VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   History | Lịch Sử (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=215)
-   -   Người việt xấu xí ( Phần II) (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=887415)

Cothu 05-20-2015 13:44

Người việt xấu xí ( Phần II)
 
1 Attachment(s)
Thói hư tật xấu của người Việt: huyền hồ, than văn, học để thi:

Tật huyền hồ sáo hủ
(Nguyễn Văn Vĩnh, Tật huyền hồ sáo hủ, Đông Dương Tạp chí, năm 1913)

Xét trong văn chương, xảo kỹ nước Việt Nam, điều ǵ cũng toàn là huyền hồ giả dối hết cả, không cái ǵ là thực t́nh... Thời tiết nước ḿnh th́ không biết một chút chi chi, tả đến tứ thời th́ Xuân phải phương thảo địa, Hạ phải lục hà tŕ, Thu phải hoàng hoa tửu, Đông phải bạch tuyết thi(1). Thành ra đến câu hát cũng hát cho người, cảnh nhà ḿnh th́ như mắt mù tai điếc. Mượn chữ người, mượn đến cả phong cảnh tính t́nh chớ không biết dùng cái vật liệu mượn ấy mà gây dựng lấy văn chương riêng cho nó có lư tường đặc biệt.

Người Việt Nam lư hội(2) điều đẹp cũng có một cách lạ. Sách Tàu tả người đẹp môi son mắt phượng, mày ngài khuôn trăng ḿnh liễu th́ bao giờ tả người đẹp ta cũng cứ thế mà tả.

(1) Huyền là sự ǵ lơ lửng không dính vào đâu, hồ là lời nói càn, sáo là lời dựa theo khuôn có sẵn, hủ là lời khoe khoang, bốn chữ này ghép lại chỉ sự ăn nói linh tinh, trống rỗng, giả tạo.
(2) Vùng đất đầy có thơm, ao sen xanh mướt, rượu hoàng hoa và thơ tả tuyết trắng.

Nặng về rên rỉ than văng

(Quốc dân độc bản, Tài liệu do Đông kinh nghĩa thục soạn, năm 1907)

Những kẻ chơi bời lười biếng, vô công rồi nghề, sống dựa vào người khác, hưởng lợi mà không sinh lợi, thật chẳng khác ǵ giống kư sinh trùng trong loài động vật. Đó là những con mọt nước...

Quen thói ỷ lại vào người th́ dù có tâm có lực cũng không dùng được mà dùng cũng chẳng được lâu, tâm tư tài lực ắt sẽ nhụt dần. Hơi khó khăn gian khổ là rên rỉ, than văn, uất ức bó tay chịu chết. Hỏi v́ sao không cải lương, nói lệnh trên chưa thay đổi. Hỏi v́ sao không học tập, nói không có tài năng. Như thế th́ xă hội ngày một suy, nước làm sao mạnh được?

Tâm lư học để đi thi
(Ngô Đức Kế, Nền quốc văn, Hữu Thanh, năm 1924)

Người nước ḿnh từ xưa đến nay, cái tâm lư đối với việc học là học mà đi thi, đi học cũng như đi buôn bán hay làm nghề, cái mục đích chỉ là cầu lợi mà thôi. Tiếng rằng nước ḿnh tôn sùng đạo Khổng, song đó là v́ học đi thi mà tôn sùng, chứ không phải v́ tôn sùng mà phải học. Cho nên ngày trước triều đ́nh thi Hán tự th́ người ḿnh lo học Hán tự để lấy ông cử ông nghè, ngày nay Chính phủ Bảo hộ thi Pháp văn th́ người ḿnh lo học Pháp văn để lấy ông thẩm, ông phán.

Có khoa cử mà không có sự nghiệp
(Phạm Quỳnh, Bàn về quốc học, năm 1931)

Nho học có lợi cho cái chính thể quân chủ chuyên chế nên các đế vương nước ta lại càng tôn sùng lắm. Cái chế độ khoa cử thật là một cái quà rất hại mà nước Tàu đă từng cho ta. Ngay bên Tàu nó đă hại mà sang đến ta cái độc của nó lại gấp mấy lần nữa. Người Nhật Bản họ hơn ḿnh, chính là v́ họ không mắc phải cái vạ khoa cử như ḿnh. Họ bắt chước cái ǵ của Tàu th́ bắt chước, chứ đến cái khoa cử th́ họ không chơi. Đời Đức Xuyên (Tokugawa) cũng đă có một hồi thi hành cái chế độ hăm hại nhân tài, nô lệ thân tri đó, những sĩ phu trong nước họ không chịu nên cũng không thể bền được. Ở nước ta th́ đến hơn 600 năm sinh trường trong cái chế độ ấy, trách nào cái khí tinh anh trong nước chẳng đến tiêu ṃn đi hết cả. Ở Văn miếu Hà Nội c̣n mấy dăy bia kỷ niệm các cụ đỗ Tiến sĩ về đời Hậu Lê , trong đó chắc có nhiều bậc nhân tài lỗi lạc, nhưng v́ mài miệt về đường khoa cử, nên đều mai một mất cả, tên c̣n rành rành trên bia đá đó, mà có sự nghiệp về đường học vấn tư tưởng được như ai?


All times are GMT. The time now is 03:19.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.05031 seconds with 9 queries