VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   World News |Tin Thế Giới 2006-2019 (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=272)
-   -   Vạch bộ mặt thâm độc của TQ trên biển (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1270620)

PinaColada 08-21-2019 01:37

Vạch bộ mặt thâm độc của TQ trên biển
 
6 Attachment(s)
Chuyên gia Nga phân tích mưu đồ Trung Quốc trên biển. Tác giả là Xergey Linnhik. Ông đă phân tích ư đồ, sách lược, quyết (dă) tâm và hành động của Bắc Kinh tại những khu vực lănh thổ tranh chấp trên biển với láng giềng

Bài viết của học giả Nga quen thuộc Xergey Linnhik. Bài đăng trên tờ báo chuyên ngành”B́nh luận quân sự” (Nga) ngày 20/8/2019. Sau đây là nội dung, tất cả các ảnh và bản đồ:

Vào thời điểm hiện tại, sau khi đạt được một số thành công kinh tế ấn tượng, Bắc Kinh đang t́m mọi cách để khuếch trương ảnh hưởng chính trị và tiếp cận không hạn chế các hành lang giao thông và các nguồn tài nguyên trên thế giới.

Năm 2013, Chủ tịch Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa (CHDCNDTH) Tập Cận B́nh đă đưa ra sáng kiến ​​"Một vành đai - Một con đường" nhằm thực hiện các dự án thương mại- đầu tư đa phương với phương châm càng nhiều quốc gia tham gia và sử dụng vốn Trung Quốc càng tốt.

Cho đến thời điểm hiện tại, đă có hơn 120 quốc gia và hàng chục tổ chức quốc tế hưởng ứng sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” của Bắc Kinh.

Sáng kiến ​​này có hai dự án thành phần, đó là: “Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa” (mục tiêu là h́nh thành một không gian kinh tế- thương mại Á-Âu và hành lang vận tải xuyên lục địa thống nhất) và “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21” (mục tiêu- phát triển các tuyến thương mại hàng hải).

Thời gian dự kiến ​​để thực hiện các dự án - 30 năm. Ngoài những công cụ khác, để thực hiện tham vọng của ḿnh, Bắc Kinh cần phải có một lực lượng Hải quân mạnh và lực lượng Không quân chiến đấu hiện đại có cự ly tác chiến lớn.

https://www.intermati.com/forum/atta...1&d=1566351168

Những tiền đề để Bắc Kinh xây dựng các căn cứ hải quân bên ngoài lănh thổ Trung Hoa lục địa

Hiện tại, giới cầm quyền Bắc Kinh đang thực hiện Chương tŕnh hiện đại hóa Các lực lượng vũ trang (CLLVT) với mục tiêu đảm bảo cho CLLVT Trung Quốc khả năng đối phó được với sức mạnh quân sự của Mỹ trong một cuộc xung đột (chỉ) sử dụng các phương tiện đấu tranh vũ trang quy ước (bằng vũ khí thông thường, hoặc nói cách khác- phi hạt nhân-ND).

Nhiều chuyên gia cho rằng Trung Quốc không chỉ quyết tâm xây dựng một lực lượng hải quân hiện đại mà c̣n đang thực hiện một chương tŕnh xây dựng lực lượng hải quân có quy mô lớn nhất thế giới.

Và hoàn toàn có khả năng là chính Trung Quốc sẽ là nước khởi động và dẫn đầu cuộc chạy đua vũ khí hải quân trong tương lai gần. Nhưng để đảm bảo cung cấp và đảm bảo độ bền tác chiến cho lực lượng Hải quân (Trung Quốc) hoạt động trên các đại dương, Bắc Kinh cần có căn cứ (hải quân) để các tàu chiến của họ có thể sửa chữa và tiếp nhiên liệu, vũ khí đạn dược, thực phẩm v.v. .


Giới cầm quyền Trung Quốc đang giải quyết vấn đề theo hai cách: (1) thành lập các căn cứ (hải quân) trên bờ biển các quốc gia khác, và (2) xây dựng căn cứ quân sự ở các vùng lănh thổ đảo tranh chấp. Cụ thể- vào đầu năm 2017, chính phủ Trung Quốc và chính phủ Djibouti đă kư thỏa thuận về việc xây dựng một căn cứ quân sự (hải quân)Trung Quốc tại cảng Obok, trên bờ vịnh Aden.

Như các nhà chức trách Trung Quốc khẳng định th́ căn cứ của nước này tại Djibouti được thành lập để tiến hành các hoạt động chống cướp biển tại Châu Phi, hỗ trợ các phái đoàn ǵn giữ ḥa b́nh của Liên Hợp Quốc.

Vừa mới trong năm 2019 này, Bộ Quốc pḥng Mỹ đă công bố một báo cáo, trong đó có đoạn nêu rơ:

“Các nhà lănh đạo Trung Quốc đang tận dụng uy tín kinh tế, ngoại giao và quân sự ngày càng tăng của ḿnh để thiết lập ưu thế trong khu vực và mở rộng ảnh hưởng trên thế giới.

Những tiến triển của Trung Quốc trong tiến tŕnh hiện thực hóa sáng kiến “Một vành đai- Một con đường” ​​có khả năng sẽ dẫn đến việc Trung Quốc sẽ mở thêm các căn cứ quân sự ở nước ngoài do (Trung Quốc) nhận thức được sự cần thiết phải đảm bảo an toàn cho những dự án đó.

Việc Trung Quốc mới triển khai căn cứ quân sự tại Djibouti cần phải được nh́n nhận trong bối cảnh mấy năm nay Bắc Kinh đang ráo riết tăng cường sự hiện diện hải quân trên Ấn Độ Dương và trênbiển Địa Trung Hải và những sự thay đổi sắp tới trong vai tṛ của Trung Quốc đối với các vấn đề an ninh toàn cầu và khu vực.

Trung Quốc sẽ t́m mọi cách để xây dựng thêm các căn cứ quân sự mới tại những quốc gia có quan hệ hữu nghị lâu dài và các lợi ích chiến lược tương đồng (với Trung Quốc), ví dụ như Pakistan, và tại những quốc gia đă từng cho triển khai quân đội nước ngoài trên lănh thổ của ḿnh.

Ngoài ra, Trung Quốc có thể mớ các căn cứ ở Trung Đông, Đông Nam Á và Tây Thái B́nh Dương. Lầu Năm Góc cho rằng Trung Quốc đă có kinh nghiệm trong việc xây dựng căn cứ quân sự ở các khu vực lănh thổ tranh chấp trên Biển Đông”.

Các tranh chấp lănh thổ trên các biển đảo

Trong nhiều thập kỷ qua, Bắc Kinh tranh chấp chủ quyền đối với một loạt các đảo trên Biển Đông với một số nước. Cụ thể, đó là quần đảo Sisha (Bắc Kinh gọi là Tây Sa- tức quần đảo Hoàng Sa-Việt Nam), đảo Nansha (Trường Sa-Việt Nam) và Huangyan (rạn san hô Scarboroug- Bắc Kinh gọi là Hoàng Nham-ND).

Những nước có tranh chấp chủ quyền các đảo với Trung Quốc, ở mức độ (căng thẳng) này hay mức độ khác là Việt Nam, Brunei, Malaysia và Philippines. T́nh h́nh căng thẳng nhất là xung quanh rạn san hô Scarborough, quần đảo Senkaku, cũng như quần đảo phía Nam Trường Sa của Việt Nam,- nơi được cho là các mỏ dầu và khí đốt lớn.

Biển Đông có tầm quan trọng chiến lược – có tới khoảng 40% lưu lượng hàng hóa giao thương của thế giới đi qua các tuyến đường trên biển này, qua eo biển Malacca, và có tới 80% lượng dầu- khí đốt Trung Quốc nhập khẩu được vận chuyển qua Biển Đông.

Trung Quốc thường xuyên phô trương sức mạnh đang lên của Hải quân PLA tại những khu vực có các đảo tranh chấp. Cụ thể, ngày 26/12/2016, tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc đă đi vào vùng biển tranh chấp ở Biển Đông qua eo biển Bashi (hay Ba Sĩ - một eo biển ở cực bắc Philippines).

Đây là một eo biển nối Biển Đông với Thái B́nh Dương-ND) và đi ngang sát quần đảo Pratas hiện đang do Đài Loan kiểm soát. Đi hộ tống tàu sân bay này là 2 tàu khu trục dự án 052C, 1tàu khu trục 052D, 2 tàu khu trục dự án 054A, 1 tàu chống ngầm dự án 056A và tàu tiếp tế dự án 903A.

https://www.intermati.com/forum/atta...1&d=1566351168

Trước đó, ṭa trọng tài (thường trực) The Hague đă ra phán quyết bác bỏ yêu sách lănh thổ của Bắc Kinh đối với các vùng lănh thổ tranh chấp ở Biển Đông. Đáp lại, Chủ tịch Tập tuyên bố những ḥn đảo này từ thời cổ đại đă là một phần không thể tách rời của Trung Quốc.

Từ năm 1947, hai năm sau khi Nhật Bản đầu hàng, Trung Quốc đă cho công bố một bản đồ, trên đó biên giới quốc gia Trung Quốc tại Biển Đông được xác định bằng một đường được gọi là đường chín đoạn (đường lưỡi ḅ).

Khu vực được giới hạn bởi đường lưỡi ḅ này chiếm tới 90% diện tích Biển Đông, trong đó có Quần đảo Trường Sa của Việt Nam và rạn san hô Scarborough. Giới cầm quyền Trung Quốc đến tận bây giờ vẫn sử dụng các tài liệu năm 1947 làm luận chứng chủ yếu trong tranh chấp, liên tục lớn tiếng về cái gọi là "các quyền lịch sử" của họ đối với khu vực này.

Quần đảo Senkaku

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự căng thẳng trong quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản là tranh chấp quyền sở hữu quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư). Quần đảo này nằm trên biển Hoa Đông, cách Đài Loan 170 km về phía đông bắc.

https://www.intermati.com/forum/atta...1&d=1566351168

Trước Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, trên các đảo Kubajima và Wotsurishima của Quần đảo này đă từng có hai làng chài của người Nhật. Năm 1945, Nhật Bản mất toàn bộ những khu vực lănh thổ mà nước này chiếm hữu được trong suốt thế kỷ 19.

Quần đảo Senkaku cùng với Okinawa khi đó (1945) khi đó thuộc quyền tài phán của Mỹ. Đầu những năm 1970, Okinawa và Senkaku được (Mỹ trao trả lại cho Nhật Bản.

Măi 20 năm sau, khi xuất hiện thông tin có một mỏ khí đốt tự nhiên rất lớn trong khu vực này, giới lănh đạo Trung Quốc mới tuyên bố rằng họ không đồng ư với quyết định trên (của Mỹ), và đến năm 1992, Bắc Kinh tuyên bố khu vực này là “lănh thổ gốc của Trung Quốc”.

Ở giai đoạn ban đầu, có vẻ như hai bên (Trung-Nhật) có thể thỏa thuận được với nhau. Nhưng vào năm 2010, các cuộc đàm phán song phương bị đóng băng sau khi Nhật Bản bắt giữ một tàu đánh cá Trung Quốc ở khu vực quần đảo Senkaku đang tranh chấp.

Những yêu sách của Bắc Kinh luôn đi kèm với các hành động thực tế. Năm 2004, lực lượng pḥng vệ Nhật Bản đă bắt giữ các công dân Trung Quốc đổ bộ lên Senkaku.

Mùa xuân năm 2011, công ty dầu khí CNOOC của Trung Quốc triển khai các hoạt động thăm ḍ mỏ khí đốt Chunxiao nằm trên phía Trung Quốc sau đường phân định vùng đặc quyền kinh tế giữa hai nước. Người Nhật phản đối mạnh mẽ v́ cho rằng họ có quyền tiếp cận mỏ khí đốt chung trên Biển Hoa Đông.

https://www.intermati.com/forum/atta...1&d=1566351168

Giàn khoan của Công ty dầu khí Trung Quốc tại khu vực mỏ khí đốt Chunxiao
T́nh h́nh quanh Senkaku trở nên đặc biệt nóng vào tháng 7/2012, sau khi các tàu tuần tiễu Trung Quốc xuất hiện tại khu vực này. Ngay khi đó, ngày 15/7, đại sứ Nhật Bản tại Trung Quốc đă được triệu hồi về nước để “tư vấn”.

Tháng 8/2012, các cuộc biểu t́nh chống Nhật đă diễn ra tại một loạt các thành phố Trung Quốc, kết thúc bằng các cuộc đập phá cướp bóc cửa hàng người Nhật và đốt xe hơi Nhật Bản sản xuất. Cái cớ dẫn đến các cuộc biểu t́nh trên là việc một nhóm công dân Nhật Bản đă đổ bộ lên các ḥn đảo tranh chấp và dựng cờ Nhật Bản trên các đảo đó.

Vào giữa tháng 9, nhiều tàu chiến Hải quân PLA đă tiến sát quần đảo, các máy bay ném bom tầm xa và máy bay tuần tiễu Trung Quốc liên tục xâm nhập vùng trời trên Quần đảo này.

https://www.intermati.com/forum/atta...1&d=1566351168

Máy bay ném bom tầm xa H-6K Không quân PLA bay tuần tiễu trên Biển Đông

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cảnh báo nếu Nhật Bản không từ bỏ các yêu sách chủ quyền đơn phương đối với những đảo mà Bắc Kinh cho là “lănh thổ lịch sử của Trung Quốc” nói trên, th́ có thể sẽ dẫn tới "những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng".

Sau đó, khoảng 1.000 tàu cá Trung Quốc ồ ạt kéo đến đánh bắt cá ở khu vực Senkaku và 2 trong số 11 tàu tuần tra của Quân đội Trung Quốc áp sát các đảo nằm trong vùng lănh hải của Nhật Bản. Ngày 6/ 3/ 2018, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Geng Shuang tuyên bố rằng Quần đảo Điếu Ngư (Senkaku) thuộc về Trung Quốc, dù chính phủ Nhật Bản có nói ǵ hay làm ǵ đi nữa cũng vậy.

Rạn san hô Scarborough

Ngoài việc đ̣i quyền chủ quyền đối với những quần đảo nằm tương đối gần bờ biển của ḿnh, Bắc Kinh c̣n tuyên bố đ̣i chủ quyền đối với những ḥn đảo nằm cạnh bờ của các quốc gia khác.

Hiện tại, Trung Quốc và Philippines đều đang đưa ra yêu sách lănh thổ đối với băi cạn không người ở trên Biển Đông, cách đảo Luzon Philippines 230 km (cách Trung Quốc 800km-ND).

Đây là một cụm san hô và đá ngầm, có một số đảo đá nhỏ nhô lên khói mặt nước độ cao lớn nhất chỉ 1,8m khi thủy triều lên vả được gọi là Rạn san hô Scarborough trên bản đồ quốc tế và Hoàng Nham- trên bản đồ Trung Quốc. Đây là nơi trú ẩn cho những ngư dân khi có băo, và tại các vùng lân cận của nó có rất nhiều cá.

https://www.intermati.com/forum/atta...1&d=1566351168

Giới cầm quyền Trung Quốc nhiều lần tuyên bố rằng Hongyan (Hoàng Nham)- thuộc quyền sở hữu từ thời nguyên thủy của Trung Quốc, bởi v́ nước này c̣n lưu giữ được những tài liệu chứng ḿnh rằng ngư dân Trung Quốc đă đến đây để đánh cá từ thế kỷ thứ 13.

C̣n Chính quyền Philippines th́ khẳng định v́ Scarborough nằm cách bờ biển Luzon 230 km, nên theo luật pháp quốc tế (Luật biển Liên Hợp Quốc- ND), Manila có đầy đủ cơ sở để coi khu vực này là của ḿnh. Mặc dù vậy, từ năm 2012 đến 2016, các tàu tuần tra của Trung Quốc đă ngăn không cho ngư dân Philippines vào đánh cá tại khu vực này.

Chính phủ Philippines kỳ vọng vào sự hỗ trợ của Mỹ trong tranh chấp lănh thổ với CHND Trung Hoa, nhưng người Mỹ chỉ giới hạn ở mức tiến hành các cuộc tập trận hải quân, v́ không muốn làm trầm trọng thêm mối quan hệ vốn đă căng thẳng với Trung Quốc.

VietBF@ sưu tầm.


All times are GMT. The time now is 06:53.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.03750 seconds with 9 queries