết phân ngày hôm sau trước khi soi. Thường khi soi, người bệnh không phải ngủ và có thể trở lại làm việc trong ngày.


Soi sigmoidoscopy có thể khám phá các bướu thịt hoặc ung thư trong phạm vi các vùng được soi. Việc soi rất ít nguy hiểm, hiếm khi xảy ra chảy máu hoặc rách ḷng ruột già.







Sigmoidoscopy rẻ hơn colonoscopy, ít nguy hiểm hơn, song điểm bất lợi nhất của sigmoidoscopy là không t́m được những bướu thịt hoặc ung thư ở phía bên phải của ruột già. Ngoài ra, khi t́m thấy bướu thịt hoặc ung thư tại những vùng soi, sau đó cũng sẽ phải làm colonoscopy (tức tốn thêm lần tiền nữa) để soi toàn ruột già, v́ bướu thịt hoặc ung thư có thể xuất hiện luôn tại cả những vùng ruột già bên phải.





Thử phân






Ung thư ruột già hay gây chảy máu ít một, mắt chúng ta thường không nh́n thấy, song thử phân có thể khám phá thấy máu trong phân.

Vị nào không thích truy t́m ung thư ruột già bằng hai phương pháp kể trên, có thể thử t́m máu trong phân hàng năm. Thử thấy có máu trong phân, cần soi toàn ruột già t́m ung thư.






Tuy nhiên, phương pháp truy t́m bằng thử phân kém nhất, không mấy chính xác, do các bướu thịt trong ḷng ruột già hiếm khi chảy máu nên trắc nghiệm hay ra âm tính (không thấy có máu), ngược lại, nhiều trường hợp trắc nghiệm dương tính (thấy có máu), nhưng thực ra v́ những nguyên nhân khác không phải ung thư, chẳng hạn như trĩ.






Trên là ba phương pháp truy t́m ung thư ruột già từ tuổi 50 cho người b́nh thường, không có triệu chứng, thực hiện trong các tổ hợp y tế HMO theo lệnh của Medi-Cal, Medicare. Với các vị có những yếu tố quan trọng dễ đưa đến ung thư ruột già (có người thân trong gia đ́nh bị ung thư ruột già, bệnh viêm ruột, …) tùy trường hợp, bác sĩ sẽ đề nghị truy t́m sớm hơn so với người thường.






Đầu năm 2014 tới, tất cả các vị Medi-Medi sẽ lần lượt phải gia nhập một tổ hợp y tế, và vào cuối năm nay, sẽ nhận được thư thông báo, yêu cầu chọn bác sĩ chính (primary care doctor) và tổ hợp y tế, nếu không, sẽ bị chỉ định bác sĩ và tổ hợp. V́ trong tổ hợp, các vị sẽ được chăm sóc kỹ càng hơn với những chỉ thị trực tiếp của Medi-Cal, Medicare các bác sĩ trong tổ hợp phải thi hành, c̣n như bây giờ, người có Medi-Medi muốn đi đâu th́ đi, dễ sa vào tay những bác sĩ chỉ muốn kiếm tiền bằng những phương cách bất chính gây tốn kém công quĩ, mà không khuyên người bệnh những việc cần làm. Với mô thức tổ hợp y tế, chính phủ biết chắc những chỉ thị đưa xuống các bác sĩ sẽ phải thi hành, đồng thời nắm vững được đồng tiền chi ra để chăm sóc sức khỏe cho các vị Medi-Medi, của công không c̣n bị lọt vào tay những kẻ gian giảo.



Soi ruột già vừa cứu mạng chúng ta, vừa tiết kiệm tiền cho hệ thống y tế chúng ta đang hưởng. Mà cũng chẳng phải tiền ǵ của hệ thống y tế, nhưng chính tiền của những người công dân Mỹ cần cù đi làm đóng thuế.






Cũng xin nhớ, trong lănh vực sức khỏe, một lời khuyên vô ư thức có thể gây hại, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của người thân chúng ta. Chớ nên khuyên người kiểu, “Chị không có triệu chứng ǵ, đi soi ruột già làm chi, bác sĩ chỉ vẽ chuyện”, song nên khuyên, “Chuyện sức khỏe, chị hỏi ư kiến bác sĩ, c̣n chị hỏi chuyện bếp núc, làm vườn, mua hột xoàn, tui chỉ chị”.






Lời nói chúng ta nên thận trọng, nhất là trong những địa hạt chuyên môn ḿnh không rành.





Sưu tầm

florida80 04-07-2019 19:46

Khắc Phục Găy Xương Đùi Ở Người Già
 
1 Attachment(s)
Khắc Phục Găy Xương Đùi Ở Người Già









Găy cổ xương đùi là kiểu găy nội khớp của xương lớn nhất cơ thể. Đối với trẻ em và người lớn trẻ tuổi, găy cổ xương đùi thường xảy ra sau một chấn thương mạnh. Nhưng ở người cao tuổi, loại găy này có thể xảy ra chỉ do một chấn thương nhẹ như trượt chân, ngă đập vùng chậu hông xuống nền cứng, đây là loại găy xương nặng có thể dẫn đến tử vong.




V́ sao hay bị găy cổ xương đùi?




Cấu tạo các bè xương vùng cổ xương đùi chia hai bè cung nhọn và nan quạt, tiếp giáp giữa hai bè này là điểm yếu gọi là cổ phẫu thuật, v́ vậy mọi trường hợp găy cổ xương đùi thường xảy ra ở điểm yếu này. Do cấu tạo của mạch máu nuôi dưỡng nhiều ít khác nhau, nên khi găy xương càng sát chỏm th́ nguy cơ hoại tử chỏm càng lớn, v́ ở đây ít mạch máu nuôi dưỡng.




Ngược lại, găy ở xa chỏm, nhờ dinh dưỡng tốt hơn bởi có nhiều mạch máu nên ít bị hoại tử. Găy cổ xương đùi là găy xương phạm khớp, làm máu từ ổ găy chảy vào khớp, v́ vậy nếu bất động lâu sẽ dẫn đến thoái hóa và dính khớp, do khớp được nuôi bởi dịch khớp nhờ thẩm thấu, khi máu tràn vào khớp làm thay đổi dịch khớp, nên việc nuôi dưỡng kém và gây dính khớp. Cho nên các trường hợp găy cổ xương đùi cần điều trị sớm, phẫu thuật sớm, cố định tốt, vận động sớm để tránh dính khớp.




Có 2 nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp làm găy cổ xương đùi: trực tiếp do chấn thương đập mạnh vùng mấu chuyển lớn và cổ xương đùi gây ra găy dạng; gián tiếp do bị ngă mà bàn chân, đầu gối đập xuống nền cứng, trọng lượng cơ thể dồn từ trên xuống và phản lực từ dưới lên gây nên cơ chế “cắt kéo” làm găy cổ xương đùi. Mặt khác loăng xương cũng làm tăng tỷ lệ găy cổ xương đùi.




Phát hiện găy cổ xương đùi




Nhiều thống kê cho thấy: đa số trường hợp găy cổ xương đùi là người già, nữ nhiều hơn nam. Các dấu hiệu cần chú ư để phát hiện găy cổ xương đùi là: sau một chấn thương, bệnh nhân thấy đau chói tại khớp háng, đau vùng nếp bẹn; Nếu bất lực vận động một phần: bệnh nhân c̣n cử động được một số động tác của khớp háng, khớp gối, có khi c̣n tự đứng dậy và đi được vài bước.




Nếu bất lực vận động hoàn toàn: bệnh nhân hoàn toàn không cử động được. Trường hợp điển h́nh thấy chi bị biến dạng, sưng nề, nếu đo chu vi vùng đùi nghi ngờ thấy lớn hơn bên lành là có găy; đo chiều dài chi bên găy ngắn hơn bên lành; trục chi găy thay đổi; cổ và bàn chân bên găy xoay ngoài, ngả xuống mặt giường; để chân găy duỗi thẳng tác động nhẹ vào gót chân bệnh nhân thấy đau ở khớp háng.

Ấn vào trên cung đùi vùng mạch máu, bệnh nhân kêu đau chói ở ổ găy. Dấu hiệu đặc trưng là bàn chân xoay ngoài chừng 60 độ, trong khi bên lành bàn chân chỉ xoay ngoài được khoảng 30 độ. Nếu ổ găy nội khớp th́ gốc chi không sưng nề, không có máu tụ bầm tím. Trường hợp găy ngoại khớp th́ gốc chi sưng nề to, máu tụ bầm tím lan tỏa. Chụp Xquang có thể thấy rơ đường găy.




Cách chữa trị khi bị găy cổ xương đùi




- Sơ cứu: giảm đau cho bệnh nhân bằng thuốc uống hay tiêm; cố định xương dùng nẹp cố định của y tế (nẹp Cramer) hay nẹp tự tạo; vận chuyển bệnh nhân về cơ sở y tế trên ván cứng.

- Điều trị: hiện nay không dùng bảo tồn bằng nắn chỉnh bó bột do nặng nề, nhiều biến chứng. Phẫu thuật kết hợp xương bằng những chùm đinh nhỏ; các vít xương xốp tự do có ép hoặc không ép; các phương tiện kết hợp xương vững chắc như nẹp một khối, nẹp hai khối; kết xương bằng nẹp DHS (Dynamic hip sereust) vít vùng khớp háng có sức ép là biện pháp tốt nhất hiện nay nhờ các ưu điểm như sức ép tốt, chống xoay tốt, kết xương xong tập vận động được ngay. Phương pháp thay chỏm xương, thay ổ khớp cũng là cách điều trị tiên tiến.




Nếu điều trị bảo tồn, bất động nằm lâu có thể gặp các biến chứng: viêm phổi, viêm tiết niệu, loét do tỳ đè, suy kiệt, hoại tử chỏm, khớp giả, liền lệch trục, thoái hóa khớp háng, teo cơ cứng khớp háng...




Pḥng chống loăng xương ở người già




Chống loăng xương bằng cách dùng thực phẩm tốt cho xương như sữa và các chế phẩm từ sữa; ăn cá thay cho thịt mỗi ngày, ăn các loại rau xanh đậm màu như: cải xoăn, súp lơ xanh, cà rốt, củ cải, ḷng đỏ trứng gà, nước cam tươi, nước dâu tây, sữa tươi ít béo...




Pḥng tránh ngă cho người già bằng cách điều trị tích cực các bệnh viêm phổi, nhồi máu cơ tim, các bệnh gây kém mắt, kém tai, đeo kính và dùng máy trợ thính để cải thiện thị lực và thính lực. Khắc phục các yếu tố dễ gây ngă bằng cách san phẳng những chỗ mấp mô, lấp hố sâu trên lối đi, mắc thêm đèn ở những chỗ tối, làm thêm lan can vịn tay ở những chỗ cần thiết; bỏ bớt bàn ghế và những thứ không cần thiết trong nhà để việc đi lại được dễ dàng; dùng thảm không trơn trượt trong sàn nhà, sàn pḥng vệ sinh; dùng giầy dép có đế vững chắc, không trơn trượt, không đi guốc cao gót.





ThS. Bs. Trần Ngọc Hương

florida80 04-07-2019 19:48

"đem năo bỏ chợ
 
1 Attachment(s)
V́ Sao Hư Bộ Nhớ






Nếu tưởng người già mới lẫn th́ chưa đủ. T́nh trạng sa sút trí nhớ đến độ "vừa nghe đă quên" của người trẻ từ lâu đă vượt xa mức báo động.







Ai chưa tin xin thử xem có bao nhiêu người nhớ nổi số... driver license ! Nhiều người quên tuốt luốt, quên giờ vào sở, quên luôn công việc, quên cả vợ con, đến độ sau giờ làm việc phải ngồi hàng giờ ở bàn nhậu để cố nhớ nẻo về nhà, thậm chí quên hết đến độ chỉ c̣n nhớ có mỗi ngày... lănh lương!

Chuyện ǵ cũng có lư do. Bộ nhớ mau hư thường v́ nạn nhân chính là thủ phạm do thiếu nhiều thứ cùng lúc lại thừa vài món trong cuộc sống thường ngày. Đó là:




* Thiếu ngủ: Không kể người lỡ chọn nghề trực đêm, thiếu ngủ v́ thức quá khuya dường như là "mốt" của nhiều cư dân trong các thành phố. Kẹt một điểm là chất lượng của trí nhớ gắn liền với độ sâu của giấc ngủ, theo kết quả nghiên cứu ở Đại học Schleiweg- Holstein. Nhưng nếu tưởng như thế chỉ cần dùng thuốc ngủ để ngủ cho được nhằm tăng cường trí nhớ th́ lầm. Thuốc an thần tuy tạo được giấc ngủ nhưng năo bộ đồng thời cũng mê một lèo khiến bộ nhớ quên luôn công việc.






* Thiếu nước: Năo lúc nào cũng tiêu thụ không dưới 20% năng lượng của cơ thể riêng cho chức năng tư duy. Năo v́ thế rất cần nước và chất đường sinh năng. Theo chuyên gia ở Đại học Erlangen, uống không đủ nước trong ngày lại thêm bữa ăn chiều thiếu chất ngọt là một trong các lư do khi tín hiệu thần kinh vừa nhập vào lại ra ngay, cứ như nước đổ đầu vịt.



* Thiếu dầu mỡ: Chất béo loại cần thiết cho cấu trúc của tế bào thần kinh như 3-Omega, Acid Linoleic... là món ăn chính của năo bộ. Đừng tưởng kiêng cử là béo tốt cho năo. Trái lại là khác. Tất nhiên đừng để tăng chất mỡ máu v́ đó là yếu tố bất lợi cho hoạt động của bộ năo. Nhưng thiếu mỡ cũng tai hại tương tự.



* Thiếu dưỡng khí: Thêm vào đó, năo không thể dán tín hiệu thần kinh, dù là h́nh ảnh hay âm thanh vào bộ nhớ nếu tế bào thiếu dưỡng khí v́ thiếu máu. Chính v́ thế mà nhiều thầy thuốc khuyên dùng cây thuốc có công năng cải thiện hàm lượng dưỡng khí trong năo bộ ngay cả cho người chưa phát hiện triệu chứng "đụng đâu quên đó”.



* Thiếu vận động: Nhiều công tŕnh nghiên cứu cho thấy người cao tuổi nếu vận động thể dục thể thao trong ngày th́ ít quên hơn người không vận động. Theo các nhà nghiên cứu về lăo khoa ở Hoa Kỳ, vận động trong ngày là điều kiện để bộ năo không thiếu dưỡng khí trong đêm. Cũng không cần h́nh thức thái quá, nhẹ nhàng thôi, như đi bộ, bơi, chạy xe, khí công..., miễn là ngày nào cũng có.



* Thiếu tập luyện: Muốn năo "bén nhọn" như xưa mà không tập luyện chẳng khác nào chưa học bài. Chơi ô chữ, sudoku, học ngoại ngữ, vẽ tranh..., kiểu nào cũng tốt, càng nhiều cách giải trí càng hay, miễn là đừng ngồi yên mỗi ngày nhiều giờ trước máy truyền h́nh v́ đó là h́nh thức tai hại cho bộ năo.




* Thừa Stress: Bôi sạch bộ nhớ là một trong các phản ứng phụ của nội tiết tố nẩy sinh trong t́nh huống Stress. Biết vậy nên t́m cách pha loăng Stress bằng thể dục thể thao, thiền định, kiểu nào cũng được, miễn vui là chính. Thêm vào đó, đừng tự đầu độc cơ thể và bộ năo bằng thuốc lá, rượu bia, thịt mỡ... Với bộ năo "ngập rác" th́ quên là cái chắc v́ đâu c̣n chỗ nào để nhớ!



* Thừa chất oxy-hóa: Hàm lượng chất gây rỉ sét tế bào sản sinh từ rối loạn biến dưỡng, độc chất trong môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá, độ cồn, phụ gia trong thực phẩm công nghệ, hóa chất trong dược phẩm... càng cao, tế bào năo càng mau già trước tuổi. Cầm chân chất oxy-hóa bằng hoạt chất kháng oxy-hóa v́ thế là biện pháp chủ động để bộ nhớ đừng mau "hết đát".
Hăy đừng "đem năo bỏ chợ" qua lối sống chẳng khác nào có thù sâu với năo bộ. Nếu đối xử với năo bạc bẻo th́ đừng trách có lúc "có vay có trả”




BS. LƯƠNG LỄ HOÀNG

florida80 04-07-2019 19:50

Hăy Tắt Facebook Trước Khi Năo Suy Sụp
 
1 Attachment(s)
Hăy Tắt Facebook Trước Khi Năo Suy Sụp










Người sử dụng internet hàng ngày đối đầu với một lượng thông tin quá tải, dễ dẫn đến mất những thông tin quan trọng trong bộ nhớ của chính ḿnh, trong khi đó họ được đưa vào trí nhớ những thông tin không mấy quan trọng.

Bộ nhớ ngắn hạn của con người, khác với phần bộ nhớ dài hạn, chỉ có chỗ chứa rất hạn chế và thời gian cũng có hạn, tờ báo Ư Corriere della Sera đă viết về việc con người càng mất nhiều thời gian vào Faceboook và các mạng xă hội khác th́ họ có nguy cơ bị nhanh chóng chiếm hết phần bộ nhớ ngắn hạn.




Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học Thụy Điển đă cảnh báo rằng chúng ta không được gây quá tải cho phần bộ nhớ ngắn hạn, nếu không nó sẽ bị lấp đầy và dễ sụp đổ. Các nhà khoa học khuyên những người sử dụng internet không nên tốn quá nhiều thời gian trên Facebook, v́ nó có thể làm nguy hại đến dung lượng của bộ nhớ và dẫn đến mất nhiều thông tin quan trọng.

Không có chỗ cho những thông tin quan trọng




Ảnh minh họa



Quả đất nóng dần lên tầng ôzôn có vấn đề ǵ đó
Sọ dừa gặp vấn đề tŕ trệ
tri thức nhồi vào tri thức cứ pḥi ra
(Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ - Nguyễn Duy)




Theo các nhà khoa học ở Viện Công nghệ Hoàng gia Stockholm th́ khi đọc các mạng xă hội hàng ngày, người sử dụng đứng trước một khối lượng thông tin quá tải, dễ dẫn đến mất những thông tin quan trọng trong bộ nhớ của chính ḿnh, trong khi đó họ được đưa vào trí nhớ những thông tin không mấy quan trọng. Bộ nhớ ngắn hạn sẽ dễ bị tắc nghẽn và sinh ra vấn đề. Erik Fransen - người đứng đầu nhóm nghiên cứu - nói rằng hậu quả của việc sử dụng nhiều mạng xă hội thiếu sự nghỉ ngơi hồi phục sinh lực có thể dẫn đến mất chỗ chứa của bộ nhớ.
Những nhà tâm lư thường gọi nó là working memory (WM) tức là bộ nhớ làm việc hơn là bộ nhớ ngắn hạn. Bộ nhớ làm việc có hai hạn chế: hạn chế về thời gian và hạn chế về số lượng. Có nghĩa là khoảng thời gian để xử lư những thông tin nào đó được giữ ở trong hệ thống nhận biết, trước khi loại bỏ và quên đi hoặc đưa vào bộ nhớ dài hạn, vốn rất ngắn, chỉ kéo dài khoảng 20 giấy. V́ phải chạy đua với thời gian nên bộ năo bị bắt buộc phải lựa chọn, trở nên rất dễ bị căng thẳng.


Bộ nhớ con người không tính đến internet




Hệ thống hoạt động của bộ nhớ ngắn hạn giúp cho chúng ta không bị lấp đầy những bởi những kích thích cảm giác và lượng thông tin tới quá nhiều từ môi trường bên ngoài. Nói cách khác bộ nhớ ngắn hạn bảo vệ chúng ta. Nhưng bộ nhớ ngắn hạn không tính đến việc h́nh thành internet và trước hết là những mạng xă hội, và v́ thế nó không thích ứng được với hoạt động này.


Theo ông Erik Fransen, phương pháp giải quyết là phải điều độ và suy tính: Facebook cũng được, nhưng chỉ với thời gian sử dụng thích hợp, trước hết phải để cho năo có thời gian nghỉ ngơi. Bộ năo thầm lặng của con người hoạt động không ngừng hoàn toàn xứng đáng có những khoảng thời gian để nghỉ ngơi.


Người dịch: Nguyễn Minh (vietinfo.eu)


All times are GMT. The time now is 13:05.
Page 4 of 242 123 4 56781454 Last »

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.19244 seconds with 8 queries