VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   Viet Oversea|Tin Hải Ngoại (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=186)
-   -   Bác sĩ Việt ở Hàn Quốc giữa làn sóng đ́nh công (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1889628)

june04 03-14-2024 02:56

Bác sĩ Việt ở Hàn Quốc giữa làn sóng đ́nh công
 
1 Attachment(s)
Về nhà sau ca trực 12 tiếng tại Bệnh viện Đại học Seoul (SNU), bác sĩ Nguyên ăn vội bát cơm rồi thức đến gần sáng để hoàn thành bài tập.

Bác sĩ Lương Phạm Hạnh Nguyên, 36 tuổi, nguyên giảng viên răng hàm mặt, Khoa Y, Đại học Quốc gia TP HCM, hiện học tiến sĩ lâm sàng chuyên ngành nha chu tại SNU.

Ở bệnh viện, nhiệm vụ chính của bác sĩ Nguyên là hỗ trợ các giáo sư thăm khám, ghi chép bệnh án, tham gia hội chẩn. Cuộc đ́nh công xảy ra từ hôm 20/2 khiến công việc của chị tại một trong những cơ sở y tế danh tiếng nhất nước bị ảnh hưởng.

Bệnh viện Đại học Seoul được coi là tuyến cuối điều trị. Tuy nhiên, gần một tháng nay, nhiều bác sĩ nội trú, thực tập rời bỏ chỗ làm. Bệnh nhân tăng, nhân viên y tế giảm, các công việc tồn đọng được giáo sư, học viên và các bác sĩ c̣n lại chia nhau gánh vác.

Nhiều ngày, đội ngũ y tế làm việc xuyên trưa, không ăn uống. Có những công việc trước đây vốn không thuộc phận sự, nay chị Nguyên được giáo sư giao tận tay, bởi thiếu nhân lực. Chị dần làm quen với những ngày trực 15, thậm chí 16 tiếng.

"Đây là t́nh trạng chung của các bác sĩ trong khoa tôi: Làm việc quá tải. Có những giáo sư dù ốm, vẫn cố gắng đến trường làm việc v́ nếu nghỉ, không ai điều trị cho bệnh nhân", bác sĩ Nguyên chia sẻ.

Tuy nhiên, chị Nguyên nói mâu thuẫn giữa chính phủ với các bác sĩ đ́nh công hiện trở nên căng thẳng hơn khi giới chức bắt đầu tước giấy phép hành nghề của gần 5.000 người, đồng thời cảnh báo có thể xử lư h́nh sự. Trước t́nh h́nh này, trong ngày 11/3, các giáo sư SNU có kế hoạch nộp đơn từ chức hàng loạt. Các giáo sư y thuộc Đại học Catholic cũng cảnh báo sẽ tiếp tục đ́nh chỉ các ca phẫu thuật và giảm hoạt động điều trị cho cả bệnh nhân nội, ngoại trú.

Bác sĩ Nguyễn Hải Đăng (tên nhân vật đă được thay đổi), khoa Ngoại, Bệnh viện Bundang, Đại học Seoul cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng.

Từ cuối tháng 2, số bác sĩ nội trú tại bệnh viện giảm. Lượng bệnh nhân đổ đến vẫn đông, song v́ thiếu đội ngũ hỗ trợ, các giáo sư, cũng là người điều trị chính tại viện, không thể tiến hành nhiều ca phẫu thuật. Trước đó, khoa Ngoại thực hiện trung b́nh từ 30 đến 40 ca mổ mỗi ngày, chia ra khoảng ba đến 4 bàn mổ. Đến nay, số ca phẫu thuật giảm xuống c̣n hai đến ba ca một ngày. Các khoa chuyên biệt hơn như Sọ năo thậm chí không thực hiện ca mổ nào.

Với kỳ vọng được nâng cao tay nghề, học hỏi những kỹ thuật mới từ các bác sĩ nước ngoài, t́nh trạng "không được gặp bệnh nhân" hiện tại khiến anh Đăng cảm thấy ḿnh "chưa may mắn" như bác sĩ khóa trước.

Dù vậy, cả bác sĩ Nguyên và bác sĩ Đăng đều thấu hiểu quyết định đ́nh công của các đồng nghiệp. Theo bác sĩ Nguyên, những người đ́nh công thường là bác sĩ chuyên về điều trị, phải làm việc 80 đến 100 giờ mỗi tuần. Đôi khi, họ chỉ về nhà để ngủ khoảng hai tiếng, sau đó trở lại viện, tiếp tục công việc ngay sáng hôm sau, "rất mệt mỏi, căng thẳng".

Thạc sĩ Nguyễn Phương Thúy, nghiên cứu sinh hệ tiến sĩ tại Khoa Vi sinh - Miễn dịch, Khoa Y, Đại học Quốc gia Seoul, đồng t́nh với quan điểm này. Theo chị Thúy, Hàn Quốc thường thiếu bác sĩ tại các chuyên ngành thiết yếu, c̣n được gọi là bác sĩ điều trị. Sinh viên y khoa ra trường có xu hướng chọn ngành da liễu và thẩm mỹ, do việc nhàn, lương cao. Trong khi nếu tăng thêm chỉ tiêu, áp lực cạnh tranh ở các nhóm ngành nổi tiếng sẽ cao hơn, song các ngành thiết yếu vẫn chịu t́nh trạng thiếu bác sĩ.

Từ thực tế này, các bác sĩ đ́nh công hy vọng chính phủ tăng đăi ngộ cho nhân viên y tế thiết yếu ở tuyến dưới; tăng đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại cho các bệnh viện công, từ đó thu hút những nhân sự giỏi về đây, thay v́ chỉ "lao vào các ngành hot".

Hôm 13/3, chính phủ Hàn Quốc đă quyết định cung cấp 94,8 tỷ won (72,2 triệu USD) cho các bệnh viện công trong năm nay để giải quyết t́nh trạng thiếu hụt nhân lực kéo dài. Bộ Y tế cũng kêu gọi các giáo sư y khoa không từ chức, thêm rằng "chính phủ sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán" để giải quyết cuộc khủng hoảng.

Trong lúc đó, các bác sĩ Nguyên, Đăng, Thúy hằng ngày tự động viên bản thân nỗ lực học tập và nghiên cứu, sẵn sàng hy sinh thời gian và sức lực để hỗ trợ bệnh viện.

"Nếu ḿnh cũng xin nghỉ, ai là người điều trị cho bệnh nhân?", chị Nguyên nói, chia sẻ mong muốn các bác sĩ cũng như đồng nghiệp mau chóng quay trở lại với công việc, chính phủ Hàn Quốc có các quyết định xoay chuyển t́nh thế, để bệnh nhân không bị ảnh hưởng.

Vụ đ́nh công của các bác sĩ nội trú Hàn Quốc đă kéo dài 24 ngày, bắt nguồn từ việc chính phủ tăng chỉ tiêu sinh viên trường y vào năm 2025 bởi nước này có tỷ lệ bác sĩ trên dân số thấp nhất trong các nước phát triển. Việc này sẽ cải thiện dịch vụ y tế tại vùng sâu vùng xa và đáp ứng nhu cầu của đất nước đang già hóa dân số nhanh chóng.

Trái với quan điểm của chính phủ, các bác sĩ nội trú nói đất nước không cần thêm bác sĩ v́ đă có đủ, việc tăng tuyển sinh sẽ làm giảm chất lượng đào tạo cũng như dịch vụ khám chữa bệnh, với lập luận rằng dân số đang giảm và người Hàn Quốc vốn dễ tiếp cận dịch vụ y tế. Họ kêu gọi chính phủ giải quyết chính sách lương, đăi ngộ thấp, cải thiện sự bảo vệ pháp lư trước các vụ kiện về sơ suất y tế quá mức, thay v́ tăng chỉ tiêu quá đột ngột.

Gibbs 03-17-2024 03:59

Tóm tắt vụ bác sĩ Hàn Quốc đ́nh công
Ngày 20.2.2024, sau khi chính phủ HQ dự kiến tăng 2.000 chỉ tiêu tuyển sinh đại học ngành y vào năm 2025, khoảng 9.000 bác sĩ nội trú - lượng ṇng cốt chăm sóc và điều trị các bệnh nhân nguy kịch - đồng loạt rời bệnh viện, từ chối khám chữa bệnh.
Cuộc khủng hoảng lan sang cả lĩnh vực đào tạo, khi sinh viên y khoa và nhiều giáo sư trường y nghỉ việc ủng hộ các bác sĩ nội trú.
Cho đến thời điểm hiện tại, hơn 90% trong số 13.000 bác sĩ thực tập của đất nước đă nghỉ việc, cùng với đó, hàng loạt giáo sư y khoa cũng quyết định nộp đơn từ chức từ ngày 25/3 để ủng hộ cuộc đ́nh công. Bộ Y tế nhận được hơn 1.200 báo cáo về bệnh nhân bị ảnh hưởng, hoăn điều trị.
25/3 cũng là thời hạn cuối Chính phủ Hàn Quốc yêu cầu các nhân viên Y tế phải quay lại làm việc.
Một số tờ báo đưa tin, lư do dẫn đến hành động trên là bởi các bác sĩ cho rằng kế hoạch tăng số lượng sinh viên trường y "sẽ tác động tới chất lượng dịch vụ y tế, cũng như ảnh hưởng đến thu nhập và địa vị xă hội của họ".
Nếu chỉ đọc qua thông tin sẽ thấy các bác sĩ HQ rất ích kỉ khi chỉ nghĩ đến bản thân ḿnh. Logic như sau: Tăng chỉ tiêu tuyển sinh -> tăng bác sĩ -> người dân sẽ được chăm sóc tốt hơn.
Vậy có thực các bs HQ ích kỉ không? Câu trả lời là có, nhưng chỉ 1 phần.
Trên thực tế, xu hướng của giới trẻ HQ khi vào trường y sẽ lựa chọn các lĩnh vực thiên về làm đẹp như da liễu, phẫu thuật thẩm mỹ..., đây vốn là lĩnh vực được cho là nhàn nhă, dễ kiếm tiền, và ít xảy ra biến chứng chết người.
Trong khi đó, các lĩnh vực đ̣i hỏi hàm lượng trí tuệ cao, công việc nặng nhọc, vất vả và rất dễ đối mặt các t́nh huống pháp lư th́ khó tuyển người.
Điều này đồng nghĩa với việc, tăng chỉ tiêu tuyển sinh ngành y gần như không giúp ǵ cho các đối tượng tham gia đ́nh công.
Các bác sĩ cho biết, họ phải làm tới 100 giờ mỗi tuần, tương đương 12,5 giờ/ngày; tuần 8 ngày.
Hiện vụ việc chưa biết sẽ diễn ra theo chiều hướng nào song ở động thái mới nhất, chính phủ HQ đă từ chối thương lượng, dọa rút giấy phép hành nghề của ít nhất 5.000 bác sĩ và cao hơn sẽ xem xét xử lư h́nh sự.


All times are GMT. The time now is 04:35.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.04069 seconds with 9 queries