VietBF
Page 3 of 177 12 3 45671353 Last »

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   School | Kiến thức 2006-2019 (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=273)
-   -   Sưu tầm (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1298109)

florida80 12-03-2019 22:39

Sự cảm thọ của mũi có giống nhau không? Như người miền Nam nghe mùi sầu riêng nói: thơm quá! Nhưng người miền Trung bảo: hôi quá! Cùng một mùi sầu riêng người nói thơm, người nói hôi. Như vậy ai đúng? Người nói mùi sầu riêng là thơm sẽ căi với người kia. Người nói mùi sầu riêng là hôi sẽ căi lại. Hai người sẽ đi đến ẩu đả nhau. Ai đúng? Ai sai? Người bàng quan ngoại cuộc nếu ở miền Nam th́ cho rằng người ngửi thơm là đúng, nếu ở miền Trung th́ cho người ngửi hôi là đúng. Do sự huân tập khác nhau nên sự cảm thọ có sai biệt. Sự tranh căi đúng sai thật là vô ích, không khôn chút nào hết, lại làm buồn ḷng nhau, chẳng phải nguồn gốc của đau khổ sao? Buồn giận nhau, không ngó mặt nhau, gọi là oán tắng hội, đau khổ từ đó mà sanh.

Sự cảm thọ của lưỡi cũng khác nhau! Thí dụ cô đầu bếp làm thức ăn. Cô nấu canh nêm nếm đàng hoàng rất là vừa ư. Nhưng v́ cô quen ăn mặn nên những người quen ăn lạt chê là nêm canh quá mặn. Cô đầu bếp tức giận nghĩ ḿnh nấu nướng kỹ lưỡng, nêm nếm vừa ăn lắm mà c̣n bị chê trách! Chung qui chỉ v́ thói quen của cái lưỡi người quen ăn mặn, người quen ăn lạt mà thôi. Người quen ăn mặn cảm thấy vừa miệng th́ người quen ăn lạt cho là mặn và ngược lại, người quen ăn lạt cảm thấy vừa ăn th́ người quen ăn mặn cho là lạt. Như vậy lấy đâu làm tiêu chuẩn? V́ sao lại căi nhau cho sự cảm thọ của ḿnh là đúng? Mỗi người có khẩu vị khác nhau. Cùng một thức ăn, người khen ngon, người chê dở. Người thích món ăn này, người thích món ăn kia, v́ mỗi người có cảm thọ riêng biệt theo thói quen của ḿnh. Chẳng những chúng ta có thói quen đời này mà c̣n cả thói quen của đời trước nữa.

Thí dụ có người khi cha mẹ sanh ra chỉ ăn chay lạt, không ăn thịt cá được. V́ lư do ǵ? Có phải là cảm thọ quá khứ c̣n lại, nên không thích mùi thịt cá. Lại có người cha mẹ bảo ăn chay, th́ thích dùng thức ăn mặn. Như vậy là do thói quen của mọi người, hoặc ở hiện tại, hoặc đă huân tập trong quá khứ. Chúng ta không nên chủ quan bắt buộc người khác phải giống ḿnh. Nhưng ở trên thế gian này phần đông chúng ta đều chủ quan muốn ai cũng giống ḿnh, nhất là con cái trong nhà. Nếu con trong nhà làm khác ư cha mẹ, cha mẹ sẽ bực tức giận trách rầy la, tạo bao điều đau khổ trong gia đ́nh. Tất cả cũng do sự cảm thọ sai biệt mà ra. Cảm thọ của thân như thế nào? Cũng riêng biệt tùy theo mỗi người.




Thí dụ hai người ở chung một căn pḥng, một người mập béo, một người gầy ốm. Căn pḥng có một cửa sổ, khi trời vừa mát người gầy ốm cảm thấy lạnh vội đi đóng cửa sổ… Người mập béo nghĩ thế nào? Cảm thấy bực bội, khí trời nóng bức vừa dịu mát lại đóng cửa sổ, không giận sao được! Rồi hai người căi vă nhau, có khi đi đến ẩu đả. Như vậy lẽ thật ở đâu? Đó là do cảm thọ sai biệt của thân nên người ta bất đồng ư với nhau rồi sanh bất ḥa, đó là nguồn gốc đau khổ.

Thứ sáu là cảm thọ của ư. Điều này là quan trọng hơn hết. Cảm thọ của ư là gồm nghiệp của quá khứ và thói quen của hiện tại. Mỗi người chúng ta sống trong hoàn cảnh gia đ́nh và xă hội khác nhau nên được sự giáo dục và hiểu biết khác nhau. Người thấy thế này là phải, người thấy thế kia là phải.

florida80 12-03-2019 22:40

Thí dụ: Một người sanh trong gia đ́nh theo đạo Phật từ thuở bé, một người sanh trong gia đ́nh theo đạo Chúa từ thuở bé. Hai người ngồi nói chuyện với nhau, do sự huân tập khác nhau nên có những cảm nghĩ khác nhau. Người tin Chúa cho đạo Chúa là đúng, không chấp nhận đạo Phật. Người tin Phật cho đạo Phật là hay, không chấp nhận đạo Chúa. Hai người tranh luận với nhau, có những quan điểm bất đồng, bực bội căi vă lẫn nhau. Đó là nguồn gốc của đau khổ.

Đến đời sống của vợ chồng trong gia đ́nh cũng vậy. Người chồng có sự huân tập của người nam, lo việc rộng lớn ngoài xă hội, người vợ có sự huân tập của người nữ, lo việc tỉ mỉ trong nhà. Hai vợ chồng có hai huân tập khác nhau, nên thường không đồng ư kiến với nhau. Ai cũng thấy ḿnh là đúng, người kia là sai, nên không ai chịu thua ai, cuối cùng đi đến ly dị, hậu quả là con phải chịu đau khổ! Nguyên do từ đâu? Chỉ do sự cảm thọ sai biệt, rồi chấp chặt cho quan niệm của ḿnh là đúng, bắt người khác phải nghe phải thấy như ḿnh, phải có những cảm nghĩ những hiểu biết như ḿnh. Nếu không đồng ư nhau th́ lắc đầu than thở: Sao không có ai là bạn tri kỷ với ḿnh! Thử hỏi trên thế gian này có mấy người tri kỷ giống ḿnh như một? Chắc là không rồi, vậy mà buộc ḷng phải sống chung nhau thật là quá đau khổ! Thế th́ phải làm sao cho hết đau khổ! Chỉ đừng chấp nê là hết đau khổ! Cùng một mùi trái cây tôi ngửi cho là thơm cũng đúng, chị cho là hôi cũng đúng theo thói quen của mỗi người, như vậy ḥa nhau, tránh được sự tranh căi.





Cùng một thức ăn chị nếm nghe mặn, tôi nghe lạt, cả hai đều đúng theo thói quen của cả hai, tất nhiên ḥa nhau không có tranh căi v.v… Nếu c̣n chủ trương sai biệt cho ḿnh là đúng, người là sai, là c̣n tranh căi, c̣n đau khổ. Nhận chịu sự đau khổ là khôn hay không khôn? Quả thật không khôn. Nhưng nếu ai bảo là ḿnh ngu th́ ḿnh lại nổi giận lên, có phải là mâu thuẫn không? Nếu c̣n chấp nê là c̣n đau khổ. Hiểu như vậy rồi, chúng ta phải thông cảm với nhau, bỏ qua tất cả những sự sai biệt để sống ḥa thuận với nhau từ trong gia đ́nh đến ngoài xă hội. Nếu biết chấp nê là sai quấy th́ phải mạnh dạn dẹp tự ái đến xin lỗi người, làm ḥa với nhau th́ cuộc đời sẽ bớt được nhiều đau khổ. Những người đến tôi để thưa kiện, đều than không ai thông cảm với ḿnh hết. V́ chấp sự cảm thọ của ḿnh là đúng th́ làm sao có người thông cảm với ḿnh được! Nếu buông tất cả chấp nê th́ mọi người đều thông cảm với ḿnh. Chúng ta tu phải biết rơ lẽ thật đó, bỏ tất cả sự chấp nê do cảm thọ sai biệt, th́ đau khổ tự dứt. Không phải cầu Phật ban cho điều ǵ, không phải cầu xin nơi miếu này lăng kia, mà phải biết rơ nguồn gốc của đau khổ là do sự cảm thọ sai biệt của sáu căn, rồi chấp chặt vào đó, rồi tranh đấu, giành giật, hơn thua với nhau, cuối cùng là đau khổ. Biết như vậy chúng ta buông xả tất cả sự chấp nê là chúng ta hết đau khổ.




Nguyên nhân thứ hai của đau khổ là đuổi theo thọ lạc. Hiện giờ chúng ta đang sống, ai cũng muốn cuộc đời được hạnh phúc. Thử hỏi quí vị cái ǵ là hạnh phúc? Chúng ta chỉ nói đến hạnh phúc mà không biết cái ǵ là hạnh phúc? Được ăn ngon, mặc đẹp là hạnh phúc chăng? Được nhiều tiền của, ở nhà to rộng là hạnh phúc chăng? Được những ǵ ḿnh mong muốn là hạnh phúc chăng? Quí vị thử kiểm lại những điều đó có phải là hạnh phúc thật hay không? Con người ai cũng mơ ước hạnh phúc, mơ ước măi mà không bao giờ toại nguyện. V́ sao?





Thí dụ: Khi đang đói chúng ta nghĩ có một bữa cơm ngon, hạnh phúc biết mấy! Nhưng khi được bữa cơm ngon, ăn đầy đủ rồi, hạnh phúc c̣n không? Hạnh phúc qua mất rồi! Như vậy hạnh phúc chỉ có trong chốc lát thôi, rồi qua mất không c̣n. Đang đi bộ, chúng ta nghĩ được một chiếc xe đạp đi, chắc là hạnh phúc lắm. Nhưng khi được chiếc xe đạp đi lọc cọc ba bốn hôm rồi nó hư, lúc đó có hạnh phúc không? Như vậy hạnh phúc không bền, không thật, mà thế gian cứ đuổi theo cho nó là bền là thật! Hạnh phúc qua rồi mất, đuổi theo cái qua rồi mất th́ hạnh phúc ấy quả là không thật. Biết hạnh phúc không thật mà chúng ta mơ ước nó hoài, th́ mơ ước đó trở thành hăo huyền.




Khi chúng ta mơ ước một điều ǵ, nghĩ rằng khi được nó hạnh phúc biết bao! Nhưng khi được rồi, c̣n hạnh phúc nữa không? Có ǵ hạnh phúc hơn, khi làm mệt nhọc được nằm nghỉ một chốc lát, hạnh phúc biết mấy? Nhưng nếu bị bắt buộc nằm một ngày, c̣n hạnh phúc hay không? Nếu nằm một ngày không được đi đâu, lúc ấy cũng bực bội. Thành thử hạnh phúc không có thật, nó chỉ có trong một giai đoạn nào thôi. Thí dụ chúng ta đang gánh gồng hết sức là nặng, nếu có ai đỡ gánh giùm ḿnh, lúc ấy chúng ta cảm thấy nhẹ bổng lên, hạnh phúc biết mấy! Nhưng nếu hết gánh rồi đi một lúc, chúng ta không c̣n thấy hạnh phúc nữa. Như vậy hạnh phúc chỉ có trong chốc lát. Trong lúc khổ đau, qua được cơn khổ đau tạm gọi là hạnh phúc. Hạnh phúc là do qua cơn khổ đau, chớ nó không có thật. Cái không thật mà chúng ta tưởng chừng cả đời hưởng hoài th́ làm sao có được.

florida80 12-03-2019 22:41

Chúng ta hiện giờ mong mỏi ước mơ là mong mỏi ước mơ cái ǵ? Ước mơ hạnh phúc. Ước mơ hạnh phúc là ước mơ được: một là ăn ngon, hai là mặc đẹp, ba là được những nhu cầu sung túc, bốn là được tiền bạc dồi dào, năm là được gia đ́nh sung sướng vui vẻ v.v… Những điều ước mơ đó được rồi mất, không c̣n nguyên vẹn măi. Như vậy hạnh phúc có hay không? Chúng ta mong muốn những điều đó phải lâu bền măi măi, nhưng trên thế gian này đâu có điều ǵ lâu bền măi măi. Như vậy suốt cuộc đời ḿnh bị chúng chỉ huy sai sử. Như mỗi sáng thức dậy, chúng ta chuẩn bị lo cho bữa ăn sáng, rồi đến bữa trưa và bữa chiều. Chúng ta chạy loanh quanh t́m kiếm những thức ăn cho vừa miệng, tức là suốt ngày chạy theo cái thọ lạc của lưỡi. Những thức ăn vừa miệng khi để vào lưỡi có cảm giác ngon, nhưng khi nuốt qua rồi cảm giác ấy không c̣n nữa. Như vậy mà chúng ta cứ chạy theo cái thọ lạc, chạy măi không có ngày cùng, cho đến ngày nhắm mắt cũng chưa vừa ư.




Đến cảm thọ của lỗ mũi, lỗ tai, con mắt cũng vậy. Cái nhà nh́n thấy phải đẹp, chậu hoa, chậu kiểng phải vừa mắt v.v… Như vậy con người chạy t́m cái thọ lạc suốt cuộc đời không có ngày cùng. Thọ lạc là tạm bợ giả dối không thật. Đuổi theo thọ lạc tức là gởi gắm, hiến dâng đời ḿnh cho cái giả dối. Vậy mà chúng ta thấy hài ḷng chạy theo nó từ năm này sang năm khác, rồi cả một cuộc đời bị thọ lạc của sáu căn sai sử. Cả một cuộc đời chạy theo thọ lạc, nếu có ai ngăn chận th́ nổi giận ngay.

Thí dụ: Đi chợ thấy bó rau ngon, chúng ta vừa ngồi xuống lựa, chợt có người đến mua trước, th́ căi vă nhau liền. Có chậu kiểng đẹp chưa kịp hỏi giá, chợt có người khuân đi, chúng ta bực bội ngay. Chỉ v́ thọ lạc của sáu căn mà chúng ta giành giật, hơn thua, tranh đấu với nhau cả đời không dứt. Có phải thọ lạc đă chỉ huy lôi cuốn cả cuộc đời ḿnh không? Cũng v́ thọ lạc mà chúng ta phải hận thù oán ghét lẫn nhau. Cảm thọ lạc nguyên là vô thường. V́ cái vô thường đó chúng ta lại gây chuyện hơn thua, phải quấy, tranh giành với nhau, có phải là việc làm đúng chân lư hay không? Vậy mà chúng ta bị nó chi phối hoàn toàn không c̣n giây phút nào rảnh rỗi. Quí vị thường nói: cả ngày tôi không rảnh, là tại sao? Chỉ v́ đuổi theo thọ lạc: muốn ăn mặc vừa ư, muốn thấy nghe vừa ư v.v… rồi chúng ta xoay quanh hết ngày này đến tháng kia không rảnh phút nào. Cảm thọ đă chỉ huy cả một cuộc đời chúng ta, lại gây ra bao nhiêu hận thù đau khổ! Ái cũng là nguồn gốc của khổ đau. Trong nhà Phật, ái chia làm ba thứ:




1. Ái ngă. 2. Ái thân thuộc. 3. Ái sự nghiệp tiền của.




Ái ngă là khổ. Có ai không tự thương ḿnh đâu, dù ḿnh có xấu đi nữa, con mắt lệch một bên hay lỗ mũi xẹp một chút, ḿnh cũng thương ḿnh. Nếu biết ḿnh đẹp, th́ ḿnh càng thương ḿnh hơn nữa, ái ngă chặt hơn nữa. V́ thương ḿnh nên những ǵ ḿnh muốn mà không được th́ khổ. Như ḿnh muốn trẻ nghe nói già là rầu, ḿnh muốn khỏe mạnh mà bị bệnh hoạn là khổ, ḿnh muốn sống lâu nghe nói sắp chết lại càng đau đớn. V́ quá thương ḿnh cho nên bị bốn cái sanh già bệnh chết làm khổ. Ái ngă là gốc của bốn khổ vậy. Ái thân thuộc có hai cái khổ. Một là ái biệt ly khổ. V́ quá thương người thân thuộc mà phải chia ĺa nên chúng ta đau khổ. Có ái th́ có tắng, tức là có yêu th́ có ghét theo sau. Nên người nào yêu nhiều th́ ghét cũng nhiều. V́ yêu nhiều nên người ḿnh yêu ḿnh thương tha thiết, người ḿnh ghét ḿnh cũng ghét đắng cay không muốn nh́n mặt.




V́ vậy ḿnh khổ với người ḿnh thương bao nhiêu, ḿnh cũng khổ với người ḿnh ghét bấy nhiêu. Cho nên ái biệt ly khổ đi đôi với oán tắng hội khổ. Đó là hai cái khổ do ái thân thuộc. Ái tài sản sự nghiệp cũng là nguồn gốc của đau khổ. Có ai muốn gia sản của ḿnh càng ngày càng kiệt quệ đâu! Ai cũng muốn gia sản của ḿnh càng ngày càng to lớn. Muốn mà không được như ư th́ đau khổ, tức là cầu bất đắc khổ. Như vậy quí vị thử kiểm điểm lại có phải tám cái khổ của chúng ta đều nằm trong ái mà ra: ái ngă, ái thân thuộc và ái sự nghiệp tiền của. Ái của ḿnh cạn th́ tám cái khổ theo đó mà chết.

florida80 12-03-2019 22:41

Thấy rơ gốc của đau khổ, chúng ta phải làm cách nào nhổ cái gốc đó lên. Trong nhà Phật dạy muốn nhổ gốc của đau khổ, nghĩa là muốn dứt khổ, chúng ta phải thấy rơ bản chất của thọ và ái cho tường tận. Thử hỏi quí vị cảm thọ khổ và cảm thọ vui có thật hay không? Cảm thọ của sáu căn qua rồi mất, đâu có thật! Thí dụ một bài hát thật là hay, khi nghe qua lỗ tai rất là thích thú, nhưng nghe hát qua rồi mất, đâu c̣n măi bên tai. Một thức ăn ngon ăn rất vừa miệng, nhưng khi qua lưỡi rồi cũng mất, có c̣n măi đâu v.v… Bản chất của tất cả cảm thọ là vô thường, tức là tạm bợ giả dối. Biết rơ cảm thọ là vô thường giả dối, chúng ta ưng làm tớ đuổi theo nó, hay muốn làm chủ không lệ thuộc vào cảm thọ? Nếu giành được quyền làm chủ cảm thọ th́ vui, nếu bị cảm thọ làm chủ th́ khổ.

Quí vị nên can đảm chọn quyền làm chủ cảm thọ th́ trọn một năm nay nhất định quí vị hết khổ, hoàn toàn an lạc. Bản chất của ái có thật hay không? Ái là thương, thương yêu là nghĩ tới thân này nó lâu dài bền bỉ, nhưng bản chất của thân là vô thường. Thương yêu nó chỉ là thương yêu cái tạm bợ mà thôi. Thương yêu sự nghiệp cũng vậy, sự nghiệp là vô thường, thương yêu thân thuộc, thân thuộc cũng là vô thường. Những điều ḿnh thương yêu đó đều vô thường, không có bền lâu. Chúng ta lại thương yêu những cái vô thường hay sao? Hay là chúng ta thương yêu cái ǵ lâu dài vĩnh cửu? Thí dụ khi đi chợ mua những vật cần dùng quí vị chọn những thứ bền tốt hay những thứ tạm tạm xài vài ba hôm rồi lại hư? Dĩ nhiên chúng ta lựa những vật dùng bền tốt, những ǵ tạm tạm chúng ta không mua.




Cũng như vậy, biết thân là vô thường, sự nghiệp là vô thường, những người thân thuộc là vô thường, chúng ta ôm ấp thương yêu chúng nó để làm ǵ? Khi những giọt mưa từ mái nhà rơi xuống nổi lên những bong bóng lóng lánh, quí vị thương chúng nó hay không? Nếu thương, chúng nó bể th́ sao? Bong bóng nước cũng lóng lánh, hạt kim cương cũng lóng lánh, cả hai đều lóng lánh, quí vị thương cái nào hơn? - Thương hạt kim cương hơn, tại sao? V́ nó lâu bền. Chúng ta thương cái ǵ lâu bền. Như vậy thân này vô thường, sự nghiệp vô thường, những người thân thuộc của ḿnh cũng vô thường th́ ḿnh phải thương hay không? Ḿnh thương cái nào không vô thường, cái giải thoát không sanh tử, đó mới là cái ḿnh thương. Những cái vô thường chúng ta thương hoài cũng không được ǵ, v́ chúng nó sẽ hoại và sẽ mất. Chúng ta đeo đuổi cưu mang cái vô thường, hay đeo đuổi cưu mang cái thoát khỏi vô thường? Có một cái thoát khỏi vô thường chúng ta không thương, lại thương cái vô thường làm ǵ?




Chúng ta học đạo phải dùng trí nhận xét thấy cái ǵ bản chất là vô thường là tạm bợ th́ cái đó không có giá trị, qua rồi mất mà có giá trị ǵ! Đă không giá trị, chúng ta đeo đuổi, cưu mang nó làm ǵ? Cái làm cho ḿnh được măi măi an vui tự tại giải thoát, cái đó mới là chân thật. Biết cái vô thường rồi, chúng ta phải xoay lại cái chân thật vĩnh cửu.

Khi trước, chúng tôi hay kể câu chuyện “Cô Công chúa nũng nịu”. Thuở xưa có cô Công chúa rất được vua cha yêu quí. Một hôm nhân buổi trời mưa, Công chúa ngồi nh́n những giọt nước từ mái nhà rơi xuống, làm nổi lên những bong bóng rất đẹp, Công chúa thích quá nhưng không nói, v́ bản chất hay làm nũng Công chúa vào pḥng nằm, mặt mày ủ dột. Nhà vua có Công chúa là con duy nhất, thương con vô cùng. Đến giờ cơm, thấy con không ra dùng bữa, nhà vua nóng ruột vào pḥng thăm hỏi: Con ốm hay sao, không ra dùng cơm? Công chúa không trả lời. Đến lượt Hoàng hậu vào năn nỉ, Công chúa cũng không đáp lại. Hỏi han nài nỉ măi, sau cùng Công chúa nũng nịu thưa: “Con muốn có xâu chuỗi bong bóng nước đeo vào cổ, con mới hết bệnh.” Vua cha chiều con rất mực. Nghĩ ḿnh là vua muốn ǵ lại chẳng được, nhà vua bèn ra lệnh cho tất cả quần thần: “Ai kết được xâu chuỗi bằng bong bóng nước cho Công chúa đeo th́ sẽ được phong quan tước, chia đất đai cho.”

Đăng bảng lâu ngày mà không ai dám lănh. Sau cùng có một ông lăo đến gỡ bảng, nhận xâu một chuỗi bong bóng nước cho Công chúa đeo. Ông lăo được giới thiệu với Công chúa. Nàng rất đỗi vui mừng nói: “Nếu lăo xâu cho tôi chuỗi bong bóng nước để đeo, tôi sẽ hết bệnh ngay.” Ông lăo nói: “Thưa thật với Công chúa, tôi già, con mắt lờ, nên lựa không được những hạt bong bóng đẹp. Vậy ngày mai, khi trời mưa, tôi mời Công chúa ra mái hiên chọn những hạt bong bóng nào đẹp nhất, Công chúa lượm đưa tôi xâu cho.”

Sáng hôm sau, trời mưa, ông lăo và nàng Công chúa ra mái nhà, những giọt mưa từ trên rơi xuống nổi bong bóng, Công chúa đưa tay vớt lấy…, vớt măi đến trưa mà không được hạt nào! Ông lăo đứng chờ, chờ măi không có hạt bong bóng nào để xâu! Cuối cùng, quá mệt mỏi Công chúa nói: “Thôi, tôi không thích bong bóng này nữa.” Nhà vua mừng quá bảo: “Để ta cho con xâu chuỗi bằng kim cương con đeo.”




Ư nghĩa câu chuyện vừa kể như thế nào? Tất cả chúng ta có phải là Công chúa đó không? Chúng ta cứ nắm bắt những ảo ảnh vô thường, nắm bắt măi cả đời mệt nhoài mà chẳng được ǵ. Rồi chúng ta vào chùa cầu xin Phật cứu con. Đức Phật sẵn ḷng từ bi cứu độ, cho chuỗi kim cương thứ thật. Chúng ta chỉ chịu nhận thứ thật khi nào chúng ta đă mệt nhoài với những thứ tạm bợ hư dối. Đức Phật tuy lấy ví dụ một câu chuyện rất trẻ nhỏ nhưng đúng với bệnh của chúng sanh. Chúng ta giống y nàng Công chúa đó. Khi chúng ta thức tỉnh biết trở về với Phật, Phật sẽ chỉ cho chúng ta cái chân thật.

florida80 12-03-2019 22:42

Nếu chúng ta sống được với nó, cái chân thật ấy c̣n măi, không bao giờ mất. Người Phật tử muốn hết khổ phải thấy rơ bản chất của đau khổ không có thật. Bản chất của đau khổ là ái và thọ, cả hai đều không thật. Càng đuổi theo chúng càng đau khổ thôi. Nếu biết dừng lại, đau khổ sẽ bớt từ từ cho đến một ngày nào chúng ta ĺa hẳn nó, không c̣n đau khổ nữa. Nhân nghe câu nào trong kinh Kim Cang mà Lục Tổ ngộ đạo? Trong kinh Kim Cang, Phật dạy phương pháp an trụ tâm: “Bất ưng trụ sắc sanh tâm, bất ưng trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm, ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm.” Ngay đây Lục Tổ ngộ, rồi từ đó về sau Ngài hết khổ luôn.

Muốn sanh tâm cầu Vô thượng Bồ-đề th́ đừng dính với sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Sáu trần không dính là an trụ tâm. Đó là hạnh phúc tuyệt vời. Nếu c̣n dính với sáu trần là c̣n bất an, c̣n đau khổ. Nếu chúng ta không kẹt không chấp vào cảm thọ của sáu căn, tức là chúng ta được giải thoát. Cũng chính trong kinh Kim Cang đức Phật có dạy: “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng, nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như Lai.” Những ǵ có tướng đều là vô thường, vô thường là tạm bợ, hư dối. Nếu thấy các tướng không phải tướng là thấy Phật. Tại sao? Tỉ dụ hiện giờ thấy một món vật đẹp, chúng ta biết rơ nó là duyên hợp hư dối; một vật ǵ quí, nó là duyên hợp hư dối, một thức ăn ngon, nó là duyên hợp hư dối. Biết rơ được như vậy, đó là có trí tuệ giác ngộ.

Trí tuệ giác ngộ tức là Phật. Thấy tất cả tướng không phải tướng tức là thấy tất cả vật đều không thật, tất cả đều là duyên hợp hư dối. Thấy rơ như thế là thấy Phật, không phải t́m Phật ở đâu xa. Nếu thấy Phật th́ hết khổ. Nếu muốn hết khổ chúng ta phải biết rơ bản chất của thọ và ái là vô thường, hư dối. Chúng ta phải diệt hết, nhổ sạch gốc của thọ và ái, th́ ngang đó chúng ta được an lạc.

Niềm vui không phải từ bên ngoài đem đến, không phải do sự giàu sang sung sướng lắm tiền nhiều của, mà vui v́ biết phá bỏ những mê chấp sai lầm. Buông bỏ những sai lầm, đó là trí tuệ tỉnh giác, đó tức là Phật. Tu theo Phật cốt để giác ngộ. Giác ngộ cho nên không lầm không mê, tức nhiên không khổ. Hết ngu mê là sáng suốt, sáng suốt tức là hết khổ.




(lythuyết Phật học)

florida80 12-03-2019 22:43

Thông Điệp Đời Tôi








Tôi sinh ra trong thời Cộng Sản, thời đại độc tài phi nhân giam hăm các giá trị tự do của con người. Tại nơi này, các quyền tự do căn bản của người dân đă bị đảng Cộng Sản cướp đi một cách không thương tiếc dưới chiêu bài đấu tranh giai cấp. Chưa khi nào và ở đâu, cái hố sâu ngăn cách tôn giáo và ư thức hệ lại mạnh mẽ và điên cuồng như vậy. Sự cuồng tín đó được nuôi dưỡng và xuất phát từ một học thuyết hoang tưởng khiến cả loài người phải rùng ḿnh kinh sợ: “Chủ nghĩa Marx”. V́ vậy mà khát vọng cháy bỏng của cả dân tộc là thoát khỏi sự ḱm kẹp phi lư của cái chủ nghĩa quái đản đó. Mục tiêu cao nhất của thời đại chúng tôi là phá vỡ cái ngục tù vô h́nh đă giam hăm các giá trị tự do của con người, hướng tới một chế độ tự do dân chủ cho đất nước thân yêu.







Một xă hội mà người ta coi tinh thần quốc tế vô sản là trên hết mọi lư tưởng sống trên đời, mà quên mất đi nguồn cội của ḿnh. Họ tự đặt ḿnh lơ lửng trên không trung, chân th́ không chạm đất, đầu th́ ướt sũng giữa tầng mây. Họ thoát ly khỏi dân tộc, chiến đấu cho một tinh thần vô sản quốc tế, tiêu diệt mọi ư thức hệ đối kháng một cách dă man tàn bạo. Người ta giết người v́ khác ḿnh giai cấp, bỏ tù họ v́ khác ḿnh về tư tưởng, đày đoạ những kẻ không chịu luồn cúi và phục tùng chế độ.





Người ta đập phá đ́nh chùa miếu mạo vốn là di sản văn hoá của cha ông, v́ cho rằng đó là mê tín dị đoan. Xoá bỏ tập tục ngàn năm v́ sợ rằng lịch sử hiện hữu sẽ làm mất đi vẻ uy phong của những kẻ cướp thời đại. Họ nhân danh chủ nghĩa, nhân danh tinh thần quốc tế vô sản mà đào bới tận gốc rễ văn hoá của tổ tiên, cái nôi sản sinh ra chính họ. Có lẽ trên đời này, đến loài vật ngu si cũng không hành động như vậy.





Người ta tự hào, người ta tụng ca những việc làm độc ác và ngu dốt nhất đời đó. Những tội ác được đi vào nhạc, vào thơ để rồi cho các thế hệ trẻ em học tập. Họ ca ngợi những lănh tụ khát máu thành những bậc anh hùng dân tộc, là thánh nhân xuất chúng. Cả dân tộc phải gạt nước mắt bi thương, không ai dám chống lại, v́ nhà tù và sự đoạ đày đang chờ đợi những ai không chịu phục tùng và ngợi ca chế độ. Mọi thành phần dân tộc phải sống trong nhục nhă cúi đầu, chủ nghĩa hư vô th́ được đề cao, trong khi những giá trị đích thực của con người lại bị chôn vào quên lăng.





Những kẻ nhân danh cách mạng giải phóng con người trước đây nay lại kết thành một tầng lớp thống trị và bóc lột mới. Họ cướp bóc của người dân tất cả những ǵ có thể, kể cả tự do tư tưởng con người. Tầng lớp thống trị mới này hưởng hết mọi đặc quyền đặc lợi, ăn trên ngồi trốc hơn 80 triệu đồng bào ḿnh. Một bộ máy độc tài toàn trị được thiết lập để cai trị nhân dân, giám sát mọi động tĩnh của họ. Trong con mắt người dân, kẻ cầm quyền đă trở thành những con thú đội lốt người, những kẻ phản phúc và dối lừa dân tộc, sống trên mồ hôi xương máu của nhân dân.





Bất công và tham nhũng hoành hành, dân đành cúi mặt làm ngơ, ngược lại c̣n phải ngợi ca và tôn thờ đảng Cộng Sản. Sự thể này quả chưa từng thấy trong một kiểu xă hội nào khác? Thảo nào mà họ điên cuồng bảo vệ chế độ ngược đời này đến cùng như vậy, v́ đó là mô h́nh lư tưởng nhất cho những kẻ cầm quyền, nhưng là tột cùng đau khổ của người dân.


Ḍng chữ này hiện hữu ở góc trên cùng bên phải mọi văn bản của chế độ:


Cộng hoà xă hội chủ nghĩa Việt Nam


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Một đứa trẻ v́ chưa được dạy dỗ nên hồn nhiên đọc là:


Cộng hoà xă hội chủ nghĩa Việt Nam


Độc lập (trừ) Tự do (trừ) Hạnh phúc.

florida80 12-03-2019 22:43

Hoan hô đứa trẻ muôn năm, dù sao chân lư cuối cùng cũng đă chiến thắng cái giả dối điêu ngoa. Người dân th́ vừa cười vừa tặc lưỡi tiếc rẻ: “Giá như nó thay những dấu trừ đó thành dấu cộng nhỉ?”


Tự do một khi đă mất đi th́ làm sao hạnh phúc có thể hiện hữu?


Các giá trị tự do của cá nhân và dân tộc đă bị giam hăm bởi một chế độ độc tài phi nhân. Quyền lợi căn cốt đó bị vùi sâu dưới lớp bùn đen để nhường chỗ cho những giá trị sai trái và dối lừa ngự trị. Đau đớn thay cho dân tộc Việt Nam, ḍng giống tiên rồng mấy ngàn năm dựng nước. Khổ sở thay cho con cháu Lạc Hồng nay trở thành nô lệ cho chủ nghĩa hư vô.





Khát vọng tự do là tâm nguyện của toàn thể dân tộc Việt, nó như ngọn lửa bừng cháy măi không thôi, cho đến khi nào thiêu đốt bè lũ độc tài phản nước hại dân. Thời đại chúng tôi, thời đại của dựng xây nền móng tự do và phá vỡ ngục tù. Đó cũng chính là thông điệp của đời tôi: Các giá trị Tự Do không thể bị cầm tù.




Nguồn: Blog Minh Văn

florida80 12-04-2019 19:26

Những Từ Viết Tắt Trên Internet Khiến Cha Mẹ "Tá Hỏa" !!!









Hăng tin CNN thống kê 20 từ viết tắt mà giới trẻ thường sử dụng khi giao tiếp trên Internet khiến các bậc phụ huynh phải lo ngại về cách hành xử của con cái ḿnh.




Các từ viết tắt đang trở nên cực kỳ phổ biến trên Internet, đặc biệt là tại các trang mạng xă hội và ứng dụng tin nhắn.

Ví dụ điển h́nh như LMK có nghĩa là “let me know” (Cho tôi biết nhé) hay WYCM nghĩa là “will you call me” (Gọi điện cho ḿnh nhé)…

Tuy nhiên CNN cảnh báo các bậc phụ huynh cần cẩn trọng khi phát hiện con cái ḿnh sử dụng một số từ viết tắt đặc thù, bởi chúng phản ánh các hành xử thiếu thận trọng, thậm chí nguy hiểm của thanh thiếu niên.

Ví dụ, GNOC có nghĩa là “get naked on camera” (Cởi quần áo trước máy quay). CNN dẫn lời chuyên gia an toàn Internet Katie Greer cho biết phần lớn thiếu niên hiện nay hiểu rơ rằng cha mẹ bắt đầu theo dơi các hoạt động của chúng trên Internet.

“Do đó, trẻ em sử dụng từ viết tắt để che giấu nội dung các cuộc nói chuyện. Một số từ viết tắt phản ánh cách ứng xử đáng lo ngại và các bậc cha mẹ cần phải để tâm” - chuyên gia Greer nhấn mạnh. Bà khuyên các bậc phụ huynh nên tra Google các từ lạ mà con cái sử dụng trên mạng.

“Một sự lựa chọn khác là hăy nói chuyện thẳng thắn với con cái ḿnh. Bởi việc hỏi con không chỉ để lấy thông tin mà c̣n cho thấy bạn quan tâm đến con và trao đổi với chúng về các hoạt động trên mạng” - chuyên gia Greer khẳng định.

Dưới đây là các từ viết tắt trên Internet khiến các bậc cha mẹ phải lo lắng và cần biết.


IWSN: I want sex now (Tôi muốn làm t́nh ngay lập tức)
GNOC: Get naked on camera (Hăy cởi quần áo trước máy quay)
PIR: Parent in room (Bố mẹ đang ở trong pḥng)
CU46: See you for sex (Gặp nhau để quan hệ nhé)
53X: Sex (T́nh dục)
9: Parent watching (Bố mẹ đang theo dơi ḱa)
99: Parent gone (Bố mẹ đi rồi)
1174: Party meeting place (Nơi gặp để tiệc tùng)
THOT: That hoe over there (Con hàng đằng kia)
CID: Acid (Ma túy)
Broken: Hungover from alcohol (Vẫn c̣n chuếnh choáng v́ uống say)
420: Marijuana (Cần sa)
POS: Parent over shoulder (Bố mẹ đằng sau lưng)
SUGARPIC: Suggestive or erotic photo (H́nh ảnh khiêu khích)
KOTL: Kiss on the lips (Hôn lên môi)
LMIRL: Let’s meet in real life (Hăy gặp nhau ở đâu đó đi)
PRON: Porn (Phim kích dục)
TDTM: Talk dirty to me (Nói chuyện sàm sỡ với em đi)
8: Oral sex (Quan hệ t́nh dục qua đường miệng)
CD9: Parents around (Bố mẹ ở gần đây)
IPN: I’m posting naked (Tôi đang khỏa thân)
LH6: Let’s have sex (Quan hệ đi)
WTTP: Want to trade pictures ? (Muốn trao đổi h́nh ảnh không?)
DOC: Drug of choice (Loại ma túy ưa thích)
TWD: Texting while driving (Vừa lái xe vừa gửi tin nhắn)
GYPO: Get your pants off (Cởi quần đi)
KPC: Keep parents clueless (Cho bố mẹ không biết đường nào mà lần)

florida80 12-04-2019 19:30

Những Ǵ Có Thể Bạn Không Nh́n Thấy




Một người rất yêu các loài cây và hoa đă trồng một loại nho quư ở bờ tường. Cây nho mọc rất khỏe, nhưng chẳng bao giờ thấy có hoa quả ǵ cả. Hàng ngày, người đó cố gắng chăm sóc, tưới nước cho cây nho, nhưng vẫn chẳng bao giờ thấy kết quả.






Một buổi sáng, khi người trồng cây đang thất vọng đứng nh́n cây nho của ḿnh th́ người hàng xóm chạy sang, tay cầm một giỏ nho rất lớn. Người hàng xóm hào hứng kéo người trồng cây sang phía nhà ḿnh:

- Anh không thể tưởng tượng nổi là tôi thích cây nho này đến mức nào đâu! Anh có thể lấy bao nhiêu nho về ăn cũng được, v́ chúng là của anh mà! Nhưng tôi muốn nói rằng tôi biết ơn anh rất nhiều khi làm cho khu nhà của tôi đẹp hẳn lên như vậy!

Người trồng cây tṛn mắt ngạc nhiên khi thấy bên kia bờ tường, cây nho ra rất nhiều hoa và quả – hết sức rực rỡ.






Cũng vậy, khi chúng ta nghĩ rằng những nỗ lực của ḿnh là vô ích v́ chúng ta không nh́n thấy kết quả. Nhưng những cố gắng không bao giờ là vô ích. Chúng tạo ra kết quả ở một nơi nào đó, vào một thời điểm nào đó, mà chắc chắn chúng ta sẽ thấy và được hưởng hương vị ngọt ngào!

florida80 12-04-2019 19:31

Giàu Nghèo Do Đâu



Quán Thế Âm Bồ Tát










Tại sao có giàu nghèo, sang hèn trên thế gian này? Sang hèn, giàu nghèo có phụ thuộc vào tôn giáo, dân tộc, hay học thức hay không?


Tất cả mọi việc đều có nhân của nó. Phải có gieo nhân giàu sang th́ mới hái được quả giàu sang. Vậy nhân giàu sang là ǵ? Đó là nhân bố thí và tôn trọng người. Nhân bố thí là biết cho đi và chia sẽ những ǵ ḿnh có từ tiền tài vật chất cho đến bố thí thời gian, công sức, lời nói ái ngữ, sự hiểu biết kinh nghiệm,...

Ngoài ra nhân giàu sang là biết sống không tham lam trộm cắp, cờ bạc dù là một vật nhỏ như cây kim; sống không ích kỷ, hẹp ḥi và bủn xỉn.


Đức bố thí là một đức hạnh tuyệt vời của con người, ai sống vời ḷng thương yêu th́ luôn luôn muốn giúp đỡ tất cả mọi người dù có hay không hoạn nạn hoặc đau khổ,...


Đức bố thí giúp diệt ḷng ích kỷ, bủn xỉn, tham lam trộm cắp và hẹp ḥi của con người. Chính Đức bố thí giúp cho con người gieo được nhân thiện có quả cuộc sống giàu sang đầy đủ. Những ai có cuộc sống nghèo đói là do thiếu đức bố thí. Do vậy giàu nghèo trên thế gian này không phải phụ thuộc và tôn giáo, học thức, dân tộc ( v́ ai cũng thấy trong tất cả mọi tôn giáo đều có người nghèo người giàu dù là dân tộc nào, có học hay không có học) mà chính là đức hiếu sinh bố thí.




Bố thí với ḷng thương yêu th́ vô cùng đẹp, v́ khi bố thí chỉ nghĩ đến niềm vui và hạnh phúc của người nhận, c̣n người bố thí lấy niềm vui và hạnh phúc của người nhận làm niềm vui và hạnh phúc cho ḿnh. Chính niềm vui và hạnh phúc đó sẽ theo ta măi măi đến cuối cuộc đời.




Ví dụ: Nhà ḿnh trồng bông, người ngoài đi ngang nhà thấy bông đẹp, thích và hái, không xin phép. Ḿnh thấy vậy th́ hăy lấy đó làm niềm vui, v́ bông ḿnh trồng đem niềm vui đến cho người khác. Nếu được th́ nói ngay những lời nói yêu thương “nếu cô thích th́ hái thêm về cắm trong nhà cho đẹp”. Nếu ḿnh nghĩ rằng ḿnh trồng bông chỉ để cho ḿnh ngắm thôi, chỉ để cho ḿnh hái thôi th́ ḿnh sống quá ích kỷ hẹp ḥi. C̣n khi ḿnh luôn sống biết chia sẽ những ǵ đẹp nhất, ngon nhất, tốt nhất cho người khác, ai thích cái ǵ ḿnh đang có th́ ḿnh luôn sẵn sàng cho đi, đó là ḿnh sống biết đem niềm vui đến cho người.




Khi người ta muốn cái ǵ mà đạt được toại nguyện th́ ai cũng vui. Ngay khi khi biết người khác muốn ǵ mà ḿnh đáp ứng ngay th́ ḿnh sẽ đem niềm vui đến cho họ. Đâu phải khi cho tiền người nghèo ḿnh mới vui đâu.




Ai biết sống yêu thương th́ hằng ngày có hằng trăm ngh́n cách để đem niềm vui đến cho mọi người. Đó là sống yêu thương. Khi các bạn sống yêu thương th́ mới nhận ra rằng sao chúng đơn giản, dễ dàng, gần gủi đến thế mà ḿnh đă bỏ qua và không biết từ bao lâu nay. Đức này là đức ly tham bố thí.




• Giúp người đừng tính thời gian. Đang giúp người th́ giúp cho trọn, cho xong rồi nghỉ. Thấy người vẫn làm th́ ḿnh cùng làm cho xong, đừng nghĩ rằng đă đến giờ nghỉ phải thôi việc. Khi ḿnh cùng làm chung với người cần giúp đỡ đến khi xong việc th́ ḿnh sẽ thấy sự vui mừng của họ. Đức này là đức bố thí.




• Sống biết cho đi những ǵ ḿnh thích nhất, ngon nhất, tốt nhất, đẹp nhất, quí nhất, kể cả hạnh phúc của ḿnh cho người khác, không phân biệt thân sơ và kẻ thù. Nếu ḿnh vui khi có những thứ thích nhất, ngon nhất, tốt nhất, đẹp nhất, quí nhất th́ người khác cũng vậy, cho nên trước khi cho ai vật ǵ th́ hăy lấy những thứ ḿnh thích nhất, ngon nhất, tốt nhất, đẹp nhất và quí nhất cho người khác.




Ví dụ ḿnh thích uống nước trái cây th́ hăy mời người nước trái cây thay v́ nước lạnh, ḿnh thích ăn trái cây th́ hăy mời người trái tươi tốt ngon mà ḿnh thích,… Như người mẹ thương yêu con cái luôn để giành những thứ tốt đẹp, ngon, mới, quí giá nhất cho con ḿnh. Đức này là đức tôn trọng bố thí.


All times are GMT. The time now is 08:16.
Page 3 of 177 12 3 45671353 Last »

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.09406 seconds with 9 queries