VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   School | Kiến thức 2006-2019 (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=273)
-   -   Vi khuẩn gây bệnh Whitmore có phải là 'khuẩn ăn thịt người'? (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1278076)

therealrtz 09-17-2019 22:52

Vi khuẩn gây bệnh Whitmore có phải là 'khuẩn ăn thịt người'?
 
1 Attachment(s)
Vi khuẩn Vibrio vulnificus được mệnh danh là vi khuẩn "Ăn thịt người” v́ gây hoại tử mô nên có cảm giác đang ăn thịt; c̣n gây ra bệnh Whitmore là khuẩn Burkholderia pseudomallei.

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Vũ, Viện Nghiên cứu ung thư City of Hope, Mỹ, cho biết nhiều người lầm tưởng bệnh Whitmore do vi khuẩn "ăn thịt người" gây ra. Thực tế vi khuẩn gây Whitmore có tên Burkholderia pseudomallei, gây chết người do viêm phổi, nhiễm trùng máu. Trường hợp nặng nhất có thể suy nội tạng khi không điều trị kịp thời và đúng cách. Vi khuẩn này kháng nhiều loại kháng sinh thông thường, hệ miễn dịch của cơ thể không chống lại chúng một cách hữu hiệu.

Tiến sĩ Trịnh Thành Trung, Viện trưởng Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội, người có 15 năm kinh nghiệm nghiên cứu về bệnh Whitmore, khẳng định vi khuẩn Whitmore không phải là "vi khuẩn ăn thịt người". Phương cách vi khuẩn Whitmore tấn công gây viêm và áp xe ở các cơ quan trên cơ thể giống với các căn nguyên gây bệnh truyền nhiễm khác.

https://www.intermati.com/forum/atta...1&d=1568760661
Vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây bệnh Whitmore. Ảnh: aljazeera

Vi khuẩn Burkholderia pseudomallei được Trung tâm Kiểm soát và pḥng chống dịch bệnh của Mỹ CDC liệt vào đối tượng có nguy cơ như "khủng bố sinh học" v́ tính nguy hiểm. Cứ 10 người nhiễm vi khuẩn nếu không được điều trị th́ 9 người tử vong. Người được điều trị đúng kháng sinh th́ vẫn có khoảng 4 trong số 10 người tử vong. Nếu điều trị trong cơ sở y tế với chăm sóc tích cực có thể giảm tỷ lệ tử vong c̣n dưới 2 trong 10 người.

Bệnh Whitmore thường xảy ra ở miền Bắc Australia, Papua New Guinea, Đông Nam Á, ở hầu hết các tiểu lục địa Ấn Độ và miền Nam Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan. Bệnh xuất hiện nhiều vào mùa mưa.

Theo tiến sĩ Vũ, bệnh Whitmore được mệnh danh là "kẻ bắt chước vĩ đại" do không có hội chứng lâm sàng bệnh lư đặc hiệu. Các triệu chứng lâm sàng thường rất giống với các bệnh khác như bệnh lao phổi, bệnh cúm, sốt nên nhiều trường hợp không phát hiện bệnh này sớm mà nhầm lẫn với các bệnh khác.

Thời gian ủ bệnh thường từ một đến 21 ngày, trung b́nh là 9 ngày. Mức độ nghiêm trọng của bệnh dựa vào t́nh trạng nhiễm trùng, có thể gây sốt, ho, đau ngực, đau đầu, chán ăn, đau khớp, suy hô hấp... Người bệnh tiểu đường, bệnh phổi măn tính, bệnh thận măn tính và ung thư có nguy cơ tử vong cao hơn khi nhiễm vi khuẩn này.

Đường lây nhiễm chủ yếu do hít phải bụi bẩn, giọt nước hoặc uống phải nước bị ô nhiễm chứa vi khuẩn và tiếp xúc với đất bị ô nhiễm chứa vi khuẩn, đặc biệt là qua các vết trầy xước trên da. Việc lây nhiễm giữa người với người rất khó xảy ra trong quan hệ thường ngày, chỉ có thể xảy ra qua quan hệ t́nh dục, hoặc sử dụng chung kim tiêm.

Phát hiện bằng nuôi cấy khuẩn là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh Whitmore. Sự tuân thủ điều trị là rất quan trọng để tránh biến chứng nghiêm trọng. Tỷ lệ tái phát của bệnh là từ 5 đến 25%. Hiện chưa có vắcxin để chủng ngừa.

Người trong vùng nhiễm nên tránh tiếp xúc trực tiếp với đất hoặc nước tù đọng. Người tiếp xúc với đất và nước nên sử dụng ủng cao su, găng tay cao su.

Dự báo của các chuyên gia quốc tế, mỗi năm Việt Nam có khoảng 10.000 ca nhiễm bệnh và khoảng 5.000 ca tử vong. Hiện có 38 bệnh viện ở 26 tỉnh, thành phố được đào tạo về phương pháp xét nghiệm bệnh, phát hiện gần 1.000 ca nhiễm Whitmore trong cả nước. Số ca Whitmore tăng gần đây không phải do bùng phát về dịch bệnh mà nhờ nhiều cơ sở đă xét nghiệm được đúng bệnh hơn.

VietBF © sưu tầm


All times are GMT. The time now is 17:23.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.04590 seconds with 9 queries