VietBF
Page 1 of 9 1 2345 Last »

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   Breaking News | Tin Sốt (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=40)
-   -   USA Nội chiến Cung Đ́nh Việt+ (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1892330)

Gibbs 03-21-2024 14:33

Nội chiến Cung Đ́nh Việt+
 
1 Attachment(s)
https://vietbf.com/forum/attachment....1&d=1711031595

Hiện nay đại tướng, bộ trưởng công an Tô Lâm là người được dư luận quan tâm nhất. Sau khi ông Vơ Văn Thưởng bị buộc phải rút lui khỏi chính trường, chức CTN bị bỏ trống, ông Tô Lâm là ứng cử viên hàng đầu cho chức vụ CTN.
Tính nhiệm kỳ của Bộ trưởng công an từ thời kỳ đổi mới là năm 1987 đến nay. Chưa có ai giữ chức Bộ trưởng CA nhiều hơn ông Tô Lâm. Nếu tính hết cả quá tŕnh từ cách mạng tháng 8 đến nay, ông Tô Lâm là bộ trưởng CA có thâm niên đứng thứ 2, sau mỗi ông Trần Quốc Hoàn.
Hai bộ trưởng tiền nhiệm trước ông là Lê Hồng Anh, Trần Đại Quang đều tiến lên bước nữa sau một nhiệm kỳ làm bộ trưởng CA, ông Lê Hồng Anh làm thường trực ban bí thư, ông Trần Đại Quang làm CTN.
Trường hợp ông Tô Lâm tiến thêm bước nữa làm CTN hay thường trực Ban Bí Thư nếu xảy ra là chuyện b́nh thường như tiền lệ trước đó.
Thế nhưng chuyện b́nh thường đó lại là chuyện mà dư luận rất quan tâm.
Sở dĩ người ta quan tâm bởi ông Tô Lâm là người giữ chức bộ trưởng CA đă 8 năm. Thời gian dài ấy giúp cho ông Tô Lâm xây dựng được trong bộ CA rất nhiều người thân với ḿnh. Điều này làm dư luận nhận định, nếu ông tiến thêm bước nữa, hẳn sẽ không dừng lại vị trí CTN hay thường trực BBT như hai người tiền nhiệm.
Hăy bắt đầu luận về trường hợp ông Tô Lâm là CTN và ông Phan Đ́nh Trạc làm bộ trưởng công an vào thời điểm bây giờ.
Ông Tô Lâm sẽ bị bất lợi, mặc dù người của ông trong BCA khá nhiều, nhưng họ chưa đủ mạnh để kiểm soát BCA. Ông Trạc làm bộ trưởng kiêm bí thư đảng uỷ, ông Tỏ làm thứ trưởng thường trực kiêm chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra đảng uỷ bộ CA. Chưa kể trong đảng uỷ công an c̣n có ông Trọng và ông Chính. Ông Trọng với ông Tô Lâm thế nào chưa rơ. Nhưng chắc chắn một điều là ông Trọng không nhân nhượng cho bất kỳ ai, kể cả thân với ông Trọng đến đâu. Ông Trọng có thể làm thịt nhân vật tưởng như ông tin cậy lắm vào bất cứ lúc nào.
3 ông Trạc, Chính, Tỏ chắc hẳn cũng không mặn mà ǵ với những người thân tín của ông Tô Lâm để lại trong BCA. Việc thuyên chuyển những người này để giảm quyền lực của ông Tô Lâm trong BCA khả năng lớn sẽ xảy ra trong 2 năm cuối của nhiệm kỳ khoá 13.
Không có hâụ thuẫn ở BCA, ông Tô Lâm ngồi hết 2 năm CTN th́ về hưu. Nếu ông tiếp tục ngồi làm CTN, đến đây khả năng lớn ông sẽ nối gót hai CTN Phúc và Thưởng bởi những sai phạm nào đó. Cơ để ông làm TBT hoàn toàn không có.
Giả sử vào trường hợp ông Tô Lâm làm CTN, ông Lương Tam Quang làm bộ trưởng công an, hết nhiệm kỳ này tức c̣n 2 năm nữa, ông Tỏ về hưu. Thay thế ông Tỏ là Nguyễn Duy Ngọc làm thứ trưởng thường trực kiêm kiểm tra đảng uỷ công an. Ông Tô Lâm trên cương vị CTN sẽ có thực quyền rất mạnh, nhiệm kỳ 14 ông có làm CTN hay TBT đều rất mạnh. Đây là điều mà dư luận quan tâm nhất, v́ trong bối cảnh gần đây, các tướng lĩnh quân đội đều có vẻ an phận, bằng ḷng với vị trí đang có. Trường hợp này nếu ông Trọng về, chắc chắn 80% ông Tô Lâm sẽ làm tổng bí thư, quyền lực tuyệt đối nằm trong tay ông Tô Lâm trong thời gian rất dài.
Ông Tô Lâm trở thành Putin có lợi hay hại cho đất nước hay không so với hiện trạng bây giờ ? Cái này không dễ biết trước. Cũng như chẳng ai nghĩ ông Trọng Lú lờ đờ toàn phát biểu lư luận rối rắm khi làm tổng bí thư lại trở thành người đưa các uỷ viên trung ương, BCT vào ḷ liên tục. Ông Tô Lâm làm Putin của Việt Nam, chắc chắn có nhiều thay đổi lớn. Thay đổi tích cực hay tiêu cực tuỳ vào đánh giá của những người đứng ở mỗi vị trí khác nhau.
Đến bây giờ th́ đảng CSVN đang gặp vấn đề cực kỳ khó khăn về nhân sự cao cấp. Khi mà đa phần các uỷ viên BCT đều quá tuổi. Họ đă tính đến việc bỏ tiền lệ tiêu chuẩn tổng bí thư phải trong nhóm ngũ trụ, chỉ cần một nhiệm kỳ trong BCT là cũng đủ để đạt tiêu chuẩn bầu chọn làm tổng bí thư. Nhưng lại mở thêm một điều khoản rất ngặt nghèo trong quy định 214 mới đây về chức danh tổng bí thư.
Đó là trước kia tiêu chuẩn tổng bí thư phải được uy tín trong đảng, nhưng bây giờ quy định mới lại bổ sung thêm cần phải được uy tín trong nhân dân.
Uy tín trong nhân dân ? Cái này được đánh giá như nào ? Từ dư luận trên mạng xă hội ? Từ họp tổ dân phố ? Từ mặt trận tổ quốc ? Từ tổng hợp của ban tuyên giáo, viện nghiên cứu dư luận xă hội ? Hay báo chí quốc doanh ?
Hay từ thế lực phản động ?
Từ tất cả những thứ trên. Ngày nay dư luận rất phong phú do mạng xă hội phát triển. Trong kết luận kỷ luật khai trừ ông Vơ Văn Thưởng mới đây có nêu nguyên nhân chính.
- Những vi phạm, khuyết điểm của đồng chí Vơ Văn Thưởng gây dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín của đảng và nhà nước....
Nếu vi phạm của ông Thưởng ở vụ Hậu Pháo gây dư luận xấu, th́ kết luận trên hoàn toàn không đúng. V́ vụ Hậu Pháo xảy ra quá nhanh, dư luận chưa kịp phán xét ǵ th́ ông Thưởng đă bị phế truất.
Nếu nói dư luận xấu về ông Thưởng th́ phải nói là vụ 4 tiếp viên mang kem đánh răng th́ đúng hơn.
Nhưng điều quan trọng nhất là qua trường hợp ông Thưởng, đảng đă đưa dư luận vào trong văn bản xử lư cán bộ, chọn lựa cán bộ. Dù quá tŕnh lựa chọn dư luận có thể không khách quan, nhưng dù sao về mặt h́nh thức cũng ghi nhận sự thay đổi này là đáng chú ư.
Và theo tiêu chuẩn về uy tín với nhân dân trong quy định 214 đă nêu, chiếu theo dư luận xă hội nhiều năm nay, e rằng con đường đến cái ghế tổng bí thư của đại tướng Tô Lâm sẽ gặp nhiều khó khăn khi các đối thủ tận dụng điều này.
Theo phân chia quyền lực trong chế độ CSVN hiện nay, nếu để trung ương bàn thảo, đại tướng Tô Lâm không có cơ hội nào hết để làm TBT.
Bùi Thanh Hiếu

Gibbs 03-21-2024 14:35

Kể từ Quốc hội khoá 1 năm 1946 cho đến khoá 15 năm 2022, tức là 75 năm Quốc Hội chưa hề có phiên họp bất thường nào.
Cho dù giai đoạn này đất nước gặp muôn vàn khó khăn bởi thù trong giặc ngoài, qua 4 cuộc chiến tranh tàn khốc có lúc tưởng như cả dân tộc gục ngă.
Nhưng chỉ hai năm từ 2022-2024 Quốc hội họp bất thường đến 6 lần, nội dung chủ yếu để bỏ phiếu xử lư kỷ luật, băi miễn cán bộ cấp chiến lược mắc khuyết điểm, vi phạm pháp luật, đạo đức, lối sống…
Cho thấy kẻ thù lớn nhất, nguy hiểm nhất không phải thằng Pháp, thằng Mỹ, thằng Tàu mà chính là các đồng chí lănh đạo cao nhất trong Đảng.
Có khuyết điểm phải xử lư là đúng rồi, nhưng sao cứ phải bất thường, giật ḿnh đùng đùng, bí mật như đánh trận giả như thế?
Ở ta Đảng chỉ tay, Quốc hội giơ tay, Đảng đă ra quyết định kỷ luật Quốc hội họp cũng chẳng đảo ngược được t́nh thế, chẳng cứu được đồng chí nào, sao phải họp bất thường làm ǵ cho tốn kém, khi chỉ ấn cái nút, hay bỏ một cái phiếu thủ tục chiếu lệ rồi giải tán.
Sơ sơ tính Quốc hội có 500 đại biểu, mỗi lần đi về cho một cuộc họp bất thường mỗi đại biểu chi phí đi lại, ăn ở, tổ chức mất khoảng 10 triệu đồng, một phiên họp bất thường ngân sách nhà nước mất toi 5 tỷ.
Tổng 6 phiên họp bất thường là 30 tỷ.
30 tỷ có thể xây được 3 ngôi trường khang trang trên miền núi, xem ra họ chẳng xót tiền dân, cũng chẳng có t́nh đồng chí.
Mới nhất trí tín nhiệm 100% lại lạnh lùng sổ toẹt chính kiến hạ bệ đồng chí của ḿnh 100% mà không hề xúc động, run tay - Tao đưa được mày lên, th́ tao cũng hạ được mày xuống, họa rơi vào thằng nào thằng ấy thiệt.

Gibbs 03-21-2024 14:37

Đă là vua tất có quyền lực, lệnh của vua ban ra ai dám chống, vua cho sống được sống, bắt chết phải vui vẻ chết.
Nhưng trong chốn cung đ́nh có một loại vua được dân gian gọi là “vua gỗ”, ám chỉ các ông vua bất tài, ưa phỉnh nịnh bị bọn quan trong triều lũng đoạn.
Chúng phỉnh nịnh mượn oai hùm để triệt hạ lẫn nhau, vua không biết phải, trái chém giết vô tại vạ.
Vua gỗ tưởng ḿnh anh minh có con mắt tinh đời, nhưng thực chất là “nh́n gà hoá cuốc”.
Ngày xưa như thế người ta gọi là hôn quân.
Bây giờ trong chốn quan trường vẫn c̣n những kẻ cầm quyền lực nhưng bất tài, giáo điều, ưa phỉnh nịnh cứ tưởng ḿnh là thánh nhân, thực tế bị bọn quần thần nó bịt mắt, lợi dụng biến thành vua gỗ cho chúng lũng đoạn, thực hiện mưu hèn kế bẩn.
Vua lú lẫn, suốt ngày kinh kệ giáo điều, ngồi một chỗ nh́n thiên hạ, giang sơn qua bọn quần thần bẩm báo lúc nào cũng đẹp như tranh “thái b́nh, thịnh vượng” nên cứ rung đùi tưởng ḿnh tài giỏi.
Bọn quần thần cánh hầu với nhau, phe nào mạnh muốn cài cắm người của ḿnh th́ dâng sớ, biểu quyết tín nhiệm 100% thế là vua gật gù chuẩn y.
Đến khi nhóm lợi ích khác nổi lên chúng lại dâng sớ, biểu quyết 100% hạ xuống.
V́ thế mới có chuyện, có thằng vừa được thổi lên tận mây xanh, ngồi chưa nóng đít đă bị d́m xuống địa ngục..
Bọn quần thần lại nhao lên thổi đít khen vua “có vào có ra, có lên có xuống” ứng xử mau lẹ cứ như thần, làm nhân sự như thế mới công minh chính trực, không thiên vị…
Vua gật gù, tủm tỉm sung sướng, chẳng thèm để ư thằng nào thuộc nhóm nào, phái nào. Thằng nào mạnh hơn, nịnh khéo hơn cứ thế chuẩn y.
Thằng nào lên, thằng nào xuống cũng chẳng quan trọng, miễn ḿnh vẫn là vua, vẫn được tung hê, được phỉnh nịnh, ngồi chỗm chệ oai như Ngọc Hoàng trong tiền hô hậu ủng là sướng ngây ngất.

binhvy 03-22-2024 00:06

Luc' nhin` thây' Cụ Tô ăn thịt bo` nhat' vang`la` biêt' vua Chua' rôi`.

Gibbs 03-22-2024 02:18

Thực tiễn đă rơ về vị thế và vai tṛ của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong đảng cầm quyền hiện nay.
Nhưng cũng phải nh́n thẳng một sự thật rằng bác Cả do tuổi cao sức yếu khó có thể xử lư, điều hành việc đảng, việc nước với mật độ cao được. Cách tốt nhất nửa khoá 13 này đảng nên tổ chức Đại hội đảng bất thường để sửa điều lệ đảng tôn vinh bác Cả là Chủ tịch đảng.
Với uy tín của ḿnh trên cương vị chủ tịch đảng bác Cả vẫn có thể quyết được những chiến lược của đảng và đất nước. Khi sức khoẻ bác không được tốt th́ chức chủ tịch đảng thành chủ tịch danh dự, luôn vinh danh công trạng của bác đối với đảng.
Nếu phương án trên được thực hiện (với đảng CSVN th́ không ǵ là không thể) th́ vấn đề nhân sự tứ trụ sẽ dẫn đến “vui vẻ cả làng” khi vị trí tổng bí thư không c̣n là vị trí quyền lực độc tôn bao trùm nữa.
Với việc bác Cả làm chủ tịch đảng th́ bác cũng được giải toả khỏi sức ép dư luận và sức ép điều lệ đảng “không làm tổng bí thư quá hai nhiệm ḱ”, đồng thời tứ trụ sẽ có nhiều lựa chọn hơn.
Cụ thể, từ nay đến đại hội 14, sau khi ông Vơ Văn Thưởng người trẻ nhất trong BCT nghỉ…hưu và bác Cả người già nhất trong BCT lên chủ tịch đảng, th́ tứ trụ sẽ khuyết hai ghế chứ không phải chỉ khuyết một ghế.
Như vậy sẽ chẳng cần phải lăn tăn khi cả bà Trương Thị Mai lẫn ông Tô Lâm những người hiện đủ tiêu chuẩn tham gia tứ trụ v́ đă qua trọn vẹn một nhiệm ḱ uỷ viên BCT khoá 12, đều cùng vào tứ trụ.
Như vậy tứ trụ sẽ gồm ông Chính, ông Huệ, ông Lâm, bà Mai. Đại hội tới chỉ c̣n ông Trần Thanh Mẫn, Đinh Tiến Dũng và Trần Cẩm Tú là đủ tuổi để tái cử (do ông Thưởng và Tuấn Anh cũng đủ tuổi nhưng đă ra khỏi BCT), ông Dũng sinh tháng 5.1961, ông Tú sinh tháng 8.1961, ông Mẫn sinh năm 1962, đại hội đảng 14 khai mạc đầu năm 2026, ông Mẫn,Dũng, Tú c̣n được vài tháng chưa tới tuổi 65- tuổi không được tái cử. Nếu ông Mẫn, Dũng, Tú vẹn toàn không phải viết đơn “xin nghỉ hưu” như các ông Phúc, B́nh Minh, Thưởng th́ theo quy định của đảng và nếu được tái cử uỷ viên BCT khoá 14, th́ 3 ông là người duy nhất đủ tiêu chuẩn tham gia tứ trụ khoá mới v́ 3 ông là người duy nhất trong BCT khoá 14 đă qua trọn một khoá uỷ viên BCT là khoá 13.
Và thêm một nếu nữa, nếu tứ trụ khoá hiện nay sẽ không ai là “trường hợp đặc biệt” để tái cử, th́ tứ trụ khoá mới sẽ khuyết một ghế. Chính v́ vậy, có khả năng những ai tham gia tứ trụ hiện nay sẽ “buộc” là trường hợp đặc biệt hết nếu ông Dũng, ông Tú, ông Mẫn không được chọn tái cử hoặc không được chọn vào tứ trụ khoá mới.
C̣n một khả năng “nếu” nữa do BCH Trung ương khoá 13 quyết định, nếu có chức chủ tịch đảng dành cho bác Cả rồi, c̣n lại tất cả uỷ viên BCT quá tuổi sẽ đồng loạt nghỉ hết th́ BCT khoá 13 như trên đă nói chỉ c̣n ông Mẫn, ông Dũng, ông Tú tái cử khoá 14 cùng chức chủ tịch đảng của bác Cả.
Nhưng từ giờ đến măn khoá 13, sự thể c̣n xoay vần, không biết trong tứ trụ có đột xuất ai nữa hứng chí “viết đơn xin nghỉ hay không”, hoặc ông Mẫn, ông Dũng, ông Tú cũng hứng chí “viết đơn xin nghỉ” hay không? Mọi sự lại chao đảo đúng “quy tŕnh” nữa th́ việc bầu bổ sung các uỷ viên BBT vào BCT khó mà không diễn ra.
Tuy vậy, theo quy định của đảng th́ BCH Trung ương có quyền biểu quyết các trường hợp đặc biệt không phải uỷ viên BCT trọn một khoá vẫn có thể tham gia tứ trụ.
Như vậy sẽ có cơ hội cho lớp kế cận là thành viên BBT hiện nay tham gia tứ trụ khoá 14 nếu được bổ sung vào BCT khoá 13 hoặc được bầu vào BCT khoá 14.
Các uỷ viên BBT hiện nay c̣n đủ tuổi vào BCT khoá 13 và khoá 14 là:
Lê Minh Hưng chánh VP Trung ương đảng sinh năm 1970, Nguyễn Trọng Nghĩa trưởng ban Tuyên giáo sinh năm 1962, Đỗ Văn Chiến chủ tịch MTTQ sinh năm 1962, Bùi Thị Minh Hoài trưởng ban DV sinh năm 1965, Lê Minh Khái phó thủ tướng sinh năm 1964, Lê Hoài Trung trưởng ban Đối ngoại, sinh 27.4.1961.
Đó là chưa kể có không ít uỷ viên trung ương trẻ tài năng của khoá 13 sẽ được bầu vào BCT khoá 14 và được BCH Trung ương khoá 14 xét diện đặc biệt vào tứ trụ.
Hú hồn!
Vậy th́ sẽ khỏi phải lo tứ trụ không có ai!
“Không ǵ là không thể.”
Nhưng có một điều bất biến đó là cái ǵ “không thể “mà hợp ḷng Dân th́ tồn tại. Cái ǵ “không thể”mà trái ḷng Dân th́… biến.
Vậy th́ tại sao lại không chọn những cái tưởng chừng không thể nhưng ích nước lợi Dân và được Dân ủng hộ, tôn vinh?
Lưu Trọng Văn

Gibbs 03-22-2024 03:30

1 Attachment(s)
https://vietbf.com/forum/attachment....1&d=1711078194

Câu chuyện về anh chủ quán thịt chó. Anh ta tên là Đảng, biển hiệu quán là "Chó Đảng". Một hôm có đoàn liên ngành công an + quản lư thị trường đến kiểm tra, hạch sách v́ cái biển hiệu.
Anh công an hỏi :
- Tại sao anh nại đặt cái tên biển hiệu như vậy? Anh có ư ǵ?
Anh bán thịt chó trả lời :
- Thưa tôi tên là Đảng, làm nghề thịt chó th́ tôi đặt tên là "Chó Đảng" cho dễ nhớ ạ.
Anh công an nói :
- Yêu cầu anh đổi ngay nại cái tên biển hiệu này.
Anh thịt chó nói :
- Thưa anh em xin đổi từ "Chó Đảng" thành "Đảng Chó" c̣n em không đổi tên ǵ khác đâu, bởi đổi tên khác th́ không c̣n đúng ạ.
Anh công an hỏi tiếp:
- Thế ở đây anh kinh doanh những noại chó ǵ?
Anh thịt chó nói :
- Thưa anh ở đây nhà em chỉ kinh doanh hai loại chó thôi, chó Trung quốc và chó Việt Nam ạ.
Anh công an lại hỏi :
- Hừm, thế nàm thế lào để phân biệt được đâu nà chó VN, đâu nà chó TQ?
Anh thịt chó trả lời :
- Dạ, chó TQ th́ nó toàn chơ mơm ra ngoài sủa bậy, nó chuyên sủa và cắn chó VN!
C̣n chó VN th́ nó chỉ biết cắn nhau trong đàn, con nọ cắn con kia, trộm cướp vào nhà th́ nó im re chẳng thấy sủa hay cắn ǵ cả, chỉ giỏi tranh giành nhau ăn...

- Bây giờ chúng tôi mời anh về phường bởi lội dung cái biển và tội kinh doanh thịt noài vật thân thiết, gần gũi với con người!
- Ôi, oan cho em lắm ạ, cái biển th́ em giải thích rồi ạ, c̣n 2 loài chó này chúng không hề trung thành đâu nhé, chủ chúng nuôi mà chúng toàn quay lại cắn chủ, hơn nữa, loài này hiện nay sinh sôi nẩy nở đông lắm, ở thành phố th́ đông vô kể, ở VN ḿnh h́nh như nghe đâu cũng lên tới hơn 5 triệu con rồi. Phải thịt bớt đi anh ạ......

Gibbs 03-22-2024 03:41

Có thể nói, bà Trương Thị Mai là người phụ nữ nắm vị trí quyền lực cao thứ nh́ trong lịch sử Đảng Cộng sản, chỉ sau bà Nguyễn Thị Kim Ngân. Bà Ngân từng vào đến Tứ trụ với vị trí Chủ tịch Quốc hội, c̣n bà Mai th́ vào được nhóm lănh đạo chủ chốt, gồm 5 người ở vị trí cao nhất, với chức vụ Thường trực Ban Bí thư.
Thật ra, bà Mai được ông Trọng ưu ái giao cho chức này. Thời điểm ông Vơ Văn Thưởng nhậm chức Chủ tịch nước, và chiếc ghế Thường trực Ban Bí thư bỏ trống cách đây một năm, rất nhiều kẻ muốn trám vào, nhưng ông Trọng nhất quyết chọn bà Mai. Bởi lúc đó, ông Trọng không tin được ai hơn bà Mai.
Tô Lâm hữu ích cho ông Trọng trong công cuộc “đốt ḷ”, v́ vậy mới được trọng dụng. Thật ra, ông Trọng không tin ông Tô Lâm bằng Vương Đ́nh Huệ, v́ vậy mới xây dựng Vương Đ́nh Huệ thành người kế thừa. Ngược lại, bà Mai không hữu ích cho ông Trọng bằng Tô Lâm, nhưng ông Trọng lại tin bà Mai hơn. Bà Mai được đánh giá là hiền nhất trong nhóm (nhân vật hiền thứ nh́ là Vơ Văn Thưởng). Nhưng cũng nhờ vậy mà bà được luôn 2 chức – Trưởng ban Tổ chức Trung ương và Thường trực Ban bí thư. Trong khi đó, bao nhiêu kẻ giành giật bao nhiêu năm, mà một trong hai chức đó c̣n không đạt được.
Sự đấu đá trong nội bộ Đảng Cộng sản ngày một khốc liệt. Nếu chỉ diệt nhau bằng cách đánh vào tham nhũng, th́ xem như c̣n nương tay. Kinh hoàng hơn là việc họ chuốc thuốc lẫn nhau. Ở vị trí Thường trực Ban Bí thư kiêm Trưởng ban Tổ chức Trung ương, bà Mai hiểu rất rơ về những kẻ có dă tâm tranh đoạt quyền lực. Đặc biệt, cú “tạo phản” của Tô Lâm nhắm vào Vơ Văn Thưởng, đă khiến bà Mai “không thể chịu đựng được” và viết đơn từ chức. Dù bà Mai làm chính trị, nhưng là phụ nữ, bà cũng có phần yếu đuối hơn những đấng mày râu.
Trong cuộc họp bất thường của Bộ Chính trị mới đây, bà Trương Thị Mai đă đệ đơn xin từ chức. Bà phát biểu: “Tôi rất đau buồn cho đất nước. Tại sao gia tăng bắt bớ để tranh giành quyền lực, và tống cán bộ và doanh nghiệp vào nhà tù”.
Hành động của bà Trương Thị Mai lúc này, được cho là trốn chạy, với hy vọng khỏi những đ̣n hiểm của Tô Lâm.
Nếu bà Trương Thị Mai rút đi, th́ Bộ Chính Trị có thêm 2 ghế trống, đó là ghế Trưởng ban Tổ chức Trung ương và Thường trực Ban bí thư. Việc bà Mai chạy trốn vội vàng khiến ông Tổng khó đỡ. Bởi cùng lúc, Tô Lâm đ̣i đưa đồng hương Hưng Yên của ông là Tướng Nguyễn Duy Ngọc trám vào ghế Trưởng ban Tổ chức Trung ương, để kiểm soát Bộ Chính trị. Cho nên, phe “phản nghịch Tô Lâm” và phe ông Tổng đang kịch chiến, để tranh giành chỗ trống mà bà Mai để lại. Hiện ông Tổng chưa có giải pháp ngay, nên chưa thể đồng ư cho bà Mai rút.
Nhưng Tô Lâm đang như con thú dữ, đă trở mặt rồi th́ ông ta bất chấp. Trong tay ông lại đang nắm binh quyền, và ngay trong Bộ Công an, ông cũng đă xây dựng được thế lực Hưng Yên bám rễ rất sâu.
Hiện nay, phe ông Tổng chỉ có thể t́m cách hạn chế những “đường quyền” của Tô Lâm, chứ chưa thể đưa ra phương án trừ khử.
Bà Trương Thị Mai ngồi lại là một giải pháp cứu cho phe Tổng khỏi bị mất thêm ghế vào tay phe Tô Lâm. Ở Bộ Công an, ông Trọng cho phe Nghệ An nhảy vào tranh ghế Bộ trưởng, để hạn chế sự thao túng của phe Hưng Yên. Trong Ban Bí thư, nếu bà Mai chấp nhận ở lại đến hết nhiệm kỳ, cũng là một cách làm thất bại từng phần dă tâm của Tô Lâm. Không rơ, liệu ông Tổng có thuyết phục được bà Mai, hoặc ông dùng quyền lực để buộc bà phải ở lại hay không?
Và nếu, trong trường hợp bà Mai ở lại, th́ liệu, Tô Lâm có tung đ̣n dưới thắt lưng với bà, như đă làm với ông Thưởng hay không?

Gibbs 03-22-2024 03:44

Trong pho dă sử Tam Quốc Chí tôi đọc ngày xưa, có chuyện sau khi Tào Duệ mất, một ḿnh Tào Sảng diễu vơ giương oai, độc đoán chuyên quyền, dần dần một tay thao túng triều đ́nh.
Thời đó, theo cơ cấu quan lại, th́ chức Thái phó cao hơn nhiều so với Thái úy, v́ lên đến Thái phó đă là lên đến hàng Tam công (tương tự như cách dân gian gọi là "tứ trụ" ngày nay).
Nhưng trên thực tế, chức Thái phó chỉ là chức vụ bù nh́n, TS nhấc Ư lên đó thực tế chỉ để kiềm chế, "kèm cặp" cho nó dễ. C̣n chức vụ Thái Úy, tuy về mặt h́nh thức th́ là bên dưới Thái phó, nhưng về mặt thực tế th́ là người đứng đầu quân đội, nắm giữ binh quyền. Quyền lực rất lớn.
***
Tại nước Vệ, từ lâu nhiều người đă biết rằng chức chủ tịt nước thực ra gần như đặt ra chỉ là để cho có. Người nắm quyền hành pháp là ông thủ tướng. Mà thực ra, cái quyền "hành pháp" kia nhiều lúc nó cũng rất là bù nh́n rồi. Bằng chứng là từ thời này qua thời khác, mặc cho chính phủ "vào cuộc rốt thị ráo", hay "chỉ đạo quyết văn liệt" th́ nhiều vụ việc vẫn cứ đứng im, không nhúc nhích. V́ sao? V́ "chưa có sự chỉ đạo của đảng!" À đấy, cái tín hiệu từ đảng nó mạnh như vậy cơ mà! V́ thực ra, người nắm thực quyền điều khiển chính trị toàn bộ đất nước lại là ông tổng bí thư của 1 cái đảng phái chính trị mang tên Đa cô sa.
Câu hỏi đặt ra, vậy th́ cái chức vụ "bù nh́n của bù nh́n" như vậy? Có ai thèm muốn? Có người nói, ông TL sắp "lên". Tôi th́ không cho rằng như vậy. V́ sao? V́, có lẽ 1 số người đă quên, nhưng tại bối cảnh xứ vệ hiện tại, kẻ nắm thực quyền chính là Đa cô sa. Vậy th́, chức vụ được bố trí trong đảng sẽ "oai" hơn nhiều so với chức vụ được bố trí ở trong chính quyền các cấp. Mà nếu so về chức vụ trong đảng, th́ làm Bộ trưởng CA cũng là "Ủy viên Bô Trính Trị" (UVBCT), mà làm chủ tịt nước th́ cũng là UVBCT, "ngang pheo" cả mà thôi.
C̣n hơn thế, tuy cùng là UVBCT như nhau, nhưng các chức vụ như Bộ trưởng CA, Bí thư thành ủy HN, Bí thư thành ủy SG, Bộ trưởng QP... nó "ngon ăn" hơn và có thực quyền hơn nhiều so với cái chức "chủ tịt nước" bù nh́n của bù nh́n kia, phải không?
***
TL là một tay lăo luyện. Đă leo lên được chức vụ ấy, đă cài cắm được từng ấy đàn em vào các chức vụ bên dưới không phải dễ. Đó là cả 1 quá tŕnh. Hơn nữa, đối với ông Tr., TL vẫn cứ tận tụy phục vụ. Trước đến nay cũng chưa có tín hiệu cho thấy ông Tr. muốn diệt TL. Vậy th́ đương nhiên không bao giờ TL muốn "ṃ" lên cái ghế siêu bù nh́n ấy làm ǵ cả.
Trừ khi...
______
Hương Cảng, 21 tháng 3 năm 2024.

Gibbs 03-22-2024 03:45

Bàn về chính trường Việt Nam, trước hết phải thừa nhận định đề rằng nhân sự cấp cao nhất của Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam sẽ ôm trọn 3 chức vụ của Nhà nước là Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc Hội và Thủ tướng Chính phủ. Nghĩa là Quốc Hội Việt Nam chỉ là cơ quan làm nhiệm vụ hợp pháp hóa các chức danh Nhà nước do ban lănh đạo Đảng quyết định trước đó. Điều này giải thích v́ sao Quốc Hội luôn được bầu sau Đại hội Đảng, các phiên họp quan trọng của Quốc Hội đều họp sau các hội nghị của Trung ương Đảng. Việc Quốc Hội sẽ họp phiên bất thường vào sáng nay, 21/3 (giờ Việt Nam) để bỏ phiếu, ra nghị quyết miễn nhiệm chức Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam và cho thôi làm đại biểu Quốc hội khóa 15 đối với ông Vơ Văn Thưởng là bằng ví dụ mới nhất của định đề này.
Để nói rằng, việc Quốc Hội sắp làm chỉ là thực hiện quyết định của Trung ương Đảng họp vào ngày hôm qua, 20/3, về việc biếm tất cả các chức vụ Đảng và Nhà nước của ông Thưởng do đặc biệt liên quan đến nhận hối lộ của Tập đoàn Phúc Sơn. Mà quyết định này của Trung ương Đảng lại dựa trên quyết định có cùng nội dung của phiên họp ngày 13/3 của Bộ chính trị.
Tóm lại, chức Chủ tịch nước là hữu danh vô thực, có thể bị biếm bất cứ lúc nào. Việc Nguyễn Xuân Phúc và Vơ Văn Thưởng liên tiếp bị buộc rời chức vụ này trong cùng một nhiệm kỳ của Quốc Hội là bằng chứng hùng hồn.
Tuy nhiên, t́nh thế đă đổi khác sau khi Chủ tịch Thưởng bị băi chức. Người kế nhiệm sẽ ở vị trí thượng phong cho việc nắm chức Tổng bí thư Đảng khóa 14 trong trường hợp Nguyễn Phú Trọng kiên quyết từ chối ở lại.
Tại sao?
Trong bài viết của tôi ngày hôm qua, 19/3, “Chủ tịch nước Vơ Văn Thưởng bị biếm chức, mở đường cho Bộ trưởng Công an Tô Lâm nắm chức Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam” đăng trên Facebook Cù Huy Hà Vũ, tôi đă chỉ rơ ở cương vị Chủ tịch nước, Vơ Văn Thưởng có triển vọng ngời sáng trở thành người kế nhiệm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Điều này có nghĩa từ Đại hội 13 trong bối cảnh Tổng bí thư Trọng hầu như chắc chắn không tiếp tục cương vị này ở Đại hội Đảng 14, thậm chí có thể thôi chức vào bất cứ lúc nào v́ lư do sức khỏe, ai nắm chức Chủ tịch nước đều ở vị trí thượng phong trong cuộc đua vào vị trí đứng đầu Đảng.
Trên thực tế th́ cả Nguyễn Xuân Phúc lẫn Vơ Văn Thưởng đều có tham vọng này và được sự ủng hộ ngấm ngầm nhưng mạnh mẽ của các ủy viên Trung ương và cựu Chủ tịch nước, Thủ tướng gốc miền Nam. Nghĩa là giữa các ủy viên Bộ chính trị khác có cùng tham vọng, trong đó có Tô Lâm, sẽ tự nhiên h́nh thành một liên minh nhằm làm hai người này “ngă ngựa”. Điều này giải thích v́ sao “hồ sơ Việt Á” và “hồ sơ Phúc Sơn” đă bị phanh phui mặc dù Bộ Công an đă nắm được những bằng chứng về sự liên quan của ông Phúc và ông Thưởng tới các hành vi phạm tôi nghiêm trọng của hai công ty này trước khi hai ông này nắm chức Chủ tịch nước. Và kết quả thế nào th́ mọi người đă rơ.
Vậy th́, với tư cách một người có tham vọng làm Tổng bí thư Đảng, với quyền lực của “siêu bộ” có tên Công an, hay nói cách khác, với quyền lực chỉ “dưới một người” là Tổng bí thư Trọng, Tô Lâm dường như sắp chủ động nắm chức Chủ tịch nước, như nhiều người đă dự đoán. Thế nhưng tôi cho rằng khả năng này khó xảy ra.
Như ta đă thấy, sở dĩ Tô Lâm có được “quyền sinh sát” như hiện nay là v́ đang là Bộ trưởng Công an trong khi trừ Nguyễn Phú Trọng, tất cả các đương kim ủy viên Bộ chính trị đều có các “quan hệ tiền bạc không trong sáng”. Cái quyền này đồng nhất với công cụ giành phiếu trong Đại hội Đảng tới. Do đó, nếu “buông” ghế Bộ trưởng Công an để chuyển sang ngồi ở Phủ Chủ tịch, cho dù bố trí được “thủ túc” làm người kế nhiệm, mặc nhiên Tô Lâm sẽ mất đi đáng kể cái “quyền sinh sát” ấy. Để nói, xác xuất nhân vật này rời ghế Bộ trưởng Công an có thể nói là “zero”.
Vấn đề c̣n lại đối với Tô Lâm là nhân vật sắp tới ngồi vào ghế Chủ tịch nước sẽ phải là người không có cơ hội làm Tổng bí thư Đảng, hay ít nhất, có ít sự ủng hộ nhất từ các ủy viên Trung ương Đảng. Người này chỉ có thể là Trương Thị Mai, đương kim Thường trực Ban bí thư kiêm Trưởng Ban tổ chức Trung ương Đảng với những lư do sau đây.
Trước hết, Đảng cộng sản Việt Nam chưa hề có người đứng đầu là nữ. Điều này có thể được giải thích một phần bởi tâm lư “trọng nam khinh nữ” c̣n đang ngự trị ở Việt Nam, ở trong Đảng trước hết. Bằng chứng là chỉ có 19 trong số 180 ủy viên chính thức lẫn dự khuyết của Trung ương Đảng khóa 13 là nữ, tức chỉ chiếm 10 % ban lănh đạo Đảng. Cũng như vậy, số nữ trong số ủy viên Trung ương Đảng tại hai đại hội Đảng trước đó luôn dưới 1/10 (Khóa 12 là 17/200, tức 8,5%; Khóa 11 cũng là 17/200, tức 8,5%).
Tiếp theo, bà Mai trưởng thành từ cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong khi “Đoàn phái” chưa bao giờ nắm chức Tổng bí thư Đảng cho dù Đoàn luôn mang danh “đội hậu bị tin cậy của Đảng”. Vụ “ngă ngựa” c̣n nóng hôi hổi của Vơ Văn Thưởng, cũng xuất thân từ “Đoàn phái” (từng là bí thư thứ nhât Trung ương Đoàn) càng củng cố thực tế này. Điều này khác với Trung Quốc nơi Đảng cộng sản cũng thực hiện chế độ toàn trị. Hồ Cẩm Đào, từng là bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn thanh niên, nắm chức Tổng bí thư Đảng vào năm 2002 và chỉ chuyển giao chức vụ này cho Tập Cận B́nh 10 năm sau đó, vào 2012.
Cuối cùng, bà Mai sinh ra ở Quảng B́nh, tức người miền Bắc. Điều này sẽ làm bà khó tranh thủ được sự ủng hộ có thể có từ các ủy viên Trung ương Đảng gốc miền Nam.
Kết luận lại, với việc bà Trương Thị Mai ngồi vào ghế Chủ tịch nước, Bộ trưởng Công an Tô Lâm hoàn toàn có thể yên tâm để hiện thức hóa tham vọng trở thành người kế nhiệm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Nếu quả thế, chẳng những Tô Đại tướng chứng minh được việc đổi vế trong câu "C̣n Đảng c̣n ḿnh (Công an)" thành "C̣n ḿnh (Công an) c̣n Đảng" là có lư, mà phụ nữ Việt Nam cũng được phen nở mày nở mặt!
Mà lâu quá rồi, kể từ khi Bà Triệu làm vua cách đây 18 thế kỳ!
CÙ HUY HÀ VŨ
20/3/2024
Garden Grove, California, Hoa Kỳ

Gibbs 03-22-2024 03:53

Trà My
Càng gần đến Đại hội 14, “triều đ́nh” Cộng sản càng xảy ra những trận thư hùng ác liệt hơn. Đầu năm Th́n, Tô Lâm cho bắt lănh đạo Tập đoàn Phúc Sơn và “bắt sống” hàng loạt quan chức có dính tới Tập đoàn này.
Chúng tôi có loạt bài về vấn đề này để cung cấp những thông tin cần thiết cho bạn đọc. Đồng thời, chúng tôi cũng phân tích những chiêu tṛ của các bên, để lột trần bộ mặt thật gớm ghiếc của giới quan chức, đằng sau tấm mặt nạ “của dân, do dân, và v́ dân”, mà chế độ này cố gắng dựng lên.
Tô Lâm là một người thực sự nguy hiểm cho đất nước, nguy hiểm cho người dân. Nếu ông ta trở thành Tổng Bí thư, nắm giữ quyền lực tuyệt đối, th́ ông ta sẽ càng manh động hơn, càng xem thường luật pháp và càng bất chấp hơn.
Hiện nay, Tô Lâm đang từng bước tiến hành kế hoạch chiếm ghế Tổng Bí thư, bằng cách, dùng Bộ Công an làm công cụ để nắm thóp các “đồng chí”, khi cần sẽ tung chiêu độc với họ.
Người Cộng sản gọi nhau “đồng chí”, nghĩa là cùng chí hướng, cùng lư tưởng, nhưng thực chất, họ triệt hạ nhau không thương tiếc, thậm chí thuốc nhau nếu cần. Họ sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn với “đồng chí” ḿnh, miễn sao đạt được mục đích.
Một nguồn tin nội bộ cho biết, ngày 14/3, ông Vơ Văn Thưởng – Chủ tịch nước, đă viết đơn từ chức gửi lên Tổng Bí thư và Bộ Chính trị. Nguyên nhân là ông không chịu nổi áp lực từ phía Tô Lâm – người đang nắm rất nhiều bằng chứng về những sai phạm của đàn em và có liên quan trực tiếp đến Vơ Văn Thưởng.
Như vậy, ông Thưởng xem như đă đầu hàng Tô Lâm. Việc c̣n lại là phía ông Trọng sẽ làm ǵ với lá đơn này. Ông có triệu tập một cuộc họp bất thường của Bộ Chính trị và cả Trung ương Đảng, để lấy ư kiến hay không? Hay là ông im lặng? Ông Trọng thực sự đang bị đẩy vào thế khó, nếu bênh vực Thưởng th́ phật ḷng Tô Lâm, c̣n đồng ư với áp lực mà Tô Lâm gây ra, th́ e rằng, Tô Lâm sẽ được đà lấn tới.
Vơ Văn Thưởng do một tay ông Trọng cất nhắc, c̣n Tô Lâm cũng chính là người mà ông Trọng trọng dụng. Hiện Tô Lâm đă tỏ rơ quyết tâm hạ bằng được Vơ Văn Thưởng, nếu ông Trọng không chấp nhận đơn từ chức của ông Thưởng, th́ sợ rằng, Tô Lâm sẽ “nổi điên”. Khi đó, với binh quyền trong tay, chưa biết, Tô Lâm sẽ làm ra chuyện ǵ.
Ông Nguyễn Phú Trọng đă sử dụng triệt để sự nguy hiểm của Tô Lâm cho những mục đích của ông. Giờ đây, chính ông lại gặp vấn đề với kẻ thuộc hạ nguy hiểm này. Ông Tô Lâm đích thực là một con cọp dữ.
Với ngân sách mà Đảng dành cho Bộ Công an lên đến trên 100 ngàn tỷ đồng mỗi năm, ai dám chắc là Tô Lâm trong sạch? “Trong sạch” mà ông Tô có thể ăn thịt ḅ dát vàng, có thể nuôi con ăn học ở Anh Quốc với chi phí trăm ngàn Bảng mỗi năm?
Không một quan chức nào trong bộ máy chính quyền Cộng sản trong sạch. Một khi đă quyết khui, th́ ông nào cũng ḷi sai phạm. Ông Trọng lợi dụng điều này để triệt hạ hết vây cánh của đối thủ và các nhóm mà ông không vừa ư. Đến nỗi, ông lập hẳn “cái ḷ” để đốt hết những ai mà ông cho là cần đốt.
Tô Lâm cũng chỉ học lại đúng những chiêu thức mà ông Trọng đă dùng, để hạ bệ Vơ Văn Thưởng. Điều đó cho thấy, Tô Lâm sẵn sàng lên vơ đài để đấu với mọi đối thủ của ông trên chính trường. Trong tay ông Tô có cả một bộ máy khổng lồ, cùng với đầy đủ các thiết bị chuyên dụng, để điều tra, v́ vậy, không có lư do ǵ mà Tô Lâm không tận dụng nó.
Một khi ông Nguyễn Phú Trọng chiều theo Tô Lâm, th́ ông sẽ “thừa thắng xông lên”, và mục tiêu tiếp theo sẽ chính là ông Nguyễn Phú Trọng. Bởi nếu ông Tô lên Chủ tịch nước, cùng lúc, nhóm Hưng Yên lại nắm Bộ Công an, th́ Tô Lâm chẳng ngại ngần ǵ mà không quay sang “cắn chủ”. Mục đích của Tô Lâm là ghế Tổng Bí thư, ghế Chủ tịch nước chỉ là bước đệm mà thôi.

Gibbs 03-22-2024 03:54

Thông tin nội bộ cho biết, trong cuộc họp kín của Bộ Chính trị, Phan Đ́nh Trạc quyết nhảy ra tranh ghế Bộ trưởng Bộ Công an mà Tô Lâm để lại. Trong khi đó, Tô Lâm th́ muốn đưa Lương Tam Quang hoặc Nguyễn Duy Ngọc lên thay. Cả 2 ông này đều đang là thứ trưởng và mang hàm Thượng tướng.
Ghế Bộ trưởng Bộ Công an là chiếc ghế có thể khiến các đối thủ khác phải sợ, và là chiếc ghế có khả năng tự bảo vệ chính ḿnh rất cao. Tuy nhiên, ghế này cũng là chiếc ghế gây thù chuốc oán với các đồng chí trong Đảng nhiều nhất. Các quan chức Cộng sản có khả năng tranh phần, cứ đấu nhau mà tranh, c̣n hậu quả về sau th́ họ không quan tâm. Người Cộng sản vốn không bao giờ nghĩ đến cái hậu, cho nên họ rất ác.
Âm mưu của Tô Lâm là ngồi vào Tứ trụ, đồng thời cũng nắm Bộ Công an thông qua đàn em, để tự tay khuynh đảo chính trường, làm chủ cuộc chơi. Chính ông Nguyễn Phú Trọng cũng đă dùng công thức: Vô hiệu hoá tất cả những kẻ phản đối + Tứ trụ + kiểm soát Bộ Công an. Nhờ vậy mà ông làm chủ cuộc chơi bao nhiêu năm qua. Cho nên, Tô Lâm cũng đă copy công thức này, và hành động loại Vơ Văn Thưởng, để bản thân vào Tứ trụ, cũng là thực hiện dă tâm đấy.
Tô Lâm mà vào được Tứ trụ, lại vừa nắm Bộ Công an, th́ 3 trụ c̣n lại, gồm, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đ́nh Huệ, hẳn phải lo sốt vó. Việc chặn đứng dă tâm của Tô Lâm là điều cần thiết đối với cả 3 trụ c̣n lại. Điều đáng nói là ông Nguyễn Phú Trọng và Vương Đ́nh Huệ đang cùng một phe, nên rất khó để Tô Lâm có thể thực hiện trót lọt dă tâm của ḿnh.
Nhóm Nghệ An là nhóm lợi ích chính trị mạnh nhất ở Trung ương, với 3 uỷ viên Bộ Chính trị, gồm Vương Đ́nh Huệ, Phan Đ́nh Trạc, và Nguyễn Xuân Thắng. Ngoài ra c̣n có đến 10 uỷ viên Trung ương Đảng và 1 Ủy viên dự khuyết. Hơn nữa, nhóm Nghệ An được ông Nguyễn Phú Trọng ưu ái, đặc biệt là 3 uỷ viên Bộ Chính trị. Do đó, Khi Tô Lâm bộc lộ dă tâm, th́ nhóm Nghệ An không để yên. Bởi nếu để Tô Lâm làm chủ cuộc chơi, th́ có khả năng sẽ xảy ra “thanh trừng” mạnh, để đưa người Hưng Yên vào thay thế.
Nay Bộ Chính trị chỉ c̣n lại 15 người, trong đó, phe Nghệ An chiếm đến 3 ghế, đồng thời, c̣n có sự ủng hộ của ông Nguyễn Phú Trọng, và cả những người phe ông Trọng, trong đó có bà Trương Thị Mai và một số nhân vật khác. Cho nên, ư đồ của Tô Lâm dễ dàng bị chặn ở Bộ Chính trị, bởi đây không phải là sân chơi của Lương Tam Quang và Nguyễn Duy Ngọc – hai thuộc hạ thân tín của Tô Lâm.
C̣n nếu Phan Đ́nh Trạc nắm ghế Bộ trưởng Bộ Công an, th́ điều đó không có nghĩa là Tô Lâm mất đi sự ảnh hưởng ở Bộ này. Bởi c̣n đó 2 thứ trưởng gốc Hưng Yên là Lương Tam Quang và Nguyễn Duy Ngọc.
Việc Phan Đ́nh Trạc nhảy vào ghế Bộ trưởng Công an chỉ là giải pháp ḱm hăm dă tâm của Tô Lâm, chứ chưa thể triệt hạ được Tô Lâm. Tuy nhiên, có Phan Đ́nh Trạc nhảy vào, th́ Vương Đ́nh Huệ và Nguyễn Phú Trọng mới an tâm.
Cuộc chiến cung đ́nh vẫn đang vào hồi gay cấn. Tô Lâm hiện như con thú dữ, đang vùng vẫy đủ cách để chiếm cho bằng được chiếc ghế Tổng Bí thư. Mà một khi Tô Lâm đạt được mưu đồ, th́ ông ta sẽ dùng “bạo lực Cách mạng” đối với chính các đồng chí của ḿnh.
Về phần Phan Đ́nh Trạc, ông này bị đánh giá là có dă tâm không thua ǵ Tô Lâm. Nhiều năm qua, Phan Đ́nh Trạc khép ḿnh làm thuộc hạ dễ bảo cho Nguyễn Phú Trọng, như Tô Lâm đă từng làm. Nếu nắm được Bộ Công an, cơ hội tranh hùng tranh bá sẽ đến, và lúc đó, Phan Đ́nh Trạc cũng sẽ không “hiền” như trước, bởi Phan Đ́nh Trạc từng là Giám đốc Công an Nghệ An, cũng là dân trong ngành.
Nếu Phan Đ́nh Trạc nhảy vào, lấy được ghế Bộ trưởng Bộ Công an, lúc đó, ông Trần Quốc Tỏ có thể có cơ hội hơn hiện nay, bởi Trạc cần liên minh với thế lực trong bộ này để cân bằng quyền lực với nhóm Hưng Yên.

Gibbs 03-22-2024 03:57

Trong năm 2024 Đảng Cộng Sản sẽ bắt buộc phải giải quyết xong một vấn đề mà lẽ ra họ đă phải giải quyết trong năm 2023 là quy hoạch nhân sự lănh đạo đảng cho nhiệm kỳ sắp tới, nhất là chọn lựa một người thay thế ông Nguyễn Phú Trọng trong chức tổng bí thư. Không có ǵ bảo đảm là họ sẽ giải quyết ổn thỏa được, và như thế sẽ lâm vào khủng hoảng nội bộ lớn.
Nhưng tại sao họ không thể t́m được người thay thế ông Nguyễn Phú Trọng ?
Lư do không phải là v́ ông Trọng là người tài đức xuất chúng không ai b́ kịp. Cũng không phải v́ ông đă có những thành tích ngoạn mục. Trái lại ông đă thất bại trên mọi mặt. Chiến dịch "đốt ḷ" chống tham nhũng của ông đă không làm tham nhũng giảm đi mà c̣n tăng lên. Các vụ tham nhũng vang động nhất, như Việt Á, Chuyến Bay Giải Cứu, FLC – Trịnh Văn Quyết, AIC – Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Vạn Thịnh Phát – Trương Mỹ Lan, đều đă nổi cộm ngay trong thời gian ông đang đốt ḷ. Riêng vụ Vạn Thịnh Phát đáng lẽ phải khiến chính quyền cộng sản và ông Trọng rất xấu hổ. Trương Mỹ Lan, một phụ nữ người Việt gốc Hoa với lư lịch không rơ ràng, đă từng cùng gia đ́nh đ̣i bỏ quốc tịch Việt Nam, mà vẫn thao túng được rất nhiều quan chức, gây thiệt hại trên một triệu tỷ đồng (42 tỷ USD), tương đương với 4 tháng thu nhập của mỗi gia đ́nh Việt Nam. Mục tiêu xây dựng Đảng của ông đă chỉ khiến Đảng Cộng Sản tan nát hơn trong nội bộ. Chính sách "ngoại giao cây tre" chẳng tranh thủ được ai và ngày càng trở thành trơ trẽn. Kế hoạch kinh tế mười năm 2011 -2021 dự trù vào năm 2020 Việt Nam sẽ trở thành một nước công nghiệp phát triển có thu nhập trung b́nh nhưng tới nay, năm 2024, công nghiệp Việt Nam chỉ mới là 11% GDP và chủ yếu là gia công và lắp ráp. GDP trên mỗi đầu người của Việt Nam, xấp xỉ 3.000 USD, mới chỉ bằng 1/4 mức trung b́nh thế giới, tuy vậy Nguyễn Phú Trọng không hề hổ thẹn mà c̣n tự hào rằng "đất nước chưa bao giờ có được cơ ngơi như bây giờ" ! Thành tích quan trọng nhất của ông Nguyễn Phú Trọng là đă dành mọi chức vụ thuộc bộ máy nhà nước cho riêng các đảng viên cộng sản và biến Đảng Cộng Sản thành một lực lượng chiếm đóng.
Lư do thực sự khiến ông Trọng khó có thể thay thế có lẽ là v́ ông Trọng là "người cộng sản chân chính" cuối cùng. Tôi có một người bạn thân, anh Trần Bắc Quỳ, tức nhà văn Trần Hoài Dương, từng là cấp trên của ông Nguyễn Phú Trọng trong Tạp Chí Học Tập, sau đổi tên thành Tạp Chí Cộng Sản. Theo anh Trần Hoài Dương, ông Trọng là một người chân thật và tận tụy. Trong các buổi họp của ban chính trị do anh Trần Hoài Dương điều khiển, ông Trọng thường được giao trách nhiệm lập biên bản, ông luôn luôn ghi chép đầy đủ và trung thực phát biểu của mỗi người. Ông cũng ít có những ư kiến gây tranh căi nên không xung đột với ai. Anh Trần Hoài Dương nhận định Nguyễn Phú Trọng là một người tốt và tương đối hiền lành nhưng hạn hẹp về kiến thức và tầm nh́n ; kiến thức của ông chủ yếu là những ǵ ông đă học được trong Đảng. Đó cũng là nhận xét của tôi sau một thời gian quan sát ông Trọng. Chính v́ thế mà Nguyễn Phú Trọng khó thay thế. T́m đâu ra một người chân thật trong Đảng Cộng Sản ? T́m đâu ra một người c̣n dám nói mà không biết ngượng rằng chủ nghĩa Mác – Lênin là đúng, tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh là cao siêu ? Bộ máy sàng lọc của Đảng Cộng Sản tuy đă loại bỏ hết những người có trí tuệ và nhân cách nhưng mọi cấp lănh đạo, dù chỉ bỏ một chút thời giờ để học hỏi và theo dơi các thông tin, cũng đều phải biết rằng chủ nghĩa Mác – Lênin đă chết, tư tưởng Hồ Chí Minh không có ǵ và đạo đức Hồ Chí Minh rất thấp.
Việc thay thế Nguyễn Phú Trọng thực ra đă được thỏa thuận trong Đại Hội 13 v́ đại hội này đă biểu quyết không thay đổi bản điều lệ đảng theo đó tổng bí thư chỉ giữ chức hai nhiệm kỳ. Rồi hôm sau họ lại phải bất chấp bản điều lệ đảng giữ ông Nguyễn Phú Trọng làm tổng bí thư nhiệm kỳ thứ ba v́ không thể đồng ư trên một người thay thế, dù lúc đó ông đă rất yếu mệt sau khi bị nhồi máu tim.
Đại Hội 13 đă phải vi phạm nội quy của đảng để giữ lại một tổng bí thư đă mất gần hết khả năng là v́ Đảng Cộng Sản đă thay đổi bản chất khiến việc chọn một tổng bí thư trở thành quá khó khăn. Một cách đều đặn và nhanh chóng quyền lực trong đảng đă tập trung vào một người, chế độ đă dần dần tự chuyển hóa từ độc tài đảng trị sang độc tài cá nhân. Sự chuyển hóa này không phải do ông Trọng, ông không phải là người tham quyền cố vị và hơn nữa lại đă quá yếu mệt, nó chỉ là hậu quả tất yếu của sự mất lư tưởng của Đảng Cộng Sản. Sự thực giản dị là chỉ có một lư tưởng đẹp và đúng mới có thể đoàn kết được một số đông người. Quyền lợi cá nhân chỉ chia rẽ chứ không gắn kết, càng gây chia rẽ nếu lại là quyền lợi bất chính. Đó là lư do khiến các đảng cướp và mafia chỉ quy tụ được vài chục người. Đảng Cộng Sản đă mất lư tưởng, chủ nghĩa Mác – Lênin đă chết hẳn rồi và không những thế c̣n để lại một kư ức đầy những dối trá và tội ác. Ngày nay tại Việt Nam, cũng như tại Trung Quốc, Triều Tiên và Cuba, các đảng cộng sản đă rơ rệt là những đảng hung bạo của người giầu để thống trị và bóc lột người nghèo ; người ta chỉ vào đảng cộng sản v́ quyền lợi cá nhân bất chính hay để đừng bị chèn ép mà thôi -và trong đáy ḷng có lẽ cũng phải xấu hổ- chứ không c̣n ai vào đảng v́ lẽ phải và ḷng yêu nước hay t́nh người nữa. Người ta không có lư do ǵ để kính trọng các đồng đảng, v́ họ chỉ là đồng đảng chứ không phải là đồng chí. Một đảng như vậy làm sao có thể lấy được những quyết định chung ? Tập trung quyền lực vào tay một người là bắt buộc để đảng có thể tiếp tục cai trị.
Chuyển hóa từ độc tài đảng trị sang độc tài cá nhân như vậy là một giai đoạn tự nhiên trong tiến tŕnh đào thải của các chế độ cộng sản sau khi không c̣n lư tưởng chung, nhưng tập trung vào tay ai là cả một vấn đề lớn v́ người đó sẽ có toàn quyền trên số phận của những người khác. Càng khó v́ sau một thời gian dưới chế độ độc tài cá nhân và chịu đựng bế tắc về ư thức hệ và lư luận, tất cả các cộng sự viên thân cận của nhà độc tài đều gần như ngang nhau không ai nổi trội hơn hẳn để đươc coi là người kế vị tự nhiên. Cho tới nay các chế độ độc tài cộng sản chuyển hóa thành độc tài cá nhân chưa bao giờ giải quyết được ổn thỏa vấn đề kế vị người lănh tụ. Nguyễn Phú Trọng sẽ bắt buộc phải ra đi sau Đại Hội 14 đầu năm 2026, cũng có thể sớm hơn v́ lư do sức khỏe, Đảng Cộng Sản phải giải quyết ngay trong năm nay vấn đề kế vị nếu không sẽ lâm vào nội chiến trong đảng. Tuy vậy không có dấu hiệu nào là họ sẽ giải quyết được. Hỗn loạn và đổ vỡ có xác suất cao hơn.
Người ta có thể ngờ vực nhận định này dựa trên kinh nghiệm Stalin và Mao. Hai bạo chúa này đă chết mà chế độ không lâm vào hỗn loạn dù sự kế tiếp đă có gây xung đột. Lư do là v́ lúc đó chủ nghĩa cộng sản chưa mất hết sức quyến rũ và c̣n có thể được sử dụng như một lư tưởng để kết hợp một số đáng kể các đảng viên cộng sản, đủ để trấn áp những người đă mất ḷng tin. Đó hoàn toàn không phải là trường hợp của Đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay. Tranh chấp nội bộ chắc chắn sẽ khốc liệt.
Một đặc tính khác của các chế độ cộng sản trong giai đoạn cuối là tầm quan trọng ngày càng lớn của hai thế lực tuyên giáo thủ cựu và công an t́nh báo. Lư tưởng cộng sản càng bị phản bác th́ lực hai lượng này càng được tăng cường. Tuyên giáo để cố giữ độc quyền ngôn luận và cố thuyết phục đảng viên và quần chúng rằng chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn c̣n giá trị. Công an để đàn áp những phần tử cứng đầu không thể thuyết phục. Hai thế lực này trở thành ḱnh địch khi phải thay thế tổng bí thư v́ giành được chức tổng bí thư là được tất cả.
Trường hợp Liên Xô trong thập niên 1980 là một thí dụ. Brezhnev đă cầm quyền rất lâu, từ 1966 đến 1982, mặc dù sức khỏe rất suy sụp trong những năm chót, dù không đến nỗi như Nguyễn Phú Trọng. Trước khi qua đời Brezhnev đă chỉ định Chernenko để kế vị ông, cũng giống như Nguyễn Phú Trọng đă chọn Vơ Văn Thưởng. Tuy vậy ngay sau khi Brezhnev chết phe công an đă làm một cuộc đảo chính cung đ́nh để loại Chernenko và đưa Andropov, trùm tổng cục t́nh báo KGB, lên làm tổng bí thư kiêm chủ tịch Liên Bang Xô Viết. Sau đó it lâu Andropov cũng chết và Chernenko, lúc đó đă rất yếu mệt, được đưa lên làm tổng bí thư bù nh́n để giảm bớt căng thẳng. Chernenko chết không đầy một năm sau đó và Gorbachev, đệ tử ruột của Andropov, chính thức lên thay thế.
Phe công an t́nh báo đă thắng chỉ để tiếp thu một Đảng Cộng Sản Liên Xô đă hết sức sống và một Liên Bang Xô Viết đầy rẫy bất măn và mâu thuẫn. Phe công an t́nh báo thắng chỉ để nhận ra rằng ḿnh không thể lănh đạo Đảng và nhà nước Liên Xô. Cả hai phe đều thiếu hậu thuẫn cả trong nhân dân lẫn trong đảng. Phe tuyên giáo bị khinh và ghét v́ trong nhiều năm chỉ biết nói lấy được, lặp đi lặp lại những luận điệu sai và chán ngấy. Phe công an bị thù ghét v́ đă đàn áp hung bạo và gây ra quá nhiều nạn nhân.
Gorbachev không c̣n chọn lựa nào khác hơn là chấp nhận những nhượng bộ quan trọng về dân chủ và nhân quyền, để chế độ cộng sản Liên Xô sụp đổ trong ḥa b́nh thay v́ trong bạo loạn và máu lửa.
Nh́n vào chế độ cộng sản Việt Nam hiện nay người ta có thể thấy trong bốn nhân vật quyền lực nhất th́ hai người, Nguyễn Phú Trọng và Vơ Văn Thưởng, thuộc phe tuyên giáo trong khi hai người kia, Phạm Minh Chính và Tô Lâm, thuộc phe công an. H́nh như một kịch bản Liên Xô, cũng tương tự như phần lớn các kịch bản tại các nước Đông Âu, đang được lặp lại tại Việt Nam. Tuy vậy sự so sánh chỉ tương đối. So với Liên Xô trong thập niên 1980 chế độ cộng sản Việt Nam đang bị đặt trước những thử thách khó khăn và nghiêm trọng hơn nhiều. Sự cáo chung là chắc chắn và có thể rất sớm. Vấn đề chỉ là thay đổi sẽ đến như thế nào.

Gibbs 03-22-2024 15:32

Các cụ hưu trí lương thấp, nhưng tŕnh chính trị lại rất cao.
Ông Tần bảo chúng ta là sản phẩm của chế độ “Ăn như tu, ở như tù, nói như lănh tụ”.
Sắp đến đại hội 14 các cụ lại hóng, như bọn trẻ mong đợi World Cup 4 năm một lần để có cái b́nh loạn.
Chuyện ông Tổng ngồi thêm nhiệm kỳ nữa hay thôi, ông nghỉ ai sẽ lên thay quả là đề tài hấp dẫn.
Các cụ đưa ra nhiều phương án, cụ th́ lấy dẫn chứng từ tiền lệ. Cụ lấy nguyên tắc, lấy quy định ra làm lư lẽ.
Cụ căn cứ vào t́nh h́nh thực tiễn, bối cảnh ra để suy đoán.
Xem ra kỳ này kịch diễn ra trên thiên đ́nh cực kỳ hấp dẫn, và bắt đầu đi đến cao trào.
Ông Minh chọc các cụ “Ếch ngồi đáy giếng” “Ăn cơm trần gian nói chuyện âm phủ”.
Ông e hèm nói:
- Hôm qua tôi đọc trên mạng, có tay nào nó bỏ bom mấy chữ “Lă Nhă Kư bị kê biên tài sản” thế là đủ các loại người xông vào b́nh luận.
Đọc xong thấy tá hỏa về trí tuệ của quần chúng.
Bây giờ truyền thông chính thống nó im ỉm như thế, truyền thông xă hội lại thành kênh tin cậy. Trở thành công cụ cho các nhóm lợi ích “ném đá giấu tay” triệt hạ, tranh ghế với nhau.
Trước đại hội 12 có “Chân dung quyền lực” và trước nữa có “Quan làm báo”, hai trang được gọi là phản động này là bàn tay của ai? Thế lực thù địch ǵ mà như nằm dưới gầm bàn của văn pḥng Trung ương đảng như thế.
Khi đồng chí X về làm người tử tế hai trang này cũng mất hút tăm hơi.
Cái chuyện em chân dài Lă Nhă Kỳ bắt đầu được khai thác trước đại hội 14 có thể là một ng̣i nổ cho một cuộc chiến trên không gian mạng và trên thiên đ́nh rất hấp dẫn.
Trong chính trường có một nguyên tắc “Đánh rắn phải đánh rập đầu” đồng chí X c̣n ngồi đó, hai con đồng chí X vẫn c̣n trong cung đ́nh có thể chưa phải là dấu chấm hết cho con đường quay trở lại theo cách này hay cách khác của đồng chí X.
Ân oán chính trị sẽ có thể xảy ra, hai nhiệm kỳ 12, 13 đồng chí X về ẩn, nhưng đang xem kẻ thù diễn tuồng như thế nào, và đồng chí cười khẩy “chuột chù chê cú hôi” làm như cái ”con kẹc” c̣n lên mặt đạo đức”
Phía bên kia bắt đầu hoang mang về bóng ma của đồng chí X quay trở lại. Ai có thể ngồi thay cái ghế của ḿnh?
Chọn nhầm về vườn rồi nó cũng lôi cổ ra quất, thằng này nó vơ biền đập một phát chết luôn, không phải chuyện đùa.
Đêm đến ngài ngồi suy tính, rồi ngài chợt nhớ đến Boris Yeltsin khi về nghỉ đă moi ra được Putin, một kẻ xuất thân từ KGB lên thay thế, học Boris Yeltsin chứ c̣n học ai nữa.
Nói đến đây ông Minh có vẻ ngao ngán, nghỉ một lúc ông nói tiếp:
- Chắc các ông đă biết rơ rồi, chỉ có kẻ nắm được gan ruột kẻ khác, có quyền lực mới diệt được tận gốc đồng chí X, khi cái bả quyền lực nó treo ở trước mặt, nó mới có động cơ và hành động quyết liệt.
Và Lă Nhă Kỳ có thể là đầu mối, cùng với những manh mối khác liên quan, rất có thể đồng chí X và bậu sậu sẽ là mục tiêu cho trận đánh cuối cùng, diệt tận gốc để diệt trừ hậu họa.

hoaibao 03-23-2024 10:42

Ông chủ tiệm Gibbs siêng năng quá chừng

Gibbs 03-24-2024 02:58

Nhớ vụ Vũ Đức Đam, trợ lư anh Đam bị bắt cả tháng mà không đưa tin. Đến khi đưa ra th́ cũng là anh Đam hết cửa.
Giờ thư kư, trợ lư là gót chân của các anh to. Hôm nay một trợ lư của chú Trọng đang bị xem xét cho nghỉ việc như Hồ Mẫu Ngoạt trước kia.
Có những vụ tin đồn đi trước là đă bắt, nhưng có khi phải vài tháng sau mới thực hiện bắt.
Hiện nay trợ lư của Trần Thanh Mẫn là có vấn đề về quy tŕnh bổ nhiệm, vụ trưởng kiêm trợ lư ông Mẫn là Nguyễn Tiến Khoa sẽ bị đào lại vụ thất thoát 100 tỷ ở Tây Nam Bộ, sếp của Khoa và Thanh Mẫn là ông Phong Quang không chừng bị lôi lại cho vào ḷ. Nặng nhất là dự án hàng ngh́n tỷ mà công ty 299 của anh trai Nguyễn Tiến Khoa được ông Phong Quang cho trúng thầu, cùng các dự án khác ( sẽ có bài riêng về chuyện này )
Chú Trọng vừa thông báo cho trung ương cần sớm chọn CTN trong thời gian ngắn nhất. Tránh dư luận đồn đoán nọ kia, gây ảnh hưởng uy tín của đảng.
Sang tuần là gom phiếu đề cử ai làm CTN, nếu ai mà phiếu quá cao là thông báo luôn, khỏi cần họp bàn nữa. C̣n phiếu làng nhàng bằng nhau chắc sẽ chờ quyết định của BCT.

Gibbs 03-24-2024 03:13

Xuân Hưng
Ông Nguyễn Phú Trọng lên làm Tổng Bí thư đến nay đă là năm thứ 13. Kế thừa “ngôi vị” từ ông Nông Đức Mạnh, nhưng thời điểm ông Nguyễn Phú Trọng “lên ngôi” Tổng Bí thư, quyền lực của “ghế vua” này lại yếu hơn Thủ tướng.
Trong 5 năm đầu, ông Trọng lo củng cố quyền lực cho vị trí của “ngai vàng” của ḿnh. Măi đến cuối nhiệm kỳ đầu tiên, ông mới hoàn toàn vượt qua được ông Nguyễn Tấn Dũng.
Sau khi củng cố được quyền lực, ông Trọng lập nên cái “ḷ” để “dọn rác”, hay c̣n gọi là “củi” – là những quan chức không thuộc hệ sinh thái quyền lực của ông. Kể từ nhiệm kỳ thứ 2, ông Trọng mới thực sự vững vàng trên chiếc ghế của ḿnh. Công thức để ông tạo nên thế vô đối trong Đảng là: “Tứ trụ cộng với kiểm soát Bộ Công an”.
Khi đă nắm chắc quyền lực tuyệt đối trong tay, thế là, ông ban bố luật chơi của riêng ḿnh. Bất chấp điều lệ Đảng về giới hạn tuổi, giới hạn nhiệm kỳ, và quy định nghiêm ngặt về sức khỏe, ông Trọng tự xé rào và tự ban phát “suất đặc biệt” cho chính ḿnh, để thực hiện tham vọng quyền lực.
Bề ngoài, ông tỏ ra là người hành động v́ sự trong sạch của nhà nước, của Đảng, nhưng kỳ thật, đấy là cách để ông dọn sạch những mầm mống chống đối ông trong Đảng. Bởi nếu ông không trừ khử những kẻ không ưa ông trong Đảng, th́ họ sẽ ư kiến ư c̣, sẽ dị nghị những điều không hay về ông, sẽ chống lại những chính sách mà ông muốn thực hiện… khiến ông bực ḿnh, đồng thời cũng làm ông mất ḷng dân.
Kể từ khi bắt đầu nhiệm kỳ 2 của ông, năm 2016, Tô Lâm lên làm Bộ trưởng Bộ Công an, th́ đấy cũng là lúc quyền lực của ông Nguyễn Phú Trọng mạnh nhất. Tô Lâm là con người có bản chất gian hùng, không thích tuân thủ luật pháp, tàn bạo và phàm ăn (cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng). Với một người như vậy, khi được bật đèn xanh, cho phép không cần tuân thủ luật pháp, th́ đấy chính là phần thưởng không ǵ lớn bằng, đối với Tô Lâm.
Người Việt có câu “chơi dao có ngày đứt tay”, để cảnh báo những người muốn sử dụng mưu mô bất chính, sử dụng công cụ bạo lực, th́ có ngày, chính công cụ ấy lại làm tổn thương chính ḿnh. Từ năm 2016, ông Trọng dùng Tô Lâm như là công cụ, và nay, đến lúc công cụ của ông tấn công ngược lại ông.
Vừa tham vọng, vừa dă tâm, vừa manh động đó là con người của Tô Lâm. Có lẽ, trước đây, ông Tổng chỉ thấy sự manh động, bất chấp của Tô Lâm, nên mới dùng Tô Lâm như là công cụ để thanh trừng đối thủ, mà quên đi tham vọng và dă tâm của ông này. V́ vậy, ông Trọng mới rơi vào bị động, khi bị chính Tô Lâm trở mặt.
Tuy nhiên, công bằng mà nói, th́ rơ ràng, ông Trọng cũng đối xử bất công với Tô Lâm. Bởi ông Vương Đ́nh Huệ là người luôn trốn tránh những nơi nguy hiểm, những tṛ thư hùng sinh tử, nhưng lại được ưu ái chọn làm người “kế vị”. C̣n Tô Lâm th́ “vào sinh ra tử” để xây dựng sức mạnh quyền lực cho ông Tổng, th́ lại không được ưu ái. V́ vậy, việc Tô Lâm “tạo phản” chỉ là vấn đề thời gian.
Sức khỏe của ông Trọng đang ngày một yếu dần, có khả năng, ông không thể kéo dài đến hết nhiệm kỳ. Vậy mà, ông không chịu ban “suất đặc biệt” ra bên ngoài Tứ trụ. Rất có thể, chính điều này khiến Tô Lâm không yên, bởi Tô Lâm c̣n muốn ở lại Bộ Chính trị để tranh hùng tranh bá với những đối thủ khác.
Cú ra đ̣n của Tô Lâm đang khiến “triều đ́nh Cộng sản” rối ren. Từ nhiều ngày qua, Bộ Chính trị họp kín nhưng vẫn chưa ngă ngũ. Không chỉ ông Vơ Văn Thưởng ngă, mà có khả năng bà Trương Thị Mai cũng đổ theo, khiến ông Trọng tuổi cao sức yếu phải tự ḿnh chống đỡ trước “cọp dữ” Tô Lâm. Nếu lúc này, ông Tổng “băng hà”, th́ sẽ có nhiều phim hay để xem.
Năm Trọng Phú thứ 13, vua sắp băng hà, phản thần họ Tô nổi loạn, triều đ́nh rối ren!

Gibbs 03-24-2024 03:33

Hiện nay, dù đă bổ nhiệm Phó Chủ tịch nước Vơ Thị Ánh Xuân giữ quyền chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026, Đảng Cộng sản Việt Nam được cho là sẽ ưu tiên việc bầu một chủ tịch nước mới trong kỳ họp Quốc hội diễn ra vào tháng 5/2024.

Cũng không loại trừ khả năng Quốc hội Việt Nam sẽ tổ chức họp bất thường về nhân sự thêm một lần nữa.

Theo Quy định 214-QĐ/TW, để đạt tiêu chuẩn làm chủ tịch nước, cá nhân cần tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên.

Quyền Chủ tịch nước Vơ Thị Ánh Xuân chưa bao giờ là ủy viên Bộ Chính trị.

Do đó, dù giữ quyền chủ tịch nước đă hai lần, bà Xuân sẽ không trở thành chủ tịch nước, trừ trường hợp được tạo ngoại lệ, nhưng khả năng bà Xuân chính thức ngồi ghế nóng được đánh giá là thấp.

Vậy ai sẽ kế nhiệm chức vụ chủ tịch nước?

‘Chiếc ghế xui xẻo’
Có năm người đạt tiêu chuẩn theo quy định nói trên: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đ́nh Huệ, Bộ trưởng Công an Tô Lâm và Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai.

Trong trường hợp áp dụng cho người mới có một nhiệm kỳ Bộ Chính trị th́ Đại tướng, Bộ trưởng Quốc pḥng Phan Văn Giang được coi là ứng viên sáng giá.

Một người nữa cũng được đề cập, đó là Bí Thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên.

Xét ở nhóm đủ tiêu chuẩn, không có nhiều ư kiến đánh giá khả năng kế nhiệm vị trí chủ tịch nước của Thủ tướng Phạm Minh Chính hoặc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Nếu ông Chính trở thành chủ tịch nước, vị trí thủ tướng sẽ trống và sẽ cần có thêm những sắp xếp phức tạp nữa. Giới phân tích cho rằng khả năng này là không có.

Ông Trọng th́ đă lớn tuổi và sức khỏe yếu, khó kiêm nhiệm thêm một lần nữa, như ông đă từng làm sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời vào năm 2018, theo giới quan sát.

Do đó, các ứng cử viên hàng đầu cho vị trí chủ tịch nước được cho là Bộ trưởng Công an Tô Lâm và Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai.
Tuy nhiên, nhiều đánh giá cho rằng hiện có sự ái ngại nhất định đối với việc kế nhiệm chức vụ chủ tịch nước: một chiếc ghế không nhiều quyền lực, nằm trong vùng kiểm soát của ông Trọng, lại liên tục gặp rắc rối trong ba đời chủ tịch nước liên tiếp gần đây.


Việt Nam đang ở trong bối cảnh chiến dịch chống tham nhũng, hay "đốt ḷ", của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày một mở rộng.

Người tiền nhiệm của ông Thưởng, cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, đă trở thành “củi” trong chiến dịch này khi bị phê b́nh và phải từ nhiệm.

Đến lượt ḿnh, chính ông Vơ Văn Thưởng cũng đă phải rời cương vị, sau khi bị Trung ương Đảng phê b́nh công khai với ngôn từ thậm chí c̣n nặng nề hơn ông Phúc.

Trước đó, ông Trần Đại Quang đă qua đời khi đang làm chủ tịch nước vào năm 2018. Lúc bấy giờ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đă đảm nhiệm luôn vị trí mà ông Quang để lại.

Khi nói đến chức vụ chủ tịch nước của Việt Nam nhân vụ ông Vơ Văn Thưởng từ chức, hăng tin Reuters đă gọi đây là “công việc bị dính lời nguyền”, hay dịch thoáng hơn là “chiếc ghế xui xẻo”.

Gibbs 03-24-2024 03:33

Bộ trưởng Tô Lâm sinh năm 1957, quê ở tỉnh Hưng Yên, làm việc ở Bộ Công An từ năm 1979, hiện mang hàm đại tướng.

Sau các vị trí trong Tổng cục An ninh từ năm 1979 đến 2010, ông Tô Lâm trở thành thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam từ năm 2010 đến 2016.

Ông làm bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam từ tháng 4/2016.

Cùng năm này, ông Tô Lâm được bầu vào Bộ Chính trị và tiếp tục ở trong Bộ Chính trị tới bây giờ.

Khi được hỏi về khả năng kế nhiệm chức chủ tịch nước của ông Tô Lâm, giáo sư Carl Thayer đánh giá:

"Bộ trưởng Công an Tô Lâm đă giữ chức bộ trưởng hai nhiệm kỳ và không thể tiếp tục thêm một nhiệm kỳ nữa.”

“Ông ấy từng ứng cử chức chủ tịch nước khi ông Nguyễn Xuân Phúc từ chức, nhưng ông Vơ Văn Thưởng là người được bầu."

Từ đó, khả năng ông Tô Lâm “được phân công” được đánh giá là khá lớn.

Trong lư lịch của Đại tướng Tô Lâm, không thể bỏ qua một vụ ồn ào cách đây chưa lâu. Vào năm 2021, Bộ trưởng Tô Lâm từng tham gia một bữa tiệc thịt ḅ bít tết dát vàng tại nhà hàng của đầu bếp Salt Bae tại Anh và đă gây băo dư luận cả trong nước lẫn quốc tế.

Trong một cảnh quay được chính Salt Bae đưa lên mạng, sau đó đă xóa, người ta thấy cảnh đầu bếp nổi tiếng này cắt một miếng thịt ḅ dát vàng và đút cho Đại tướng Tô Lâm, người ngồi ở phía đối diện.

Khi đó, nhiều người đă chỉ trích việc ông Tô Lâm tham gia bữa tiệc xa hoa, trong bối cảnh đất nước c̣n nghèo và dịch Covid đang hoành hành.

Báo chí trong nước hoàn toàn im lặng về sự kiện này, dù trước đó đă rất nhanh nhạy trong việc đưa tin ông Nicolas Maduro, Tổng thống Venezuela, dùng bữa tại một nhà hàng xa xỉ khác cũng của đầu bếp Salt Bae.

Ông Tô Lâm, trong vai tṛ Bộ trưởng Công an, được đánh giá là người không khoan nhượng với những quan điểm, hành động khác biệt với đường lối chính thống của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Gibbs 03-24-2024 03:33

Sinh năm 1958, quê quán tỉnh Quảng B́nh, bà Trương Thị Mai đi lên từ con đường đoàn hội.

Bà từng nắm giữ nhiều chức vụ, nổi bật nhất có thể kể tới là bí thư Trung ương Đoàn (1994-2002), ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xă hội của Quốc hội (2007-2016), ủy viên Bộ Chính trị (2016-nay), trưởng ban Tổ chức Trung ương (2021-nay) và thường trực Ban Bí thư (2023-nay).

Bà Mai là nữ thường trực Ban Bí thư đầu tiên của Việt Nam. Nếu bà được bổ nhiệm chức vụ chủ tịch nước, bà sẽ trở thành nữ chủ tịch nước đầu tiên.

Theo Reuters, chức vụ thường trực Ban Bí thư của bà Mai có khả năng bị lung lay trong t́nh h́nh cải tổ bộ máy lănh đạo.

Điều khiến bà Mai trở thành ứng viên sáng giá xuất phát từ chính điểm yếu của bà: bà không có nhiều quyền lực và có vẻ không quá tham vọng quyền lực.

Trong một bài viết đăng tải trên trang Fulcrum ngày 20/3/2024, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên cấp cao và điều phối viên Chương tŕnh Nghiên cứu Việt Nam thuộc viện ISEAS (Singapore), đánh giá rằng bà Mai có thể là ứng cử viên sáng giá trong mắt những người có ư định hoặc đang cạnh tranh chức tổng bí thư.

“Lư do là bởi bà Mai có quyền lực tương đối yếu, bà khó có thể tận dụng chức vụ chủ tịch nước để cạnh tranh vị trí đứng đầu Đảng (tức tổng bí thư) vào năm 2026.”

Bà Mai sẽ 68 tuổi khi kết thúc nhiệm kỳ vào năm 2026, đồng nghĩa với việc bà sẽ quá tuổi để tái cử vào Bộ Chính trị.

Theo quy định, nhân sự Trung ương khi tái cử vào Bộ Chính trị không được quá 65 tuổi. Khi đó, nếu không được tạo ngoại lệ, bà Mai sẽ không c̣n cơ hội gia nhập “Tứ Trụ”.

Bà Mai có vẻ là một lựa chọn an toàn.

Gibbs 03-25-2024 12:02

Thông tin Chính phủ đề xuất lập Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông nhằm hỗ trợ, khắc phục hậu quả tai nạn và giảm phụ thuộc vào ngân sách là chuyên mục được các cụ bàn luận sôi nổi, và cũng không ít bức xúc.
Tại sao nước ta lắm quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước? Tính pháp lư và hoạt động của nó như thế nào, được các cụ quan tâm t́m hiểu.
Và Ông Minh lại là người các cụ “chất vấn” nhiều nhất.
Ông Minh nói:
- Tôi nói nôm na cho dễ hiểu.
Trước tiên các quỹ này là của nhà nước, do chính phủ ra quyết định thành lập. Tiền từ nhiều Nguồn tài chính h́nh thành các quỹ ngoài NSNN, một phần trích từ NSNN theo quy định của Luật NSNN (tạo vốn ban đầu cho quỹ hoạt động), một phần huy động từ các nguồn tài chính trong xă hội, chủ yếu là nguồn tài chính tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế, xă hội và các tầng lớp nhân dân.
Họ định nghĩa như thế thôi nhưng lấy cái Quỹ b́nh ổn xăng dầu ra là thấy, họ móc túi dân thông qua mua xăng dầu mỗi lít là 300 đồng để đưa vào quỹ có cần sự đồng ư của dân đâu, rồi cả Quỹ bảo tŕ đường bộ nữa cũng bắt dân phải mua phí, mỗi cái xe ô tô một năm chủ xe phải đóng hơn 1 triệu đồng mà đường vẫn nát đầy ổ voi, ổ chó.
Gọi là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước có nghĩa là việc sử dụng quỹ này không phải thực hiện theo Luật Ngân sách, không bị Quốc hội phân bổ, phê duyệt và kiểm soát.
Quỹ thuộc Bộ, Ngành, Địa phương nào tự ra quy chế chi tiêu, do thủ tướng chính phủ chỉ đạo và Bộ Tài chính giám sát.
Theo thống kê có 48 quỹ gồm 28 quỹ ở Trung ương, 20 quỹ ở địa phương.
Việc sử dụng các quỹ này có rất nhiều vấn đề tham nhũng tiêu cực, bị Quốc Hội và Thanh tra chính phủ chỉ đích danh, bắt đúng bệnh.
Trước t́nh h́nh các quỹ tài chính nhà nước ngoài NSNN bị lạm dụng, tham nhũng, tiêu cực do không có cơ chế giám sát hiệu quả, dưới sức ép của dư luận, 12 quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách đang làm thủ tục giải thể, sắp xếp lại.
Và cái Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông chính phủ mới đề xuất là một minh chứng, tham nhũng chính sách vẫn là đất lành cho các nhóm lợi ích tha hồ lũng đoạn - chưa xử lư cái cũ, đẻ ra thêm cái mới, thế mới thực sự trêu ngươi, có thường pháp luật, dư luận.
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc Hội bức xúc nói “Người ta chỉ chăm chăm ra một cái quỹ để được quyền thu, được quyền chi. Dẹp bỏ những quỹ tài chính thu nhiều, chi không bao nhiêu”
Thanh tra chính phủ đưa ra số liệu:
Số dư các quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách, dự kiến đến cuối năm nay là hơn 1,42 triệu tỷ đồng. Riêng tiền Quỹ Vaccine pḥng Covid-19 gửi ngân hàng lăi trên 202 tỷ đồng.
Và đưa ra công bố:
03 thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu đă trích lập và chi sử dụng Quỹ b́nh ổn giá đối với khối lượng xăng dầu vượt so với khối lượng trên sổ sách, dẫn đến trích lập Quỹ b́nh ổn giá sai với số tiền khoảng 4.793 triệu đồng và chi sử dụng Quỹ b́nh ổn giá sai với số tiền khoảng 22.566 triệu đồng…
Ông Minh kết luận:
Họ đang lạm thu, đă có thuế bảo vệ môi trường, nhưng vẫn có thêm quỹ bảo vệ môi trường. Hoặc đă đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá th́ không nên thu thêm quỹ pḥng, chống tác hại thuốc lá nữa.
Tôi nghĩ cái quỹ này chắc sẽ được thành lập v́ Bộ Công An, Uỷ ban Quốc Pḥng - An ninh rất tích cực ủng hộ đề xuất này, v́ như thế họ, những kẻ quản lư quỹ này sẽ có chỗ chấm mút.
Quỹ này được thành lập họ lại tăng một lít xăng, dầu lên vài trăm đồng để đóng quỹ, thằng dân lại phải móc hầu bao chẳng biết kêu ai bây giờ.
Xem ra, họ tuyên truyền ḷ củi cháy rừng rực nhưng có những nhóm siêu quyền lực nó coi ḷ củi là cái đinh rỉ, nó lũng đoạn chính sách, tạo cơ chế cho tham nhũng trước mũi ông ḷ đấy, nó sợ cóc ǵ ông “Trạng chết chúa cũng băng hà, dưa gang đỏ đít th́ cà đỏ trôn”

Gibbs 03-25-2024 12:14

Trà My
Công cuộc “đốt ḷ” – cuộc chiến chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, phát động từ sau Đại hội 12 của Đảng (2016). Đây là bản sao của Chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi” do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh khởi xướng, kể từ năm 2012, sau khi chính thức nắm quyền.
Ngay từ ban đầu, dù rằng Tổng Trọng luôn khẳng định “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”. Nhưng giới quan sát khẳng định, thực chất, ông Trọng và phe cánh chỉ lợi dụng việc này để tiêu diệt các đối thủ, trong cuộc chiến tranh giành quyền lực trong nội bộ Đảng, để duy tŕ quyền lực tuyệt đối của họ.
Việc ông Vơ Văn Thưởng vừa bị miễn nhiệm chức Chủ tịch nước, sau 1 năm 18 ngày giữ chức vụ này; hay ông Nguyễn Xuân Phúc bị buộc phải từ chức Chủ tịch nước sau gần 2 năm; cũng như việc ông Trần Đại Quang giữ chức Chủ tịch nước được hơn 2 năm th́ tử vong do bệnh lạ, là những minh chứng.
Giáo sư Zachary Abuza từ Đại học Chiến tranh Quốc gia của Hoa Kỳ đă đưa ra nhận xét về vụ việc của ông Vơ Văn Thưởng. Theo Giáo sư Abuza, cũng tương tự như việc ông Nguyễn Xuân Phúc từ chức hơn 1 năm trước, việc ông Thưởng từ chức “có thể thấy rất rơ ràng, trong Bộ Chính trị, những người như Bộ trưởng Tô Lâm đă sử dụng quyền điều tra của ḿnh, để truy lùng những vi phạm chính trị của các đối thủ khác”.
Vẫn theo Giáo sư Abuza, “ông Tô Lâm là một người rất tham vọng. Ông ấy sẽ sử dụng chức vụ Chủ tịch nước tới đây, như một bước đệm để lên vị trí cao nhất”.
Nói về nhân sự Tổng Bí thư cho Đại hội tới, Giáo sư Abuza cho rằng, có 4 ứng cử viên là Tô Lâm, Phạm Minh Chính, Vương Đ́nh Huệ và Trương Thị Mai đủ điều kiện.
Giáo sư Abuza cho rằng, ông Phạm Minh Chính “có khả năng làm Tổng Bí thư”, nhưng “luôn luôn có những cáo buộc tham nhũng treo lơ lửng trên đầu ông”. Lư do ông Chính không bị xử lư việc tham nhũng, chỉ bởi “thực sự không có người nào khác trong Bộ Chính trị hiện nay có thể đảm nhận vị trí Thủ tướng”.
Do vậy, chỉ c̣n 2 ứng viên có tiềm năng cao là Vương Đ́nh Huệ và Tô Lâm. Tuy nhiên, theo giới thạo tin, trước đây, trong thời gian giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính và Tổng Kiểm toán Nhà nước, ông Vương Đ́nh Huệ có rất nhiều sai phạm, c̣n tày đ́nh gấp vạn lần Vơ Văn Thưởng. Chỉ chờ ông Huệ công khai thể hiện “tham vọng” đối với chức Tổng Bí thư, th́ Tô Lâm sẽ trảm ngay lập tức, trong ṿng một nốt nhạc.
Trên mạng xă hội có những ư kiến cho rằng, kể từ Quốc hội khoá 1 năm 1946 cho đến khoá 14 năm 2021, tức là 75 năm, Quốc hội Việt Nam không hề có phiên họp bất thường nào. Cho dù, trong 75 năm đó, lịch sử Việt Nam có những giai đoạn không b́nh yên, và đă trải qua 4 cuộc chiến tranh tàn khốc.
Nhưng, chỉ trong ṿng 2 năm, từ 2022 đến 2024, Quốc hội Việt Nam lại có đến 6 phiên họp bất thường, với mục đích duy nhất là xử lư các lănh đạo cấp cao vi phạm kỷ luật, nhưng lại không nói rơ là vi phạm ǵ?
Điều đó cho thấy, kẻ thù lớn nhất, nguy hiểm nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, không phải giặc ngoại xâm, không phải “thế lực thù địch”, mà chính là việc nội bộ lănh đạo thượng tầng đang chém giết nhau để tranh giành quyền lực.
Đó là lư do v́ sao, cựu Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư khóa XII – ông Trần Quốc Vượng – tại Hội nghị Toàn quốc đánh giá kết quả công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2019, triển khai niệm vụ năm 2020, đă nói rằng:
“Đây là vấn đề quan trọng. Cơ đồ ta xây dựng 75 năm nay, sụp đổ hay không cũng do chúng ta thôi, chẳng phải do kẻ thù đâu. Chẳng ai xâm lược ḿnh, chẳng ai mang máy bay, đại bác đến xâm lược, lật đổ chúng ta đâu. Ta không làm tốt th́ tự ta lật đổ ta thôi.”
Công luận cho rằng, việc lănh đạo có khuyết điểm, sai phạm phải xử lư là điều cần thiết, nhưng tại sao cứ phải triệu tập các phiên họp bất thường? Quan trọng nhất, nguyên nhân lănh đạo bị kỷ luật th́ phải công bố rơ ràng cho người dân biết, tại sao cứ phải giấu giếm như vậy?
Trong một thể chế chính trị độc đảng như ở Việt Nam, các cơ chế kiểm soát và điều chỉnh quyền lực đă bị vô hiệu hóa, đến mức tê liệt, th́ quyền lực chỉ nằm trong tay một nhóm nhỏ chóp bu. Do đó, khi nhóm chóp bu này của Đảng ra quyết định, th́ việc Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Quốc hội họp cũng chỉ là tṛ mèo, chỉ là “diễn”.
Vậy tại sao c̣n phải bày vẽ họp bất thường làm ǵ cho tốn kém. Khi mà ai cũng biết đấy chỉ là thủ tục, mang tính h́nh thức chiếu lệ, thậm chí là để làm nhục đồng chí bị kỷ luật, và khẳng định quyền uy của một vài cá nhân.

Gibbs 03-25-2024 12:15

Thái Hà
Nếu Tô Lâm thành công thực hiện dă tâm tranh chức Tổng Bí thư, th́ Vương Đ́nh Huệ sẽ là người sẽ mất mát nhiều nhất. Ghế Chủ tịch Quốc hội là ghế ít thực quyền hơn ghế Thủ tướng, nên một khi khi Tô Lâm lên làm Tổng Bí thư, phe Nghệ An sẽ không c̣n mạnh như hiện nay nữa.
Phe Hưng Yên cũng được xem là phe mạnh ở Trung ương, chủ yếu tập trung ở Bộ Công an. Hiện nay, Hưng Yên có 1 Ủy viên Bộ Chính trị là ông Tô Lâm, và 4 uỷ viên Trung ương Đảng, được rải ở tỉnh Hưng Yên, Bộ Quốc pḥng và Bộ Công an. Các uỷ viên Trung ương Đảng người Hưng Yên gồm: Hoàng Xuân Chiến – Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc pḥng; Lương Tam Quang – Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an; Nguyễn Duy Ngọc – Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an; Đỗ Tiến Sỹ – Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Hưng Yên.
Tuy nhiên, dù phe Hưng Yên có lực lượng hùng hậu như thế, nhưng vẫn chưa là ǵ so với phe Nghệ An. Phe Nghệ An có đến 3 uỷ viên Bộ Chính trị, 10 uỷ viên Trung ương Đảng và 1 uỷ viên dự khuyết. Đây được xem là phe địa phương có lực lượng hùng mạnh nhất tại Trung ương Đảng.
Như vậy, Tô Lâm dẫn đầu một nhóm 5 người, lại dám tranh hùng tranh bá với nhóm 14 người của ông Vương Đ́nh Huệ, th́ quả là không đơn giản. Nếu chỉ so về số lượng, th́ rơ ràng, đây là cuộc chiến không cân sức với phe ông Tô. Nhưng sự thật, Tô Lâm có thực lực và thế lực đủ để dám dẫn nhóm 5 người này, quyết đấu với nhóm 14 người hùng hậu của Vương Đ́nh Huệ.
Trước hết, Tô Lâm là vơ tướng, thích dùng “nắm đấm” hơn là dùng ảnh hưởng. Trong khi đó, Vương Đ́nh Huệ lâu nay vẫn là kẻ cơ hội, chuyên núp lùm đợi đến lúc tàn cuộc chiến, rồi mới nhảy ra tranh phần.
Thời gian đến Đại hội 14 ngày càng gần, lúc này, Tô Lâm chỉ c̣n một cách lựa chọn là dùng vũ lực để nói chuyện, không ngoại giao vận động tốn thời gian. Với lại, vũ lực chính là món sở trường của Tô Lâm. Dùng sở trường của ḿnh để đánh vào sở đoản của đối phương, th́ hoàn toàn có thể lấy ít địch nhiều.
Kỳ họp bất thường của Trung ương Đảng và Quốc hội vừa qua cho thấy, cuộc đấu đá vẫn chưa ngă ngũ. Cả Trung ương Đảng và Quốc hội chỉ quyết vấn đề xin thôi chức của ông Vơ Văn Thưởng. C̣n việc ai thay thế ông Thưởng; ai sẽ thay thế Tô Lâm ở Bộ Công an, nếu Tô Lâm thay ông Thưởng; hoặc ai thay thế bà Trương Thị Mai… th́ vẫn chưa ngă giá xong. Các phe vẫn đang kịch chiến.
Đă lỡ trở mặt, Tô Lâm chỉ có thể thể hiện sự hung dữ, càng manh động và càng ác, th́ mới hy vọng thắng. Bởi phe Nghệ An không những hùng hậu, mà c̣n được ông Nguyễn Phú Trọng hậu thuẫn. Khi họp Bộ Chính trị, phe Hưng Yên chỉ có một ḿnh Tô Lâm tham gia, c̣n 4 uỷ viên Trung ương Đảng của Hưng Yên đành phải đứng ngoài cuộc.
Trong trận thư hùng này, Thủ tướng Phạm Minh Chính đang án binh bất động. Ông Phạm Minh Chính bày tỏ thái độ ră ràng. Có lẽ, ông Chính không dại ǵ nhảy vào ủng hộ một phe nào, mà tốt nhất là “tọa sơn quan hổ đấu”, rồi mới ra kế sách cho ḿnh.
Ông Phạm Minh Chính không dại ǵ tranh giành quyền lực vào lúc này, nếu nhảy vào, nhóm của ông sẽ tổn hao binh lực vô ích. Thay v́ chọn phe, ông đợi hai con hổ đánh nhau đến kiệt sức, rồi nhảy vào tranh phần cũng chưa muộn.
Việc Bộ Chính trị liên tục hạ nhau như hiện nay là dấu chỉ cho thấy, rất có thể, Đảng Cộng sản Việt Nam đă đi vào thời kỳ hỗn loạn. Các nhóm lợi ích chính trị đă không cần che dấu nữa, họ công khai giở thủ đoạn, công khai diệt lẫn nhau, miễn sao tranh đoạt được quyền lực.
Sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng càng yếu th́ Đảng càng loạn. Tham muốn quyền lực của những thế hệ Cộng sản tiền bối, thể hiện qua chính Điều lệ Đảng và cả Hiến pháp, khi quy định “Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lănh đạo duy nhất”, nay đă sinh ra thế hệ quan chức tham lam không có điểm dừng. Họ tham tiền, tham quyền, và họ lao vào nhau để chém giết, để tranh quyền.
Những điều này báo hiệu một thời kỳ điêu linh mới cho đất nước, cho dân tộc, và cho mỗi người dân Việt Nam.

Gibbs 03-25-2024 12:20

Huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai vốn là vùng nông nghiệp ven biển, tiếp giáp với sân bay Long Thành, đang trên đường đô thị hóa thành khu du lịch, công nghiệp. Đất vàng, đất bạc, đất kim cương bao la. Vùng Nhơn Trạch nhiều sông rạch nên chắc có nhiều c̣ng. Hẳn bà Chủ Tịch huyện này siêng năng bắt c̣ng xuất khẩu, nên 170 tỷ đồng chỉ là chuyện nhỏ. Hacker lấy được mới chừng ấy là c̣n non tay.
Chuyện bà “Chủ tịch bắt c̣ng”, ông Giám đốc Sở “buôn chổi đót” kiếm hàng trăm tỉ là có cách riêng của người ta. Dân đen đừng tưởng bở học tập theo, bán nhà đi “bắt c̣ng” hay “buôn chổi đót mà tàn đời.
Từ 08/2/2022 đến 30/4/2023, các cơ quan có thẩm quyền đă tiến hành xác minh tài sản, thu nhập 13.093 người; có 2.664 người sai sót về kê khai, chưa làm theo mẫu hướng dẫn, không đầy đủ thông tin, chậm thời hạn so với quy định.
Đặc biệt, các cơ quan đă xử lư 54 người do không trung thực trong kê khai tài sản, thu nhập và không giải tŕnh được nguồn gốc tài sản gia tăng (nhưng chỉ bị xóa tên khỏi danh sách ứng cử nhiệm kỳ tới; kỷ luật bằng h́nh thức cảnh cáo; kỷ luật bằng h́nh thức cách chức, không hề bị truy tố h́nh sự)
Trong số hơn 600.000 cán bộ kê khai, chỉ có 54 người bị xử lư nhẹ nhàng như vậy chưa đến 1/10.000 người vi phạm. Điều này cho thấy, cán bộ Đảng quang vinh, trong sáng đến mức nào! Hiếm lắm mới có kẻ khai gian nhiều năm như Lê Đức Thọ, từ Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng leo lên tới Ủy viên Trung ương, Bí thư tỉnh ủy Bến Tre, mới bị bắt giam v́ bị lộ chân tướng do liên quan đến vụ đại án Việt Oil.
Người ta thừa hiểu rằng khi đă leo được vào “đảng CS” th́ không có bàn tay nào trong sạch. Ai cũng tự hào là học tṛ xuất sắc của Hồ Chí Minh, đạo đức sáng ngời nhưng khi bị lộ, ai cũng đều trở thành những con hạm khổng lồ, nuốt trọn hàng chục, hàng trăm dự án đất đai, tài sản hàng ngàn tỷ.
Chỉ vài tháng trước đây, báo Nhân Dân của đảng CS đă đưa tin, kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với 28 quan chức tại kỳ họp thứ 13, Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, nhiệm kỳ 2021-2026, kết quả Bí thư Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan đạt gần 98% số phiếu tín nhiệm, chiếm tỉ lệ cao nhất.
Điều rơ ràng là ngay sau khi Hoàng Thị Thúy Lan bị bắt, Vơ Văn Thưởng bị tước mọi quyền hành, không c̣n xuất hiện trên báo chí. Nhưng với các quan chức cao cấp trong “đảng CS”, sự phá vỡ nguyên tắc đảng trước, luật pháp sau, sẽ có tác động rất lớn. Quyền lực của phe nhóm công an sẽ tăng thêm một bước mới, có thể khuynh đảo chính trường độc đảng.
Cuộc chiến cung đ́nh trước thềm đại hội 14 của đảng csVN sẽ rất căng thẳng, tàn khốc. Các phe nhóm sẽ tranh giành quyền lực từ các ghế tứ trụ một mất một c̣n. Những tiêu chuẩn về năng lực, phẩm chất cán bộ mà tổng Trọng và Tiểu ban Nhân sự đă công bố chỉ là món đồ chơi. Chiến thắng thuộc về kẻ mạnh, nắm được yếu huyệt của đối phương.
Phạm B́nh Minh, Trần Tuấn Anh và đến lượt Vơ Văn Thưởng… bị cưa ghế hoàn toàn, không phải v́ những vi phạm chung chung như đă được nêu. Thậm chí có thể phần nào đó họ c̣n sạch sẽ hơn những nhân vật đang nắm quyền tại chức. Họ bị loại chính v́ bởi có đủ các tiêu chuẩn h́nh thức lọt vào tứ trụ, nhưng thuộc về phe yếu, phải chấp nhận rời sân, đành phải nhường cuộc chơi cho phe đang (tạm) thắng thế.
Lăo Thất

Gibbs 03-26-2024 02:45

Dương Quốc Chính: Sốt ảo
Cơn sốt giá nhà chung cư hiện tại ḿnh thấy rất có mùi thổi giá. Chủ yếu anh em đánh vào tâm lư tiếc tiền lăi ngân hàng quá thấp để vớt lượng khách ít ỏi c̣n dư tiền nhàn rỗi. Chứng khoán cũng đang ung do kinh tế tŕ trệ, tiền nhàn rỗi lồi ra một cục nên anh em mới đi ôm bất động sản (BĐS) rồi cùng nhau thổi giá. Tuy nhiên, lượng người dư tiền này cũng không quá nhiều đâu. Nên mua bán thực cũng không nhiều mà toàn anh em tung hứng với nhau để thoát hàng cũ.
Ngoài ra là, c̣n dựa vào sự khan hiếm tạm thời do thời điểm hiện tại đang là giao thời của luật lệ liên quan đến BĐS, nên sẽ không có dự án mới được phê duyệt. Hiện tại, tâm lư chung của các doanh nghiệp phát triển BĐS là nằm im chờ luật ổn định, nên không ai chạy thêm dự án mới đâu. Nên những cái đang bán đều là cũ, hàng tồn chưa thoát kịp của đợt dư thừa vừa rồi.
Nói chung, sốt BĐS mà tương đối lành mạnh, hợp lư nó phải đi kèm với sự tăng trưởng kinh tế, chứng khoán cũng lên, kèm với lạm phát cũng tăng. Đại khái là đa số dân giàu lên nên có nhu cầu về BĐS tăng, là sự tăng trưởng hợp lư.
C̣n ở Việt Nam, đôi khi sốt BĐS vào thời điểm kinh tế đ́nh trệ, "chứng ung", như đợt Covid hay như hiện nay, lại do BĐS là nơi cất giữ tiền, khi các kênh đầu tư, tiết kiệm khác không c̣n ư nghĩa. Như thế là sốt ảo, tức là toàn dân dư tiền đi găm để đầu cơ, chứ không phải nhu cầu thực.
Thị trường BĐS chỉ thực sự được khơi thông, phát triển lành mạnh, khi luật lệ liên quan phải ổn định đầu tiên, rồi kinh tế tăng trưởng tốt. Riêng ở Việt Nam, khác với các nước phương Tây (nên đọc sách Tây không dạy), thậm chí c̣n khác cả Tàu, đó là BĐS phụ thuộc rất nhiều vào chính trị thượng tầng, vào đốt ḷ.
Bởi v́ một lẽ đơn giản, anh em doanh nghiệp BĐS có lẽ là con ḅ sữa của các phe phái chính trị. Anh em nuôi quan chức, buôn vua, bán chúa, chạy ghế... đều có doanh nghiệp BĐS đứng sau. Cứ nh́n xem, các doanh nghiệp bị đánh dẫn tới quan chức bay ghế hay vào ḷ đều là doanh nghiệp BĐS hết. Như Vạn Thịnh Phát, Tân Hoàng Minh, FLC và gần đây là Phúc Sơn.
Doanh nghiệp BĐS cấp tỉnh lẻ c̣n làm Chủ tịch nước bay chức cùng ba Chủ tịch, một Bí thư tỉnh vào ḷ. Vậy nên nếu mà anh ǵ, mà ai cũng biết là ai, bị sờ, th́ bảo đảm chắc ít nhất nửa số quan chức đầu tỉnh có liên đới. Sẽ là đại địa chấn, sụp đổ nền kinh tế cũng nên!
Vụ Vạn Thịnh Phát, hiện Bộ Công an chưa mở rộng điều tra sang việc chị Lan abc quan chức các cấp, chắc khoanh vùng lại rồi. Chứ mà mở ra th́ toang cả hệ thống chính trị. V́ gần 20 năm trước Dương Chí Dũng khai trước ṭa (*) là chị đưa mấy trăm ngàn đô cho quan chức Bộ Công an mà như cân đường hộp sữa. Gần đây chị đưa quan chức cấp Vụ ở Ngân hàng nhà nước đă 5,2 triệu đô rồi mà tầm chị ấy phải chơi với Uỷ viên Bộ Chính trị.
V́ thế, nếu ḷ cháy to là doanh nghiệp BĐS cũng sẽ nằm im chờ thời, không dám làm thêm dự án. V́ chạy thêm dự án th́ phải chung chi, mà quan chức th́ sợ, không dám nhận, th́ dự án khắc đ́nh trệ, không có dự án mới. Mà việc đốt ḷ này sẽ c̣n mạnh ít nhất là tới 2026, là đỉnh điểm khi có Đại hội đảng.
Vậy xét theo các yếu tố trên th́ thị trường BĐS sẽ phải dặt dẹo tới tầm 2026, có thể kèm theo nền kinh tế cũng vậy. V́ chính trị thượng tầng không ổn định là doanh nghiệp nói chung cũng có tâm lư thủ thế, chờ thời, chờ luật, chờ ổn định chính trị. Mà tầm đó th́ các loại luật liên quan đến BĐS mới ổn định được. Biết đâu sang năm ra luật thuế BĐS có đánh thuế lũy tiến, th́ anh em đang đi gom hàng lại vỡ mồm.
Tầm này cứ để anh em đầu cơ chăn lẫn nhau đi. Ai có nhu cầu thật th́ chịu khó đi thuê nhà 1-2 năm nữa. Tiền nhiều quá không biết để làm ǵ th́ cứ việc đu đỉnh nha.

Gibbs 03-26-2024 03:18

Chính trường cộng sản đang đặc tanh mùi máu. Chưa lúc nào bằng lúc này, t́nh “đồng chí” hay “đồng bọn” giữa các đảng viên cao cấp đang bộc lộ cho bằng hết bản chất… Số đảng viên có đủ tiêu chuẩn ngồi vào ghế tổng bí thư đầy quyền lực trong nhiệm kỳ tới lần lượt dính vào các đ̣n thù dưới thắt lưng, gồm: Vương Đ́nh Huệ, Phạm Minh Chính, Trương Thị Mai và Vơ Văn Thưởng.
Vơ Văn Thưởng, chủ tịch nước. Thưởng là kẻ đầu tiên bị loại khỏi đường đua với lư do nhận hối lộ 60 tỷ đồng của một doanh nghiệp từ hơn 10 năm trước. Đây là đ̣n thậm đau đối với Thưởng, v́ lẽ, số tiền 60 tỷ đối với một ủy viên bộ chính trị chỉ nhỏ như cái móng tay mà thôi. Cứ xem bí thư của một huyện đă ung dung có đến 100 tỷ đồng trong tài khoản, hoặc một giám đốc công an tỉnh có đến hơn 40 sổ đỏ, nhà ở vài cái nguy nga như cung điện, sở hữu khối tiền bạc của ch́m, của nổi đồ sộ, th́ có thể suy ra ủy viên bộ chính trị sẽ sở hữu bao nhiêu tài sản… Thế nhưng, thật sự th́ Thưởng đă “chết” chỉ v́ cái móng tay cỏn con ấy.
Kẻ dính đ̣n kế tiếp là Vương Đ́nh Huệ, chủ tịch quốc hội. Chẳng phải tự nhiên mà công chúng được bơm thổi tràn ngập tin tức và cả h́nh ảnh minh họa về cô ca sỹ H.T. xứ Nghệ xinh đẹp bồng hai con thơ với tên gọi xách mé “Hai con đom đóm con”. Không cần quá uyên bác, công chúng vẫn dễ dàng nhận ra cái tên “đom đóm” nói về ông chủ tịch quốc hội. Người được chính thân mẫu quảng cáo trên báo về sự hiếu học như thần đồng Mạc Đĩnh Chi, người đă chong chiếc đèn đom đóm để học trong đêm khuya, bất chấp tính phi khoa học về những chiếc đèn đom đóm ấy.
Nhưng chỉ cần câu chuyện hủ hóa như thế, bất chấp thật giả, th́ chủ tịch họ Vương cũng đă đủ mất sạch uy tín trước công chúng nếu có ư định tham gia cuộc đua tử thần vào chiếc ghế tổng bí thư. Dĩ nhiên qua đó, họ Vương cũng nhận được thông điệp không ǵ có thể rơ ràng hơn: Ông ấy không được chào đón vào cuộc đua như là một ứng viên.
Phạm Minh Chính, thủ tướng. Vẫn là mô típ cũ về câu chuyện hủ hóa được đồn thổi khá lâu về mối quan hệ t́nh ái ngoài luồng giữa ông thủ tướng đă lập gia đ́nh với người phụ nữ đầy quyền lực trước đây: Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Bà Thanh Nhàn đang bị truy nă đỏ về nhiều vụ án tham ô, tham nhũng trong nước. Để nhắc nhở ông thủ tướng về tội hủ hóa và cả khả năng là đồng bọn giúp sức cho bà Thanh Nhàn trong các phi vụ đắt tiền, thỉnh thoảng, đối thủ của ông vẫn nhờ các klos lên tiếng về nghi án ấy để nhắc nhở thân phận ông thủ tướng và nhân tiện, cũng làm mất uy tín thủ tướng. Như họ Vương, ông thủ tướng họ Phạm cũng nhận được thông điệp không ǵ có thể rơ ràng hơn: Ông ấy không được chào đón vào cuộc đua như là một ứng viên.
Trương Thị Mai, thường trực ban bí thư, ủy viên bộ chính trị. Bà được công chúng đánh giá là có nhiều nét tương đồng với Vơ Văn Thưởng, ít nhất về 2 phương diện: Bất tài nhưng sạch sẽ. “Sạch sẽ”, đó là nói về thời điểm trước khi Thưởng bị lộ mặt. Thật vậy, kinh qua nhiều chức vụ, bà hầu như chưa từng để lại dấu ấn ǵ đặc biệt để khẳng định tài năng cả. Sống lâu lên lăo làng, cứ thế bà được đẩy dần lên các ghế lănh đạo cao cấp. Thế nhưng, ngay sau thời điểm họp tiểu ban nhân sự trung ương để chuẩn bị cho đại hội XIV, bắt đầu có tin đồn râm ran về tư cách đạo đức của bà khi dính đến nghi án bí thư tỉnh ủy tỉnh Lâm Đồng, người vừa bị bắt giữ, khởi tố h́nh sự có thể đă cung phụng việc xây dựng biệt thự nghỉ dưỡng cho bà tại Dalat bằng ngân sách nhà nước.
Dĩ nhiên, hư thực chưa từng được chứng minh. Nhưng như trường hợp ông chủ tịch quốc hội họ Vương, đối thủ của bà chỉ cần những tin đồn thổi để dọn đường dư luận và cũng để nắn gân bà.
Ngay cùng thời điểm có tin đồn ông Vơ Văn Thưởng nộp đơn xin từ chức chủ tịch nước, th́ cũng kèm theo tin đồn bà Trương Thị Mai cũng xin nghỉ hưu sớm. Không rơ, bà đă sớm ngửi thấy mùi tanh máu của đồng bọn nên đành áp dụng kế “Tẩu vi thượng sách” trong tam thập lục kế để sớm thoái lui khỏi đấu trường đẫm máu, hoặc chỉ là hư chiêu trước khi tung thực chiêu dành suất trên đường đua?
C̣n những Phan Đ́nh Trạc. Nhưng có lẽ, Trạc chưa từng sẵn sàng cho bất kỳ tṛ chơi quyền lực nào cả, ít nhất trong thời điểm này.
Vậy, cuối cùng th́ ai sẽ là ứng viên tại vạch xuất phát cuộc đua tử thần? Dĩ nhiên, người trong sạch nhất.
Vậy, ai là người trong sạch nhất? Dĩ nhiên, là người không bị vướng vào các lời đồn thổi về bê bối t́nh, tiền.
Vậy, ai là người không bị vướng vào các lời đồn thổi về bê bối t́nh, tiền? Dĩ nhiên, là người tung lời đồn thổi cho các đối thủ.
Đến đây, các bạn biết ai là ứng viên nhỉ?
Kể từ khi quyền lực quốc gia bị thoán đạt bằng một cuộc “Cướp chính quyền” vào năm 1945, thay thế cho bầu cử tự do, văn minh, th́ chính trường xứ này bắt đầu sa vào cái “dớp” truyền kiếp không thể thoát ra được.
Lúc này, thời điểm chuẩn bị cho một cuộc thay đổi quyền lực quốc gia cũng vậy, công chúng, người chủ đất nước đă hoàn toàn bị đẩy ra ŕa cuộc chơi. Thay v́ là nhân vật chính trong một cuộc bầu cử tự do, văn minh, họ chỉ c̣n là những khán giả thụ động chứng kiến cuộc chơi tanh tưởi đang diễn ra trên sân khấu. Cho dù kẻ thắng trong cuộc chơi quyền lực có là ai chăng nữa, th́ vai tṛ khán giả của công chúng vẫn không có ǵ thay đổi, họ vẫn phải cày bừa để cung phụng cho các cuộc chơi mới của kẻ thắng cuộc...
DC, ngày 24/03/2024
Đặng Thánh Thán (Luật sư Đặng Đ́nh Mạnh)

Gibbs 03-26-2024 03:22

Với hai nhiệm kỳ trong bộ chính trị, lại đang làm bộ trưởng bộ công an đầy quyền lực, mục tiêu của Tô Lâm là chiếc ghế tổng bí thư. Từ trước tới nay, Tô Lâm tự tin ḿnh đáp ứng được các điều kiện để lên vị trí đỉnh cao quyền lực đó. Nhưng sự xuất hiện của Vơ Văn Thưởng đă làm ông cảm thấy bị đe doạ.
Vơ Văn Thưởng c̣n quá trẻ (52 tuổi) khi leo lên Tứ Trụ ở vị trí số 2, rơ ràng đó là một đối thủ tiềm năng cho Tô Lâm. Ở thời điểm năm 2026 khi nhiệm kỳ của Nguyễn Phú Trọng kết thúc lúc đó Tô Lâm 68 tuổi. Chưa kể đến, có thông tin cho rằng ông Nguyễn Phú Trọng có thể nhường ngôi bất cứ lúc nào nếu điều kiện không thuận lợi. Việc Vơ Văn Thưởng bị lôi lại chuyện sai phạm cũ từ 12 năm trước, khi ông này chưa vào trung ương cho thấy Tô Lâm nắm hồ sơ rất kỹ. Với sự hở sườn của Vơ Văn Thưởng, cộng với phong cách dân tuư của ḿnh, Tô Lâm cảm thấy tay tuyên giáo từ Vĩnh Long là một thách thức thực sự. Tô Lâm hiểu rằng với hồ sơ lư lịch của Thưởng hoàn toàn thoả đáng để nối ngôi ông Trọng.
Hạ được Thưởng, Tô Lâm muốn gửi thông điệp tới 2 trụ khác trong tứ trụ cần cẩn thận. Cả hai ông Chính và Huệ đều có điểm yếu. Tô Lâm là môt tay đánh đấm chuyên nghiệp nên rất ư thức được rằng nếu sơ hở là bị thịt ngay. Tránh bài học của cựu bộ trưởng bộ công an Trần Đại Quang khi lên ghế chủ tịch nước là bị Tô Lâm trảm. Ông tướng gốc Hưng Yên đă thu thập hồ sơ của tất cả các đối thủ tiềm năng, c̣n riêng ḿnh th́ xoá hết các dấu vết sai phạm.
Hăy chờ xem, cách mà ông lật đổ Vơ Văn Thưởng cho thấy ông không đơn giản là v́ chiếc ghế chủ tịch nước, mà xa hơn rất nhiều, Tô Lâm đang mơ về một ngày trên đỉnh cao quyền lực độc tôn trong một nước độc tài.

Gibbs 03-26-2024 14:54

25/3 đài RFI đăng bài phỏng vấn ông Benoît de Tréglodé về việc Chủ tịch nước Vơ Văn Thưởng bị cách chức, trong đó ông tiết lộ rằng trước đây có một lần ông Thưởng suưt bị gục ngă trước đ̣n đánh của Tô Lâm nhưng đă được Nguyễn Phú Trọng cứu thoát.

Trả lời câu hỏi phỏng vấn của RFI, ông Benoît de Tréglodé trước tiên nhận định:

“Ông Vơ Văn Thưởng, người thân cận và được tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng che chở, đă được vạch cho một sự nghiệp sáng lạn từ năm ngoái (2023). Mọi người đều cho rằng ông sẽ nắm giữ những vị trí quan trọng, kể cả chức tổng bí thư Đảng thay ông Nguyễn Phú Trọng vào thời điểm thích hợp. Ông Thưởng có cả một quá tŕnh công tác, một sự nghiệp hoàn toàn phù hợp với những ǵ mà ông Trọng trông đợi ở một nhà lănh đạo cấp cao cho Nhà nước Việt Nam. Vậy mà bỗng dưng ông Thưởng “ngă ngựa”, lại vào lúc chưa đầy hai năm nữa là tới kỳ Đại hội Đảng”.

Sau đó ông tiết lộ, nguyên văn như sau:

“Nên nhớ là cách đây ít lâu, đích thân ông Trọng đă can thiệp vào bộ máy Nhà nước để bảo vệ ông Vơ Văn Thưởng v́ một vài rắc rối LIÊN QUAN ĐẾN GIA Đ̀NH”.

Đáng lưu ư, Giám đốc nghiên cứu của Viện IRSEM, khi nói câu trên ông không dùng từ như “theo tin đồn” hoặc “cho rằng”, mà ông khẳng định đó là sự thật.

Sáng ngày 16/3/2023 Chi cục Hải quan cửa khẩu Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất phát hiện bốn nữ tiếp viên Vietnam Airlines mang 11,4 kg ma túy từ Pháp về sân bay Tân Sơn Nhất.

Trần Thị Thu Ngân, Vơ Tú Quỳnh, Nguyễn Thanh Thủy và Đặng Phương Vân là các nữ tiếp viên của chuyến bay Vietnam Airlines mang số hiệu VN10 từ sân bay Paris Charles de Gaulle (Pháp) về sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM.

Rơ ràng vụ này liên quan trực tiếp đến nước Pháp, thành thử các cơ quan chức năng của Pháp phải vào cuộc điều tra, kể cả cơ quan t́nh báo của Pháp hoặc bộ phận t́nh báo của Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội. Chắc chắn phía Pháp quan tâm đến sự kiện kỳ lạ dưới đây và họ nỗ lực điều tra ra nguyên do:

Ông Đinh Ngọc Thắng – Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM phát biểu với báo chí rằng, tại thời điểm phát hiện số ma tuư trên, “một số cán bộ hải quan run người khi thấy số lượng ma túy quá lớn”.

Vụ việc sau đó được chuyển cho Pḥng CSĐT tội phạm về ma tuư (PC04) – Công an TP.HCM để mở rộng điều tra, xử lư. Nhưng chỉ vỏn vẹn 1 tuần sau, ngày 22/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh đă ra quyết định trả tự do cho 4 tiếp viên hàng không.

Các cơ quan chức năng của Pháp có lẽ đă điều tra ra sự thật, nữ tiếp viên hàng không Vơ Tú Quỳnh là cháu ruột Vơ Văn Thưởng; và Giám đốc nghiên cứu của Viện IRSEM đă đọc được Kết luận điều tra này.

Về phía cộng đồng mạng Việt Nam, ông Thái Văn Đường (tên thật là Đường Văn Thái) là người đầu tiên đưa tin rằng Vơ Tú Quỳnh là cháu ruột Vơ Văn Thưởng. Dĩ nhiên, Thái Văn Đường được phe cánh nào trong nội bộ đảng CSVN tuồn tin cho ông để phổ biến nhằm “đánh” phe cánh khác hoặc “triệt hạ” một nhân vật lănh đạo nào đó.

Cho đến nay đă đủ các thông tin và dữ kiện để biết, người có tham vọng, muốn triệt hạ Chủ tịch nước Vơ Văn Thưởng, không ai khác hơn là Tô Lâm và phe cánh Hưng Yên của ông.

Trả lời phỏng vấn RFI, Giám đốc nghiên cứu của Viện IRSEM cũng cho rằng “ông Thưởng bất ngờ bị hạ bệ, một cách khá tàn bạo”:

“Để buộc Chủ tịch nước Việt Nam từ chức, người ta lôi lại một vụ tham nhũng từ cách đây 12 năm khi ông Vơ Văn Thưởng làm bí thư tỉnh Quảng Ngăi. Hậu quả vụ tham nhũng bất ngờ ập xuống sau 12 năm. Cho nên, có thể thấy đây chỉ là một cái cớ chính trị để hạ gục một người hiện trở thành mối nguy hiểm cho những mục tiêu và tham vọng của một số người khác”.

“Điều chắc chắn là ông Tô Lâm hiện là nhân vật trung tâm của công tác bổ nhiệm các lănh đạo lớn sắp tới của bộ máy Nhà nước Việt Nam nên ông ấy sẽ cân nhắc và tính toán. Và có thể nói chắc chắn chính ông đă khéo léo can thiệp đến chuyện xảy ra hôm nay (21/03) với sự từ chức bất ngờ của chủ tịch nước Vơ Văn Thưởng”.

Như vậy, Tô Lâm (và phe cánh Hưng Yên) một mặt chính là người tuồn tin cho Thái Văn Đường ngày 16 hoặc 17 tháng 3 năm 2023, và mặt khác nhằm tránh sự nghi ngờ của TBT Nguyễn Phú Trọng, chưa đầy 1 tháng sau đó, ngày 13-4-2023, Tô Lâm chính là người đưa quân sang Thái Lan bắt cóc Thái Văn Đường đưa về nước.

Gibbs 03-26-2024 14:56

Với kẻ tạo phản th́ chắc chắn “thái tử” sẽ không để yên. Bởi tham vọng của kẻ tạo phản chính là muốn chiếm ngôi, trong khi đó, ngôi báu vốn dành để truyền cho “thái tử”. Nếu Tô Lâm không trở mặt làm loạn, th́ khả năng, đến cuối nhiệm kỳ, ông Vương Đ́nh Huệ sẽ được Tổng Trọng giới thiệu vào vị trí Tổng Bí thư, nếu ông Trọng rút lui.

Là một vơ tướng, lâu nay chỉ làm công cụ cho Tổng Bí thư, chứ không phải là nhân vật được ông Tổng “chọn mặt gửi vàng”. Điều này đă khiến cho Tô Lâm cảm thấy thiệt tḥi so với Vương Đ́nh Huệ. Theo truyền thống, những người nắm Bộ Công an hoặc Bộ Quốc Pḥng, thường không được ưu tiên ngồi vào ghế Tổng Bí thư, mà cao nhất cũng chỉ được giao cho chiếc ghế Chủ tịch nước không có thực quyền.

Lần này, Tô Lâm ra tay, quyết thay đổi trật tự này.

Cái chết của Trần Đại Quang khiến cho Tô Lâm phải tính toán kỹ hơn trước khi bước lên nấc thang quyền lực mới. Làm sao để vừa vào được Tứ trụ, mà cũng vừa nắm chắc Bộ Công an, th́ mới an tâm. Nhưng đến nay, Tô Lâm vẫn chưa ngă giá được. Hiện nay, kẻ có thể làm cho kế hoạch của Tô Lâm thất bại, chính là Vương Đ́nh Huệ. Nhóm Nghệ An của Vương Đ́nh Huệ quyết chặt đứt chỗ dựa của Tô Lâm, để ông này không thể tranh phần với ông Huệ. Ngược lại, những ngày gần đây, Tô Lâm cũng đang phản đ̣n lại ông Chủ tịch Quốc hội họ Vương.

Giới am tường đánh giá, tin ca sĩ Hương Tràm sinh con cho Vương Đ́nh Huệ đă thổi bùng lên trong mấy ngày vừa qua, cho thấy, khả năng là phe Hưng Yên đang xới lên vụ này. Trong nội bộ, ông Tô Lâm quyết không chấp nhận việc Phan Đ́nh Trạc nắm Bộ Công an sau khi ông Tô rút đi, mà ghế đó phải dành cho đàn em Hưng Yên của ông Tô. Cho đến thời điểm hiện tại, hai bên đang bế tắc, không đạt được sự thỏa hiệp nào.

Quyết từ chối Phan Đ́nh Trạc được xem là chiến kế sách “nội công” của nhóm Tô Lâm, c̣n xới lại tin đồn chuyện t́nh ái của ông Chủ tịch Quốc hội, được xem như là kế “ngoại kích”, đánh vào uy tín của Vương Đ́nh Huệ. Nếu dư luận đồn thổi mạnh, cộng thêm những điều tra bổ sung từ Bộ Công an, th́ rất có thể, một lần nữa, ông Tô Lâm lại ép được ông Tổng Bí thư phải kỷ luật “đệ ruột” Vương Đ́nh Huệ, như đă từng làm với Vơ Văn Thưởng.

Thực ra, nhóm Nghệ An không đơn độc mà liên kết với nhóm Hà Tĩnh. Nhóm Nghệ An có 3 uỷ viên Bộ Chính trị, 10 uỷ viên Trung ương Đảng và 1 Ủy viên Dự khuyết. Trong khi đó, nhóm Hà Tĩnh có 1 Ủy viên Bộ Chính trị, 9 uỷ viên Trung ương Đảng và 1 Ủy viên Dự khuyết. Trong Bộ Chính trị c̣n 14 người, th́ nhóm Nghệ An – Hà Tĩnh chiếm đến 5 người.

Việc Tô Lâm vô hiệu hóa Trần Cẩm Tú [quê Hà Tĩnh] trong vụ kỷ luật Vơ Văn Thưởng, cho thấy, ông Tô Lâm không chỉ chống lại nhóm Nghệ An, mà ông c̣n ra tay với nhóm Hà Tĩnh. Như vậy là, kế hoạch “nội công” của Tô Lâm được chuẩn bị khá chu đáo. Không biết, trong vụ tấn công Vương Đ́nh Huệ sắp tới, Tô Lâm có dắt mũi được Trần Cẩm Tú một lần nữa hay không.

Việc Tô Lâm có ngồi vào ghế Chủ tịch nước hay không, không quan trọng đối với nhóm Vương Đ́nh Huệ và Trần Cẩm Tú. Mà việc ông Tô Lâm có thể tiếp tục kiểm soát được Bộ Công an hay không, mới quan trọng hơn. V́ vậy mới xảy ra chuyện tranh nhau quyền kiểm soát Bộ này. Hiện nay, 2 bên đang kịch chiến, quyết giành được quyền kiểm soát Bộ Công an, chẳng bên nào chịu nhường bên nào.

Khi Vương Đ́nh Huệ và Tô Lâm tranh ghế Tổng Bí thư, th́ sẽ tung ra tất cả những đ̣n bẩn, chiêu dưới thắt lưng, mà họ có thể sử dụng. Trong nội bộ Đảng Cộng sản hiện nay, họ không c̣n đóng kịch với nhau nữa, mà sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn hèn hạ nhất để triệt hạ lẫn nhau, kể cả thuốc nhau để tranh giành quyền lực.

Từ nay đến Đại hội 14 c̣n khoảng 20 tháng nữa, đây là khoảng thời gian chứng kiến các bên tung đ̣n vào nhau. Có thể sẽ rất khốc liệt và xuất hiện nhiều t́nh huống bất ngờ.

Hăy chờ xem!

Huệ muốn cắt thế tựa Tô, Tô đáp trả bằng chiến thuật “nội công ngoại kích”!

Quang Minh

Gibbs 03-27-2024 02:31

TÔ, TỘI ĐỒ HAY SÁNG THẾ VỚI KẾ HOẠCH X30
-------//-------
Tô vốn lính của Dũng. Khi Trọng tiễn Dũng về Kiên Giang, th́ bắt đầu tính sổ với số thuộc hạ c̣n ngồi lại trung ương. Tô biết nên đành sớm về đầu và tuyên thệ trung thành với Trọng. Nhưng như thế chưa đủ. Cho nên, nhân dịp Trịnh Xuân Thanh trốn qua Đức rồi c̣n kể tội Trọng. Trọng căm bèn buộc Tô bắt Trịnh Xuân Thanh về.
Quả là diệu kế “Nhất tiễn song điêu”. Một mặt, lôi được Trịnh Xuân Thanh về xử tội. Mặt khác, đẩy Tô vào thế phải vi phạm luật pháp quốc tế khi tổ chức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Do tay chót nhúng chàm, Tô phải trung thành với Trọng để không bị truy cứu. Cho nên, tính đến nay, số thuộc hạ của Dũng rơi rụng hết cả, c̣n ngồi thọ trên chức vụ chỉ c̣n có mỗi Tô.
Tô nắm Bộ công an, được giao quyền hạn cùng các nguồn lực vô giới hạn, kể cả ngân sách chi tiêu chiếm gấp vài chục lần so với y tế, giáo dục… Nên vô h́nh trung nắm vận mệnh của đảng, của Trọng, của toàn bộ số ủy viên trung ương đảng trong tay… nên thanh thế lớn dần, trở thành lực lượng kiêu binh của chế độ. Tô cho quân t́m cách lấn dần qua nhiều lĩnh vực có nguồn thu tài chính của bộ, ngành khác để có tiền nuôi quân. Liên tục mở các chuyên án an ninh để giải ngân cũng như chuyên án kinh tế đánh vào các đại gia để chiếm đoạt tài sản của họ.
Như thế cũng chưa đủ, Tô đặt ra đủ loại dự án để xà xẻo ngân sách quốc gia, như đổi hộ chiếu và rất nhiều lần đổi chứng minh nhân dân, căn cước... gây lăng phí ngân sách nhà nước, thời gian và phiền hà người dân. Lỗi tày đ́nh như thế mà hầu như không một ai trong chế độ dám lên tiếng th́ đă đủ hiểu thanh thế, uy lực của Tô lớn đến mức nào.
Cho thấy, đến trước khi lộ ra chuyện Thưởng vào trung tuần tháng 03/2024, có vẻ chính Tô mới là người cầm trịch cuộc chơi chứ không phải Trọng chỉ c̣n là danh nghĩa.
Dưới mắt Tô, th́ Trọng, kẻ mưu sĩ ngày nào giờ tuổi cao, sức yếu, lại bị đám nịnh thần đẩy đưa, bơm thổi măi nên cứ tưởng thật ḿnh là minh chúa, “cả thiên hạ đục, chỉ ḿnh ta trong”, chứ có biết đâu dân chửi cho sấp mặt. Cứ mỗi khi nghe tin Trọng đau yếu, công chúng cứ bỡn cợt, hô hào mua bia ướp sẵn th́ thấy. Ứng đúng cái câu Trọng từng dùng “Ḿnh phải sao th́ họ mới như vậy!”.
Trọng cầm trịch trên danh nghĩa, v́ điều lệ đảng quy định như vậy. Nhưng từ khi chính Trọng sổ toẹt, ngồi xổm lên điều lệ đảng, tự phong cho ḿnh là trường hợp đặc biệt để ngồi ghế đảng trưởng nhiệm kỳ 3, th́ điều lệ đă mất thiêng và đảng viên cũng nhờn. Tô th́ khác. Tô cầm trịch, dĩ nhiên không phải v́ điều lệ, mà v́ Tô nắm yết hầu của hàng trăm đảng viên cao cấp ở trung ương, gồm toàn những những hồ sơ nhúng chàm của bọn họ.
Lên đến trung ương, kẻ nào tay không từng nhúng chàm? Lên đến trung ương, đều là những kẻ đă nhúng chàm là một chân lư. Hàng trăm tướng, tá từ quân đội đến công an, hàng trăm quan chức cao cấp từ các bộ, ngành hoặc đứng đầu các tỉnh thành đă từng lộ mặt tội phạm đă chứng minh chân lư đó. Cho nên, tuyền chỉ là những kẻ chưa bị lộ hoặc không bị lộ mà thôi.
Phúc lộ sớm nhất. Mùa dịch giă vào các năm 2020 – 2021 làm chết hơn 40 ngh́n đồng bào đă trở thành cơ hội vàng làm cho Phúc và đồng bọn phát tài trên xương máu của đồng bào. Nhưng chỉ đến hơn một năm sau, đầu năm 2023 Phúc đă lộ mặt, mất chức v́ “trách nhiệm người đứng đầu” tội phạm, nhưng đồng bọn cho hạ cánh an toàn.
Thưởng lộ rất chậm. Vụ bê bối Phúc Sơn xảy ra từ cả hơn một thập kỷ, nhưng đến tháng 03/2023 mới bị phanh phui. Do đó, đă kịp cho Thưởng luồn sâu, leo cao đến ghế chủ tịch nước. Thưởng mất chức không phải v́ “trách nhiệm người đứng đầu” mà v́ “trách nhiệm người đứng giữa” tội phạm, dĩ nhiên, đồng bọn lại cho hạ cánh an toàn.
C̣n nhớ, trước đó, với tư cách tuyên giáo, Thưởng đi công du khắp nơi trong nước giáo huấn cán bộ, đảng viên về lối sống đạo đức, giáo huấn cho cả số nhà báo kách mệnh, cho đoàn thanh niên... Và hóa ra, cái ghế nguyên thủ vốn mang vác bộ mặt quốc gia, đại diện cho cả 100 triệu công dân, nhưng Trọng và đảng của Trọng đưa lên ngồi ghế ấy toàn là tội phạm (?!) nhưng đau nhất cho đảng viên của Trọng là trước đó, những tên tội phạm ấy xoen xoét rao giảng đạo đức kách mệnh. TSB!
Trung ương, cả một chốn nhầy nhụa dành cho những kẻ chưa lộ. Chưa lộ là với công chúng chứ đều đă lộ với Tô. Đứng đầu Bộ công an, nắm đội ngũ mật thám, chó săn đông như quân Nguyên, tài, lực trong tay… Dĩ nhiên, Tô cũng là người nắm giữ hồ sơ, chứng cứ bê bối của hàng trăm quan chức trung ương trong tay.
Thế nên, trong khi Trọng lú lẫn như kẻ mộng du, th́ Tô mới là kẻ đang cầm trịch. Nhất hô bá ứng, Tô muốn ǵ lúc này mà chẳng được. Nh́n hành xử của Tô, ai cũng biết Tô mót cái ngai của Trọng đến thế nào? Cái ngai thiên tử sinh sát, đầy quyền lực của Trọng chứ không phải chiếc ghế lễ nghi kèn trống của Thưởng. Chằng c̣n ai nhầm lẫn về điều đó.
Nhưng đường đời không phải lúc nào cũng rải hoa hồng. Tô muốn ngôi thiên tử, nhưng nếu Trọng vẫn muốn tử thủ ngồi giữ ngai ấy th́ sao? Trong khi ghế của Thưởng lại trống? Ấn Tô vào ghế của Thưởng là làm hỏng giấc mơ của Tô, không chỉ thế, c̣n là xúc phạm v́ đưa Tô vào một cái ghế đầy tai tiếng. Chưa kể rằng, từ chỗ đang cầm trịch, bay buông trịch cho kẻ khác cầm là điều dại dột chưa từng có trong suy nghĩ của một trùm mật vụ sừng sỏ như Tô.
Phúc lộ nhanh, Thưởng lộ chậm. Nhưng nếu ngồi vào ghế đó th́ Tô sẽ bị lộ th́ nhanh hay chậm? Thật ra, nếu cần th́ rất nhanh, v́ Phúc và Thưởng đều giấu, chứ Tô th́ không giấu được. Công chúng, ai chẳng biết Tô là trùm bắt cóc từ Đức quốc sang Thái Lan, xem pháp luật của các quốc gia văn minh khác trên thế giới chẳng ra cái đinh ǵ cả? Rồi sống hưởng lạc xa hoa “ḅ dát vàng” giữa hoàn cảnh đất nước c̣n đầy rẫy khó khăn, dân ăn lá đu đủ cầm hơi, thanh niên đi ở đợ, phụ nữ buôn hương bán phấn khắp thế giới.
Cho nên, chỉ cần Tô trả ghế mật vụ, buông trịch, th́ đă thấy trước kết cục đời ḿnh sẽ không khác Quang “tick xanh”, thậm chí tệ hơn v́ bề dày kết oán của ḿnh với đồng bọn, với đồng bào khi cung cúc tận tụy cho Trọng.
Chưa kể, tuổi của Tô cũng đă sắp điểm những tháng sau cùng để trả ghế trùm mật vụ nếu không được ngồi vào ngai thiên tử hoặc từ chối ngồi vào ghế lễ nghi kèn trống.
Khó. Lúc Tô mạnh nhất, tưởng như khuynh đảo cả Trọng, cũng lại là lúc đe dọa Tô nhất.
Nếu tinh ư, dễ thấy nguyên nhân tại sao Thưởng lại bị lột truồng đột ngột ngay trước thềm chuẩn bị nhân sự cho mùa đại hội XIV kề cận. Là để trống ghế, có chỗ mà đẩy tham vọng của Tô vào đó chứ sao. Dĩ nhiên, người lột truồng không phải là Tô. V́ lẽ đơn giản, Tô không hề ham hố ǵ cái ghế của Thưởng cả. Cho thấy, lột truồng Thưởng là Trọng chứ không phải là Tô. Lột truồng Thưởng là để có chỗ trống ấn Tô vào đó.
Kẻ mưu sĩ thâm nho không hề lú lẫn như bề ngoài nữa, và càng không phải là cáo già. Hắn bây giờ đă ở một cảnh giới khác rồi. Là tinh rồi.
Tô toát mồ hôi lạnh nhớ lại những Quang “tick xanh”, Huynh, Vượng… đều lần lượt được Trọng đẩy ra làm mồi nhử, cho đám đàn em đầy tham vọng nhào vào cấu xé để Trọng điềm nhiềm tọa quan, tại vị hết nhiệm kỳ này đến nhiệm kỳ nọ như là một giải pháp không thể thay thế.
Tô toan tính ǵ giờ cũng khó. Trừ khi, trừ khi… Tô chợt nhớ đến chiếc túi gấm cẩm nang...
-------//-------
LỜI BÀN CỦA ĐẶNG THÁNH THÁN VỀ KẾ HOẠCH X30
Hiện tại, Tô không có quá nhiều lựa chọn. V́ Trọng không nhường ghế, cho nên, Tô chỉ c̣n hai lựa chọn:
- Ngồi vào ghế của Thưởng để chờ bị loại bỏ như Phúc, Thưởng, thậm chí tệ như Quang “stick xanh”;
- Ngồi lỳ ghế Bộ công an chờ về hưu sau một năm nữa, rồi cũng sớm bị “thịt” v́ đă lậm vào quá nhiều ân oán;
Thậm chí, dù Tô có được Trọng nhường cho ngai thiên tử, th́ điều đó cũng không giữ an toàn suốt đời cho Tô được. V́ lẽ, cái đảng đỏ ấy chính là thế lực phản động, thù địch với nhân dân. Chúng đi ngược lại với nguyện vọng của dân tộc và lợi ích của đất nước, th́ việc giải tán đảng đỏ chỉ c̣n là vấn đề thời gian.
Khi việc giải tán đảng đỏ xảy ra, th́ chẳng phải nhân dân sẽ tính sổ Tô cho đến chân tơ kẽ tóc sao? Nhất là sau biết bao sự đàn áp khốc liệt, đẫm máu người dân đều từ lệnh của Tô cả.
Chi bằng, sẵn quân trong tay, lật th́ cũng một lần lật, Tô sớm ra tay quản chế Trọng, cùng toàn thể thành viên Bộ chính trị. Tuyên bố giải tán đảng đỏ. Thực hiện chế độ quân quản trong thời hạn 12 tháng để tiến tới bầu cử tự do. Đ́nh chỉ thực hiện điều 4 hiến pháp. Phục hồi các quyền tự do dân chủ cho người dân. Trả tự do tù nhân chính trị. Mời nhân sĩ trí thức tham gia quốc hội lập hiến...
Chắc chắn, những ngày cuối đời của Tô đều là những ngày vinh quang. Danh tính của Tô sẽ đi vào lịch sử như vị anh hùng dân tộc, sẽ trở thành tên của những đại lộ và được dựng tượng thay thế cho những tượng đài vô hồn. C̣n tội lỗi của Tô th́ sao? Chẳng sao cả, lấy công bù tội, dân ta chóng quên mà, mà ai dám kể tội Tô nữa khi Tô đă là một Gorbachev, một Yeltsin tái sinh sáng thế triều đại mới.
"Quay đầu là bờ. Buông dao thành Phật".
Làm chính trị, chắc Tô c̣n nhớ lời Ngô Thời Nhậm từ thuở nào: "Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế". Thế đă vào thế, th́ c̣n chờ ǵ nữa? Tội đồ hay sáng thế là ở lúc này...
DC, ngày 23/03/2024
Đặng Thánh Thán

Gibbs 03-27-2024 14:51

Nhiều hiện tượng tự nhiên bất thường xảy ra ở Việt Nam gần đây, dường như đă báo hiệu “điềm gở” rằng, chính trị Việt Nam đă bước vào thời kỳ rối “như canh hẹ”. Đó là những chuyện: xuất hiện 2 mặt trời, động đất ở Hà Nội, hay thủy triều đỏ ở Hà Tĩnh mới đây.

Trong bối cảnh, cuộc đua nhân sự nhắm đến chiếc ghế Tổng Bí thư, được đánh giá là khởi động quá sớm, khi c̣n gần 2 năm nữa mới khai mạc Đại hội Đảng lần thứ 14. Việc ông Vơ Văn Thưởng bị “đứt gánh giữa đường”, đă khiến số ứng viên thu hẹp lại, song sự quyết liệt th́ tăng lên gấp bội.

Các ứng viên c̣n lại cho chiếc ghế Tổng Bí thư nhiệm kỳ tới, gồm: Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đ́nh Huệ và Bộ trưởng Công an Tô Lâm. Thêm phương án “dự pḥng” với cái tên Phan Văn Giang – Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc pḥng, cũng cần được tính đến.

Giới phân tích cho rằng, kể từ Đại hội 12 đến nay, với sự giúp sức của Tổng Trọng, cộng với mô h́nh nhà nước “công an trị” của Việt Nam, Đại tướng – Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm chứng tỏ rằng, ông là người nắm quyền sinh sát trong toàn bộ hệ thống chính trị của Đảng, và đang có xu hướng trở thành ông vua không ngai.

Nhưng nh́n từ chiều ngược lại, việc lạm quyền của Tô Lâm cũng bộc lộ ra những tử huyệt, mà ông phải đối mặt. Điều đó có thể khiến cho sự nghiệp chính trị của ông rơi xuống “vực thẳm” vô phương cứu chữa.

Theo đó, kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với 44 nhân sự cấp cao do Quốc hội phê chuẩn và bổ nhiệm, được công bố ngày 25/10/2023, Đại tướng, Bộ trưởng Công an Tô Lâm có số phiếu “tín nhiệm thấp” nhiều nhất. Đây là điều rất nghiêm trọng.

Trong số 6/16 thành viên Bộ Chính trị được Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm, ông Tô Lâm cũng đạt kết quả thấp nhất. Điều đó cho thấy, sự bất tín nhiệm của giới chức lănh đạo Việt Nam nói chung, và của các đại biểu Quốc hội nói riêng đối với ông Tô Lâm, đang ở mức báo động.

Trong khi, số phiếu “Tín nhiệm thấp” của Chủ tịch Quốc hội Vương Đ́nh Huệ là 11; của Thủ tướng Phạm Minh Chính là 17; và Bộ trưởng Bộ Quốc pḥng – Đại tướng Phan Văn Giang chỉ là 4; th́ Tô Lâm vọt lên tới 43.

Trong lúc đó, mối quan hệ giữa Tô Lâm và ông Trọng không c̣n tốt đẹp như trước đây. Ngược ḍng thời gian, tháng 11/2021, Tô Lâm dính vào một scandal đầy tai tiếng, khi trên mạng xă hội xuất hiện trong một clip video cho thấy, đầu bếp nổi danh thế giới người Thổ Nhĩ Kỳ đă dùng kiếm đút tận miệng ngài Bộ trưởng một miếng steak dát vàng, trong một nhà hàng nổi tiếng ở thủ đô London, Anh Quốc.

Theo giới thạo tin, khi đó, những kẻ không ưa Tô Lâm trong Đảng muốn nhân cơ hội, t́m cách đánh bật Tô Lâm ra khỏi ghế Bộ trưởng Công an đầy quyền lực. Kể cả Tổng Trọng cũng vào hùa. Trong một cuộc họp cán bộ lănh đạo cấp cao của Đảng, đầu tháng 12/2021, ông Trọng đă nhắc nhở chung với các lănh đạo, nhưng thực ra là mỉa mai, cạnh khóe Tô Lâm, rằng “miếng ăn là miếng tồi tàn, mất ăn một miếng lộn gan lên đầu”.

Điều này đă khiến Tô Lâm lộn tiết, và lập tức, ông cho Bộ Công an khởi động đại án Việt Á và chuyến bay giải cứu, kinh thiên động địa. Ông khiến cho hàng loạt các quan chức thân cận với Tổng Trọng, như Nguyễn Thanh Long, Chu Ngọc Anh… dẫn nhau vào tù. Ngoài ra, Tổng Trọng bị dư luận lên án, trong việc kư trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho tập đoàn “lừa đảo” Việt Á của ông chủ Phan Quốc Việt.

Ông Trọng cũng bị coi là một trong những nguyên nhân gây nên mối bất ḥa giữa ông Tô Lâm và Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đ́nh Trạc – cánh tay phải của Tổng Trọng, đồng thời là một nhân sự thay thế cho chức Bộ trưởng Công an, một khi ông Tô Lâm rời vị trí này.

Giới thạo tin tiết lộ, thời gian gần đây, trước sự lộng hành của Tô Lâm, Tổng Trọng đă tiết lộ với những người thân cận rằng, ông rất muốn đưa ông Phan Đ́nh Trạc – Trưởng ban Nội chính Trung ương, thay thế Bộ trưởng Công an Tô Lâm, trước khi ông Trọng nghỉ hưu.

Từ lâu, Bắc Kinh đă chuẩn bị một kế hoạch thay thế Tổng Trọng, bằng một nhân vật thân Trung Quốc hơn, thậm chí là sắt máu hơn, trong việc duy tŕ chế độ toàn trị, độc đoán của nhà nước Cộng sản Việt Nam. Người đó, không ai khác, chính là Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm.

Tại thời điểm “nhạy cảm” hiện nay, khi thời cơ vàng đă đến, liệu ông Tô Lâm, với thế và lực như đă thấy, có hoàn tất được “cuộc đảo chính không tiếng súng”, để giành quyền thống trị Việt Nam, thay thế cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hay không?./.

V́ sao Tô Đại không dễ vượt qua Tổng Trọng để giành quyền thống trị?

Trà My

Gibbs 03-28-2024 02:22

Giới quan sát hiện đang quan tâm, bàn luận về chủ nhân cái ghế trống Chủ tịch nước và hệ quả tiếp theo cái trụ cao nhất trong tứ trụ. Có nhiều phương án được dự đoán nhưng các dự đoán chừng như chưa xem xét đầy đủ thế và lực của các yếu nhân liên quan.
Với các diễn biến dồn dập gần đây, Tô Đại Tướng đang một ḿnh một ngựa tiến tới ngôi vị cửu trùng, các đối thủ cạnh tranh không ai có đủ thế và lực đủ để xem là đối trọng.
Về lực, Phạm Minh Chính hiện đang giữ ghế quyền lực thứ hai, có nhóm địa phương Thanh Hóa, có quyền lực nhất định với một số bộ ngành địa phương. Nhưng Phạm Minh Chính có đối thủ rất mạnh là Vương Đ́nh Huệ và phần nào đó là Tổng Trọng.
Bản thân Phạm Minh Chính có ít nhiều t́ vết trong mối quan hệ lợi ích và có thể c̣n ǵ khác nữa với Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Thanh Nhàn đang ở đâu, ngoài sai phạm trong các dự án xuyên quốc gia, xuyên bộ ngành đă bị truy tố, xét xử, Bộ Công an c̣n t́nh tiết ǵ chưa công bố, chỉ có Tô Lâm mới biết.
Những đàn em thân tín, cán bộ thuộc quyền của Phạm Minh Chính ở Quảng Ninh vẫn đang nằm trong tay Bộ Công an, liệu họ có bất ngờ nhớ ra thêm hoặc hé ra thêm điều ǵ đó? Lực Phạm Minh Chính không đủ mạnh và t́nh thế phần nào đó chông chênh.
Vương Đ́nh Huệ nắm Quốc Hội, được Tổng Trọng nhăm nhe ưu ái, có thế lực Nghệ An đông đảo từ Bộ Chính Trị đến BCH Trung ương. Với quyền lực ấy, Huệ đă nhiều lần ngáng chân Phạm Minh Chính trong các quyết sách đầu tư, giải ngân vốn, chính sách tiền tệ tín dụng… Nhưng từ đầu nhiệm kỳ đến nay Quốc Hội luôn phục ṭng tuyệt đối, bấm nút thông qua tất cả các luật, chính sách do Bộ Công An đề xuất. Việc xé đôi Luật Giao Thông Đường Bộ, thâu tóm lực lượng dân quân, dân pḥng bị Quốc Hội khóa trước bác bỏ, được khóa này thông qua.
Việc thay đổi xoành xoạch từ Chứng Minh Nhân Dân, Căn Cước Công Dân, Căn Cước chỉ trong ṿng mấy năm ngắn ngủi, cái này chưa xong đă đổi cái khác, gây tốn kém ngân sách, tiền của công sức người dân, nguồn lực cán bộ, gây xáo trộn lâu dài trong các quan hệ hành chính dân sự. Việc Công An được trích “ăn chia” tiền phạt vi phạm hành chính giao thông với tỉ lệ cao ngất ngưỡng vừa sai nguyên tắc quản lư tài chính, vừa bất hợp lư.
Sai phạm mười mươi là mẫu Hộ Chiếu mới bị nhiều nước trên thế giới không chấp nhận, phải dán phụ lục, in mẫu mới, là yếu kém về năng lực, trách nhiệm, gây phiền nhiễu cho dân và ảnh hưởng đến danh dự quốc gia … Quốc hội ngoan ngoăn, vui vẻ thông qua, không ư kiến phản biện. Ông Huệ độ lượng bao dung hay đang bị Tô Lâm bắt thóp?
Ông bà nói, "đánh chó phải kiêng chủ nhà". Tô Lâm bắt người không kiêng mà cũng không cần tuân thủ luật. Thử lửa bằng việc bắt nóng tại sân bay ông Phó Ban Dân Nguyện, nguyên đại biểu Quốc Hội Lưu B́nh Nhưỡng, với tội danh không rơ ràng, không ai dám phản ứng. Tô Lâm tiếp tục bắt nóng đại biểu Quốc Hội đương nhiệm Hoàng Thị Thúy Lan ngày 8-3, măi đến ngày 21-3, Quốc Hội mới họp bất thường băi nhiệm (1).
Việc bắt nóng được hợp pháp hóa bằng Nghị Quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhưng cũng không phù hợp v́ hành vi hối lộ của bà Thúy Lan bị cáo buộc, xảy ra đă lâu, không phạm pháp quả tang, khẩn cấp phải làm theo tŕnh tự đó.
Năm 2023, báo chí "lề đảng" đă có chiến dịch đấu tranh sôi nổi với dư luận ca sĩ HT đi nước ngoài sinh hai con với ai đó. Báo chí cho rằng thông tin này sai sự thật (2). Mấy ngày gần đây, chuyện HT có hai “đom đóm” bất ngờ được khơi dậy trên mạng xă hội với h́nh ảnh rơ nét, thoạt nh́n các bé ai cũng biết cha nó là ai. Vui một cái là, những tin bài nguy hiểm này loan truyền vô tư, không ai bị phạt vạ, khởi tố theo điều 331. Báo chí lề đảng cũng làm ngơ không đấu tranh với "thế lực thù địch" này.
Nói về đạo đức cách mạng, chuyện sinh con ngoài luồng rất ư là hệ trọng, đồng chí nào bị lộ th́ khó mà thoát nạn. Lưỡi gươm thần chết đang treo lơ lửng trên đầu ai đó!
Tổng Trọng th́ sao? Người ta cứ bàn, chuyện Cụ Tổng khóc với ai đó bàn chuyện truyền ngôi nhưng mấy ai đọc vị được ư thật trong bụng Cụ. Cơ đồ, vận mệnh, vị thế đất nước nhờ tay cụ mà chưa bao giờ … như thế này. Đám hàng thần kế cận cứ lăm le quần ngư tranh thực, đâm chém lẫn nhau, tranh quyền đoạt ghế, th́ ḷng dạ nào cụ có thể xuôi tay bỏ mặc, buông áo long bào quy ẩn.
Dù đang ngự trên đỉnh cao quyền lực, dù trí tuệ đ̣n phép Mác Lênin, Mao Trạch Đông có đủ, nhưng độ trung thành, tín cẩn của cấp dưới với cụ Tổng, chưa bao giờ tuyệt đối. Ban Chấp hành Trung ương lẽ ra là công cụ quyền lực tối thượng, đă mấy lần đá phản lưới nhà. Kỷ luật đồng chí X bất thành, đưa Vương Đ́nh Huệ và Nguyễn Bá Thanh vào Bộ Chính Trị không xong, khai trừ tên nhăi ranh Tất Thành Cang cũng không đủ phiếu… Cụ phải uyển chuyển ra luật, gom quyền thu hẹp vào nhóm nhỏ BCT.
Nhưng BCT như đàn ngựa đang cùng tranh về đích, chúng đá văng đối thủ ngay cả ngựa non tiếp sức cụ. Kẻ gom củi cho cái ḷ quyền lực của cụ đă đốt cả củi tươi dưới chân, quanh lưng cụ. Những tàn lửa thử thách đă bắn vào cả cụ. Quân sư Hồ Mẫu Ngoạt phải về hưu đầy tai tiếng. Cụ vào Quân Y 108 tịnh dưỡng lại bị tung tin đă chết. Ủy Viên Trung Ương Đảng bị bắt nóng không chờ ư kiến Ủy ban Kiểm tra. Gót chân Asin tuổi tác và quy định điều lệ đảng không được giữ ghế quá hai nhiệm kỳ là nguy cơ cụ có thể bị đảo chính bất cứ lúc nào. Lực không đủ mạnh, thế càng yếu, vận hạn cụ chỉ trông chờ vào trí tuệ Mác - Lê - Mao.
Ngược lại với các đối thủ đang ngồi trên đỉnh cao tam trụ, Tô Đại Tướng đang có binh hùng lực mạnh vô song. Các nhà phân tích chỉ nh́n thấy thế lực Hưng Yên hay dũng tướng Đinh Văn Nơi trong Bộ Công An, mà chưa thấy hết tiềm năng thập diện mai phục trùng trùng điệp điệp của Tô.
Tại Hội Nghị Trung ương 8, Thiếu tướng Vũ Hồng Văn, Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Bộ Công an (em rể Tô Lâm) đă được bầu bổ sung vào Ủy Ban Kiểm Tra Trung ương (3).
Tổng Trọng xen vào làm Ủy viên Đảng ủy Công an, ḍm ngó Tô Lâm, th́ Tô cũng cắm người thân tín vào cơ quan quyền lực tối hậu của Tổng.
Qua các đại án đă và đang điều tra, nhiều bộ ngành Trung ương như Y tế, Công thương, Giao thông Vận tải … đă trở thành con tin của Tô.
Qua chiến lược luân chuyển cán bộ Giám đốc Công an tỉnh không phải là người địa phương, Tô Lâm đă có tay trong quyền lực ở hầu hết các đoàn đại biểu tỉnh thành và cả các bí thư tỉnh thành. Nếu cần gom phiếu ở cấp độ BCH Trung ương và Đại hội đảng, chắc chắn Tô Lâm sẽ có số phiếu cao tuyệt đối.
Tô Lâm đă vượt qua lằn ranh đỏ, nguyên tắc bất di bất dịch xưa nay: Việc xử lư đảng viên phải có ư kiến của đảng ủy quản lư. Tô bắt nóng Ủy Viên Trung Ương trước, như nước cờ chiếu bí, buộc Vơ Văn Thưởng phải viết đơn từ chức, Trung Ương Đảng, Quốc Hội răm rắp họp bất thường chuẩn y. Quyền lực, thế lực của Tô Lâm đă vượt qua kỷ luật, nguyên tắc của đảng, sợi dây tḥng lọng quan trọng, thiêng liêng nhất để trói buộc đảng viên đă bị vô hiệu. Cán bộ bây giờ sợ Tô hơn sợ Tổng.
Không chỉ đốn cây dọn đường, gần đây, Tô Lâm vượt lên nhiệm vụ của Bộ trưởng Công an, nhiều lần thể hiện vai tṛ lănh đạo quốc gia trong quan hệ đối ngoại. Ngày 10.1.2024 tại Hà Nội, Tô đă tiếp xă giao Trần Tư Nguyên - Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc. Nói là tiếp xă giao nhưng Tô Lâm đă đề nghị nhiều vấn đề hợp tác cụ thể với thiên triều:
“Bộ trưởng Tô Lâm đề nghị hai bên nhất quán sẽ quán triệt và thực hiện nghiêm túc nhận thức chung cấp cao; tăng cường trao đổi về các vấn đề lư luận và thực tiễn liên quan chủ nghĩa xă hội, Đảng cầm quyền, cơ chế Đảng lănh đạo, Nhà nước quản lư; chống tham nhũng; kinh nghiệm giải quyết các mâu thuẫn xă hội, qua đó, bảo vệ tuyệt đối vị trí cầm quyền của Đảng Cộng sản và chế độ xă hội chủ nghĩa. Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác đấu tranh với hoạt động của các tổ chức lợi dụng tôn giáo, dân tộc chống Đảng, Nhà nước, phá hoại đoàn kết quan hệ Việt Nam - Trung Quốc...” (4).
Thể hiện đường lối ngoại giao cây tre hai mặt, vừa trung thành với Tàu Cộng, ngày 4-3, Tô Lâm hành xử như nguyên thủ quốc gia, tiếp đại sứ Mỹ tại Việt Nam và đề nghị “phía Hoa Kỳ sớm hoàn tất quá tŕnh xem xét và công nhận/cấp Quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam...”(5).
Rất khôn ngoan, không chỉ đ̣i quyền lợi kinh tế với người Mỹ, Tô Đại Tướng c̣n đ̣i hỏi Mỹ phải cung cấp khoa học, trí tuệ, công nghệ để Việt Nam sử dụng đàn áp nhân dân, xây dựng chủ nghĩa xă hội. Ngày 25/03/2024, tại Hà Nội, Đại tướng, GS. TS Tô Lâm đă tiếp Giáo sư Thomas J. Vallely, Cố vấn cấp cao của Trường Harvard Kennedy. Trong khi đang thực hiện luật an ninh mạng hà khắc đàn áp tự do ngôn luận, bắt bớ vô tội vạ người bất đồng chính kiến, Tô Lâm đă đề nghị “nhằm mục đích giải quyết các thách thức về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cũng như về vấn đề chính sách, xây dựng hành lang pháp lý về lĩnh vực an ninh mạng và công nghệ mới, Bộ Công an Việt Nam rất quan tâm đến các chương trình hợp tác, trao đổi chuyên môn với các viện, trung tâm nghiên cứu của Đại học Harvard".
"Các hoạt động hợp tác giữa Bộ Công an và Đại học Harvard sẽ là minh chứng cụ thể hóa cho các nỗ lực hành động hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong bối cảnh hai quốc gia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện”, Tô Lâm nhấn mạnh (6).
Sử dụng nguồn lực kinh tế, khoa học công nghệ của Mỹ, các biện pháp tàn bạo trấn áp người dân của Tàu Cộng để củng cố chế độ độc tài, chính quyền chuyên chính vô sản, Tô Lâm quả tài trí kinh bang tế thế, song kiếm hợp bích.
Với Bộ Chính trị, BCH Trung ương bị phân hóa theo lợi ích nhóm, đa phần đă bị Tô Lâm nắm thóp, với cơ chế chính trị độc đoán mà người dân không có chút quyền hành lựa chọn người lănh đạo, thậm chí không được biết đến thông tin sức khỏe, bệnh tật của lănh tụ, con đường thâu tóm quyền lực của Tô Lâm hanh thông rộng mở. Thủ đoạn nhân danh tập thể, cậy vào số đông, vào các nguyên tắc, lư luận, tiêu chuẩn cán bộ của Tổng Trọng e rằng không thể lặp lại chiến thắng phút 89 như đă từng lật kèo, quật ngă đồng chí X.
Những ai cản đường Tô may mắn sẽ theo chân Phúc, Thưởng, tự nguyện về vườn. Kém may mắn hơn, sẽ cùng họp trung ương với Đinh La Thăng, Nguyễn Thanh Long...
Nhưng chính trường nhà sản th́ đầy rẫy mưu mô, thủ đoạn. Tô lộ h́nh quá sớm, đường đua c̣n dài, chỉ cần lỡ một bước cũng có thể suốt đời ôm hận. Gây nợ quá nhiều, nếu Tô ngă ngựa, kết thúc sẽ cực kỳ thê thảm.

Gibbs 03-28-2024 02:26

Thời gian qua, có những thông tin lộ ra rằng, ông Vơ Văn Thưởng dính líu đến vụ bê bối hối lộ, liên quan Tập đoàn Phúc Sơn. Theo đó, trong thời gian giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngăi, giai đoạn 2011 – 2014, ông Thưởng đă thông qua một người thân để nhận 60 tỷ đồng, tương đương khoảng 2,4 triệu USD, từ Phúc Sơn, để xây nhà thờ tổ của ḿnh.

Ở Việt Nam, các tin tức nhạy cảm như trên, trong cái vỏ bọc tin “đồn”, thực chất là những “bí mật cung đ́nh”, được một phe phái trong Đảng cố ư tuồn ra bên ngoài, để phục vụ cho việc đấu đá quyền lực, cũng như để thử phản ứng của dư luận.

Mới nhất, báo Tiền Phong ngày 26/3 đă xác nhận các sai phạm của ông Thưởng. Theo đó, trong bản tin với tiêu đề: “Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn khai chuyển 64 tỷ đồng cho cựu Chánh Văn pḥng Huyện ủy Mang Thít”.

Bản tin cho biết, ngày 26/3, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Công an, Thiếu tướng Nguyễn Văn Thành – Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra (C03), Bộ Công an, đă cung cấp thông tin cho báo chí liên quan đến vụ án ở Tập đoàn Phúc Sơn.

Đến thời điểm này, kết quả điều tra xác định, 2 bị can Hoàng Thị Thúy Lan và Lê Duy Thành ở Vĩnh Phúc, đă nhận số tiền tương đối lớn, hàng tỉ đồng. Bước đầu, cả 2 đă khai nhận và nộp lại tiền nhận hối lộ cho Cơ quan Điều tra.

Vẫn theo Thiếu tướng Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Văn Hậu khai đă đưa 64 tỷ đồng cho Đặng Trung Hoành – cựu Chánh Văn pḥng Huyện ủy Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long. Ông Hoành bị khởi tố về tội danh “Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi”.

Nhiều ư kiến cho rằng, Bộ Công an đang ở “thế tấn công”, tiếp tục phanh phui các hành vi tham nhũng của các lănh đạo cao cấp, kể cả “Tứ trụ”, như đă làm với Chủ tịch nước Vơ Văn Thưởng.

Theo giới thạo tin, việc các quan chức cấp cao nhận tiền, hay để cho các doanh nghiệp xây dựng nhà thờ tổ, là điều hết sức phổ biến. Tháng 6/2012, bà Thái Thị Hương – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Sữa TH True Milk, đồng thời là Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Ngân hàng Bắc Á, đă bỏ ra 150 tỷ đồng để xây “nhà thờ tổ” vô cùng hoành tráng, cho ḍng họ Nguyễn Sinh của cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, tại núi Chung, Nam Đàn, Nghệ An, từng gây xôn xao dư luận.

Theo giới thạo tin, xuất phát điểm của bà chủ Thái Hương chỉ là một viên chức kế toán, tại Công ty Vật liệu xây dựng chất đốt Nghệ An. Nhờ sự bảo kê của “ông anh” đồng hương là cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính, sau đó lên Phó Thủ tướng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, nên cô em Thái Hương đă có tất cả. Bà Thái Hương có được ngân hàng, có hăng sữa TH Group, có trang trại hàng ngàn hecta. Ngoài ra, c̣n vô số những bằng khen, huân chương, danh hiệu, đếm không xuể, thậm chí c̣n có cả danh hiệu “Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới”.

Cũng nhờ sự bảo kê của các quan chức cấp cao thuộc phe cánh chính trị Nghệ An, dù kết quả là kinh doanh của Bắc Á Bank ngập ngụa trong thua lỗ, với đống nợ tới 9.000 tỷ đồng và không có khả năng chi trả. Vậy mà, không hiểu v́ lư do ǵ, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Agribank, cùng với BIDV, đă “chuyển không” cho Bắc Á Bank 10.000 tỷ đồng, để cứu sân sau của ông Hùng là cô em “sữa tươi”.

Công luận nhận xét, việc xây nhà thờ tổ là chiêu “bánh ít ném đi, bánh quy ném lại”. Bà Thái Hương được giúp 10.000 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước, đổi lại, bà chỉ bỏ ra 150 tỷ. Bà vừa thoát tù tội, thoát phá sản, lại c̣n được tiếng là doanh nhân tốt bụng, bỏ tiền ra xây nhà thờ tổ cho ḍng họ… ông Hồ!

Trước đây, có nhiều ư kiến cho rằng, khi cựu Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng đă hết giá trị lợi dụng, bà Thái Hương quay sang xây dựng mối quan hệ “không trong sáng” với Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đ́nh Trạc – một cánh tay đắc lực của Tổng Trọng.

Như vậy, phải chăng, việc “hạ gục” Thưởng là sự dọn đường của Bộ Công an, để nhắm đến các sai phạm liên quan đến Vương Đ́nh Huệ và Phan Đ́nh Trạc? Đây là những đối thủ chính trị “nguy hiểm” và nặng kư đối với Tô Lâm – trong nỗ lực để trở thành người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam.

Theo giới phân tích, lâu nay, ông Huệ đă được Tổng Trọng chấm để làm kế cận, thay thế, khi ông Trọng rút lui khỏi chính trường.

Nhưng tại thời điểm này, ông Huệ đang nằm trong tầm ngắm của Bộ Công an, với nhiều trọng tội.

Nếu không là sai phạm về tham nhũng và lợi ích nhóm, th́ Huệ Vương cũng có thể bị xử lư liên quan đến “đạo đức và lối sống”, “tham vọng quyền lực”, hay “có vấn đề về lập trường tư tưởng”…

Tóm lại là Huệ Vương khó có thể thoát.

Gibbs 03-28-2024 02:27

Kể từ cuối năm 2023 đến nay, giới thạo tin tiết lộ, sức khỏe của Tổng Trọng suy sụp. Mới đây, có những đồn đoán cho rằng, ông Trọng vẫn phải thường xuyên vào Bệnh viện Quân y 108 để truyền máu, và có bệnh liên quan đến tuyến tụy.

Khi quyền lực của Tổng Trọng đang đi xuống, kèm theo thể trạng sức khỏe của ông được cho là không mấy khả quan, lập tức, câu hỏi, ai sẽ thay thế ông Nguyễn Phú Trọng trên cương vị Tổng Bí thư, được công luận quan tâm hơn bao giờ hết.

Cựu Ủy viên Bộ Chính trị Vơ Văn Thưởng, một chính khách trẻ tuổi, nhân vật được đánh giá là thân cận và được Tổng Trọng trực tiếp d́u dắt. Thậm chí, ông Thưởng c̣n được đánh giá rằng, ông sẽ nắm giữ những trọng trách trong Đảng, kể cả khả năng kế nhiệm ông Trọng trên cương vị Tổng Bí thư. Nhưng bất ngờ, ông Vơ Văn Thưởng “ngă ngựa”, theo giới phân tích, cũng liên quan đến sức khỏe của ông Trọng.

Thời gian qua, sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giảm sút, đă ảnh hưởng rất lớn đến khả năng điều hành bộ máy Đảng và nhà nước. Đặc biệt, điều này liên quan trực tiếp đến chiến dịch chống tham nhũng hiện nay. Có ư kiến cho rằng, vai tṛ “nhạc trưởng” của Tổng Trọng trong công cuộc “đốt ḷ”, đang giảm dần. Ngược lại, nhiều dấu hiệu cho thấy, Bộ trưởng Công an Tô Lâm đang nổi lên với vai tṛ “tổng chỉ huy” trong công cuộc chống tham nhũng của Đảng, vào lúc này.

Việc ông Trọng không bảo vệ nổi, và phải chấp nhận để ông Thưởng bị hạ bệ khỏi chiếc ghế Chủ tịch nước, đă cho thấy, quyền lực của ông Trọng giảm sút đáng kể.

Trong bối cảnh hiện nay, nhiều dấu hiệu cho thấy, ông Tô Lâm không chỉ xây dựng một hệ thống cho ḿnh trong Bộ Công an, mà c̣n ráo riết thâu tóm và can thiệp vào bộ máy của Đảng – nơi vốn thuộc độc quyền của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Trường hợp Thiếu tướng Vũ Hồng Văn – Cục trưởng Cục An ninh Chính trị Nội bộ, người được cho là em vợ của ông Tô Lâm, tại Hội nghị Trung ương 8 đă được bầu bổ sung vào Ủy ban Kiểm tra Trung ương, là một minh chứng.

Theo quy định, Ủy ban Kiểm tra Trung ương có nhiệm vụ tổ chức, thực hiện kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng. Trên thực tế, theo giới quan sát, Ủy ban này có quyền lực rất lớn. Đừng quên, ông Tô Lâm vốn có mối quan hệ hết sức thân thiết với ông Trần Cẩm Tú, Chủ nhiệm Ủy ban này.

Hơn thế nữa, sự liên kết chặt chẽ không dấu diếm của Bộ trưởng Tô Lâm với Ban lănh đạo Bắc Kinh gần đây, đă buộc ông Trọng phải thay đổi quan điểm về nhân sự kế nhiệm chức Tổng Bí thư, phải quyết liệt và chặt chẽ hơn.

Tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội 14, diễn ra ngày 13/3 ở Hà Nội, Tổng Trọng đă nắm tay Thủ Chính với thái độ ân cần, chứ không phải nắm tay Vương Đ́nh Huệ hay Vơ Văn Thưởng. Đây là một sự khác thường.

Trong cuộc đua vào chiếc ghế Tổng Bí thư tại Đại hội 14, trong số các ứng viên, Thủ Chính dường như không mặn mà, v́ nhiều lư do. Đặc biệt là mối quan hệ đầy tai tiếng của ông với bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn (AIC). Trước đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng muốn lợi dụng mối quan hệ này và việc làm ăn phạm pháp của bà Nhàn, để loại bỏ ông Chính, với tuyên bố rằng, bà Nhàn “có trốn cũng không trốn măi được đâu?”

Điều này khiến công luận đặt câu hỏi, v́ sao, ông Tô Lâm không thẳng tay giúp ông Trọng xử lư vụ bà Nhàn (AIC)? Có liên quan ǵ đến mối quan hệ giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng? Bởi ông Chính được xem là tay chân thân tín của ông Dũng. Trong khi, ông Tô Lâm cũng c̣n nặng “ân nghĩa” với Thượng tướng, cựu Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Hưởng, một đệ tử thân cận khác của ông Ba Dũng. Và liệu, có tồn tại một liên minh giữa 2 Tướng Công an – Tô Lâm và Phạm Minh Chính – do Ba Dũng đứng sau hay không?

Việc Tô Lâm mở quá nhiều mặt trận, tấn công hầu hết các ứng viên tiềm năng của chiếc ghế Tổng Bí thư, đă vô t́nh buộc các cá nhân và phe nhóm khác phải liên hiệp lại để đáp trả.

Đó là lư do tại sao, mới đây đă xuất hiện các ư kiến cho rằng, có thể, Tổng Trọng sẽ đề xuất đưa Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc pḥng vào danh sách ứng viên cho ghế Tổng Bí thư. Ông Phan Văn Giang đang có ưu thế là nhận được sự ủng hộ của đa số các uỷ viên Bộ Chính trị.

Đặc biệt, Bộ trưởng Phan Văn Giang được đánh giá là nhân vật có uy tín cao, đồng thời, Bộ Quốc pḥng là cơ quan duy nhất có khả năng kiềm chế được tham vọng của ông Tô Lâm trong lúc này?./.



Trà My

Gibbs 03-29-2024 03:34

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn pḥng Chính phủ Mai Tiến Dũng sắp bị khởi tố, bắt giam, và khả năng cao, cựu Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh sẽ tiếp tục bị làm rơ về những sai phạm thời giữ chức Bộ trưởng Bộ Công thương.

Báo Thanh Niên ngày 26/3 loan tin, “Đại án ở Bộ Công thương: EVN thiệt hại hàng trăm tỉ đồng”. Tin cho biết, ngày 26/3, tại cuộc họp báo của Bộ Công an, Đại tá Phan Thành Bá – Cục phó Cục An ninh Điều tra (A09) Bộ Công an, đă thông tin thêm về tiến độ điều tra vụ án “lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ” xảy ra tại Bộ Công thương.

Theo đó, đại diện Bộ Công an cho biết, vụ án xảy ra tại Bộ Công thương rất phức tạp, diễn ra trong thời gian dài, và liên quan nhiều bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp. Kết quả điều tra bước đầu xác định, các bị can đă có sai phạm trong việc tham mưu cho Thủ tướng, ban hành quy định chính sách giá điện ưu đăi trái nghị quyết, chỉ đạo của Chính phủ, trái quy định pháp luật, gây thiệt hại hàng trăm tỉ đồng cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Tháng 11/2023, cơ quan An ninh Điều tra của Bộ Công an đă khởi tố 6 bị can, là cán bộ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Bộ Công thương. Đầu tháng 1/2024, Bộ Công an cũng đă khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Hoàng Quốc Vượng, cựu Thứ trưởng Bộ Công thương, để điều tra về tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Công luận thấy rằng, trong các bộ ngành thuộc Chính phủ, Bộ Công thương và Tập đoàn Điện lực EVN là một trong những đơn vị bê bối nhất, trong những năm gần đây. Không chỉ việc tăng giá điện liên tục, mà c̣n để xảy ra t́nh trạng thiếu điện, cắt điện, ở hàng loạt địa phương vào những ngày nắng nóng trong tháng 5 – 6/2023.

Theo giới quan sát, tin đồn về việc bắt ông Mai Tiến Dũng và mở rộng điều tra đối với ông Trần Tuấn Anh xảy ra trong bối cảnh chính trường Việt Nam đang có những biến động lớn. Đồng thời, Bộ trưởng Công an Tô Lâm và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang trong t́nh cảnh “cơm không lành, canh chẳng ngọt”.

Những điều này có liên quan ǵ đến luồng dư luận không đồng t́nh với thông cáo của Ban Chấp hành Trung ương, về những sai phạm nghiêm trọng của ông Trần Tuấn Anh ở Bộ Công thương. Theo đó, dư luận cho rằng, thông cáo không phản ảnh đúng bản chất của vụ việc. Những sai phạm của ông Trần Tuấn Anh là hết sức nghiêm trọng, cần phải khởi tố h́nh sự và bắt giam mới thỏa đáng.

Tại cuộc Họp báo Chính phủ thường kỳ vào tháng 1/2024, khi nhắc đến một số vụ án lớn trong lĩnh vực điện, xăng dầu, của Bộ Công thương, Trung tướng Tô Ân Xô – người phát ngôn Bộ Công an, cho biết, có t́nh trạng chủ đầu tư và nhà thầu đă bắt tay nhau để nâng giá một số vật tư, thiết bị điện, lên đến 300%, khiến giá điện tăng cao, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

Xin nhắc lại, giới thạo tin tiết lộ, kẻ đứng sau “giật dây” cho EVN, và là tổng chỉ huy nhóm lợi ích điện lực, chính là cựu Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào tháng 12/2023 đă kết luận, những sai phạm của Trần Tuấn Anh đă “gây hậu quả rất nghiêm trọng, khó khắc phục; nguy cơ thiệt hại rất lớn tiền, tài sản của nhà nước”. Đồng thời, các ông Trịnh Đ́nh Dũng – cựu Phó Thủ tướng, và ông Mai Tiến Dũng – cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn pḥng Chính phủ, cũng có các sai phạm tày đ́nh. Vậy mà, cả 3 ông này chỉ bị kỷ luật ở mức “cảnh cáo” và “khiển trách”.

Những điều kể trên cho thấy, trên cương vị người đứng đầu cơ quan pḥng chống tham nhũng và tiêu cực Trung ương, Tổng Trọng đă có các biểu hiện bao che, dung túng và chạy tội cho các quan chức tham nhũng cấp cao. Đây là một trong những yếu huyệt mà người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam phạm phải trong một thời gian rất dài.

Công luận đặt câu hỏi, trong công tác nhân sự, Tổng Trọng luôn khẳng định, không đưa vào Ban Chấp hành Trung ương những phần tử cơ hội chính trị, có biểu hiện tham nhũng và lợi ích nhóm… Vậy tại sao, những sai phạm trầm trọng và mang tính hệ thống của cựu Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh, nhưng không những không bị xử lư, mà c̣n được cơ cấu vào Bộ Chính trị Đại hội 13, với chức Trưởng ban Kinh tế Trung ương, măi đến nửa nhiệm kỳ mới bị kỷ luật?

Những điều vừa kể xảy ra tại thời điểm, Tổng Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực đă suy giảm đáng kể. Theo giới phân tích, hiện nay, chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng, và Bộ trưởng Công an đă trở thành người chỉ huy chính trong chiến dịch chống tham nhũng này./.

Trà My

Gibbs 03-29-2024 03:34

Từ trước đến nay, mỗi khi có làn sóng bắt bớ quan tham, người dân đều mặc định đấy là ông Tổng “đốt ḷ”. Bởi lâu nay, ông Tô Lâm chỉ như là một công cụ dưới trướng ông Trọng, chỉ thực hiện công việc bắt bới theo lệnh của ông Trọng.

Có thể ví phe ḷ của ông Tổng như là một căn nhà, trong đó có một cái ḷ đang cháy ngùn ngụt. Ông Trần Cẩm Tú có vai tṛ phân loại giữa gỗ và củi, chỉ có những thanh củi th́ mới đến lượt Tô Lâm ra tay, vác cho vào ḷ. Cứ như thế, ḷ đă cháy được gần chục năm, đă đốt không biết bao nhiêu củi.

Giờ đây, sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng đang yếu dần, tuổi thọ của ông cũng dần cạn. Trong tay ông Trọng đang nắm giữ 2 thứ “quư giá”, đó là ngai vàng và cái ḷ đang cháy. Ḷ là công cụ bảo vệ ngai vàng. Ḷ có chức năng đốt hết những kẻ khó bảo, hay những kẻ có âm mưu tạo phản, để bảo vệ ngôi báu cho ông Tổng. Nhờ có ḷ đốt sạch đối thủ, mà ông Trọng mới có thể ngồi lại ngai vàng sang nhiệm kỳ thứ 3.

Giả sử, có ai đó giật được cái ḷ, đồng thời cũng chiếm được ngai vàng, th́ chắc chắn, người đó sẽ có sức mạnh chính trị không ai địch nổi, tương đương như ông Nguyễn Phú Trọng từng có.

Ông Vơ Văn Thưởng không bị ông Trần Cẩm Tú phân loại thành củi, nhưng lại bị Tô Lâm biến thành củi. Đây là điều vô cùng đau đớn cho ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Bởi chính kẻ tay sai, chuyên làm công việc vác củi cho vào ḷ, giờ đây lại đốn luôn cột nhà quẳng vào ḷ, mà chủ ḷ bất lực, không ngăn cản được. Điều này cho thấy, ông Tô Lâm đang muốn chiếm dụng luôn cái ḷ của Tổng Trọng.

Chưa bao giờ ông Tô Lâm lại cho bắt nóng các quan chức ngay khi đang tại chức nhiều như bây giờ. Ông Trần Đức Quận – Bí thư Tỉnh uỷ Lâm Đồng; ông Trần Văn Hiệp – Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng; bà Hoàng Thị Thúy Lan – Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc; Lê Duy Thành – Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc; Đặng Văn Minh – Chủ tịch tỉnh Quảng Ngăi, đều là những người bị bắt khi đang tại chức. Từ nay cho đến Đại hội 14, dự đoán sẽ c̣n nhiều trận bắt bớ bất ngờ như thế này.

Khi ḷ thay đổi quy tŕnh đốt, th́ đấy cũng là dấu hiệu ḷ đang đổi chủ. Ngày nay, những người bị biến thành củi và bị quăng vào ḷ, chưa chắc là ư của ông Trọng, mà có thể là ư của Tô Lâm. Ông Tô Lâm đang dần tiếm quyền của ông Trọng thông qua công việc đốt ḷ.

Hiện nay, vị trí Chủ tịch nước ông Vơ Văn Thưởng để lại vẫn chưa có chủ. Nguyên nhân là các phe đang c̣n giành giật. Nếu muốn ông Tô Lâm ngồi vào ghế Chủ tịch nước, th́ phải đi kèm điều kiện này, điều kiện kia. Tương tự, phe kia cũng đưa ra những điều kiện này kia. Không bên nào chịu nhường bên nào, dẫn đến thương lượng bế tắc.

Ông Tô Lâm đang tiến từng bước trên con đường đến chiếc ngai vàng của Tổng Trọng. Chiếm được ḷ là bước đầu tiên để giật được ngai vàng. Ông Tô Lâm đang muốn chiếm cả hai.

Giả sử, kết cục ngă giá mà nghiêng hết lợi thế về cho phe Tô Lâm, th́ khi đó, ông Trọng có khả năng sẽ mất cả ḷ lẫn ngai vào tay người thuộc hạ, từng được ông tin tưởng, từng phục vụ ông hết ḿnh. Khi đó, ông Trọng chẳng khác nào cá nằm trên thớt đối với ông Tô Lâm. Khi đó, dù chưa hạ bệ ông Tổng, th́ Tô Lâm vẫn có thể biến Tổng Trọng thành “tù nhân”, có danh nhưng không có thực quyền.

Cuộc chiến cung đ́nh cho Đại hội 14 chỉ mới ở bước khởi động, mà đă gây ra nhiều xáo trộn. Tiếp theo, sẽ có nhiều phim hay, bởi khi Tô Lâm đă vào vai người đốt ḷ, th́ ông sẽ ra tay rất tàn bạo, bắt bớ không theo quy tŕnh nào, khiến hàng loạt quan chức phập phồng lo sợ. Từ đó, có khả năng, rất nhiều kẻ thù của Tô Lâm sẽ phản kháng, và liên kết cùng nhau chống lại.

Tô Lâm đang gieo gió, có ngày sẽ gặt “băo”.

Hoàng Phúc

Gibbs 04-02-2024 10:26

Thiên hạ chia ba
Mọi ngưởi đọc sử Tàu lẫn Tam quốc, đều thấy rơ thế chia ba thiên hạ, trước là do Lỗ Túc đưa ra, sau có Gia Cát Lượng trùng với. V́ Tam quốc quá nổi tiếng, nên anh em quên mất một nhân vật, mà tài năng lẫn tầm nh́n không những không kém, c̣n đi trước Túc lẫn Lượng 400 năm.
Đó là Khoái Triệt.
Khoái Triệt trước theo khởi nghĩa Trần Thắng chống lại nhà Tần, trải qua biến loạn, về theo Hàn Tín để mưu đại sự.
Hàn Tín đem quân sang đông, chưa vượt qua bến sông B́nh Nguyên th́ nghe tin sứ thần của Hán Vương là Lịch Tự Cơ đă thuyết phục được Tề vương đầu hàng. Tín muốn dừng lại không đánh nữa. Đúng lúc đó Khoái Triệt bàn rằng:
𝑇𝑢̛𝑜̛́𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎̂𝑛 𝑛ℎ𝑎̣̂𝑛 𝑐ℎ𝑖𝑒̂́𝑢 đ𝑎́𝑛ℎ 𝑛𝑢̛𝑜̛́𝑐 𝑇𝑒̂̀, 𝑛𝑎𝑦 𝐻𝑎́𝑛 𝑉𝑢̛𝑜̛𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑖̉ 𝑠𝑎𝑖 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑙𝑦 𝑔𝑖𝑎́𝑛 𝑚𝑎̀ 𝑘ℎ𝑖𝑒̂́𝑛 𝑛𝑢̛𝑜̛́𝑐 𝑇𝑒̂̀ đ𝑎̂̀𝑢 ℎ𝑎̀𝑛𝑔, 𝑛ℎ𝑢̛𝑛𝑔 đ𝑎̃ 𝑐𝑜́ 𝑐ℎ𝑖𝑒̂́𝑢 𝑐ℎ𝑖̉ 𝑏𝑎̉𝑜 𝑡𝑢̛𝑜̛́𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎̂𝑛 𝑑𝑢̛̀𝑛𝑔 𝑙𝑎̣𝑖 đ𝑎̂𝑢? 𝑇𝑎̣𝑖 𝑠𝑎𝑜 𝑡𝑢̛𝑜̛́𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎̂𝑛 𝑙𝑎̣𝑖 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 đ𝑖? 𝑉𝑎̉ 𝑐ℎ𝑎̆𝑛𝑔, 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑘𝑒̉ 𝑠𝑖̃ 𝑘𝑖́𝑛ℎ 𝑐𝑎̂̉𝑛 𝑚𝑢́𝑎 𝑏𝑎 𝑡𝑎̂́𝑐 𝑙𝑢̛𝑜̛̃𝑖 𝑚𝑎̀ ℎ𝑎̣ đ𝑢̛𝑜̛̣𝑐 ℎ𝑜̛𝑛 𝑏𝑎̉𝑦 𝑚𝑢̛𝑜̛𝑖 𝑡ℎ𝑎̀𝑛ℎ 𝑐𝑢̉𝑎 𝑛𝑢̛𝑜̛́𝑐 𝑇𝑒̂̀, 𝑡𝑢̛𝑜̛́𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎̂𝑛 𝑐𝑎̂̀𝑚 𝑚𝑎̂́𝑦 𝑣𝑎̣𝑛 𝑞𝑢𝑎̂𝑛 ℎ𝑜̛𝑛 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑛𝑎̆𝑚 𝑚𝑜̛́𝑖 ℎ𝑎̣ đ𝑢̛𝑜̛̣𝑐 ℎ𝑜̛𝑛 𝑛𝑎̆𝑚 𝑚𝑢̛𝑜̛𝑖 𝑡ℎ𝑎̀𝑛ℎ 𝑐𝑢̉𝑎 𝑇𝑟𝑖𝑒̣̂𝑢. 𝐿𝑎̀𝑚 𝑡𝑢̛𝑜̛́𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎̂𝑛 𝑚𝑎̂́𝑦 𝑛𝑎̆𝑚 𝑚𝑎̀ 𝑐𝑜̂𝑛𝑔 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑏𝑎̆̀𝑛𝑔 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑎𝑛ℎ 𝑛ℎ𝑎̀ 𝑛ℎ𝑜 ℎ𝑎𝑦 𝑠𝑎𝑜?
Tín cho là phải, bèn làm theo kế của ông, vượt qua sông Hoàng Hà đánh úp quân Tề ở Lịch Hạ, rồi tiến thẳng đến kinh thành Lâm Tri. Năm 203 TCN, Hàn Tín b́nh định nước Tề, sai người ṿi Lưu Bang phong làm Tề vương.
Khi Hán Sở tranh hùng đến đỉnh điểm, th́ Tín đă ở ngôi Tề vương, là tướng ngoài ải của Lưu Bang, một ḿnh một cơi, ngang dọc không biết sợ ai, không có đối thủ. Đúng lúc đó, Triệt lại bàn:
𝑇𝑢́𝑐 ℎ𝑎̣ 𝑠𝑜̛̉ 𝑑𝑖̃ 𝑐𝑜̀𝑛 đ𝑢̛𝑜̛̣𝑐 𝑠𝑜̂́𝑛𝑔 𝑠𝑜́𝑡 đ𝑒̂́𝑛 𝑛𝑎𝑦 𝑙𝑎̀ 𝑣𝑖̀ 𝐻𝑎̣𝑛𝑔 𝑉𝑢̛𝑜̛𝑛𝑔 ℎ𝑎̃𝑦 𝑐𝑜̀𝑛. 𝐻𝑜̂𝑚 𝑛𝑎𝑦 𝐻𝑎̣𝑛𝑔 𝑉𝑢̛𝑜̛𝑛𝑔 𝑚𝑎̂́𝑡 𝑡ℎ𝑖̀ ℎ𝑜̂𝑚 𝑠𝑎𝑢 đ𝑒̂́𝑛 𝑙𝑢̛𝑜̛̣𝑡 𝑡𝑢́𝑐 ℎ𝑎̣ đ𝑎̂́𝑦. 𝑇𝑢́𝑐 ℎ𝑎̣ 𝑠𝑎𝑜 𝑙𝑎̣𝑖 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑝ℎ𝑎̉𝑛 𝑙𝑎̣𝑖 𝐻𝑎́𝑛 𝑚𝑎̀ ℎ𝑜̀𝑎 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑆𝑜̛̉, 𝑐ℎ𝑖𝑎 𝑡ℎ𝑖𝑒̂𝑛 ℎ𝑎̣ 𝑙𝑎̀𝑚 𝑏𝑎?
𝑇𝑖́𝑛ℎ 𝑚𝑎̣𝑛𝑔 𝑐𝑢̉𝑎 ℎ𝑎𝑖 𝑣𝑢𝑎 đ𝑒̂̀𝑢 𝑡𝑟𝑒𝑜 𝑜̛̉ 𝑡𝑎𝑦 𝑡𝑢́𝑐 ℎ𝑎̣. 𝐻𝑎́𝑛 𝑉𝑢̛𝑜̛𝑛𝑔, 𝐻𝑎̣𝑛𝑔 𝑉𝑢̛𝑜̛𝑛𝑔 𝑎𝑖 𝑡ℎ𝑎̆́𝑛𝑔, 𝑎𝑖 𝑏𝑎̣𝑖 𝑙𝑎̀ 𝑜̛̉ 𝑡𝑢́𝑐 ℎ𝑎̣. 𝑇𝑢́𝑐 ℎ𝑎̣ 𝑡ℎ𝑒𝑜 𝑣𝑒̂̀ 𝑝ℎ𝑖́𝑎 𝑏𝑒̂𝑛 𝑝ℎ𝑎̉𝑖 𝑡ℎ𝑖̀ 𝐻𝑎́𝑛 𝑉𝑢̛𝑜̛𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎̆́𝑛𝑔, 𝑡ℎ𝑒𝑜 𝑣𝑒̂̀ 𝑝ℎ𝑖́𝑎 𝑏𝑒̂𝑛 𝑡𝑟𝑎́𝑖 𝑡ℎ𝑖̀ 𝐻𝑎̣𝑛𝑔 𝑉𝑢̛𝑜̛𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎̆́𝑛𝑔. 𝑇𝑟𝑜̛̀𝑖 𝑐ℎ𝑜 𝑚𝑎̀ 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑙𝑎̂́𝑦, 𝑡ℎ𝑖̀ 𝑠𝑒̃ 𝑚𝑎𝑛𝑔 𝑙𝑎̂́𝑦 𝑡𝑜̣̂𝑖, 𝑡ℎ𝑜̛̀𝑖 𝑐𝑜̛ đ𝑒̂́𝑛 𝑚𝑎̀ 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑒𝑜 𝑡ℎ𝑖̀ 𝑠𝑒̃ 𝑚𝑎𝑛𝑔 𝑙𝑎̂́𝑦 ℎ𝑜̣𝑎.
Rồi lại bàn tiếp, về cái gọi là mối nguy của oai lấn cả chủ:
𝑇𝑢́𝑐 ℎ𝑎̣ 𝑣𝑢̛𝑜̛̣𝑡 𝑇𝑎̂𝑦 𝐻𝑎̀, 𝑐𝑎̂̀𝑚 𝑡𝑢̀ 𝑁𝑔𝑢̣𝑦 𝑣𝑢̛𝑜̛𝑛𝑔, 𝑏𝑎̆́𝑡 𝐻𝑎̣ 𝐷𝑢𝑦𝑒̣̂𝑡, đ𝑒𝑚 𝑞𝑢𝑎̂𝑛 𝑥𝑢𝑜̂́𝑛𝑔 𝑇𝑖̉𝑛ℎ 𝐻𝑖̀𝑛ℎ, 𝑔𝑖𝑒̂́𝑡 𝑇ℎ𝑎̀𝑛ℎ 𝐴𝑛 𝑄𝑢𝑎̂𝑛, 𝑐ℎ𝑖𝑒̂𝑢 ℎ𝑎̀𝑛𝑔 đ𝑎̂́𝑡 𝑇𝑟𝑖𝑒̣̂𝑢, 𝑢𝑦 ℎ𝑖𝑒̂́𝑝 đ𝑎̂́𝑡 𝑌𝑒̂𝑛, 𝑏𝑖̀𝑛ℎ đ𝑖̣𝑛ℎ đ𝑎̂́𝑡 𝑇𝑒̂̀, 𝑠𝑎𝑛𝑔 đ𝑎̂́𝑡 𝑁𝑎𝑚 đ𝑎́𝑛ℎ 𝑔𝑎̃𝑦 ℎ𝑎𝑖 𝑚𝑢̛𝑜̛𝑖 𝑣𝑎̣𝑛 𝑞𝑢𝑎̂𝑛 𝑆𝑜̛̉, 𝑠𝑎𝑛𝑔 đ𝑜̂𝑛𝑔 𝑔𝑖𝑒̂́𝑡 𝐿𝑜𝑛𝑔 𝑇ℎ𝑢̛, 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑣𝑒̂̀ 𝑡𝑎̂𝑦 đ𝑒̂̉ 𝑏𝑎́𝑜 𝑐𝑜̂𝑛𝑔. 𝑁ℎ𝑢̛ 𝑡ℎ𝑒̂́ 𝑐𝑜́ 𝑡ℎ𝑒̂̉ 𝑛𝑜́𝑖 𝑐𝑜̂𝑛𝑔 𝑎̂́𝑦 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑐𝑜́ ℎ𝑎𝑖 𝑜̛̉ 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑖𝑒̂𝑛 ℎ𝑎̣ 𝑚𝑎̀ 𝑚𝑢̛𝑢 𝑙𝑢̛𝑜̛̣𝑐 𝑎̂́𝑦 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑝ℎ𝑎̉𝑖 đ𝑜̛̀𝑖 𝑛𝑎̀𝑜 𝑐𝑢̃𝑛𝑔 𝑐𝑜́. 𝐵𝑎̂𝑦 𝑔𝑖𝑜̛̀ 𝑡𝑢́𝑐 ℎ𝑎̣ 𝑚𝑎𝑛𝑔 𝑐𝑎́𝑖 𝑢𝑦 𝑙𝑎̂́𝑛 𝑎́𝑡 𝑐𝑎̉ 𝑐ℎ𝑢̉, 𝑜̂𝑚 𝑐𝑎́𝑖 𝑐𝑜̂𝑛𝑔 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑐𝑜́ 𝑐𝑎́𝑐ℎ 𝑛𝑎̀𝑜 𝑡ℎ𝑢̛𝑜̛̉𝑛𝑔, 𝑡ℎ𝑒𝑜 𝑆𝑜̛̉ 𝑡ℎ𝑖̀ 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑆𝑜̛̉ 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑡𝑖𝑛, 𝑣𝑒̂̀ 𝐻𝑎́𝑛 𝑡ℎ𝑖̀ 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝐻𝑎́𝑛 ℎ𝑜𝑎̉𝑛𝑔 𝑠𝑜̛̣. 𝑇𝑢̛́𝑐 ℎ𝑎̣ 𝑚𝑢𝑜̂́𝑛 𝑚𝑎𝑛𝑔 𝑐𝑎́𝑖 𝑐𝑜̂𝑛𝑔 𝑙𝑎𝑜, 𝑐𝑎́𝑖 𝑚𝑢̛𝑢 𝑙𝑢̛𝑜̛̣𝑐 𝑎̂́𝑦 𝑣𝑒̂̀ đ𝑎̂𝑢? 𝑀𝑖̀𝑛ℎ 𝑜̛̉ đ𝑖̣𝑎 𝑣𝑖̣ 𝑏𝑎̂̀𝑦 𝑡𝑜̂𝑖 𝑚𝑎̀ 𝑐𝑜́ 𝑐𝑎́𝑖 𝑢𝑦 𝑙𝑎̂́𝑛 𝑎́𝑡 𝑐𝑎̉ 𝑐ℎ𝑢̉, 𝑐𝑜́ 𝑐𝑎́𝑖 𝑑𝑎𝑛ℎ 𝑐𝑎𝑜 𝑛ℎ𝑎̂́𝑡 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑖𝑒̂𝑛 ℎ𝑎̣, 𝑡𝑜̂𝑖 𝑡𝑟𝑜̣̂𝑚 𝑡ℎ𝑎̂́𝑦 𝑙𝑎̀𝑚 𝑛𝑔𝑢𝑦 𝑐ℎ𝑜 𝑡𝑢́𝑐 ℎ𝑎̣.
Sau Tín không nghe, nên khi diệt được Hạng Vũ, thống nhất xong thiên hạ, th́ chết bởi tay Lưu Bang, y lời Khoái Triệt đă nói:
𝐶𝑜𝑛 𝑚𝑎̃𝑛ℎ ℎ𝑜̂̉ 𝑑𝑜 𝑑𝑢̛̣ 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑏𝑎̆̀𝑛𝑔 𝑐𝑜𝑛 𝑜𝑛𝑔, 𝑐𝑜𝑛 𝑏𝑜̣ 𝑐𝑎̣𝑝 𝑙𝑖𝑒̂̀𝑢 đ𝑜̂́𝑡. 𝑁𝑔𝑢̛̣𝑎 𝑘𝑦́ 𝑑𝑢̀𝑛𝑔 𝑑𝑎̆̀𝑛𝑔 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑏𝑎̆̀𝑛𝑔 𝑛𝑔𝑢̛̣𝑎 ℎ𝑒̀𝑛 𝑏𝑢̛𝑜̛́𝑐 𝑐ℎ𝑎̆́𝑐 𝑐ℎ𝑎̆́𝑛. 𝑀𝑎̣𝑛ℎ 𝐵𝑜̂𝑛 ℎ𝑜̂̀ 𝑛𝑔ℎ𝑖 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑏𝑎̆̀𝑛𝑔 𝑐𝑜𝑛 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑡𝑎̂̀𝑚 𝑡ℎ𝑢̛𝑜̛̀𝑛𝑔 𝑘𝑖𝑒̂𝑛 𝑞𝑢𝑦𝑒̂́𝑡 đ𝑖 đ𝑒̂́𝑛 𝑚𝑢̣𝑐 đ𝑖́𝑐ℎ. 𝐾ℎ𝑜̂𝑛 𝑛ℎ𝑢̛ 𝑁𝑔ℎ𝑖𝑒̂𝑢, 𝑇ℎ𝑢𝑎̂́𝑛 𝑚𝑎̀ 𝑛𝑔𝑎̣̂𝑚 𝑚𝑖𝑒̣̂𝑛𝑔 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑛𝑜́𝑖 𝑡ℎ𝑖̀ 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑏𝑎̆̀𝑛𝑔 𝑘𝑒̉ 𝑐𝑎̂𝑚 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 đ𝑖𝑒̂́𝑐 𝑙𝑎̂́𝑦 𝑛𝑔𝑜́𝑛 𝑡𝑎𝑦 𝑐ℎ𝑖̉ 𝑡𝑟𝑜̉.
Khoá VII (1991-1996), ông Lê Khả Phiêu được bầu bổ sung vào bộ chính trị ở hội nghị TW7, tháng 12.1993, cùng với Nguyễn Mạnh Cầm, Đỗ Quang Thắng và Nguyễn Hà Phan.
Ngoài 3 nhân vật chủ chốt ở thời điểm đó, là Lê Đức Anh, Đỗ Mười, Vơ Văn Kiệt sau là cố vấn, th́ c̣n 10 nhân vật nữa đă vào bộ chính trị trước Lê Khả Phiêu là: Đào Duy Tùng, Đoàn Khuê, Vũ Oanh, Lê Phước Thọ, Phan Văn Khải, Bùi Thiện Ngộ, Nông Đức Mạnh, Phạm Thế Duyệt, Nguyễn Đức B́nh và Vơ Trần Chí. Trong đó có Đoàn Khuê và Đào Duy Tùng đă ở BCT từ khoá VI (1986-1991), và ĐDT c̣n là thường vụ BCT, rất ḱ cựu. 8 người c̣n lại cũng vào từ đầu, tức sư huynh, chứ không phải bổ sung.
Nhưng chỉ 2.5 năm sau, tháng 7.1996, ông Phiêu đă là thường vụ BCT, và 4 năm sau, kể từ ngày bước chân vào BCT, ông đă là tổng bí thư.
Xét theo chuẩn, cái gọi là, trọn một nhiệm ḱ tham gia BCT, tính theo năm tháng, th́ ông Phiêu không đủ 5 năm.
Tháng 12.1997, sau tṛn 4 năm vào BCT, th́ ông đă là TBT rồi. Nhưng có cái hay là ông vắt qua đại hội, bổ sung vào VI, và trở thành TBT ở đầu khoá VII, chỉ sau 1.5 năm, kể từ đại hội. Khác biệt duy nhất, ông là là 1 trong 5 thường vụ BCT ở thời đó, trước khi trở thành TBT.
Cấu trúc thượng tầng của chúng ta có biến động liên tục, manh nha kể từ thời Đinh La Thăng đi tù, nhưng nó trở nên mạnh mẽ, kể từ thời ông Phúc nghỉ.
Hiện ngoài TBT, có 4 nhân sự là UVBCT khoá trước là Phạm Minh Chính, Vương Đ́nh Huệ, Tô Lâm và Trương Thị Mai, 2 người 66 và 2 người 67 tuổi. 9 người c̣n lại đều ở khoá mới.
Vậy, ai sẽ là TBT khoá mới?
Liệu có thể có 1 Lê Khả Phiêu thứ 2 không?
Tôi chịu. Tôi chỉ kể chuyện lịch sử. Lịch sử không là ǵ, nhưng nó có thể cung cấp thông tin để thẩm định lời đồn.
Việc lịch sử có lặp lại hay không, đôi khi nó c̣n nằm ở vận nước và số trời. Trong số trời có cả vấn đề sức khoẻ.

Gibbs 04-03-2024 02:49

Tứ trụ triều đ́nh, nghĩa là 4 cây trụ lớn, quyền lực nhất trong bộ máy trung ương cộng sản Việt Nam: gồm Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội. Nhưng quyền lực số 1 chính là Tổng bí thư đảng CSVN, một vị trí mà Tô Lâm đă nhắm tới từ lâu.
Hiện nay, Nguyễn Phú Trọng đă qua 3 nhiệm kỳ TBT đảng CSVN rồi, ngoài thói tham quyền cố vị, th́ có thông tin cho rằng Bắc Kinh vẫn chưa có thể chọn được người tin cậy, trung thành với "thiên triều như thái thú Nguyễn Phú Trọng để thay thế.
Từ khi Nguyễn Phú Trọng bị tai biến, càng ngày càng yếu mọi sinh hoạt cần có người phục vụ, quan thầy xủa cộng sản Việt Nam đang có ư chọn người thay thế TBT. Để tranh giành vào vị trí quyền lực đó, Trần Đại Quang đă "xanh cỏ", Nguyễn Xuân Phúc đă rớt đài và Vơ Văn Thưởng mới đây cũng nối gót người tiền nhiệm. Hiện nay, Phạm Minh Chính và Vương Đ́nh Huệ th́ yên vị trong tứ trụ. C̣n lại bà Trương Thị Mai cũng là nhân vật nữ rất được mong đợi để kế vị nhưng Tổng Trọng chưa muốn tung con bài này.
Những gương mặt sáng giá hiện nay trên chính trường, th́ Tô Lâm là người mà "thiên triều" tin cậy nhất, v́ các lư do sau:
Thứ nhất, Tô Lâm là người miền Bắc, nhiều năm được Trung Quốc đào tạo (tŕnh độ có hạn mà thủ đoạn th́ có thừa). Dưới thời Tô Lâm làm bộ trưởng công an, chiến công lớn nhất mà Tô Lâm làm để lấy ḷng Tổng Trọng là bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ Đức đưa về nước. Có người cho rằng Tô Lâm đă phối hợp với t́nh báo Hoa Nam để thực hiện phi vụ này. V́ chiến công này th́ Tô Lâm bị cả Châu âu, Mỹ đưa vào danh sách đen. Từ đây Tô Lâm không c̣n đường để thân phương Tây được nữa nên sẽ tuyệt đối trung thành với Trung Nam Hải. Ngoài ra, Tô Lâm c̣n tổ chức bắt cóc Thái Văn Đường từ Thái Lan đưa về nước. Gần đây c̣n cho Giám đốc công an tỉnh Đăk Lăk qua Thái Lan vào tận trại tỵ nạn để chiêu dụ người dân tộc đang tỵ nạn bên ấy về nước.
Thứ hai, Tô Lâm được coi là trung thành với thiên triều Bắc Kinh qua nhiều hoạt động. Đơn cử, mới đây nhất ngày 17/2/2024 giữa lúc người dân cả nước nhớ lại biến cố tang thương khi Trung Quốc thảm s,á.t 64 chiến sĩ đảo Gạc Ma th́ tại Nhà hát Hồ Gươm giữa trung tâm Thủ đô Hà Nội, Đại tướng Công an Tô Lâm đă đích thân tổ chức một đại tiệc âm nhạc linh đ́nh. Đó được coi như là một bữa đại tiệc để báo công với thiên triều là giúp xoá đi kư ức về cuộc xâm lược của Trung Quốc. Và dĩ nhiên, trước đó Tô Lâm đă có cuộc gặp riêng với thứ trưởng bộ công an Trung Quốc và cầu xin nhiều đặc quyền. Trước các cuộc chiến cung đ́nh, Tô Lâm đă sang tận Trung Quốc để thỉnh ư bề trên.
Thêm một lư do nữa, Tô Lâm thẳng tay bắt bớ, bỏ tù những người yêu nước, những người đấu tranh ôn ḥa cho quyền con người… Đặc biệt, nhiều nhân sĩ trí thức có tinh thần chống giặc Phương Bắc đều bị Tô Lâm bắt bớ, sách nhiễu và hăm hại đủ đường.
Chỉ vài nét sơ lược cũng có thể thấy Tô Lâm là ứng viên sáng giá nhất được Trung Quốc chọn làm Tân Thái Thú thay Nguyễn Phú Trọng là chuyện có thể tính trước được.
Giáo Làng

Gibbs 04-04-2024 02:16

Những ngày qua, chính trường Việt Nam tràn ngập những tin tức, b́nh luận về việc Tô Lâm làm loạn để chiếm ngôi cao nhất trong Tứ trụ. Tuy nhiên, Tô Lâm không chỉ tập trung vào việc tranh giành bên trong nội bộ, mà c̣n t́m kiếm hậu thuẫn từ bên ngoài, đấy là “ông bạn vàng” Trung Quốc.

Chính Nguyễn Phú Trọng cũng nhờ lấy ḷng Bắc Kinh, nên mới tạo được thanh thế lớn mạnh, rồi lại tiến hành thanh trừng nội bộ để độc chiếm ghế Tổng Bí thư suốt 3 nhiệm kỳ qua.

Con đường đến với quyền lực và cách giữ ngai của ông Trọng khiến dân phản đối, v́ xích lại quá gần Bắc Kinh, nhưng đó là công thức tạo thành công của ông. Về đối nội, ông nắm chắc Bộ Công an. Về đối ngoại, ông thắt chặt quan hệ với Trung Quốc, đặc biệt là với Tập Cận B́nh. Công thức này đă được những người lăm le ghế Tổng Bí thư copy. Trong đó, Tô Lâm thể hiện rơ nét nhất.

Hiện nay, ông Trọng đă già yếu, dù ông có muốn tiếp tục ôm ghế quyền lực, nhưng sức cùng, lực tận, ông đă không c̣n đủ khả năng nữa rồi.

Dù Tập Cận B́nh có cảm t́nh đối với Nguyễn Phú Trọng đến mấy, th́ ông ta cũng phải chuẩn bị phương án thay thế cho Nguyễn Phú Trọng. Cả phương án ông Trọng sẽ “ra đi” giữa nhiệm kỳ, hay rời ghế cuối nhiệm kỳ. Lâu nay, Trung Quốc vẫn xem Việt Nam là vùng đệm, cả về kinh tế lẫn chính trị. Cho nên, thế lực chính trị nào chịu thuần phục, th́ thế lực đó sẽ được Bắc Kinh ủng hộ.

Trước khi ra tay với Vơ Văn Thưởng, th́ Tô Lâm cũng đă chuẩn bị bước đi đối ngoại cho ḿnh.

Ngày 10/1, ông Tô Lâm đă tiếp ông Trần Tư Nguyên – Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc, đến thăm Việt Nam. Về vai vế, Tô Lâm không thể gặp Tập Cận B́nh, ông chỉ có thể gặp những người có cấp bậc tương đương trong Bộ Công an Trung Quốc. Thông qua những người này, Tô Lâm gián tiếp bày tỏ sự quy phục của ḿnh đối với Bắc Triều và Tập hoàng đế.

Trong cuộc gặp với ông Trần Tư Nguyên, Tô Lâm vẫn lặp lại những ngôn từ giáo điều Cộng sản, chẳng khác những ǵ ông Trọng đă lặp đi lặp lại không biết bao nhiêu lần trước đây. Vẫn dùng dây tḥng lọng “Chủ nghĩa Xă hội” để tự thắt cổ ḿnh, để làm Trung Quốc hài ḷng.

Tô Lâm nói:

“Đề nghị hai bên nhất quán sẽ quán triệt và thực hiện nghiêm túc nhận thức chung cấp cao; tăng cường trao đổi về các vấn đề lư luận và thực tiễn liên quan Chủ nghĩa Xă hội, Đảng cầm quyền, cơ chế Đảng lănh đạo, Nhà nước quản lư; chống tham nhũng; kinh nghiệm giải quyết các mâu thuẫn xă hội, qua đó, bảo vệ tuyệt đối vị trí cầm quyền của Đảng Cộng sản và chế độ Xă hội Chủ nghĩa. Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác đấu tranh với hoạt động của các tổ chức lợi dụng tôn giáo, dân tộc chống Đảng, Nhà nước, phá hoại đoàn kết quan hệ Việt Nam – Trung Quốc…” .

Ngay sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden vào ngày 11 và 12 tháng 9/2023, ông Tô Lâm đă có chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 12 đến ngày 16/9. Đây được xem là hành động “nắm bắt thời cơ” của Tô Lâm. Không ai sốt ruột về chuyến thăm của Tổng thống Mỹ đến Việt Nam bằng Tập Cận B́nh, bởi Trung Quốc vẫn luôn lưu ư về ngoại giao Việt – Mỹ. Chính v́ thế, cứ mỗi lần mời Tổng thống Mỹ sang Việt Nam, th́ ông Nguyễn Phú Trọng lại phải cử người sang Bắc Kinh để thanh minh với họ. Lần này, Joe Biden vừa bước chân lên máy bay về nước, th́ lập tức, Tô Lâm phải chạy sang Trung Quốc. Sự nhanh nhảu này để làm ǵ, nếu không phải là vuốt giận Bắc Kinh và mong được chiếu cố cho bản thân?

Việc cầu viện Bắc Kinh cũng đă được Tô Lâm chuẩn bị kỹ và tranh thủ trước các đối thủ khác. Như vậy, chỉ cần Bắc Kinh gật đầu th́ Tô Lâm có rất nhiều lợi thế. Được Bắc Kinh ủng hộ c̣n quan trọng hơn Tổng Bí thư ủng hộ. Tuy nhiên, Tập có ủng hộ Tô Lâm hay không th́ vẫn chưa biết rơ.

Phim c̣n dài, vẫn cần thời gian để theo dơi đến hết.



Trần Chương

Gibbs 04-04-2024 02:17

Công cuộc “đốt ḷ” hay chống tham nhũng của Tổng Trọng, được phát động sau Đại hội Đảng lần thứ 12 (2016). Đây là một bản sao của Chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi” do Chủ tịch Trung quốc Tập Cận B́nh khởi xướng, kể từ năm 2012, ở Trung Quốc.

Do vậy, yếu tố Trung Quốc cũng đóng vai tṛ lớn trong cuộc chiến quyền lực ở thượng tầng chính trị Việt Nam. Cả 2 nhân vật chủ chốt hàng đầu, hiện đang “đối kháng”, là Tổng Bí thư Trọng và Bộ trưởng Công an Tô Lâm, từ trước đến nay đều được Bắc Kinh ủng hộ. Tuy nhiên, đến nay, ông Trọng đă tuổi cao sức yếu nên giá trị sử dụng ít đi, khiến ưu thế đang dần nghiêng về ông Tô Lâm.

Ban lănh đạo Bắc Kinh, từ sau Hội nghị Thành Đô, đă không dấu diếm ư đồ muốn tạo ra t́nh thế đấu đá trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, để gây nên t́nh trạng bất ổn chính trị. Đó là lư do v́ sao, gần đây, sự trỗi dậy của Tô Lâm đă trở thành tâm điểm, được giới quan sát và công luận quan tâm.

Trên mạng xă hội của người Việt, đa số đều bất ngờ khi Bộ Công an gián tiếp công bố, lư do cựu Chủ tịch nước Vơ Văn Thưởng phải từ chức, liên quan đến vụ việc tham nhũng 64 tỷ đồng từ 12 năm trước. Theo đó, Hậu “Pháo”, đă giao cho ông Đặng Trung Hoành – Chánh Văn pḥng Huyện uỷ Mang Thít, Vĩnh Long, 64 tỷ đồng để xây nhà thờ tổ cho ông Vơ Văn Thưởng tại quê nhà.

Được biết, Hậu “Pháo” quê huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Theo giới thạo tin, Hậu “Pháo” là “con nuôi” của cựu Phó Thủ tướng Trịnh Đ́nh Dũng.

Ở Việt Nam, trong mối liên kết giữa doanh nghiệp và quan chức, th́ luật “lại quả” là đương nhiên, khi doanh nghiệp trúng thầu. Nhưng việc sau hơn 12 năm, vụ tham nhũng của ông Thưởng bất ngờ bị lôi ra, là điều khá đặc biệt, có khả năng rất cao là có sự chỉ đạo từ Trung Quốc.

Đừng quên, ông Thưởng là nhân vật mà Bắc Kinh không ưa. Trong chuyến thăm Trung Quốc của ông Thưởng vào tháng 11/2022, trên cương vị Thường trực Ban Bí thư, nhưng Trung Quốc chỉ bố trí cho ông Thưởng “hội đàm trực tuyến với ông Thái Kỳ – Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc” mà thôi.

Mới nhất, trên các diễn đàn chính trị, có nguồn thông tin đáng chú ư tiết lộ,“Mới đây, một nguồn tin riêng cho biết, Trung tướng Đỗ Văn Hoành – cựu Phó Thủ trưởng Thường trực Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (cấp trưởng là Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc), và cũng là cựu Chánh Văn pḥng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, đă nhận của Hậu “Pháo” 10 tỷ đồng”.

Theo đó, ông Đỗ Văn Hoành là người cùng quê Vĩnh Phúc, đồng hương của cựu Phó Thủ tướng Trịnh Đ́nh Dũng và Hậu “pháo”. Lập tức, một loạt câu hỏi đă được đặt ra, như: “liệu khi cấp phó của ông Nguyễn Duy Ngọc nhận tiền hối lộ, th́ cấp trưởng có dính líu ǵ hay không?” hay, “Tại sao Bộ trưởng Tô Lâm vẫn chưa đưa vụ này ra ánh sáng?”…

Nhiều ư kiến cho rằng, phải chăng, Tô Lâm sợ đệ tử ruột và cũng là đồng hương Nguyễn Duy Ngọc bị dính phốt. Điều đó cho thấy, thực chất, Tô Lâm cũng chẳng khác ǵ ông Trọng, chống tham nhũng cũng có vùng cấm, và chỉ đốt đối thủ nhưng chừa lại phe ta.
Tuy nhiên, việc chạy án trong ngành công an là chuyện phổ biến mà ai ai cũng biết. Có những vụ chạy án đ́nh đám, với số tiền lên tới triệu USD gần đây, như vụ: cựu Giám đốc Công an Hải Pḥng Đỗ Hữu Ca nhận 35 tỷ để chạy án; hay vụ Thiếu tướng, Phó Giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn nhận 2,65 triệu USD để chạy án, là những minh chứng.

Công luận thấy rằng, hầu như 100% lănh đạo các cấp của Đảng đều không trong sạch, chỉ khác nhau ở chỗ bị lộ và chưa bị lộ mà thôi. Nếu ông Tô Lâm có tham vọng với chiếc ghế Tổng Bí thư, th́ ông cần dè chừng. Bởi lâu nay, Tổng Trọng được đánh giá là một chính trị gia lăo luyện, nhiều “mưu hèn kế bẩn”, đă hạ biết bao nhiêu đối thủ có ư định giành ghế Tổng Bí thư.

Giới thạo tin cho biết, tin tức liên quan đến việc Trung tướng Đỗ Văn Hoành nhận hối lộ từ Hậu “pháo”, số tiền 10 tỷ đồng, được ghi trong sổ sách. Cho nên, nếu đây là chuyện có thật, th́ Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đ́nh Trạc sẽ không khó khăn ǵ để lôi ra. Và từ việc điều tra Trung tướng Đỗ Văn Hoành, rất có khả năng sẽ bắc cầu sang tới Tô Lâm.

Điều này cho thấy, nếu Tô Lâm muốn buộc Tổng Trọng phải tự nguyện rời chức vụ, do “trách nhiệm chính trị”, th́ ông Trọng c̣n dày dạn kinh nghiệm hơn trong tṛ chơi này. Hơn thế nữa, ông Trọng có lợi thế với nguyên tắc lănh đạo “tập thể”, và nghị quyết của Bộ Chính trị tuân theo biểu quyết đa số.

Rơ ràng, đó là những yếu tố bất lợi đối với Tô Lâm. Tuy nhiên, với một sự ủng hộ cao từ Bắc Kinh, th́ c̣n quá sớm để kết luận, giữa Tổng Trọng và Tô Lâm, ai sẽ thắng ai?./.



Trà My

Gibbs 04-06-2024 01:36

Kể từ khi Chủ tịch nước Vơ Văn Thưởng bị miễn nhiệm, chính trường Việt Nam ngày càng nóng lên, với việc nhiều cán bộ cấp cao ở Trung ương và địa phương bị xử lư kỷ luật, bị khởi tố, bắt giam.

Truyền thông nhà nước ngày 3/4 đưa tin, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đă họp kỳ thứ 39, đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét kỷ luật ông Đào Ngọc Dung – Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh Xă hội, cùng hàng loạt lănh đạo của Bộ này.

Các nhân vật này bị cáo buộc liên quan đến “gói thầu của Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC)” do bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đứng đầu.

Trước đó, ông Mai Tiến Dũng – nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn pḥng Chính phủ, và ông Trịnh Đ́nh Dũng – cựu Phó Thủ tướng, cũng đă bị Bộ Chính trị kỷ luật.

Theo giới thạo tin, việc hàng loạt nhân sự cấp cao trong nhóm Hà Nam Ninh của cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang, gồm Phạm B́nh Minh, Đinh La Thăng, Đinh Tiến Dũng, Mai Tiến Dũng, Đào Ngọc Dung, bị triệt hạ, cho thấy, các phe cánh trong Đảng đang bao vây để cô lập nhóm này, cũng như cô lập “nhạc trưởng” Trần Quốc Tỏ – em trai ông Trần Đại Quang.

Người hưởng lợi nhiều nhất trong việc này, không ai khác là Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm. Do Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, 62 tuổi, hiện là Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, đang là một nhân vật “cản mũi kỳ đà”, trong việc sắp xếp nhân sự cấp cao tại Bộ Công an.

Trong quá khứ, mối quan hệ giữa ông Trần Đại Quang và ông Tô Lâm cũng là “cơm không lành, canh chẳng ngọt”. Trần Đại Quang rất cảnh giác với Tô Lâm – một nhân vật được đánh giá là người của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Việc ông Trần Đại Quang sau Đại hội Đảng 12, dù đă nhậm chức Chủ tịch nước, nhưng hàng ngày vẫn về Bộ Công an làm việc, để cho Bộ trưởng Tô Lâm phải tiếp tục ngồi tại pḥng làm việc của Thứ trưởng, khiến ông Tô Lâm hết sức bất b́nh.

Theo giới thạo tin cung đ́nh, Trần Đại Quang lên chức Chủ tịch nước nhờ sự vận động của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vào lúc thế và lực của ông Ba Dũng trước Đại hội 12 c̣n rất mạnh. Đó cũng là lư do, Trần Đại Quang không sợ bất kỳ ai, kể cả Tổng Trọng.

Các tài liệu của Tổng Cục 2 Bộ Quốc pḥng bị ṛ rỉ, loan truyền trên mạng xă hội, cho biết “Về âm mưu soán Đảng của Bộ trưởng Công an Tô Lâm, sau cái chết của Trần Đại Quang?”. Đây là báo cáo của Tổng Cục 2 gửi Tổng Trọng, theo đó, dưới thời ông Ba Dũng, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang không ngại bất cứ việc ǵ, cố gắng hạ bệ Tổng Trọng. Đó là lư do v́ sao, Chủ tịch nước Trần Đại Quang phải chết bất ngờ và đau đớn, với những đồn đoán cho rằng, có bàn tay của Bắc Kinh.

Sau Đại hội 12, Chủ tịch nước Trần Đại Quang liên tục xuất hiện trong bộ quân phục rằn ri, đi thăm các đơn vị quân đội và kết nối với các tư lệnh quân khu, quân đoàn, quân binh chủng. Những động thái này được cho là, ông Quang đang nỗ lực để thâu tóm quyền lực, thực hiện vai tṛ thống lĩnh các lực lượng vũ trang của Chủ tịch nước, theo Hiến pháp. Tuy nhiên, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc pḥng không ủng hộ ư đồ của Trần Đại Quang, và nhiều lănh đạo cấp cao đă phản đối.

Tài liệu vừa kể cũng tiết lộ, ông Trần Quốc Tỏ em trai ông Trần Đại Quang, trong ṿng 4 năm, từ một sĩ quan Công an huyện Nghĩa Hưng, Nam Định, nhờ sự vận động của ông Quang mà lên làm Cục trưởng, rồi Tổng cục phó Tổng cục Cảnh sát. Sau đó được luân chuyển về Thái Nguyên giữ chức Bí Thư Tỉnh ủy, ư đồ của Quang là đưa Trần Quốc Tỏ vào ghế Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an, nhưng cuối cùng đă thành công.

Những điều vừa kể để thấy rằng, thế và lực của Bộ trưởng Công an Tô Lâm cũng đang ở trong t́nh thế “tứ bề thọ địch”. Không chỉ đối đầu với riêng phe cánh của Tổng Bí thư Trọng, hay phe quân đội, mà c̣n cả nhóm của Trần Quốc Tỏ ở ngay trong Bộ Công an.

Thượng tướng Trần Quốc Tỏ trên cương vị Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, đă trở thành người giúp việc đắc lực cho Tổng Trọng, trong việc kiểm soát Bộ Công an hiện nay.

Đó là lư do tại sao, theo giới phân tích đánh gia, Bộ trưởng Công an Tô Lâm có ư chọn một trong 2 Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an, là Lương Tam Quang và Nguyễn Duy Ngọc, để ngồi vào ghế Bộ trưởng Công an, kế nhiệm ông.

Bằng mọi giá, Tô Lâm phải chặn được Trần Quốc Tỏ, không để cho ông Tỏ lên ghế Bộ trưởng. Điều đó chắc chắn Tổng Trọng sẽ không tán thành.



Trà My


All times are GMT. The time now is 14:50.
Page 1 of 9 1 2345 Last »

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.24254 seconds with 8 queries