VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   World News|Tin Thế Giới (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=185)
-   -   Người mẹ Ukraine vượt nguy hiểm cứu con từ tay người Nga (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1782115)

vuitoichat 06-01-2023 15:08

Người mẹ Ukraine vượt nguy hiểm cứu con từ tay người Nga
 
1 Attachment(s)

Theo như một cậu bé cao và nhút nhát với mái tóc dài mà cậu hay vuốt như bất kỳ một thiếu niên tự ti nào khác, khiến buộc phải chia rẽ khỏi gia đ́nh thật là đau đớn cho bất kỳ trẻ em nào. Với những em dễ tổn thương như Sasha, chuyện này c̣n gây bất ổn tâm lư hơn. Mẹ em, bà Tetyana Kraynyuk, nói với tôi nhiều tháng sau khi đoàn tụ với gia đ́nh, em vẫn c̣n khép kín. Cậu bé 15 tuổi thậm chí đă có tóc bạc v́ quá stress.

https://www.vietbf.com/forum/attachm...1&d=1685631935
Sasha, con trai bà Tetyana Kraynyuk là một trong 13 trẻ em bị lính Nga đưa đi từ trường bán trú cho trẻ em đặc biệt hồi tháng Chín năm ngoái

Khi Sasha Kraynyuk, 15 tuổi, xem bức ảnh mà các nhà điều tra Ukraine đưa cho cậu xem, ngay lập tức cậu nhận ra cậu bé mặc quân phục Nga trong ảnh.

Cậu thiếu niên ngồi trong lớp học có mặc áo có chữ Z tượng trưng cho cuộc chiến của Nga in trên tay áo phải, mang màu đỏ, trắng và xanh của cờ Nga.

Tên cậu là Artem, và cậu là người Ukraine.

Sasha và Artem nằm trong số 13 trẻ em bị những người lính Nga đội mũ trùm đầu đưa đi khỏi trường học của các em ở Kupyansk, phía đông bắc Ukraine tháng Chín năm ngoái. Bị đưa lên xe buưt và giục giă “Nhanh lên!”, các em biến mất nhiều ngày không có dấu tích.

Các em đều là những học sinh cần được trợ giúp đặc biệt, và khi cuối cùng các em được phép gọi điện về nhà, các em gọi từ nơi rất sâu trong vùng lănh thổ Nga chiếm đóng.

Để đưa được các em về, người thân buộc phải vượt chặng đường gian nan dài hàng ngàn dặm tới Nga , đất nước đă tuyên chiến với họ. Cho tới giờ, mới có tám em được trở về từ Trường cho trẻ em Đặc biệt Perevalsk, và Artem là một trong số những em cuối cùng, được mẹ đưa về mùa xuân năm nay.

Khi tôi gọi cho hiệu trưởng trường qua điện thoại, bà ta không thấy vấn đề ǵ khi cho học sinh Ukraine mặc đồng phục của quân Nga.

“Th́ đă sao?” bà Tatyana Semyonova đáp lại. “Tôi làm được ǵ? Chuyện này có liên quan ǵ đến tôi?”

Tôi chất vấn bà rằng chữ Z tượng trưng cho cuộc chiến chống lại đất nước của chính các em. “Th́ đă sao?” bà hiệu trưởng trả lời lần nữa. “Câu hỏi kiểu ǵ thế? Có ai bắt các em mặc đâu.”

Lướt qua trang web của trường Perevalsk, tôi t́m thấy h́nh ảnh của Artem. Nó được chụp hồi tháng 2/2023, một năm sau khi Nga xâm lược Ukraine, chụp trong lớp học nhân dịp kỷ niệm Ngày Các chiến sỹ bảo vệ Tổ quốc.

Bài học hôm đó là học về “ḷng biết ơn và kính trọng” những người lính Nga.

Tôi cố đặt thêm câu hỏi cho bà hiệu trưởng, nhưng bà dập máy đột ngột.

Tội phạm chiến tranh bị truy nă
https://i.postimg.cc/fbS96gff/c9ebb7...95962e4d02.jpg
Trẻ em Ukraine bị đưa ra khỏi nhà, mặc quân phục Nga và phải học chương tŕnh của Nga

Ṭa án H́nh sự Quốc tế (ICC) ra lệnh truy nă đối với Vladimir Putin hồi tháng Ba, cáo buộc ông và Chủ tịch Ủy ban Quyền Trẻ em Nga, bà Maria Lvova-Belova, phạm tội đưa trẻ em Ukraine sang Nga một cách bất hợp pháp.

Nga khăng khăng rằng động cơ của họ hoàn toàn là nhân đạo, đưa trẻ em sơ tán để bảo vệ các em khỏi hiểm họa. Các quan chức cao cấp Nga nhạo báng lệnh truy nă của ICC, thậm chí c̣n đe dọa sẽ trả đũa với các đại diện của Ṭa.

Cả ICC và Ukraine đều chưa công bố chi tiết vụ án, nhưng các quan chức ở Kyiv khẳng định rằng hơn 19.000 trẻ em đă bị đưa ra khỏi lănh thổ Ukraine mà Nga chiếm đóng kể từ đầu cuộc xâm lược. Chúng tôi được biết nhiều em trong số này bị đưa ra khỏi các nhà chăm sóc đặc biệt hay các trường nội trú.

Chúng tôi điều tra vài trường hợp, trong đó có một Trường Đặc biệt khác ở Oleshki, nam Ukraine, và thấy rằng trong trường hợp nào, các quan chức Nga đều không nỗ lực hoặc rất ít nỗ lực để liên lạc với người nhà các em.

Trẻ em Ukraine thường xuyên được bảo rằng chẳng có ǵ ở đất nước các em để trở về và ít nhiều đều phải học các bài học “yêu nước” Nga.

Nhưng có một lư tưởng rơ ràng bao trùm tất cả: nước Nga, do Vladimir Putin dẫn dắt, công khai tuyên bố rằng mọi thứ trong các vùng lănh thổ Ukraine do Nga chiếm đóng đều là của Nga, trong đó có trẻ em.

Câu chuyện của Sasha, ở Kupyansk, đông bắc Ukraine
https://i.postimg.cc/yNRDf37f/1f837d...95962e4d02.jpg
Sasha (phải) kể với BBC cậu quá đau khổ để nói về việc bị chia cắt khỏi mẹ

Sasha là một cậu bé cao và nhút nhát với mái tóc dài mà cậu hay vuốt như bất kỳ một thiếu niên tự ti nào khác.

Buộc phải chia rẽ khỏi gia đ́nh thật là đau đớn cho bất kỳ trẻ em nào. Với những em dễ tổn thương như Sasha, chuyện này c̣n gây bất ổn tâm lư hơn. Mẹ em, bà Tetyana Kraynyuk, nói với tôi nhiều tháng sau khi đoàn tụ với gia đ́nh, em vẫn c̣n khép kín. Cậu bé 15 tuổi thậm chí đă có tóc bạc v́ quá stress.

Hiện họ đang tỵ nạn ở thị trấn Dinklage, tây Đức. Sau khi đến trường, Sasha chủ yếu chỉ nằm trên giường chơi điện thoại. Nhưng cậu c̣n nhớ rơ khoảnh khắc lính Nga đến đưa cậu đi.

“Nói thật là cháu rất sợ,” Sasha thú nhận với giọng nhỏ nhẹ, vừa nói vừa xoa tay vào đùi. “Cháu không biết họ sẽ đưa chúng cháu đi đâu.”

Khi tôi hỏi cậu có nhớ mẹ không, cậu ngưng một lúc lâu và nói cậu quá đau ḷng để nhớ lại và xin được chuyển chủ đề.

Trước khi cuộc chiến nổ ra, Sasha học ở Trường Đặc biệt Kupyansk ở đông bắc Ukraine. Cậu học bán trú, ở lại trường trong tuần và về nhà cuối tuần, nhưng khi Nga xâm lược vào tháng 2/2022, hầu hết vùng Kharkiv bị tạm chiếm ngay lập tức nên bà Tetyana giữ con trai ở nhà.

Đến tháng Chín, chính quyền vùng tạm chiếm bắt đầu yêu cầu trẻ em đi học trở lại, và giờ đây các em học chương tŕnh của Nga. Giáo viên từ Nga sang thay thế những giáo viên địa phương từ chối không hợp tác.

Tetyana miễn cưỡng đưa Sasha trở lại trường, nhưng cậu buồn chán v́ đă ở làng hơn bảy tháng. Vậy nên ngày 3/9 bà đưa con đến trường Kupyansk.

Vài ngày sau, lực lượng Ukraine mở chiến dịch thần tốc để chiếm lại vùng này.

“Chúng tôi nghe thấy tiếng động cách xa nhiều dặm. Tiếng nổ bùm bùm. Rồi máy bay trực thăng và tiếng súng. Đinh tai nhức óc. Rồi tôi thấy xe tăng tiến vào và cờ Ukraine,” bà Tetyana nhớ lại cuộc phản công.

"Khi chúng tôi tới trường th́ chỉ c̣n mỗi một thầy giáo trông coi trường. Ông nói tụi trẻ đă bị đưa đi và không ai biết đi đâu,” bà kể lại.
https://i.postimg.cc/pTqRkP5G/674cde...a9bf1f67e9.jpg
Bà Tetyana không biết tung tích con trai nhiều tuần liền

Một giáo viên chứng kiến những ǵ diễn ra hôm đó, khi có tới 10 lính Nga trang bị vũ khí đầy đủ “ập tới” trường.

“Họ không quan tâm đến chuyện lấy tài liệu hay liên hệ với phụ huynh,” ông Mykola Sezonov kể với tôi, khi chúng tôi gặp ở Kyiv. “Họ chỉ đẩy tụi trẻ lên xe buưt cùng vài người tỵ nạn và rời đi.”

Tôi thử tŕnh bày quan điểm bảo vệ cho hành động này của Nga: rằng họ chỉ đưa trẻ em thoát khỏi nguy hiểm.

“Tôi đă sống dưới thời Nga chiếm đóng, và tôi biết sự khác biệt giữa những ǵ họ nói và những ǵ tôi tự chứng kiến qua cửa sổ,” thầy giáo đáp lời.

Suốt sáu tuần, không có tin ǵ của các em.

“Ngày nào tôi cũng khóc, cũng gọi cho các đường dây nóng và bảo họ tôi đă mất con, và tôi viết thư cho cảnh sát. Họ cố gắng t́m con tôi qua những t́nh nguyện viên,” bà Tetyana kể.

Phải một tháng sau một người bạn bà mới thấy một video trên mạng xă hội được quay từ tháng 9/2022. Video này đưa tin 13 trẻ em từ Trường Đặc biệt Kupyansk đă được đưa về phía đông tới một cơ sở tương tự ở Svatove, vẫn thuộc kiểm soát của Nga.

Nửa tháng sau đó, bà Tetyana nhận được tin nhắn: Sasha đang ở một Trường Đặc biệt ở Perevalsk, và bà có thể được nói chuyện với con trai.

“Cháu rất vui được nghe giọng tôi, tất nhiên. Nhưng cháu khóc nhiều,” Tetyana nhớ lại khoảnh khắc hai mẹ con nói chuyện. “Họ bảo cháu là nhà chúng tôi đă bị phá hủy và cháu sợ là chúng tôi cũng chết rồi.”

Không dễ để liên lạc với người ở các khu vực có giao tranh khốc liệt, nhưng các em ở Kupyansk bị chuyển qua ba trường mà không ai t́m cách liên hệ với người thân.

“Chẳng có ǵ hết. Chỉ có liên hệ từ Perevalsk, và cũng không ngay lập tức. Tôi nghĩ họ cố t́nh làm thế,” bà Tetyana nói.

Nhưng khó khăn cho bà không chỉ dừng ở đó.

Bà t́m cách đưa Sasha về nhà, nhưng tuyến đường đi thẳng nhất lại phải vượt qua tiền tuyến.

Thế nên Tetyana đi từ Ukraine qua Balan và biển Baltics rồi đi bộ vào Nga, nơi Cơ quan An ninh thẩm vấn bà về hướng di chuyển của quân đội Ukraine.

Bà không có tin ǵ để kể cho họ.

“Trời tối đen, và có các trạm kiểm soát, đàn ông mặc mũ trùm kín đầu cầm súng. Tôi sợ đến mức tôi phải uống thuốc để giữ b́nh tĩnh,” Tetyana nhớ lại chuyến đi vào khu vực bị Nga chiếm đóng ở đông Ukraine.

Bà có lư do nữa để lo sợ. Khi đó, Nga đă công khai đưa trẻ em từ các trại chăm sóc trẻ em đặc biệt trong vùng tạm chiếm tới sống trong các gia đ́nh Nga.
https://i.postimg.cc/YS77Hv1D/b534de...a9bf1f67e9.jpg
Nga đă sửa luật để việc nhận trẻ em làm con nuôi dễ dàng hơn

Trên kênh Telegram của bà Maria Lvova-Belova, Chủ tịch Ủy ban Quyền Trẻ em đầy ắp các video cho thấy tháp tùng các nhóm trẻ em Ukraine qua biên giới, và các em nhỏ ngơ ngác được các cha mẹ nuôi người Nga tặng quà và ôm hôn trước ống kính.

Chúng tôi gửi hai yêu cầu phỏng vấn bà Lvova-Belova nhưng không nhận được phản hồi. Nhưng thông điệp từ các post bà đăng trên Telegram rất rơ: Nga là bên chính nghĩa trong cái mà họ vẫn không chịu gọi là cuộc chiến. Nga tuyên bố họ đang cứu trẻ em Ukraine.

Bà Maria Lvova-Belova luôn nhắc đến các trẻ em ở các vùng này là “con em chúng ta”. Chính bà cũng nhận một thiếu niên từ Mariopol làm com nuôi, và đăng ảnh chụp cùng em với hộ chiếu Nga mới.

“Tôi rất sợ là nếu họ đưa Sasha vào Nga, tôi sẽ không bao giờ t́m thấy cháu. Tôi sợ cháu sẽ bị nhận nuôi,” bà Tetyana nói với tôi.

“Con chúng tôi th́ có liên quan ǵ cơ chứ? V́ săo họ lại làm điều này với chúng tôi? Có lẽ chỉ là để làm chúng tôi đau khổ, cũng như nhiều chuyện khác.”

Khi cuối cùng bà tới Perevalsk sa u hành tŕnh gian nan 5 ngày, bà ôm chặt com trai. Sasha không nói nên lời. Cậu chỉ khóc v́ hạnh phúc.

Những trẻ em mất tích

Ở vùng nông thôn Đức, Sasha có thời gian để ổn định cuộc sống và làm quen với trường mới, nhưng Tetyanya lại thấy khó thích nghi hơn.

Trong căn hộ của họ, bà kể rằng con trai cả của bà vẫn đang ở Ukraine và chờ sẽ bị gọi nhập ngũ bất cứ ngày nào. Tetyana chẳng mong ǵ hơn là trở về nhà với chồng, nhưng Kupyansk một lần nữa lại hứng nhiều bom đạn.

Cuối tháng Tư, hỏa tiễn Nga phá hủy bảo tàng lịch sử địa phương, làm hai phụ nữ thiệt mạng. Trước đó, trường học cũ của Sasha ở thành phố bị phá hủy nặng khi hỏa tiễn rơi xuống gần đó.

Tám tháng sau khi Sasha và một số trẻ em khác bị đưa đi, năm em vẫn c̣n ở vùng lănh thổ do Nga kiếm soát. Hiệu trưởng trường nơi các em hiện đang học xác nhận điều đó khi tôi gọi cho bà.
https://i.postimg.cc/xCdWfMq5/1d7302...a9bf1f67e9.jpg
Phóng viên BBC Sarah Rainsford liên hệ được với hiệu trưởng qua điện thoại

Tôi ngạc nhiên là bà đồng ư nói chuyện với tôi, có lẽ số điện thoại Nga tôi dùng làm bà khó hiểu. Các câu hỏi của tôi cũng vậy.

Bà hiệu trưởng nói rằng không ai đă liên hệ với trường về 5 em nhỏ này, điều mà chúng tôi biết là không đúng, và bà khẳng định bà sẽ giao các em lại cho gia đ́nh “ngay lập tức” nếu có người bảo hộ hợp pháp đến nhận các em.

Nhưng điều đó khó xảy ra: nhiều nguồn tin cho tôi biết các em được đối xử như “trẻ mồ côi xă hội”, có cha mẹ nhưng họ không được phép hay không có khả năng chăm sóc các em.

Khi tôi hỏi v́ sao Nga lại lấy trẻ em Ukraine đưa đi mà không xin phép Ukraine, nhưng lại yêu cầu nhiều giấy tờ để trả các em về, bà hiệu trưởng nổi giận.

“Điều đó th́ liên quan ǵ đến tôi? Tôi có đưa các em đến đây đâu.”

Trên trang web của trường bà ở Perevalsk, tôi thấy một bức ảnh lớn của bà hiện trưởng. Ảnh của Artem, bạn cùng lớp với Sasha, với dấu hiệu chữ Z, được đăng công khai trên trang này.

Sasha nhận ra thêm hai em khác từ Kupyansk trong các bức ảnh của trường: Sofiya và Mikita, đều 12 tuổi, đứng thành hàng trong ngày kỷ niệm quân đội Nga.

Tôi hỏi mẹ Sasha bà nghĩ ǵ về lệnh truy nă của Ṭa án H́nh sự Quốc tế dành cho tổng thống Nga.

“Không chỉ Putin, mà tất cả những nhân viên thân cận của ông ta - tất cả các chỉ huy trưởng - đều phải bị đưa ra xét xử v́ những ǵ họ làm với trẻ em,” bà Tetyana Kraynyuk trả lời không ngần ngại.

“Họ có quyền ǵ [mà lấy trẻ em đi]? Làm sao chúng tôi lấy lại được các em? Họ không quan tâm.”


All times are GMT. The time now is 06:29.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.04115 seconds with 9 queries