VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   Business News |Tin Kinh Tế (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=160)
-   -   Những con số 'phủ mờ' bức tranh tăng trưởng kỷ lục của Trung Quốc (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1457793)

sunshine1104 04-19-2021 01:51

Những con số 'phủ mờ' bức tranh tăng trưởng kỷ lục của Trung Quốc
 
1 Attachment(s)
Trung Quốc chứng kiến mức tăng trưởng đột biến 18,3% trong quư đầu 2021, nhưng chuyên gia cho rằng khó duy tŕ đà tăng trưởng trong nửa cuối năm nay.

Trung Quốc đă báo cáo mức tăng trưởng kỷ lục 18,3% trong ba tháng đầu tiên của năm 2021, vượt qua các quốc gia khác trong cuộc đua phục hồi hậu đại dịch.

"Bức tranh lớn cho thấy Trung Quốc đang vươn tới tŕnh độ của các nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh chưa từng thấy", Nicholas Lardy, thành viên cấp cao của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson (PIIE) ở Washington, nói.

Nhưng con số đáng nói hơn có lẽ là tỷ lệ tăng trưởng kinh tế ở mức 0,6% so với quư trước đó, cho thấy đà tăng trưởng đang chậm lại sau một năm phục hồi kinh tế từ Covid-19 của Trung Quốc.

Trong 12 tháng kể từ khi mở cửa không chính thức, thời điểm giới chức dỡ phong tỏa tâm dịch Vũ Hán ngày 8/4 năm ngoái, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đă "thách thức" cả các kỳ vọng. Trong phần lớn năm 2020, lĩnh vực xuất khẩu dẫn đầu với các nhà máy của Trung Quốc sản xuất khối lượng lớn thiết bị bảo hộ y tế và thiết bị máy tính làm việc từ xa cho một thế giới ch́m trong phong tỏa. Khi giới chức Trung Quốc kiểm soát được Covid-19 trong nước, người tiêu dùng dần dần "mở hầu bao" trở lại.

Kết quả là tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cả năm đạt 2,3%, đưa Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn duy nhất của thế giới tăng trưởng trong đại dịch.

Tuy nhiên, các dấu hiệu của đà suy yếu bắt đầu xuất hiện. Julian Evans-Pritchard, nhà kinh tế tại công ty tư vấn Capital Economics ở Anh, cho biết con số GDP theo quư mới nhất cho thấy tốc độ tăng trưởng chậm nhất trong thập kỷ qua, ngoại trừ quư đầu tiên của năm 2020 do ảnh hưởng nặng nề của Covid-19. Ông chỉ ra những con số đang giảm dần trong các lĩnh vực dịch vụ, xây dựng và công nghiệp.

Các nhà kinh tế của J.P Morgan đă hạ dự báo tăng trưởng cả năm từ 9,5% xuống 9,3%, khi xem xét con số GDP hàng quư.

"Phục hồi kinh tế trong nước vẫn chưa vững chắc", Liu Aihua, người phát ngôn của Cục Thống kê Quốc gia, nói ngày 16/4, khi chỉ ra những bất ổn trong lĩnh vực sản xuất đă ḱm hăm đầu tư và tỷ lệ thất nghiệp tăng trong nhóm lao động nhập cư và sinh viên mới tốt nghiệp.

https://www.intermati.com/forum/atta...1&d=1618797089
Người lao động mang biển quảng cáo kỹ năng t́m việc làm ở Thẩm Dương hồi tháng 2. Ảnh: AFP.

Bà Liu cho biết số lao động nhập cư đến các thành phố làm việc trong quư đầu năm 2021 thấp hơn 2,5 triệu người so với trước Covid-19, cho thấy khó khăn của các nhà tuyển dụng trong lĩnh vực dịch vụ và doanh nghiệp nhỏ. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp của người lao động trong độ tuổi 16-24 là 13,6% tính tới cuối tháng 3, tăng 0,3% so với năm trước và cao hơn nhiều so với tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị 5,3%.

Một số chỉ số kinh tế hàng tháng khác được Bắc Kinh công bố ngày 16/4 cũng giảm so với dự báo. Sản lượng công nghiệp tháng 3 tăng 14,1% so với năm ngoái, nhưng giảm mạnh từ mức 35,1% trong tháng 1,2, đồng thời thấp hơn các dự báo trước đó. Tăng trưởng của đầu tư vào tài sản cố định cũng chững lại ở mức 25,6%.

"Xu hướng tăng trưởng cơ bản có thể tiếp tục chậm lại", Hao Zhou, nhà kinh tế cấp cao tại Commerzbank, nói với khách hành hôm 16/4. Tommy Xie, nhà kinh tế của OCBC Bank, cho rằng kinh tế Trung Quốc chưa thể lấy lại tiềm năng tăng trưởng khoảng 6% trước đại dịch, khi dẫn chứng mức tăng trưởng trung b́nh 5% trong quư đầu năm 2020 và 2021.

Tuy nhiên, giới chuyên gia không phủ nhận kinh tế Trung Quốc có những điểm sáng. Doanh số bán lẻ đă tăng 34,2% trong tháng 3, tăng nhẹ so với mức tăng 33,8% trong hai tháng đầu năm nay.

Liu Aihua, người phát ngôn của Cục Thống kê Quốc gia, cho biết mức tiêu thụ trong lĩnh vực ăn uống lần đầu trở lại như trước đại dịch vào tháng 3. Bất chấp hầu bao của thị trường lao động sụt giảm, bà Liu cho biết "sự phục hồi kinh tế, cũng như cải thiện thu nhập lao động và thị trường việc làm sẽ góp phần tăng mức độ tiêu dùng của Trung Quốc".

Shen Lu, một cư dân ở Bắc Kinh, tháng này góp phần khôi phục ngành bán lẻ khi đưa con gái 5 tuổi tới Disneyland Thượng Hải, chuyến đi đầu tiên rời thành phố kể từ khi dịch bùng phát hơn một năm trước. Shen cho biết cô dự định quay lại các kế hoạch du lịch trong kỳ nghỉ Quốc tế Lao động dài 5 ngày và trong suốt mùa hè để bù lại khoảng thời gian đă mất.

"Chúng tôi đă giảm rất nhiều chi tiêu cho hoạt động giải trí, du lịch trong năm qua v́ đại dịch. Giờ đây, chúng tôi cũng có thể ra ngoài và du lịch đây đó, nhờ vaccine đang được triển khai và thời tiết ấm áp hơn", cô nói.

Nhiều nhà kinh tế khác lập luận rằng mức tăng trưởng kinh tế theo quư 0,6% chỉ đơn giản phản ánh sự suy giảm tự nhiên của tăng trưởng sau cú lội ngược ḍng mạnh mẽ sau đại dịch vào năm trước.

"Nền kinh tế Trung Quốc đang trở lại b́nh thường", Serena Zhou, nhà kinh tế tại công ty đầu tư Mizuho Securities ở Hong Kong, nhận định. Bà hy vọng doanh thu bán lẻ và xuất khẩu sẽ hỗ trợ nền kinh tế Trung Quốc trong nửa đầu năm nay, trước khi xuất khẩu được giảm bớt vào nửa cuối năm với sự trở lại của nhiều nhà máy ở nước khác. Các gói kích thích tài khóa của Mỹ có thể thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc, dù cũng có thể làm trầm trọng thêm lạm phát sản xuất, vốn đă bắt đầu gây áp lực lên Trung Quốc trong những tuần gần đây.

Tuần trước, Bắc Kinh cho biết chi phí sản xuất tháng 3 đă tăng 4,4% so với năm trước, mức tăng nhanh nhất trong hơn hai năm qua, trong khi giá tiêu dùng tăng 1,6% so với tháng trước đó.

Trong nhiều cuộc phỏng vấn, các nhà xuất khẩu Trung Quốc đă phàn nàn về lợi nhuận sụt giảm do giá nguyên liệu thô và chi phí vận chuyển toàn cầu tăng. Dù lượng đặt hàng đă đạt mức trước đại dịch, một số nhà xuất khẩu cho biết lợi nhuận đă giảm hơn 30% trong năm nay.

Yue Su, nhà kinh tế về Trung Quốc tại Economist Intelligence Unit thuộc tập đoàn Economist, dự đoán Bắc Kinh sẽ đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ kinh tế hơn trong nửa cuối năm nay khi đóng góp của xuất khẩu giảm dần.

Bà cho biết sản xuất và xuất khẩu có thể được thúc đẩy trong quư đầu tiên nhờ các đơn đặt hành trước đó của các công ty, nhưng sẽ giảm khi phần c̣n lại của thế giới phục hồi từ đại dịch.

"Điều này có nghĩa hoạt động thương mại và công nghiệp trong nước trong phần c̣n lại của năm có thể không duy tŕ được đà tăng trưởng mạnh mẽ do thiếu các biện pháp kích thích kinh tế trong nước", bà nói.


All times are GMT. The time now is 20:23.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.03383 seconds with 9 queries