VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   Viet Oversea|Tin Hải Ngoại (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=186)
-   -   Câu chuyện cô gái Việt Mỹ lai t́m cha trong 20 năm (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1237912)

vuitoichat 04-18-2019 09:16

Câu chuyện cô gái Việt Mỹ lai t́m cha trong 20 năm
 
2 Attachment(s)
Đang hạnh phúc với chồng và 3 con trong căn nhà ấm áp ở thành phố Chicago (Mỹ), nhưng lúc nào cũng thấy ḷng tồn tại một khoảng trống ấy xuất hiện 20 năm trước, sau khi biết ḿnh không phải là con đẻ của người mẹ đă ở bên từ thời thơ ấu, từ khi người mẹ đă nuôi dưỡng cô từ lúc vài tháng tuổi không qua đời, th́ có lẽ cô sẽ không bao giờ biết về nguồn gốc thật sự của ḿnh. Hơn thế nữa, bà ra đi mang theo tất cả sự thật của câu chuyện.
https://vietbf.com/forum/attachment....1&d=1555578919
Cô Jennty Hằng Nguyễn Ashley khi c̣n nhỏ và người mẹ nuôi, bà Nguyễn Thị Xuân. (H́nh: Jenny Hằng Nguyễn.)

Bây giờ là câu chuyện cô gái con lai t́m cha ruột trong suốt 20 năm. Cô là Jenny Hằng Nguyễn Ashley, 47 tuổi, sống ở thành phố Chicago, tiểu bang Illinois, Hoa Kỳ.

Má Xuân

Thật vậy, cô không biết v́ chưa bao giờ cô có cảm giác “xa cách v́ không có cùng máu mủ, dù chỉ thoáng qua.”

“Tôi chưa bao giờ có cảm giác xa cách và cũng không hề nghĩ ḿnh là con nuôi. Cho dù đôi khi, có những đứa bạn hàng xóm chơi với ḿnh nói “mẹ tao nói mày là con nuôi.” Tôi về hỏi má Xuân là tụi nó nói con là con nuôi có đúng không? Th́ má tôi trả lời một câu là ‘Ơ không nuôi th́ làm sao lớn?

Thường thường tôi nghe nói một người con nuôi hay bị hất hủi, bị đánh đập, không cho ăn, không cho đi học…nhưng tôi th́ không có chuyện đó. Tôi muốn đi học tiếng Anh, bà cho đi học tiếng Anh. Tôi muốn đi học đàn, bà cho đi học đàn.

Cô chia sẻ khi được hỏi liệu có một phút giây nào đó cô cảm nhận sự xa cách máu mủ với mẹ Xuân, là người mẹ nuôi đă khuất của cô hay không? Cả một gia đ́nh, cả một ḍng họ thương yêu tôi. Có lẽ tôi là người may mắn trong vạn người con lai.”
https://vietbf.com/forum/attachment....1&d=1555578919
Ông Buddy Ashley vào năm 1970. (H́nh: Jenny Hằng Nguyễn Ashley)

Cô chưa bao giờ nghĩ ḿnh là con nuôi, và cô cũng chưa bao giờ có ư định sẽ đi t́m cha ruột khi hai mẹ con đặt chân đến Mỹ theo diện con lai. Đơn giản, cô nghĩ rằng: “Tôi nghĩ ḿnh có mẹ là đủ rồi, nên không nghĩ đến.” Năm ấy cô 16 tuổi.

Chỉ một lần duy nhất, khi hai má con đi nhà thờ, má Xuân nói ba của cô cũng cao giống như cái ông đứng đằng trước mặt.

Tất cả cô biết về ba của ḿnh chỉ biết như thế. Chưa bao giờ cô thấy tấm h́nh và cũng chưa bao giờ biết đến cái tên.

Thế rồi, đă là định mệnh th́ phải diễn ra như nó phải là…

Sự thật

Năm 1999, má Xuân của cô ngă bệnh. Nhớ lại lúc đó, cô kể:

“Không biết là bệnh ǵ, nhưng khi vào bệnh viện th́ má đă mê man rồi. Bác sĩ đẩy má vào máy scan để scan hết người. Sau đó bác sĩ nói là trong năo của mẹ Xuân có một sợi dây thần kinh để dắt máu vô năo th́ nó bị mỏng một đoạn. Mỗi lần mẹ suy nghĩ, hay càng lớn tuổi th́ sợi dây đó càng mỏng, đến một ngày nó sẽ đứt ra làm đôi. Khi đó máu sẽ tràn vào năo, làm cho năo bị ngộp thở và má sẽ chết.

Khi chụp h́nh đầu xong th́ bác sĩ nói với tôi là phải giải phẫu cho má từ 10 đến 18 tiếng. Khả năng cứu là 50/50, c̣n lại là do ư trời với bản thân của bà chứ bác sĩ không thể làm ǵ hơn.”

Quyết định không đơn giản cho cô.

Nếu không làm ǵ cả, là chấp nhận để má Xuân của cô nằm im như vậy cho đến ngày bà mất và mất trong h́nh hài của người thực vật. Máu đă ngập trong năo.

Nếu đồng ư mổ, cô phải đánh cược với chính số phận của bà.

Cuối cùng, cô đồng ư kư vào tờ giấy mổ và thực hiện yêu cầu của bệnh viện:

“Cái này có liên quan đến di truyền trong gia đ́nh. Tôi là con gái của bà (trong giấy khai sinh là như thế) th́ bệnh viện yêu cầu tôi phải đi chụp năo của tôi.

Khi chụp h́nh năo của tôi ra th́ người ta nói tôi không phải con ruột của bà, v́ hộp sọ của tôi không có tương quan ǵ với bà hết. Cho nên bác sĩ bảo đảm là tôi không dính líu ǵ với bà hết, chắc chắn 100% tôi không phải là con ruột.

Năm đó là năm 1999.”

Nén đau khổ, cô vượt qua hai nỗi đau xảy ra cùng lúc để đưa xác má về quê nhà, cho bà nằm cạnh bà ngoại của cô, đúng theo ư nguyên bà đă dặn ḍ khi c̣n sống.

“Về đến quê nhà, tôi cắn răng im lặng để lo cho má trọn vẹn đến ngày cuối cùng. Tôi cũng muốn hỏi lắm, nhưng mẹ ḿnh vừa mất, ḿnh hỏi th́…”

Cô bỏ lửng câu nói. Không khó để nh́n thấy rơ và hiểu rơ tấm ḷng của cô gái vừa mất mẹ, vừa biết được ḿnh không phải là con ruột của bà, vừa nóng ḷng muốn biết nguồn cội của ḿnh.

Chữ hiếu và chữ nghĩa không cho phép cô đặt ra bất kỳ câu hỏi nào với gia đ́nh trong thời gian đó. Cô dự tính sau ba năm, khi măn tang má xong th́ cô sẽ hỏi ông ngoại.

Thế nhưng một lần nữa, trớ trêu là định mệnh lặp lại. Khi chỉ c̣n ba tuần nữa đến ngày măn tang má, ông ngoại của cô cũng ra đi. Nhớ lại lúc đó, cô nói:

“Tôi dự định sẽ hỏi những ông bác trong nhà. Nhưng lại sợ mọi người cho rằng ông ngoại mới mất, má mới mất mà tôi đă đào bới chuyện cũ ra. Tôi cắn răng lần nữa chờ đợi thêm thời gian. Nhưng rồi các ông bác lần lượt qua đời, chẳng ai nói được với tôi điều ǵ.”

Mẹ Hạnh và d́ Hát

Không thể bỏ cuộc và không cho ḿnh bỏ cuộc, Cô quay về Việt Nam lần nữa. Lúc này, cô quyết định hỏi thẳng d́ Hát, một người d́ trong gia đ́nh, về mẹ ruột của ḿnh. Bà cho biết: “Mẹ của con tên là Hạnh.”

Những ǵ d́ Nguyễn Thị Hát, người phụ nữ hơn 60 tuổi (em của bà Xuân đă qua đời), tai đă lăng, trí nhớ đă dần phai, nhưng may mắn thay những ǵ cô muốn biết vẫn c̣n nằm trong tâm trí của bà. Cô kể lại câu chuyện qua lời d́ Hát:

“Mẹ sinh ra Hằng tên là Hạnh. Mẹ Hạnh làm trong quán bar của mẹ Xuân. Khi sanh ra Hạnh, v́ phải vừa đi học vừa đi làm, mẹ Hạnh gửi Hằng cho một người bạn, được thời gian ngắn th́ người bạn này không nhận nữa. Lúc đó, má Xuân mới lên tiếng nhận nuôi Hằng. Má Xuân thương và chăm sóc Hằng hơn ai hết.”

Những ǵ d́ Hát c̣n nhớ là quán bar đó tên Mộng, trên đường Nguyễn Văn Thoại, Sài G̣n.

Cũng qua kư ức ít ỏi d́ Hát c̣n giữ lại, cô biết mẹ Hạnh đă từng đến xin lại cô để đưa cô cùng đi Mỹ. Nhưng theo lời kể của d́ Hát th́:

“Mẹ Xuân mới rửa tội cho Hằng. Mẹ Xuân chăm sóc Hằng cả linh hồn lẫn thể xác, mà mẹ Hạnh th́ không cùng tôn giáo, không phải Thiên Chúa Giáo nên không thể cho mang đi được.”

Từ đó, mẹ Hạnh của cô không quay trở lại nữa. Cũng theo kư ức của d́ Hát, cái ngày mà bà gặp mẹ Hạnh của cô đến xin lại con, bà nói:

“Hằng giống mẹ Hạnh như đúc.”

Và đặc biệt, theo lời d́ Hát kể, mẹ Hạnh đến xin lại cô để rời khỏi Việt Nam cùng một người đàn ông ngoại quốc, người Mỹ.

Khi đó, cô nghĩ rằng: “Nếu mẹ Hạnh đi về Mỹ th́ chắc phải đi với ba tôi. Cho nên tôi quay về Mỹ, tôi lao vào lấy DNA để t́m ba. Trong đầu tôi nghĩ rằng khi t́m được ba th́ sẽ t́m được mẹ, v́ mẹ đă đến xin tôi để đưa đi cùng với ba.”

Mang trong ḿnh nỗi khắc khoải nhưng cô nói chưa bao giờ cô trách mẹ Hạnh hay giận mẹ Xuân đă không nói ra sự thật. Cô tự trách ḿnh sao quá đỗi hời hợt trong những tháng năm mẹ Xuân c̣n sống. Cô tự trách phải chi khi đó cô đề cập đến ba của ḿnh, t́m hiểu về DNA th́ đă có hy vọng…(Cát Linh)


All times are GMT. The time now is 20:43.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.03734 seconds with 9 queries