VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   Stories, Books | Chuyện, Sách (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=240)
-   -   Nỗi buồn người Việt già ở Nursing Home (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1370169)

florida80 07-26-2020 19:37

Nỗi buồn người Việt già ở Nursing Home
 
1 Attachment(s)
Theo một thống kê của cơ quan an sinh xă hội bang California, Mỹ, trong tổng số 400 ngh́n người Việt hiện đang sinh sống ở miền Nam California, có khoảng 15 ngh́n người trên 65 tuổi. 1/3 ở chung với con cháu. Số c̣n lại, ở trong các viện dưỡng lăo (nursing home). Vẫn theo thống kê này, những người Việt già trên đất Mỹ rất sợ bị đưa vào nursing home !

https://i.imgur.com/Ksry42S.gif
1. Xế chiều 29 tháng Chạp, tôi lái xe đến viện dưỡng lăo thành phố Westminster, Orange County. Đây là cơ sở được xem như khá nhất trong số những viện dưỡng lăo tại miền Nam Cali. V́ là ngày giáp Tết nên quang cảnh khá lặng lẽ. Ở các lối đi trong khu vực dành cho người Việt, trên những băng ghế đặt rải rác dưới những tàn cây, không có cụ nào tản bộ hay ngồi nghỉ chân, tṛ chuyện. Băi đậu xe cũng chỉ thấy lác đác vài chiếc của nhân viên trực. Nh́n qua khu dành cho người Mỹ, người Hàn Quốc và khu dành cho người Mexico th́ đông người hơn. Có lẽ họ không biết hôm nay là giao thừa của người Việt.

Vào trong, tất cả đều vắng vẻ. Một lát, tôi mới thấy một y tá đẩy chiếc xe lăn, trên đó là một cụ ngoẹo đầu, mắt nhắm nghiền, rớt dăi chảy dài xuống khóe miệng. Trước cửa pḥng số 6, một bà ngồi im ĺm trên chiếc ghế nhựa, nét mặt thẫn thờ. Tôi hỏi : "Bà có con cháu vào thăm chưa ?". Nh́n tôi một lát, bà lắc đầu kèm theo tiếng thở dài mệt mỏi.
Tên bà là Trần Thị Nghị, 74 tuổi. Bà sang đây theo diện bảo lănh của đứa con trai. Bà kể : "Hồi đầu, mọi sự tốt đẹp lắm. Nhưng được vài năm, con dâu tôi nói tôi ở dơ v́ lúc đứa cháu nội bị sổ mũi, tôi lấy tay bóp mũi, vắt nước mũi cho nó. Bực ḿnh quá, tôi nói hồi nhỏ tao cũng hay vắt nước mũi cho chồng mày vậy, mà có sao đâu! Thế là nó cấm tôi không được đụng đến con nó nữa. Ba tháng sau, chồng nó nghe lời nó, đưa tôi vào đây".

Ở một pḥng khác, cụ ông Nguyễn Văn Đức, 71 tuổi, nằm co quắp trên giường. Hỏi ra mới biết cụ bị bệnh suyễn. Đưa tay chỉ một hộp bánh, 2 hộp mứt, 2 hộp kẹo nằm chỏng chơ trên bàn, cụ phều phào : "Cái này con tôi cho, cái kia là của hội thiện nguyện, c̣n hộp đó là quà tặng của nhà chùa".

Theo tập quán người Việt, một gia đ́nh mà 2, 3 thế hệ gồm ông bà, cha mẹ, con cháu cùng ở chung với nhau th́ được xem như gia đ́nh hạnh phúc, ăn ở có đức, có hiếu. Nhưng người Mỹ nói riêng và người phương Tây nói chung, với bản tính thực tế th́ họ lại không nghĩ vậy, bởi lẽ ngay từ khi c̣n trẻ, họ đă được học tính tự lập - và điều này đă tác động rất lớn đến thế hệ người Việt thứ 2, thứ 3 - là những người sang Mỹ từ khi c̣n bé, hoặc sinh ra trên đất Mỹ. Họ hầu như ít nói tiếng Việt mà chỉ dùng tiếng Mỹ - ngay cả khi về nhà.

Phần lớn họ chịu ảnh hưởng nặng của lối sống Mỹ : 18 tuổi là ra ở riêng, cha mẹ già th́ đưa vào viện dưỡng lăo. Sự thành công về mặt học vấn, tài chính đă khiến họ chẳng c̣n quan tâm nhiều đến quá khứ của cha ông. Nếu như ở Việt Nam, con cái thường ngồi im nghe cha mẹ giáo huấn - dù ngồi một cách miễn cưỡng - th́ ở Mỹ, phần lớn người Việt thế hệ thứ 2, thứ 3 lại chọn cách bỏ đi ra ngoài, không cần quan tâm đến những ǵ cha mẹ ḿnh đang nói, dẫn đến xung đột... Sự xung đột lắm khi chỉ bắt nguồn từ một nguyên nhân nhỏ nhoi nhưng không được giải quyết thấu đáo, dẫn đến mâu thuẫn ngày càng trầm trọng.

Bà Lư Thị Vân, 69 tuổi, nằm tại pḥng số 3, nói : " Có những điều ở Việt Nam coi là b́nh thường th́ qua đây lại trở thành bất b́nh thường. Trong một bữa ăn chẳng hạn, lúc tôi dùng cái muỗng của tôi để múc canh trong tô canh th́ thằng con rể tôi trợn mắt nh́n tôi rồi từ đó đến cuối bữa, nó không đụng vào tô canh đó nữa !".

V́ vậy, với những người Việt cao tuổi ở miền Nam Cali, ba chữ "Viện Dưỡng Lăo" từ lâu đă là cơn ác mộng. Nó đánh thốc vào tim tạo thành những cơn kinh hăi, đến độ đă có một cụ quỳ sụp xuống ngay trước cổng vào viện dưỡng lăo, chắp tay vái con ruột ḿnh : "Ba lạy con, con cho ba về nhà, ba trải ghế bố nằm trong garage cũng được chứ con đừng bắt ba vô đây".

Ông Trần Ngọc Lâm chẳng hạn, khi tôi hỏi vợ con ông ra sao, có thường xuyên vào thăm ông không th́ ông bực bội : "Làm ơn đừng nhắc đến vợ, đến con tôi nữa. Vợ, con mà để tôi sống như thế này à ?".

Ông Lê Cẩm, ở pḥng số 9 trong viện dưỡng lăo, kể : "Năm tui 68 tuổi, đi đứng bắt đầu yếu, mắt mờ, tay run, con trai tui nói mai đưa ba vô nursing home. Tưởng nó giỡn chơi, ai dè sáng hôm sau nó đưa tui vô thiệt. Tui hỏi nó sao con nỡ ḷng nào mà làm vậy. Nó nói tỉnh bơ:
Già rồi th́ vô viện dưỡng lăo chứ làm vậy là làm sao !".

Hỏi ông có biết mai là Tết Âm Lịch cổ truyền không? Ông nói biết v́ ba bữa trước, con ông vô thăm, có đem cho mấy hộp mứt. Trên g̣ má nhăn nheo của ông bỗng lăn dài những giọt nước mắt : "Tết Nhất là ngày sum họp gia đ́nh. Vậy mà…".

2. Công bằng mà nói, v́ nỗi sợ hăi viện dưỡng lăo của các cụ cao niên người Việt - ngoài việc bị tách ra khỏi môi trường gia đ́nh quen thuộc - khiến hầu hết các cụ đều nghĩ rằng ḿnh bị bỏ rơi, bị con cháu hất hủi, th́ c̣n một nguyên nhân nữa. Đó là khi tuổi tác đă cao, sức khỏe các cụ cũng sẽ xuống và bệnh tật ắt phải tới. Chuyện không thể tự chăm sóc cho ḿnh là lẽ đương nhiên khi bệnh trạng các cụ tới thời kỳ nghiêm trọng, và cách giải quyết duy nhất là đưa các cụ vào viện dưỡng lăo.

Anh Kevin Nguyen, có người mẹ 72 tuổi, hiện đă ở viện dưỡng lăo, nói : "Tôi và vợ tôi đều phải đi làm, hai đứa con đi học nên không lấy đâu ra thời giờ chăm sóc mẹ tôi. C̣n nếu mướn y tá hay điều dưỡng đến nhà ăn ở, nấu nướng và chăm sóc mẹ tôi th́ tôi không đủ tiền".

Một trong những nguyên nhân nữa dẫn đến việc các cụ buộc phải vào viện dưỡng lăo. Đó là về già, các cụ thường bị lẫn, mất trí nhớ, thậm chí không nhận ra vợ (hoặc chồng) hay con cái, không cho họ tới gần. Anh Kevin Nguyen, nói tiếp : "Mẹ tôi đổi tính, trở nên khó chịu. Cụ luôn gắt gỏng, nghi ngờ tất cả mọi người".

Chị Lam Hương, có mẹ cũng ở viện dưỡng lăo tâm sự : "Cụ nhà tôi lúc nào cũng nghi ngờ có người ăn cắp tiền của cụ mặc dù tiền đó là của con, cháu cho. Ngày nào cũng vậy, cụ lôi túi tiền ra đếm vài chục lần rồi cũng không dưới chục lần, cụ chửi um lên, bỏ ăn, thậm chí cuốn quần cuốn áo đ̣i ra khỏi nhà v́ "nhà này toàn quân ăn cắp". Riết rồi không ai chịu nổi nữa, chúng tôi đành đưa cụ vào viện".

Nỗi sợ phải vào viện dưỡng lăo c̣n có một lư do khác: Đó là nhân viên của nhiều viện dưỡng lăo thiếu khả năng chuyên môn, thiếu sự nhiệt tâm và không được huấn luyện kỹ lưỡng, cộng với sự cắt giảm tài trợ của chính quyền do thiếu hụt ngân quỹ dẫn đến số người bị ngược đăi, bị bỏ mặc trên cả hai phương diện sinh lư lẫn tâm lư càng ngày càng tăng, chưa kể có cụ c̣n bị bắt phải nín lặng, không được phép than phiền, kêu cứu khi lên cơn đau dạ dày hay đau khớp.

Cụ ông Trần Văn Sinh, trước khi sang Mỹ là y tá ở Bệnh Viện B́nh Dân - Sài G̣n, nói : "Một thời gian dài, tôi bị trầm cảm v́ tuyệt vọng, và tôi được cho uống thuốc an thần một cách rất thản nhiên. Khi tôi báo cáo việc này với ban quản trị, th́ con tôi lúc vào thăm đă bị ngăn chận với lư do là làm trở ngại việc điều hành".

Theo t́m hiểu của tôi, viện dưỡng lăo thành phố Westminster có khoảng 90% là người già trên 65 tuổi. Số c̣n lại là từ 80 tuổi trở lên. Cũng xin nói thêm là ở Orange County, các viện dưỡng lăo đều do người Mỹ làm chủ và điều hành. Nó thường được chia làm hai khu chính là nội trú và bán trú cùng nhiều khu phụ. Khu nội trú dành cho các cụ ở thường trực. Khu bán trú dành cho những bệnh nhân sau khi điều trị ở bệnh viện nhưng không đủ tiền để nằm lại v́ viện phí rất cao, nên phải chuyển vào viện dưỡng lăo để nằm chờ, lúc b́nh phục họ sẽ về nhà.

Thường th́ nhân viên quản lư sắp xếp các khu theo sắc tộc, như khu dành cho người da trắng, khu cho người Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, v.v... Nếu thiếu pḥng, các cụ phải nằm bất cứ khu nào c̣n trống. Chả thế mà cụ bà Lê Thị Lài, 67 tuổi, sau hơn 2 tháng ở chung với khu người Mỹ da đen rồi lúc được chuyển sang khu người Việt, cụ ngơ ngác như người tâm thần, hỏi ǵ cũng ú ớ.
Nếu người Việt vào đông, các cụ được nhà bếp nấu riêng món ăn Việt nhưng chỉ vào buổi trưa và buổi tối, c̣n bữa sáng vẫn phải ăn món ăn Mỹ. Hầu hết những trường hợp được đưa vào đây là do bệnh lư, đ̣i hỏi phải có sự trợ giúp thường trực của nhân viên y tế cùng các thiết bị mà chỉ các viện dưỡng lăo mới có khả năng cung cấp. Những người này thường mắc phải những bệnh gây mất năng lực về thể chất lẫn tinh thần, hoặc họ yếu đến nỗi không thể di chuyển, tự tắm rửa hay tự ăn uống được.

Trao đổi với tôi, phóng viên Vince Gonzales thuộc Đài CBS, người đă làm những phóng sự về vấn đề ngược đăi người già ở các viện dưỡng lăo cho biết : "Nhiều người trong số họ cần có sự chăm sóc suốt đời v́ họ không bao giờ có thể hồi phục để có thể tự chăm sóc cho ḿnh, chứ đừng nói là cho về nhà. Tương lai của họ một là sẽ chết trong viện dưỡng lăo, hai là chuyển vào bệnh viện nếu bệnh nặng rồi chết ở đó và ba là bệnh viện trả về để chờ chết…".

3. Đă đến bữa cơm chiều. Những cụ c̣n khỏe th́ chậm chạp lê bước, hoặc tự ḿnh lăn xe xuống nhà ăn. Yếu quá th́ nằm trong pḥng, chờ điều dưỡng mang thức ăn đến. Cô Jenny Pham, một điều dưỡng người Việt ở đây, cho biết : "Viện có rất ít điều dưỡng Việt Nam nên tụi em thường bị điều động đi phục vụ toàn khu, chứ không cứ ǵ khu người Việt".
Theo luật riêng của tiểu bang California, mỗi viện dưỡng lăo phải có đủ nhân viên săn sóc cho bệnh nhân, nhất là các dịch vụ khẩn cấp, mỗi bệnh nhân phải được y tá săn sóc ít nhất 3 hoặc 2 tiếng mỗi ngày.

florida80 07-26-2020 19:37

Jenny Pham nói tiếp : "Khi có đoàn kiểm tra, viện dưỡng lăo thuê mướn thêm điều dưỡng cho đông đủ, đồng thời sắp xếp cứ 1 điều dưỡng chăm sóc cho 10 người theo luật định để che mắt. Khi đoàn kiểm tra đi, mỗi đứa tụi em lại phải chăm sóc cho 19, 20 người…". Tôi hỏi : "Mấy hôm nay, gia đ́nh các cụ vào thăm có nhiều không ?". Jenny Pham đáp : "Cũng ít thôi, chủ yếu là các hội đoàn thiện nguyện, các tổ chức tôn giáo. Em biết có 26 cụ từ ngày vào đây, có cụ ở đă 5 năm nhưng chưa thấy ai đến thăm lần nào".

Tôi hỏi : "Đêm giao thừa có tổ chức ǵ không ?". Jenny Pham lắc đầu: "Dạ không, mấy cụ c̣n khỏe, c̣n minh mẫn th́ tụ họp nhau lại uống trà, nói chuyện hồi xưa. C̣n hầu hết đều nằm trên giường. Nhiều cụ khi em hỏi ngày mai là Mùng Một Tết rồi, biết không ? Có cụ nhe răng cười, chẳng biết ǵ hết".


Tôi ra về và lúc bước ngang pḥng số 7, một đôi vợ chồng trẻ cùng hai đứa con đang đứng cạnh một cụ già ngồi trên xe lăn. Người phụ nữ nói : "Chào ông nội đi rồi về con". Ông cụ miệng méo xệch : "Bay cho nó ở chơi thêm chút nữa, vừa mới vô mà". Anh con trai đỡ lời : "Con đưa các cháu vào chúc Tết ba, bây giờ dẫn tụi nó đi coi xiếc cá heo. Vé mua rồi, sắp tới giờ diễn rồi…".


Dẫu biết ở bầu th́ tṛn, ở ống th́ dài, sống đâu theo đó, nhưng sao tôi vẫn thấy nao ḷng v́ ở quê nhà giờ này, gia đ́nh nào chắc cũng đang quây quần, sum họp…


Chúc sức khỏe !

vinhduong68 07-26-2020 19:47

"Hồi đầu, mọi sự tốt đẹp lắm. Nhưng được vài năm, con dâu tôi nói tôi ở dơ v́ lúc đứa cháu nội bị sổ mũi, tôi lấy tay bóp mũi, vắt nước mũi cho nó.
Ăn theo thủa, ở theo thời bác ơi. Phải thay đổi thói quen theo thời gian sự văn minh của loài người.


All times are GMT. The time now is 20:41.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.04477 seconds with 9 queries