VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   Stories, Books | Chuyện, Sách (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=240)
-   -   MỘT GÓC ĐỒNG BẰNG (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1396913)

florida80 10-17-2020 22:45

MỘT GÓC ĐỒNG BẰNG
 
1 Attachment(s)
Nước ta trải dài hơn 2.000 Km, qua nhiều vùng miền khác nhau, phong thổ, tập quán sinh hoạt khác nhau, giọng nói và từ ngữ giao tiếp hàng ngày mỗi vùng, miền cũng khác; nên mới có giọng Hà Nội, giọng Nghệ, giọng Huế, giọng Quảng, giọng Miền Nam mà Sài G̣n là đặc trưng.Cùng là chất giọng Miền Nam, không khác mấy Sài G̣n, nhưng nghe dân Miền Tây chính gốc phát âm là nhận ra ngay “Quê tôi, Hai Lúa!”: con cá gô, bỏ dô gổ, kêu gột gẹc …
Có người nói, giọng Miền Tây “rặt” nghe dân dă, b́nh dị và "dễ thương" lắm. Bạn bè tôi dân Miền Trung, ngoài Bắc, những năm tháng sinh viên “choảng” nhau v́ “nhạy giọng” (chửi cha không bằng pha tiếng mà!), nhưng xa nhau mấy mươi năm vẫn nhắc hoài cái chất giọng chân chất, khó quên như luôn mang theo một miền quê sông nước, đồng lúa, vườn cây và cả ca từ ngân nga, thủng thẳn của bài vọng cổ - giọng nói Miền Tây Nam Bộ! Nhiều người Miền Tây xa quê mấy mươi năm, hàng ngày nói tiếng Tây, tiếng Tàu hay đă pha tạp chất giọng của các vùng miền khác; nhưng chỉ cần đôi ba tuần sống ḥa ḿnh lại chốn xưa, lại trở về cái chất giọng của cố hương như t́m về nơi chôn nhau, cắt rún của ḿnh.


https://i.imgur.com/AXJmvlS.jpg
Tiếng Miền Tây – giao thoa ngôn ngữ
Trong tiếng nói người Miền Tây, có nhiều từ ngữ “đặc sản” chỉ vùng này mới có, thú vị hơn là sự giao thoa ngôn ngữ Kinh – Khmer – Hoa như món Lẩu mắm của xứ này (cái lẩu – tiếng Hoa, món mắm – người Kinh, Khmer đều quen dùng và rau các loại – món ăn tự nhiên khởi nguồn từ những người Việt đi khẩn hoang vùng đất Phương Nam này chăng?). Gặp một em gái Miền Tây đi đâu một ḿnh, hỏi: “Em đi với ai?”. Trả lời: “Dạ, em đi ḿnh ên”. Th́ ra, trong tiếng Khmer, “Êng” có nghĩa là “một ḿnh”. Ca sĩ, nhạc sĩ Đ́nh Văn có bài hát rất hay “BUỒN M̀NH ÊN”(Đan Trường – Cẩm Ly thể hiện): “Buồn ngồi ḿnh ên, buồn ngồi chờ ai/ Ánh trăng bên thềm/ Xót xa, xót xa cho người chờ mong/ Buồn ngồi tùng đêm, buồn ḷng hiu hắt/ Nước mắt rơi trong ḷng tiếc thương/ Tiếc thương cho mối t́nh đầu … Ḿnh ên ai đứng đợi người/ Buồn thiu cá chẳng ăn mồi/ Cá buồn không giỡn bóng trăng/ Người đi xa măi cánh c̣, cánh c̣ mỏi ṃn đợi mong/ Ḿnh ên cùng với trăng vàng/ Ai đứng nhớ người chết lặng ḿnh ên”. Qua ngơ nhà em, thương lắm rồi mà làm bộ dửng dưng (một chút làm cao), không rẽ vào nhà màđi qua luôn, gọi là đi huốt – cũng có gốc từ tiếng Khmer.
Tiếng Miền Tây chân chất mà chuẩn xác ngữ nghĩa biểu cảm

Người Miền Nam nói chung và dân Miền Tây nói riêng không dùng lẫn lộn các từ “đắc – mắc” – đắc đỏ và mua may bán đắc; hay “vay & mượn” như người miền Bắc, ngoài Trung. Đối với người Miền Nam, bán “mắc” là bán hàng giá cao, c̣n bán đắc là đông khách hàng đến mua. Anh em giúp đỡ nhau chút ít tiền gọi là “cho mượn”, không bao giờ nói là “cho vay” – có tính lăi (do họ quá rành các nguyên tắc giao dịch trong luật dân sự chăng?). Người Miền Tây hay dùng các từ đệm chân chất như "đẹp hết sẩy", "xấu quắc" ... Nếu để ư, người Miền Tây có cách dùng đại từ nhân xưng ngôi thứ ba trong tiếng Việt rất đơn giản (không cần thêm từ), thí dụ như để chỉ anh ấy, chị ấy, ông ấy, em ấy,bà ấy, … họ nói: ảnh, chỉ, ổng, ẻm, bả – gọn thế là xong.
Người ta nói tiếng Sài G̣n dễ hiểu, dễ nói, dễ viết. Người Sài G̣n sáng tạo và đóng góp cho từ điển Việt Nam rất nhiều từ hay, ngắn, gọn, ai nghe cũng hiểu ngay đó là cái ǵ như Bột ngọt (miền Bắc: ḿ chính, vốn gốc từ tiếng Tàu), Ḿ ăn liền (ngoài Bắc hay gọi ḿ tôm, nhưng bi giờ th́ đủ loại: tôm, cua, gà, ḅ ... nên gọi ḿ ăn liền th́ hợp hơn), Xe hơi (miền Bắc: ô tô, phiên âm Auto), Bánh tráng (miền Bắc: bánh đa). Người Miền Tây cũng dùng như vậy. Tiếng Miền Tây chân chất, đơn giản, cũng dễ hiểu, dễ nói, nhưng khó viết một chút; nếu phiên âm nguyên xi th́ sai lỗi chính tả. Người Việt do đặc điểm tiếng nói và tư duy ngôn ngữ khác (ngôn ngữ đơn âm tiết, nói chuyện uốn lưỡi bảy lần), nên nói chung học ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nga – thuộc ngôn ngữ đa âm) rất cực. Ngoại ngữ là một trong những yêu cầu rèn luyện của mọi người, nhất là giới trẻ. Nhưng Giới trẻ ngày nay hội nhập vào nhiều nền văn hoá, học nhiều, biết nhiều ngôn ngữ quốc tế (nhất là tiếng Anh, tiếng Hàn), đă “cung cấp” thêm vốn từ “ba rọi”, nửa nạc nửa mỡ nghe cũng vui tai nhưng thấy kỳ kỳ, có người mừng, người lo. Nhiều người báo động sự phong phú, giàu đẹp và trong sáng của Tiếng Việt đang đứng trước nguy cơ “xâm lăng” của ngôn ngữ ngoại lai. Giọng nói, từ ngữ vùng, miền cũng không nằm ngoài nguy cơ đó.
Mỗi vùng miền có cái hay, cái đẹp riêng (dĩ nhiên cũng có những hạn chế riêng). Tiếng dùng, giọng nói mỗi miền cũng vậy, nên tạo ra bản sắc riêng trong cái chung của người Việt. Quan trọng là cách dùng trong từng môi trường giao tiếp cốt sao cho người nghe hiểu mà vẫn cảm nhận được vẻ đẹp riêng lấp lánh của ngôn ngữ vùng, miền. Đơn giản là vậy, nhưng dùng đúng, dùng hay cũng không dễ./.

anhhaila 10-17-2020 23:24

Muốn mấy con cá gô không c̣n nằm trong gổ mà kêu gột gột th́ chiên ḍn chấm nước mắm gừng lai rai vài xị ....

bs098 10-18-2020 00:55

Qua bài này tôi mới biết câu : mua may bán đắc mà tôi vẫn dùng sai là mua may bán đắt. Thanks florida80. Tiếng Việt cũng có hiện tượng "trại âm" tức là 1 từ ngữ ban đầu sau thời gian bị biến đổi (do vùng miền hoặc sửa cho dễ đọc) v́ dụ: cười nắc nẻ. th́ theo những nhà ngôn ngữ học t́m thấy ban đầu nó là "cười như lắc thẻ" là tiếng kêu của chùm đồng tiền xưa dài dài như quân bài tam cúc khi lắc th́ kêu nghe vui tai. Sau này có lẽ do "lắc thẻ" khó đọc nên tam sao thất bổn bị "trại âm" thành "nắc nẻ".


All times are GMT. The time now is 18:45.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.03576 seconds with 9 queries