VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   World News|Tin Thế Giới (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=185)
-   -   NATO hồi sinh? (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1666076)

vuitoichat 08-15-2022 11:29

NATO hồi sinh?
 
1 Attachment(s)
Theo như sau 2 thập niên loay hoay trong vũng lầy Afghanistan, NATO đang khám phá lại sứ mệnh lịch sử của ḿnh : ngăn chặn một cuộc tấn công thông thường từ một nước thứ ba nhắm vào các thành viên trong khối, nhất là lại liên quan đến kẻ thù cũ trước đây, khiến kể từ khi chiến tranh Ukraina bùng nổ vào tháng 02/2022, nhiều từ ngữ như vậy đă được dùng để nói về vai tṛ của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) « tái sinh », « hồi sinh ».
https://www.vietbf.com/forum/attachm...1&d=1660562932
Tổng thư kư Liên Minh Bắc Đại Tây Dương, Jens Stoltenberg, sau cuộc hộp Hội đồng NATO-Nga, ngày 12/01/2022 tại Bruxelles, Bỉ. AP - Olivier Matthys

Cuộc chiến ở Ukraina dường như mang lại cho NATO một lư do mới để tồn tại : tăng cường lực lượng quân sự ở sườn đông - hoạt động củng cố tập thể về quốc pḥng quan trọng nhất kể từ khi khối Cộng Sản sụp đổ. Thế nhưng, chính xác th́ sự hồi sinh của NATO sẽ đạt đến mức độ nào và gồm những ǵ ? RFI tóm lược bài viết « Từ Afghanistan đến Ukraina : sự hồi sinh của NATO ? » của tiến sĩ Julien Pomarède, nhà nghiên cứu chính trị - xă hội và an ninh quốc tế, Đại học Libre de Bruxelles (ULB) của Bỉ. Bài viết được đăng trên trang mạng nghiên cứu The Conversation, ngày 04/08/2022.

Sứ mệnh xử lư khủng hoảng

Nói NATO hồi sinh phần nào là đúng. Các biện pháp được thực hiện để đối phó với cuộc chiến ở Ukraina rơ ràng là có sự gắn kết, vững chắc và đạt đồng thuận hơn rất, rất nhiều so với hoạt động « xử lư khủng hoảng » do NATO dẫn dắt, từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, như ở Balkan (những năm 1990), Libya (2011) và Afghanistan (2000-2010).

Đặc trưng trong các cam kết quân sự của NATO trong các chiến dịch xử lư khủng hoảng là sự bất đồng mạnh mẽ giữa các thành viên về các mục tiêu cần đạt được, các nguồn lực cần thiết cũng như quy tŕnh hoạt động. Một trong những lư do chính dẫn đến những căng thẳng đa phương này là, trong các chiến dịch xử lư khủng hoảng đó, NATO phải đối phó với các mối nguy (khủng bố, bất ổn khu vực, cướp biển …) nhưng các thành viên lại có cách nh́n khác nhau về mức độ nguy hiểm, v́ thế mức độ tham gia sứ mệnh cũng khác nhau, tùy thuộc vào việc họ có xem đó là ưu tiên cho an ninh quốc gia hay không.

Hoạt động của NATO tại Afghanistan cho thấy những bất đồng lên đến đỉnh điểm. Các tranh căi đă gây chia rẽ các thành viên, khiến NATO không thể có một chiến lược chung. Mục tiêu chống khủng bố giữa các nước là khác nhau nên cũng không thể tuyên bố rơ ràng về một mục đích chung. Và chính những khó khăn đó đă góp phần vào sự thất bại mà thế giới đă chứng kiến : ngày 06/08/2021, quân Taliban đă giành lại được quyền kiểm soát Kabul.

Sự trở lại của sứ mệnh pḥng thủ tập thể

Phản ứng của NATO đối với cuộc chiến ở Ukrainea th́ lại khác hẳn. Điểm mấu chốt dẫn đến thay đổi là vào năm 2014, Nga sáp nhập bán đảo Crimée của Ukraina, quan hệ Nga - NATO xấu đi, NATO đă tập trung trở lại vào cột trụ lịch sử của khối, đó là pḥng thủ tập thể, được nêu trong điều khoản số 5 của Hiệp ước Washington (năm 1949), theo đó NATO sẽ có sự đáp trả quân sự tập thể nếu xảy ra một cuộc tấn công vũ trang chống lại một trong các nước thành viên.

Có 3 hội nghị thượng đỉnh quan trọng đă đánh dấu sự tiến triển của NATO từ năm 2014. Tại xứ Wales, Anh Quốc, vào năm 2014, NATO thông qua Kế hoạch phản ứng cực nhanh, với các biện pháp tái bảo đảm cho các nước Trung và Đông Âu. Thượng đỉnh Vacxava năm 2016 củng cố việc tái tập trung vào pḥng thủ tập thể, kích hoạt sự hiện diện tăng cường của NATO ở sườn đông. Và cuối cùng, thượng đỉnh Madrid hồi tháng 06/2022 thông qua một Khái niệm chiến lược mới, xếp Nga từ đối tác thành mối đe dọa lớn nhất.

NATO không những không ngăn cản mà c̣n thu hút các thành viên mới : Thụy Điển và Phần Lan được mời và đă gia nhập NATO. Giai đoạn « NATO chết năo » mà tổng thống Pháp Macron nói đến đột nhiên dường như tan biến.

Pḥng thủ tập thể và lôgic thỏa hiệp

Tuy nhiên, trên thực tế, sự tăng cường, củng cố pḥng thủ tập thể của NATO không phải thực sự thành công như trong các phát biểu chính thức, bởi nhiều lư do. Trái với sứ mệnh xử lư khủng hoảng ở Afghanistan, NATO không tham chiến ở Ukraina mà đang ở tư thế răn đe nhằm ngăn ngừa Nga tấn công vào một nước thành viên. Mặc dù có sự đồng thuận hơn trong việc nh́n nhận mối đe dọa của Nga so với các mối nguy khác, chẳng hạn nguy cơ khủng bố, nhưng các thành viên NATO lại không nhất trí khi đánh giá về mức độ nguy hiểm của Nga. Trên thực tế, pḥng thủ tập thể vẫn là cốt lơi của Liên Minh, nhưng việc triển khai hoạt động th́ vẫn không có được sự đồng thuận giữa các thành viên.

Nga bị NATO đánh giá là « mối đe dọa trực tiếp », đặc biệt là kể từ tháng 02/2022. Tuyên bố chung tại thượng đỉnh Madrid gần đây cũng như ngôn từ cứng rắn trong khái niệm chiến lược mới về Nga chắc chắn cho thấy NATO đang siết chặt hàng ngũ để đối phó với mối đe dọa từ Nga. Khái niệm chiến lược mới về Nga cho thấy sự đoàn kết của NATO về các nguyên tắc chính, nhưng không có nghĩa là các bất đồng đă biến mất.

Các nước Trung và Đông Âu (các nước vùng Baltic, Ba Lan, Rumani), thường có sự ủng hộ của Mỹ, ủng hộ một thế trận quân sự cứng rắn và được củng cố vững chắc để chống Nga, muốn thiết lập các căn cứ quân sự thường trực trên lănh thổ của họ. C̣n các nước Tây Âu (Pháp, Đức, Tây Ban Nha) không đồng t́nh, mà ủng hộ chính sách răn đe chừng mực, để ngỏ đối thoại với Nga và tránh nguy cơ căng thẳng leo thang. V́ thế, có các cuộc đàm phán dẫn đến sự thỏa hiệp để thỏa măn cả đôi bên : luôn luôn tăng cường hiện diện ở tiền tuyến (tại các nước Trung Đông Âu, gần Nga) và theo nguyên tắc luân chuyển lực lượng.

« Răn đe trả đũa » và mức độ tín nhiệm của NATO

Việc triển khai quân sự, kể cả chiến dịch tăng cường sư hiện diện của NATO, dựa trên nguyên tắc “răn đe trả đũa”, với số lượng quân vừa phải, không nhằm mục đích triển khai một lực lượng quân sự đủ lớn để ngay lập tức vô hiệu hóa một cuộc tấn công tiềm tàng và dập tắt niềm tin chiến thắng ngay từ đầu của đối phương, không nhằm khiến đối thủ phải gánh mức thiệt hại không thể chấp nhận được ngay từ những vụ đụng độ đầu tiên, mà chủ yếu là để cho đối phương cân nhắc khả năng NATO hành động đáp trả, làm tăng đáng kể cái giá mà đối phương sẽ phải trả ngay từ đầu cuộc tấn công.

Trên thực tế, « răn đe trả đũa » có thể là lựa chọn duy nhất có được sự đồng thuận của các thành viên NATO, bởi t́m cách đẩy lùi ngay lập tức, chẳng hạn từ một quốc gia Baltic, một đội quân với quy mô và hỏa lực như của Nga đồng nghĩa với việc phải triển khai một lực lượng quân sự rất lớn ở đó. Về tài chính và chính trị, đối với hầu hết các nước thành viên NATO, điều này là rất khó. Việc lực lượng tăng cường hiện diện ở tiền tuyến được bổ sung thêm bốn tiểu đoàn khi Nga xâm lược Ukraina, cũng như thông báo tại hội nghị thượng đỉnh Madrid về sự hiện diện tăng cường của Mỹ ở châu Âu, cũng phù hợp với logic thỏa hiệp.

Thể hiện quyết tâm trả đũa là điều thiết yếu trong logic răn đe, đặc biệt là phương án răn đe trả đũa, vốn chủ yếu phụ thuộc vào thông điệp được truyền tải, trong đó có thông điệp quyết tâm sử dụng vũ lực rộng răi hơn khiến kẻ tấn công phải trả giá đắt. Thế nhưng, việc đưa ra được một phát biểu chung và thống nhất trong khuôn khổ chính sách răn đe nhắm vào Nga vẫn là một thách thức đối với NATO, bởi sự khác biệt trong nhận thức của các nước thành viên về mối đe dọa này.

Thêm vào đó, những lời chỉ trích thường xuyên, chẳng hạn từ Ba Lan hoặc các nước vùng Baltic, rằng Đức hoặc Pháp quá nhân nhượng Nga, có thể làm giảm mức độ đáng tin cậy vào khả năng răn đe của NATO. Một số chuyên gia nghi ngờ khả năng đáp trả thực sự của NATO không được như trong các tuyên bố chính thức. Ví dụ, nếu Nga quyết định nhắm vào lực lượng Na Uy hoặc Luxembourg đóng tại Litva để gây áp lực đối với t́nh đoàn kết trong Liên Minh, th́ liệu Đức, cũng hiện diện tại Litva, có phản ứng quân sự, chấp nhận nguy cơ leo thang chiến tranh hay không ?

Kịch bản này chắc chắn là khó có thể nhưng cũng không phải là không thể xảy ra trước các mối đe dọa dai dẳng của Nga đối với phương Tây. Nói một cách đơn giản th́ việc không hành động sẽ làm giảm uy tín của chính sách tăng cường sự hiện diện ở tiền tuyến, nhưng phản ứng đáp trả, dù ở mức hạn chế, có thể là cái cớ gây leo thang căng thẳng. Và sự chia rẽ quá rơ ràng có thể làm lộ ra những lỗ hổng trong chính sách răn đe của Liên Minh, mà nếu bị khai thác th́ có thể gây ra tác hại đáng kể đến uy tín của NATO.

Một liên minh được hồi sinh

Nói tóm lại, dù là xử lư khủng hoảng hay pḥng thủ tập thể th́ hai trụ cột này của NATO đều có chung nền tảng là đàm phán đa phương, đều là kết quả của tṛ chơi thỏa hiệp giữa các nước thành viên Liên Minh và đều có những giới hạn.

Cuộc chiến ở Ukraina không phải là đă cứu được NATO, đơn giản là Liên Minh trước đây không trong cảnh « nguy hiểm chết người », nhưng cuộc xâm lược của Nga rơ ràng đă giúp Liên Minh năng động trở lại. Các căng thẳng, thỏa hiệp và sự mơ hồ là một phần trong tính đa phương của NATO. Không nên coi đây là một mâu thuẫn, mà là điều b́nh thường. Pḥng thủ tập thể, cũng như xử lư khủng hoảng, đều không thoát được thực tế đó.

Nói tóm lại, không phải chúng ta đang chứng kiến một cuộc chiến tranh lạnh đă cứu vớt một Liên Minh mất khả năng phát triển như một số tuyên bố quá nhanh chóng, mà chúng ta đang chứng kiến ​​sự cập nhật logic về sự thù địch, có sự đan xen giữa các mối quan hệ địch thủ cũ giữa các nước và sự thay đổi nhận thức về các mối nguy.


All times are GMT. The time now is 22:50.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.04479 seconds with 9 queries