![]() |
Thẩm quyền giúp ICC có thể xét xử ông Duterte
2 Attachment(s)
ICC là ṭa án quốc tế chuyên xét xử các cáo buộc nghiêm trọng nhất như tội ác chống lại nhân loại hay diệt chủng, có thể truy tố cả lănh đạo các nước thành viên.
Giới chức Philippines sáng 11/3 bắt cựu tổng thống Rodrigo Duterte sau khi ông đáp xuống sân bay ở thủ đô Manila. Chiều cùng ngày, ông Duterte được đưa lên phi cơ khởi hành đi The Hague, Hà Lan và đă đến nơi ngày 12/3. Cựu tổng thống Philippines sẽ tŕnh diện Ṭa H́nh sự Quốc tế (ICC) tại The Hague. Theo thẩm quyền được trao, ICC đă điều tra và sẽ là cơ quan xét xử ông Duterte với cáo buộc phạm tội ác chống lại nhân loại liên quan chiến dịch trấn áp ma túy mà ông triển khai trong nhiệm kỳ 2016-2022. https://www.intermati.com/forum/atta...1&d=1741856024 Bên ngoài Ṭa H́nh sự Quốc tế tại The Hague, Hà Lan ngày 12/3. Ảnh: AFP ICC là ṭa quốc tế thường trực được thành lập tháng 7/2002 dựa trên Quy chế Rome, văn kiện được hơn 100 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc thông qua năm 1998. Theo Quy chế Rome, ICC tập trung xét xử những cáo buộc nghiêm trọng nhất thế giới, gồm diệt chủng, tội ác chống lại nhân loại, tội ác chiến tranh và tội ác xâm lược. ICC có 4 cơ quan, gồm ban chủ tịch, ban thẩm phán, văn pḥng công tố và văn pḥng lục sự. Ban Chủ tịch gồm Chủ tịch ICC Tomoko Akane, vị trí được bầu ba năm một lần, và hai cấp phó. Ban Thẩm phán gồm 18 thành viên, chia làm ba cấp dự thẩm, sơ thẩm và phúc thẩm. Văn pḥng công tố chuyên tiếp nhận kiến nghị, điều tra và truy tố bị can. Công tố viên trưởng là ông Karim A. A. Khan, quốc tịch Anh, cùng hai cấp phó Mame Mandiaye Niang, người Senegal, và Nazhat Shameem Khan, người Fiji. Văn pḥng lục sự có chức năng hỗ trợ hoạt động hành chính của ICC, do ông Osvaldo Zavala Giler phụ trách. ICC chỉ truy tố và xét xử các cá nhân, không nhắm vào tổ chức hoặc quốc gia. Lănh đạo các quốc gia thành viên không được hưởng quyền miễn trừ với các cuộc điều tra, truy tố của ICC. ICC đă phát lệnh bắt với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu với cáo buộc phạm tội ác chống lại loài người, tội ác chiến tranh liên quan chiến sự Gaza. Năm 2023, ṭa ban hành lệnh bắt đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin với cáo buộc "di chuyển bất hợp pháp" trẻ em Ukraine sang Nga. Cả Israel và Nga đều chỉ trích lệnh bắt của ICC nhắm vào lănh đạo của họ và không công nhận thẩm quyền của ṭa. Ṭa c̣n có quyền tài phán với những sự việc do người mang quốc tịch nước thành viên gây ra hoặc xảy ra trên lănh thổ thành viên. ICC được phép tiếp quản những vụ kiện mà các quốc gia không thể hoặc không muốn xét xử trên lănh thổ của họ. ICC hiện có 125 quốc gia thành viên, mới nhất là Ukraine tham gia hồi tháng 1. Nhiều cường quốc, như Nga, Mỹ và Trung Quốc, không gia nhập ICC, cho rằng ṭa có thể hành động v́ động cơ chính trị. Ngân sách của ṭa năm 2025 là khoảng 195 triệu euro (202 triệu USD) từ khoản đóng góp của các nước thành viên. Ṭa không có lực lượng hành pháp riêng biệt, phải dựa vào hợp tác từ các nước thành viên để bắt và đưa nghi phạm về nhà giam của ICC ở The Hague. Đây là cơ chế để ICC hợp tác với Interpol và Cảnh sát Quốc gia Philippines thực thi lệnh bắt ông Duterte, cũng như dẫn độ ông tới Hà Lan. Nhà giam ICC ở Scheveningen, ngoại ô The Hague, cách trụ sở ṭa khoảng 1,5 km. Trong thời gian chờ xét xử, tù nhân được phép ra ngoài hít thở khí trời, thư giăn, hoạt động thể thao, đọc sách trong thư viện, xem tin tức và tivi, sử dụng máy tính để chuẩn bị cho quá tŕnh bào chữa. ICC đă thụ lư 32 vụ kiện, một số vụ có nhiều bị cáo, phát ít nhất 60 lệnh bắt. Các thẩm phán tha bổng 4 người, dừng truy tố 7 người do họ đă qua đời. 21 bị cáo đă hầu ṭa, 31 người chưa bị bắt. Ṭa đă kết án 11 người, trong đó 6 người phạm tội ác chiến tranh hoặc chống lại nhân loại, đều là chỉ huy các nhóm vũ trang châu Phi. ICC không thể tuyên án tử h́nh, chỉ ra phán quyết phạt tù 9-30 năm, cao nhất là chung thân. Thomas Lubanga, thủ lĩnh một phong trào vũ trang ở Congo, là người đầu tiên bị ICC kết án. Các thẩm phán ICC năm 2012 tuyên án Lubanga 14 năm tù v́ tội bắt trẻ em đi lính. Năm 2021, ICC kết tội Dominic Ongwen, chỉ huy một nhóm vũ trang ở Uganda, với hàng chục tội danh liên quan tội ác chiến tranh và chống lại nhân loại, như giết người hàng loạt. https://www.intermati.com/forum/atta...1&d=1741856024 Cựu tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tại Manila, Philippines tháng 10/2024. Ảnh: AFP Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. cho biết cuộc điều tra của ICC nhắm vào ông Duterte được khởi động từ năm 2017. Các cáo buộc ông Duterte đối mặt liên quan chiến dịch chống ma túy, được xem là di sản nổi bật trong sự nghiệp chính trị, từ khi ông c̣n là thị trưởng Davao, thành phố lớn thứ hai Philippines, trong giai đoạn 1988-2013. Ông Duterte tiếp tục thúc đẩy chiến dịch này trên quy mô toàn quốc trong nhiệm kỳ tổng thống năm 2016-2022. Khi nhiệm kỳ tổng thống của ông Duterte kết thúc, chính quyền thông báo hơn 6.200 "nghi phạm ma túy" đă bị lực lượng an ninh hạ sát, song các nhóm nhân quyền ước tính con số thực tế lên tới hàng chục ngh́n người, trong đó nhiều người bị bắn chết theo kiểu hành h́nh không qua xét xử. Philippines là thành viên của ICC từ năm 2011, trước khi rút khỏi Công ước Rome năm 2019, dưới thời ông Duterte. Tuy nhiên, Công ước Rome quy định ICC vẫn có quyền tài phán với những vấn đề xảy ra tại quốc gia trong thời gian nước đó là thành viên. Do vậy, ICC khẳng định họ vẫn có quyền điều tra và xét xử các hành vi phạm tội liên quan tới chiến dịch chống ma túy ở Philippines giai đoạn 2011-2019. Các vụ giết người được ṭa đưa ra xem xét diễn ra ở thành phố Davao trong thời kỳ ông Duterte là thị trưởng, cũng như trên toàn Philippines trong ba năm đầu nhiệm kỳ tổng thống của ông. Ông Duterte từng tuyên bố "không xin lỗi hay bào chữa" về cuộc chiến chống ma túy và khẳng định không lo ngại nguy cơ bị bắt theo lệnh của ICC. Tổng thống Marcos Jr. cho biết ông nhận bản sao lệnh bắt ông Duterte từ ICC vào rạng sáng 11/3, sau đó là bản chính từ Interpol. Philippines đang là thành viên Interpol và cần chấp hành lệnh bắt do cơ quan này ban bố. Ông Duterte đă được chuyển đến nhà giam của ICC, nơi đang giam giữ 5 bị can khác trong thời gian chờ xét xử. Luật sư Kristina Conti, trợ lư luật sư ICC kiêm đại diện cho các gia đ́nh nạn nhân của cuộc chiến chống ma túy, cho biết thời gian xét xử trung b́nh tại ṭa án này là 8 năm và tối thiểu là hai năm. VietBF@sưu tập |
All times are GMT. The time now is 18:20. |
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by
Advanced User Tagging (Pro) -
vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.