VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   World News |Tin Thế Giới 2006-2019 (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=272)
-   -   Seoul sẽ bị pháo binh Triều Tiên nhấn ch́m trong biển lửa? (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1118374)

sunshine1104 12-05-2017 03:10

Seoul sẽ bị pháo binh Triều Tiên nhấn ch́m trong biển lửa?
 
1 Attachment(s)
Pháo binh Triều Tiên có thực sự mạnh như lời đồn? Nhiều người đang lo ngại khả năng chiến tranh sẽ xảy ra. Thực tế pháo binh Triều Tiên có thể nhấn ch́m Seoul trong biển lửa không?

Kịch bản nhấn ch́m Seoul trong “biển lửa”

Năm 2011, Viện an ninh Nautilus đă công bố một nghiên cứu cho thấy, trong một kịch bản xung đột xảy ra giữa hai miền Nam – Bắc, với hỏa lực dữ dội từ những “siêu pháo” tập trung tại khu vực giới tuyến, Triều Tiên có thể biến Seoul thành đống đổ nát trong vài ngày với hàng triệu người chết.

Mặc dù hiện nay Triều Tiên đang biên chế trong quân đội rất nhiều loại pháo hạng nặng và các trận địa pháo này chủ yếu được bố trí sát khu vực giới tuyến (DMZ), có thể bắn tới Thủ đô Seoul của Hàn Quốc nhưng thực tế có phải như vậy hay chỉ là những thủ đoạn truyền thông của cả hai bên?

http://vietbf.com/forum/attachment.p...1&d=1512443387
Pháo binh Triều Tiên khai hỏa tập trận ở bờ biển

Quân đội Triều Tiên có ưu thế tuyệt đối về số lượng pháo binh, theo lư thuyết, có thể giết chết một số lượng lớn thường dân nếu xung đột xảy ra. Tuy nhiên, giữa lư thuyết và thực tiễn là một khoảng cách rất lớn.

Hiện nay, theo nguồn tin t́nh báo của liên quân Mỹ – Hàn, Triều Tiên đang bố trí sát khu phi quân sự khoảng 700 pháo hạng nặng tầm xa và bệ phóng tên lửa chiến thuật – chiến dịch; 300 giàn pháo phản lực phóng loạt (MRLS) có cỡ đạn 300mm, tầm bắn có thể với tới Seoul.

Tuy nhiên, nếu cuộc xung đột xảy ra, chỉ có khoảng một phần ba số vũ khí trên sẽ bắn được ngay lập tức. Tỷ lệ phá hủy thông thường cũng sẽ giảm đáng kể do cần phải rút vũ khí vào các công sự ẩn nấp để tránh đ̣n phản pháo của đối phương.

Pháo binh Triều Tiên mạnh đến đâu?

Cũng như đối với hầu hết các quân đội khác, pháo binh chỉ là một phần của các binh chủng chiến đấu trong lực lượng vũ trang Triều Tiên, bao gồm bộ binh, tăng – thiết giáp và pháo binh, pḥng không lục quân.

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, các nhà lănh đạo Quân đội Triều Tiên do bị ảnh hưởng của học thuyết quân sự của Liên Xô đă xác định pháo binh là hỏa lực chủ yếu của lục quân.

Do vậy, Triều Tiên đă xây dựng và phát triển một lực lượng pháo binh khổng lồ, đảm nhiệm chi viện hỏa lực chính khi xung đột xảy ra.

Triều Tiên hiện có trong biên chế khoảng 12.000 khẩu pháo xe kéo và pháo tự hành các loại, với các cỡ ṇng 122, 130, 152 và 170 mm; khoảng 2.300 hệ thống pháo phản lực có cỡ ṇng từ 107 mm đến 300 mm, trong đó chủ yếu là cỡ ṇng 240 mm.

Trong thời b́nh, lực lượng pháo binh hạng nặng của Triều Tiên dưới sự chỉ huy của Bộ Tư lệnh Pháo binh (gọi là các đơn vị pháo binh dự bị) trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Triều Tiên. Nhưng trong thời chiến, những đơn vị pháo binh này được phối thuộc hoặc tăng cường cho các đơn vị chiến đấu.

Các đơn vị pháo binh trong Quân đội Triều Tiên được biên chế từ cấp trung/lữ đoàn bộ binh trở lên.

Trong biên chế một Trung đoàn bộ binh, ngoài 3 tiểu đoàn bộ binh, họ c̣n được biên chế một tiểu đoàn pháo binh hỗn hợp với 1 đại đội súng cối hạng nặng 120 mm 8 khẩu, 1 đại đội pháo lựu 122 mm 6 khẩu, 1 đại đội pháo phản lực phóng loạt 107 mm hoặc 140 mm.

Lực lượng pháo binh này đảm bảo hỏa lực cho trung đoàn bộ binh có thể chiến đấu độc lập trên chiến trường, thực hiện các cuộc tấn công mà không cần sự chi viện hỏa lực từ cấp trên.

Ở cấp sư đoàn bộ binh (bộ binh cơ giới), Quân đội Triều Tiên biên chế 1 trung đoàn pháo gồm 3 tiểu đoàn pháo, trong đó có 1 tiểu đoàn biên chế pháo chiến dịch cỡ ṇng 152 mm (12 khẩu), 1 tiểu đoàn pháo ṇng dài 122 mm và một tiểu đoàn trang bị pháo phản lực phóng loạt 122 mm.

So sánh về số lượng pháo với liên quân Mỹ – Hàn th́ pháo của Quân đội Triều Tiên có số lượng vượt trội.

Với những “siêu pháo” như khẩu pháo tự hành Koksan cỡ ṇng 170 mm và những pháo phản lực phóng loạt cỡ ṇng lớn trên 240 mm th́ trong thời chiến, các loại này được biên chế cho các quân đoàn Lục quân của Triều Tiên.

Mỗi quân đoàn như vậy được biên chế khoảng 12 tiểu đoàn pháo binh, trong đó một nửa trang bị pháo tự hành Koksan, một nửa trang bị pháo phản lực phóng loạt (một tiểu đoàn có 18 giàn phóng).

Hiện tại, những loại pháo cấp chiến dịch này được bố trí trận địa ở Khu vực phi quân sự (DMZ) giáp giới với Hàn Quốc, sẵn sàng khai hỏa khi có lệnh.

Tháng 11/2010, dư luận thế giới choáng váng về màn đấu pháo của Quân đội Triều Tiên và Hàn Quốc khi B́nh Nhưỡng tiến hành một cuộc tập kích pháo binh bất ngờ vào ḥn đảo phía Nam Yeonpyeongdo.

Để chuẩn bị cho cuộc tấn công, phía Triều Tiên đă bố trí một tiểu đoàn pháo phản lực 122mm trực thuộc Sư đoàn bộ binh số 33 tại bán đảo Kangnyŏng gần Yeonpyeongdo.

Ngày 23/11, ḥn đảo Yeonpyeongdo đă bị bất ngờ tập kích hỏa lực pháo binh, 170 viên đạn pháo phản lực 122 mm đă bất ngờ bắn cấp tập lên đảo.

Radar trinh sát pháo binh của Quân đội Hàn Quốc bị tê liệt, do đó không thể trinh sát, tính toán phần tử bắn cho lực lượng pháo binh trên đảo phản pháo vào lực lượng pháo binh Triều Tiên.

Kết quả trận pháo kích làm 2 dân thường, 2 lính thủy đánh bộ Hàn Quốc và cơ sở vật chất trên đảo bị phá hủy. Căng thẳng 2 miền dâng cao, quân đội hai bên được đặt vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất.

Trong trận tập kích pháo binh này, Quân đội Triều Tiên bắn khoảng 288 quả đạn pháo phản lực, nhưng chỉ có khoảng 170 quả đến được mục tiêu, trong đó có khoảng 80 quả trúng vào đảo, ngoài ra đều rơi vùng biển xung quanh đảo.

Như vậy, mặc dù nắm được yếu tố bất ngờ, chủ động trong cuộc tập kích, không bị Quân đội Hàn Quốc phản pháo, nhưng tỷ lệ bắn chính xác của pháo binh Triều Tiên trong trận tập kích này là một dấu hỏi?

Hiện nay, Triều Tiên luôn t́m cách nâng tầm bắn cho các “siêu pháo” của ḿnh, khi cần thiết, những loại pháo này có thể bắn được các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt, điều này càng gây lo ngại cho giới chức lănh đạo Hàn Quốc.

Con “Át chủ bài” để kiềm chế những cái “đầu nóng”

Từ những năm 1990, thời điểm khi Chính quyền Clinton quyết định không thực hiện hành động quân sự chống lại chương tŕnh hạt nhân của Triều Tiên, đă xuất hiện một nhận thức chung rằng B́nh Nhưỡng có đủ hỏa lực pháo binh để biến Seoul, thành phố gồm khoảng 25 triệu dân, “thành biển lửa”.

Kịch bản kinh sợ này đă trở thành một “con Át chủ bài” để hạ nhiệt những cái “đầu nóng” của liên quân Mỹ – Hàn muốn sử dụng các hành động quân sự mạnh mẽ chống lại B́nh Nhưỡng.

Như đă phân tích ở trên, nếu xung đột xảy ra, th́ chỉ có khoảng 1/3 lực lượng pháo binh tầm xa của Triều Tiên có thể khai hỏa, sau đó sẽ phải giảm cường độ hỏa lực do phản pháo của liên quân Mỹ – Hàn, tiếp tế đạn dược, hỏng hóc kỹ thuật… khiến số lượng của họ giảm gần như ngay lập tức.

Bên cạnh đó, do t́nh h́nh căng thẳng suốt gần 60 năm qua trên bán đảo, cùng với địa lư bất lợi nằm gần khu giới tuyến, Thủ đô Seoul của Hàn Quốc luôn có những kịch bản nhằm chống lại những cuộc tập kích bằng hỏa lực của Quân đội Triều Tiên.

Cụ thể, họ đă thiết kế nhiều hầm trú ẩn kiên cố, chứa được nhiều người, có thể chống lại các loại đạn pháo của Triều Tiên. Bên cạnh đó là hệ thống đường xe điện ngầm được thiết kế hết sức dày đặc và hoàn chỉnh.

Trong thời b́nh, hệ thống tàu điện ngầm này phục vụ giao thông của 25 triệu dân Thủ đô Seoul nhưng khi có t́nh huống chiến tranh, đây sẽ là nơi trú ẩn an toàn cho người dân thành phố.

Một biện pháp quan trọng là chính quyền thành phố luôn giáo dục ư thức quốc pḥng cho người dân. Nếu có t́nh huống th́ người dân sẽ sơ tán theo kịch bản đă được tập luyện kỹ từ thời b́nh, không gây náo loạn trong dân chúng.

Hiện nay, các kiến trúc của Seoul đều bằng bê tông vững chắc, nếu chỉ dùng đạn pháo, kể cả với cỡ đạn 170 mm th́ cũng không thể gây hư hại nặng.

Với t́nh huống Quân đội Triều Tiên bất ngờ tập kích pháo binh vào Seoul như vào đảo Yeonpyeongdo năm 2010, th́ với những cấu trúc vững chắc của các ṭa nhà, pháo binh Triều Tiên không chắc gây được những thiệt hại lớn như những lời đe dọa và số lượng thương vong dân sự sẽ giảm xuống rất nhiều.

Pháo binh Triều Tiên chắc chắn sẽ đóng một vai tṛ rất lớn trong bất kỳ xung đột nào trong tương lai. Một điều không thể phủ nhận đó là hiện tại Triều Tiên đang sở hữu một số lượng lớn pháo hạng nặng và quân đội được huấn luyện rất tốt.

Một cuộc tấn công bằng pháo binh vào Seoul chắc chắn sẽ gây ra những tổn thất dân sự. Tuy nhiên, việc Quân đội Triều Tiên tuyên bố nhấn ch́m Seoul trong “biển lửa” có thể chỉ là chiêu tuyên truyền. Nó cũng là vũ khí răn đe phái “diều hâu” khi muốn sử dụng sức mạnh chống lại Triều Tiên.

laingo10 12-05-2017 04:49

http://vietbf.com/forum/attachment.p...1&d=1512443387



LOL!!!
Mấy thứ pháo binh này chi cần 2 trái CBU 105 cluster bombs là xong ngay !!!

vvan44 12-05-2017 07:30

Tội cho thằng Ủn, nó chứ mơ mộng muốn đánh lấy Hàn Quốc hoài. Lính của nó mà bỏ trốn được th́ chẳng c̣n thằng lính nào ở gần nó đâu.

Thật t́nh dân Bắc Hàn trong bụng cũng muốn chiến tranh để tự giải phóng ḿnh. Nh́n thấy dân Hàn Quốc, mà dân Bắc Hàn tụi thân. Không có phân bón cho nông nghiệp mà cứ dùng "vàng" trong người bón cho rau. Hỏi sao không bị bệnh.


All times are GMT. The time now is 06:18.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.04247 seconds with 9 queries