VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   World News |Tin Thế Giới 2006-2019 (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=272)
-   -   TQ kiểm soát Biển Đông bằng cách dùng trí thông minh nhân tạo (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1220479)

vuitoichat 01-18-2019 16:31

TQ kiểm soát Biển Đông bằng cách dùng trí thông minh nhân tạo
 
1 Attachment(s)
Trung Quốc lên kế hoạch xây một căn cứ dưới đáy Biển Đông và nó có thể trở thành căn cứ trí tuệ nhân tạo đầu tiên trên thế giới. Căn cứ này sẽ có các tàu ngầm không người lái phục vụ cho hoạt động khoa học và quân sự tại Biển Đông, trên danh nghĩa nghiên cứu khoa học, nhưng thực chất là kiểm soát Biển Đông, nơi Bắc Kinh đ̣i hỏi chủ quyền hơn 80% diện tích, bởi hàng loạt dự án đầy tham vọng của Trung Quốc sử dụng trí thông minh nhân tạo, sau thành công chinh phục không gian, trị dân trong nước.
http://vietbf.com/forum/attachment.p...1&d=1547829080
Tàu tự hành của Trung Quốc tại Triển lăm Đại dương học Quốc tế Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông. (Ảnh chụp ngày 23/10/2018) STR / AFP

Trong bài viết về Trí thông minh nhân tạo ở Biển Đông (Artificial Intelligence in the South China Sea) trên trang Global Risk Insights (28/12/2018), Jonathan Hall, chuyên gia phân tích rủi ro chính trị và an ninh chuyên về địa chính trị Á-Âu, lược lại những dự án ở Biển Đông được Trung Quốc sử dụng trí thông minh nhân tạo, từ thăm ḍ dưới biển sâu, đầu tư quốc tế, cho đến hoạt động quân sự và an ninh mạng.

Lập căn cứ trí thông minh nhân tạo dưới đáy Biển Đông

Các nhà khoa học Trung Quốc lên kế hoạch lập một căn cứ đầu tiên trên thế giới do trí thông minh nhân tạo điều hành và nằm dưới biển sâu. Dự án mang tên Hades (từ chỉ địa ngục trong thần thoại Hy Lạp) được khởi động vào tháng 11/2018 tại Viện Khoa Học Trung Quốc sau chuyến thăm hồi tháng Tư của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh tới Viện Nghiên cứu Hải dương ở thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam.

Ông Tập đă kêu gọi các nhà khoa học, kỹ sư thực hiện một việc chưa từng có : « Không có con đường nào dưới đáy biển. Chúng ta không cần phải đuổi theo các nước khác, chúng ta tự làm đường ».

Dự án trị giá khoảng 160 triệu đô la. Trên lư thuyết, khu phức hợp dưới đáy biển sẽ có nơi neo đậu cho các thiết bị lặn không người lái phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học, nhưng hẳn Trung Quốc sẽ sử dụng căn cứ này phục vụ mục đích quân sự.

Khu vực đang được nghiên cứu là Rănh Manila (Manila Trench), nơi duy nhất ở Biển Đông có độ sâu trên 5.000 mét. Nằm gần băi cạn Scarborough bị Trung Quốc chiếm từ Philippines vào năm 2012, Trung Quốc sẽ lấy cớ lập căn cứ nhân đạo để triển khai lực lượng mang lợi ích chiến lược ở khu vực này.

Nằm tại điểm giao nhau giữa khối lục địa Á-Âu và châu Đại Dương, Rănh Manila là địa điểm hoàn hảo để ghi lại hoạt động địa chấn. Ở một trong những vùng xảy ra động đất nhiều nhất thế giới, Trung Quốc lại càng có khả năng đẩy nhanh lịch tŕnh « lợi cả đôi đường » : một mặt, theo dơi động đất và sóng thần nhằm giúp giới chuyên gia lập biện pháp khẩn cấp ở mỗi nước, mặt khác, tiến hành những chiến dịch đối kháng và theo dơi tầu bè nước ngoài.

Thiết bị lặn không người lái

Vẫn sau chuyến thăm vào tháng 04/2018 của ông Tập Cận B́nh, Viện Hàn Lâm Khoa Học Trung Quốc bắt đầu theo đuổi kế hoạch lập một đội tầu lặn tự hành, hay c̣n được gọi là “Phương tiện không người lái dưới nước” (Extra Large Underwater Unmanned Vehicles, XLUUV).

Những con tầu này có khả năng làm nhiệm vụ từ theo dơi cá voi đến hoạt động chống tầu sân bay. Tất cả hoạt động nhờ vào trí thông minh nhân tạo. Có thể vượt qua hàng ngh́n hải lư, tùy thuộc vào kích cỡ của đội tầu mà Trung Quốc có thể xuất hiện ở khắp nơi trong khu vực. Khi di chuyển dưới đại dương, đội tầu ngầm tự hành này sẽ có khả năng hoạt động trên phạm vi rộng lớn, từ chiến tranh điện tử đến rà ḿn (mine warfare), cũng như nhiều khả năng tấn công khác.

Chuyên gia Jonathan Hall không loại trừ khả năng một thiết bị ngầm tự động không người lái, bị mất kiểm soát, v́ công nghệ trí thông minh nhân tạo vẫn c̣n chưa hoàn chỉnh, nên có thể bắn vào tầu hải quân hoặc tầu dân sự. Trung Quốc có thể sẽ gây ra một cuộc tấn công quy mô nhỏ kiểu như vậy nhắm vào các tầu nước ngoài, sau đó tuyên bố tại nạn xảy ra ngoài ư muốn v́ « sự cố công nghệ ».

Phát triển hệ thống thiết bị tự động dưới ḷng biển nằm trong chiến lược « Vạn lư trường thành dưới nước » của Trung Quốc. Dự án bao gồm cả một mạng lưới máy ḍ, được đặt ngầm trong khu vực Biển Đông, nhằm phục vụ cho quốc pḥng. Lợi ích chiến lược chính của dự án này là nhằm phát hiện tầu ngầm của Mỹ, Nga, đồng thời loại bỏ lợi thế hiện nay của những nước này trong lĩnh vực hải quân.

Công nghệ « 2 trong 1 »

Theo Tổng công ty Đóng tầu Nhà nước Trung Quốc (China State Shipbuilding Corporation), cơ quan phụ trách dự án, một mục tiêu khác là cung cấp cho khách hàng « một giải pháp trọn gói về giám sát và thu thập dữ liệu môi trường dưới nước, theo dơi trực tiếp các mục tiêu trên mặt nước và dưới ḷng biển, cảnh báo động đất, sóng thần và những thảm họa khác, cũng như những nghiên cứu hải dương ».

Dự án có lợi cho tất cả các bên tham gia nhưng, một thực tế không được nêu lên, đó là lợi ích mang tính quyết định mà lực lượng hải quân Trung Quốc có thể được hưởng. Với hệ thống giám sát trực tiếp trên khắp Biển Đông, tiềm lực chiến thuật là gần như vô hạn.

Công nghệ trí thông minh nhân tạo c̣n được phát triển rộng hơn nhờ khả năng dễ dàng chuyển từ ứng dụng tư nhân sang ứng dụng quân sự. Nếu thuật toán lập tŕnh được phát triển trong lĩnh vực dân sự có khả năng dễ dàng thích ứng trong ứng dụng quân sự, th́ toàn bộ cộng đồng khởi nghiệp trí thông minh nhân tạo của Trung Quốc cũng có thể tham gia vào quá tŕnh phát triển các ứng dụng bảo mật của công nghệ trí thông minh nhân tạo.

Lấy ví dụ thiết bị lặn không người lái, một thuật toán thông minh nhân tạo sẽ được sử dụng để điều khiển những con tàu đó khi chúng đi t́m tài nguyên và những dữ liệu khoa học hữu ích khác. Được thiết kế để kết hợp với nhau, thuật toán lập tŕnh có thể dễ dàng giúp t́m ra thêm cách sử dụng trong khuôn khổ gọi là « kỹ thuật quần thể » (swarming techniques), có nghĩa là cho phép các thiết bị lặn không người lái hoạt động đồng bộ và thích ứng dễ dàng với mọi thay đổi trong môi trường chiến đấu. Những thuật toán như vậy đă tồn tại trong lĩnh vực tư nhân, quân đội chỉ cần thích ứng để có được khả năng sử dụng trọn vẹn trong các chiến dịch hải quân.

Thảo chính sách nhờ hỗ trợ của trí thông minh nhân tạo

Những tiến bộ trong bộ Ngoại Giao Trung Quốc là một ví dụ khác cho thấy rơ lợi ích kép của trí thông minh nhân tạo. Một bản mẫu (prototype), đang được thử nghiệm, cung cấp cho đội ngũ lănh đạo một hệ thống ngoại giao được trí thông minh nhân tạo hỗ trợ. Phiên bản này hiện đang được sử dụng để giảm tải cho các nhà hoạch định dự án Con đường tơ lụa mới của Trung Quốc.

Với hơn 70 nước và khoảng 65% dân số thế giới liên quan đến dự án đầy tham vọng này của Trung Quốc, rất nhiều yếu tố cần được cân nhắc khi đưa ra quyết định. Nhờ công nghệ trí thông minh nhân tạo giúp tổng hợp các dữ liệu và đưa ra những đề xuất, bộ Ngoại Giao Trung Quốc có lẽ đă thu được những lợi ích quan trọng về mặt hiệu quả và độ chính xác trong phán đoán.

Ngoài hữu ích cho đầu tư nước ngoài, hệ thống này đă được quân đội Trung Quốc sử dụng cho hoạt động quân sự.

Triển vọng của trí thông minh nhân tạo

Năm 1997, phần mềm Deep Blue của IMP đă đánh bại Garry Kassparov, kiện tướng cờ vua người Nga. Dù chưa phải là một công nghệ trí thông minh nhân tạo thực thụ, nhưng nó đă tổng hợp được vài ngh́n cử động mỗi giây. Đây là một trong những thành công đầu tiên trong loạt thử nghiệm như vậy.

Năm 2016, phần mềm AlphaGo của Google đă đánh bại Lee Sedol, một trong những kỳ thủ cờ vây hàng đầu thế giới. Chưa đầy một năm sau, Google công bố AlphaGo Zero. Trong khi phiên bản đầu AlphaGo học chơi cờ bằng cách phân tích các trận đấu giữa trí thông minh nhân tạo và con người, th́ AlphaGo Zero tự chơi. Sau ba ngày, AlphaGo Zero đă có thể thắng phiên bản trước và khẳng định khả năng tự học của trí thông minh nhân tạo.

Tổng thống Nga Vladimir Putin từng tuyên bố vào năm 2017 rằng « bất kỳ nước nào trở thành thủ lĩnh trong lĩnh vực này th́ sẽ trở thành nước lănh đạo thế giới ». Dường như không nước nào chú ư đến lời phát biểu đó, trừ Trung Quốc.


All times are GMT. The time now is 19:10.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.04362 seconds with 9 queries