VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   School | Kiến thức (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=88)
-   -   Không phải rắn, loài chân đốt này cũng có thể làm chết người (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1465119)

june04 05-13-2021 01:45

Không phải rắn, loài chân đốt này cũng có thể làm chết người
 
1 Attachment(s)
Rết là loại côn trùng độc hại, có một cặp vuốt ở vùng miệng có chứa chất độc, khi cắn chất độc sẽ theo vuốt đi vào trong cơ thể nạn nhân gây nhức đầu, sốt, buồn nôn, co giật và thậm chí hôn mê...

23h9’ ngày 10/5 Khoa Cấp Cứu - Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng tiếp nhận bệnh nhân Đ.T.B 97 tuổi, trú tại Phường Sông Hiến - TP Cao Bằng, nhập viện do bị rết cắn trong t́nh trạng sưng đau các ngón chân trái.

Sau khi tiếp nhận, thăm khám, bệnh nhân được chẩn đoán: Rết cắn/Tăng huyết áp, Theo lời kể của bệnh nhân, trước khi vào viện khoảng 30 phút, bệnh nhân đi đóng cửa bếp do trời tối không nh́n thấy nên đă bị rết cắn vào ngón chân trái, sau khi bị cắn bệnh nhân thấy ngón chân sưng, đỏ, đau.

Người nhà kiểm tra xung quanh phát hiện một con rết dài khoảng 20cm đang ḅ ngay gần đấy. Bệnh nhân được người nhà đưa đến cấp cứu tại bệnh viện và được xử trí kịp thời, không gây ảnh hưởng đến tính mạng.

Đây không phải là trường hợp đầu tiên bị rết cắn, trước đó tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh B́nh cũng từng tiếp nhận bệnh nhân bị sốc phản vệ độ II do rết cắn.

Đó là bệnh nhân Trương Thị G, 55 tuổi (ở Ninh Hải, Hoa Lư, Ninh B́nh). Trước khi bị rết cắn sức khoẻ của bà hoàn toàn b́nh thường, khoẻ mạnh. Trung tuần tháng 7 năm 2019, bà ở nhà bị một con rết màu đen dài khoảng 20cm cắn vào mu bàn tay.

Sau khi bị rết cắn, bàn tay bà sưng, nóng, đỏ, đau nhiều. Không những thế bà G c̣n tức ngực, khó thở, sẩn ngứa toàn thân. Được người nhà đưa đến viện cấp cứu, các bác sĩ kết luận bệnh nhân bị sốc phản vệ độ II do rết cắn.

Rất may, sau khi được điều trị theo theo phác đồ phản vệ, sát khuẩn tại chỗ, giảm đau... bệnh nhân đă qua cơn nguy hiểm.

Bs Lê Văn Chế, Khoa hồi sức tích cực và pḥng chống độc, Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh B́nh cho biết, sốc phản vệ biểu hiện các mức độ có thể xảy ra sau vài phút khi bị rết cắn v́ thế bệnh nhân cần phải nhận biết và nhập viện điều trị sớm.

Theo đó, ở mức độ 1 sau khi rết cắn chỉ xuất hiện những triệu chứng ngoài ra như mày đay, ngứa, phù mạch.

Trong trường hợp bị sốc ở mức độ hai, người bệnh bị rết cắn sẽ có biểu hiện mày đay, ngứa, phù mạch xuất hiện nhanh; khó thở, tức ngực, thở rít; đau bụng quặn, nôn; huyết áp chưa tụt hoặc tăng; không có rối loạn ư thức.

Nếu sốc ở mức độ 3 sẽ rơi vào t́nh trạng khàn tiếng, thở rít thanh quản, thở nhanh, kḥ khè, tím tái, rối loạn nhịp. Lúc này huyết áp hạ, người bệnh có thể rơi vào trạng thái hôn mê, rối loạn cơ tṛn.

Ngoài ra, khi bị rết cắn, theo Bs Lê Văn Chế, cũng có thể gặp những biến chứng về thần kinh. Điều này xảy ra do độc tố loài giống hóa chất xuất hiện tự nhiên trong năo như serotonin và histamine biểu hiện đau đầu, lo sợ, chóng mặt, cảm giác mất ư thức hay một số hưng cảm, rối loạn ư thức sau rết cắn. Tuy nhiên, các triệu chứng này hiếm gặp.

Trong khi đó, một số biến chứng khác thường gặp khi bị rết cắn gồm thiếu oxy cho cơ tim, gây nhồi máu cơ tim; Hội chứng tiêu cơ vân cấp; Rối loạn đông máu; Nhiễm trùng tại chỗ thậm chí hoại tử…

Các bác sĩ khuyến cáo hiện nay thời tiết đă chuyển sang mùa hè với nhiều đợt mưa dài ngày, khí hậu ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho các loại chân đốt như rết phát triển. Chúng thích hoạt động về đêm nên khị bị cắn thường bị vào các đêm mùa hè.

Rết là loại côn trùng độc hại, có một cặp vuốt ở vùng miệng có chứa chất độc, khi cắn chất độc sẽ theo vuốt đi vào trong cơ thể nạn nhân gây nhức đầu, sốt, buồn nôn, co giật và thậm chí hôn mê.

Rết càng lớn th́ lượng chất độc bơm vào cơ thể sau cắn càng nhiều và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Khi bị rết cắn, có thể xảy ra bất ngờ, nếu vô t́nh chạm, dẫm đạp vào nó. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo khi bị rết cắn, trước khi áp dụng các bài thuốc chữa trị rết cắn, việc đầu tiên cần làm là hăy t́m bất cứ một sợi dây nào có thể t́m thấy được gần đó để buộc vào phía trên vết cắn (thắt ga – rô) nhằm mục đích hạn chế nọc độc của rết truyền về tim.

Sau khi thực hiện bước này mới điều trị bằng các bài thuốc. Các trường hợp bị kích ứng mạnh nên thực hiện các bước sơ cứu ngăn máu lưu thông từ vết cắn vào sâu cơ thể bằng cách buộc lại và chuyển đến cơ sở y tế gần nhất để chữa trị.

Để tránh và hạn chế rết có trong nhà, nên có các biện pháp diệt và pḥng chống rết cho ngôi nhà ḿnh đang ở bằng cách:

Hăy luôn giữ nhà của sạch sẽ thoáng mát và tránh ẩm thấp.

Đeo bao tay, chân khi đi vào các khu vực nhiều rết.

Rác, thực phẩm không sử dụng nên loại bỏ ra khỏi nhà để hạn chế nơi trú ngụ và nguồn thức ăn cho rết.

Phun thuốc diệt muỗi, côn trùng là phương pháp rất hiệu quả để diệt rết cũng như các loại động vật chân khớp khác.

Định kỳ phun thuốc diệt muỗi, côn trùng loại bỏ côn trùng gây hại và rết ra khỏi nhà.


All times are GMT. The time now is 09:09.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.02833 seconds with 9 queries