VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   Stories, Books | Chuyện, Sách (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=240)
-   -   Đan đát hay đan lát? (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1388558)

florida80 09-21-2020 21:02

Đan đát hay đan lát?
 
1 Attachment(s)
Chính xác là nghề đan đát. Đan và đát là 2 trong 6 công đoạn chính để hoàn thiện một đồ dùng bằng tre hay mây dùng trong gia đ́nh.

Cái mê rổ: ở giữa là phần đan, chung quanh là phần đát (ảnh trái) và cái rổ hoàn thành sau hai công đoạn cuối cùng là lận (làm cái mê phẳng thành h́nh cái rổ) và nứt (dùng dây mây buộc vành trong, vành ngoài).
Cái mê rổ: ở giữa là phần đan, chung quanh là phần đát (ảnh trái) và cái rổ hoàn thành sau hai công đoạn cuối cùng là lận (làm cái mê phẳng thành h́nh cái rổ) và nứt (dùng dây mây buộc vành trong, vành ngoài).
Ca dao có câu “Liệu bề đát được th́ đan/ Đừng gầy ra bỏ đó thế gian họ cười”. Đan (người Nam Bộ có nơi gọi là đươn) là động tác dùng nan tre cài xếp thành tấm mê - bộ phận chính làm thành cái ḷng rổ, thúng... Đát là công đoạn tiếp sau khi đan, dùng các nan nhỏ hơn đan lồng vào bốn phía mép tấm mê để cố định các nan đă đan.


https://i.imgur.com/cJZroRA.jpg
Cái mê rổ: ở giữa là phần đan, chung quanh là phần đát (ảnh trái) và cái rổ hoàn thành sau hai công đoạn cuối cùng là lận (làm cái mê phẳng thành h́nh cái rổ) và nứt (dùng dây mây buộc vành trong, vành ngoài).

Nhà nghiên cứu Vơ Hương An (tức Vơ Văn Dật, tác giả cuốn “Lịch sử Đà Nẵng 1306 - 1975”, NXB Nam Việt, San Jose, CA, 2007) trong bài kư “Chuyện thúng, mủng, rổ, rá...” có dẫn lại câu ca trên với chút khác biệt: “Liệu mà đát được th́ đan/ Gầy rồi bỏ đó, thế gian chê cười”.

Theo tác giả, dù đan ǵ đi nữa th́ người thợ đan cũng phải trải qua 6 bước để hoàn thành một đồ dùng: Vót nan, Gầy, Đan, Đát, Lận, Nứt.

Ví như đan cái rổ sưa (rổ thưa), loại rổ được các cô, các bà thường dùng đi chợ hay để đựng thứ ǵ cần được thông thoáng và ráo nước sau khi rửa xong, như rau, chẳng hạn. Cần:

Vót nan, thường chọn loại tre già dài lóng. Tùy theo kích thước sản phẩm to hay nhỏ mà người ta cưa tre thành từng đoạn dài ngắn khác nhau, rồi dùng rựa hay mác để chẻ tre ra thành từng thanh mỏng, gọi là nan, sau đó vót nan.

Gầy, nghĩa là sắp xếp những nan đầu tiên với nhau theo một lề lối riêng để tạo thành đường nét căn bản của sản phẩm. Sau khi đă gầy được rồi th́ dựa theo đó mà đan tiếp.

Đan nghĩa là gài cái nan này với những cái nan khác theo một nguyên tắc chồng chéo trên dưới như thế nào đó để cho chúng tự giữ chặt với nhau. Có nhiều cách đan, nhưng thông dụng nhất vẫn là đan ḷng mốt, đan ḷng hai, đan mắt cáo (lục giác)...

Đan thưa, đan dày hay đan bít là tùy theo công dụng của sản phẩm. Chẳng hạn rổ sưa (thưa) và rổ dày có cùng một cách đan nhưng khoảng cách giữa các nan trong rổ sưa lớn hơn so với rổ dày.
Đát, cũng là đan, nhưng theo một lối khác, nghĩa là đan với nan nhỏ hơn và đan dày hơn, sau khi đă đan xong phần chính của sản phẩm.

Thử mở banh một cái rổ thưa ra mà xem (ảnh). Trên cái mảnh đan bằng tre đó, mà người ta gọi là cái mê, thấy rơ có hai phần đan khác nhau: ở giữa là một mặt h́nh vuông, nan được sắp xếp cách đều nhau, tạo ra những ô vuông trống hở, đó là mặt chính của cái rổ, đó là phần đan. Chung quanh bốn phía của phần đan là những nan nhỏ hơn được đan khít với nhau. Đây chính là phần đát.

Đát bao giờ cũng lâu hơn đan, v́ vậy dễ làm nản ḷng những tay đan tài tử. Nhiều người mới biết đan thường tỏ ra hăng hái khi bắt tay vào việc. Đan xong phần chính, thấy khích lệ lắm, nhưng khi vào giai đoạn đát, thấy đan măi mà vẫn chưa xong, nản quá, bèn bỏ đó, đi làm việc khác, công tŕnh trở thành dở dang, chẳng ra cái ǵ cả. Bởi vậy mới sinh câu ca dao “Liệu mà đát được th́ đan/ Đan rồi bỏ đó, thế gian chê cười” với nghĩa rộng là: cần phải nắm chắc các công đoạn cần thiết của một việc ǵ rồi mới bắt tay vào làm, nếu không th́ việc sẽ dang dở khiến thiên hạ chê cười.

xanhblue 09-21-2020 21:13

Cám ơn sis FL bỏ lên , tui người Nam bộ mà nào giờ mới biết là đan đát chứ không phải là đan lát.

QQQ_Cake 09-21-2020 22:56

Thank you so much sis FL

koorlie 09-22-2020 00:28

Quote:

Đan đát hay đan lát?
Quote:

Originally Posted by xanhblue (Post 4042845)
Cám ơn sis FL bỏ lên , tui người Nam bộ mà nào giờ mới biết là đan đát chứ không phải là đan lát.

Anh bạn đă biết đúng rồi những ǵ ông bà ngày xưa chỉ lại th́ cứ biết tiếp như vậy là ngon lành.

Đừng có để cho mấy "tác giả chiên gia" thời internet phịa tứ tung mà sửa lại thành ra trật đi.

Người viết bài này không biết hắn đă viết cái ǵ đâu. Cứ viết xong bỏ lên net lan ra cả mấy năm qua rồi.

Đan đát là nói chung về cái nghề đan và đát kết thủ công lại ra các thành phẩm. Sản phẩm dùng nguyên liệu là ǵ th́ không cần nói rơ v́ đây là chữ phổ thông nói chung, đan xong và rồi th́ đát.

C̣n đan lát th́ cũng chính là cái nghề đan ra sản phẩm này, nhưng nói rơ ràng là đan với loại vật liệu là lát. Cây lát chính là cây cói, chỉ là ở một số vùng miền khác nhau th́ dân chúng gọi tên khác nhau mà thôi.

Động từ: Vót, gầy, đan, đát, lận, nứt.

Danh từ: Cói, lát, nứa, tre, trúc.


Một thợ thủ công làm nghề đan lát, chính là người làm nghề đan đát và dùng chính xác nguyên liệu là cây lát.

Cái này cũng giống như ta rủ người bạn đi ăn phở, th́ bỗng dưng có một chiên da nhảm nhí nhảy ra chỉnh lại rằng: "Đi ăn phở là sai! Ẩm thực là uống và ăn. Chính xác phải nói là đi ăn uống!"

Thế là thành tầm bậy, ta không chỉ là đan đát hay ăn uống, mà chính xác là đan bằng cây lát chứ không phải đan bằng cây tre, cũng như chính xác là đi ăn phở chứ không phải là đi ăn bánh xèo!


All times are GMT. The time now is 20:10.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.04226 seconds with 9 queries