VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   World News|Tin Thế Giới (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=185)
-   -   Chiến sự Azerbaijan và Armenia: Những ǵ xảy ra trên bầu trời Nagorno-Karabakh thật khủng khiếp (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1518377)

therealrtz 09-28-2021 06:31

Chiến sự Azerbaijan và Armenia: Những ǵ xảy ra trên bầu trời Nagorno-Karabakh thật khủng khiếp
 
2 Attachment(s)
Azerbaijan dùng số lượng lớn UAV, không chỉ để ngắm bắn các mục tiêu ở Armenia nữa, để thống trị chiến trường Nagorno-Karabakh, sánh ngang với một cuộc cách mạng quân sự.

https://www.intermati.com/forum/atta...1&d=1632810593

Những thành công của máy bay không người lái (UAV) liên tục thuộc về người Mỹ, kéo dài suốt 50 năm qua. Ban đầu là những UAV chủ yếu làm nhiệm vụ trinh sát chiến trường như ở miền Bắc Việt Nam.

Từ sau chiến tranh vùng Vịnh 1991, UAV mang nhăn hiệu USA đă tiến bước khá xa trong sứ mệnh "giương súng lên bắn"… rồi UAV đơn lẻ của Mỹ hoạt động tự do ở không phận Iraq, Yemen, và Afghanistan, tung ra các đ̣n đánh chính xác vào các mục tiêu là quân khủng bố.

Thế mà thật nhanh chóng, trong xung đột Azerbaijan và Armenia, những ǵ xảy ra trên bầu trời Nagorno-Karabakh từ 2016 đến 2020, nơi Azerbaijan sử dụng số lượng lớn UAV do Thổ Nhĩ Kỳ và Israel sản xuất, không chỉ để ngắm bắn các mục tiêu ở Armenia nữa, mà UAV c̣n thống trị chiến trường.

Bước phát triển mới này của UAV được đánh giá là sánh ngang với một cuộc cách mạng quân sự. Từ đây, UAV có vai tṛ thành tố chủ đạo trong khái niệm "chiến tranh thế hệ mới".

KHÁI NIỆM "CHIẾN TRANH THẾ HỆ MỚI"

Công nghệ định vị tin cậy từ vệ tinh GPS, cùng kỹ nghệ điều khiển từ xa đă trực tiếp dẫn đường cho máy bay trinh sát, và tác chiến bắn phá uy lực, xác suất trúng mục tiêu rất cao.

https://www.intermati.com/forum/atta...1&d=1632810593
Tác chiến UAV hiện đại được thực hiện trên quy mô lớn, được điều phối ở mức độ cao có chủ đích, tích hợp tác chiến điện tử, trinh sát, và vũ khí, khiến cho giờ đây UAV tác chiến trực tiếp không c̣n là một bộ phim khoa học viễn tưởng nữa.

Cuộc chiến của máy bay không người lái là sự thực trên trận địa. Từ năm 2016, Azerbaijan cho rằng họ đă hạ được máy bay không người lái "X-55" của Armenia và để đáp trả, nước này cũng tuyên bố đă bắn rơi 6 máy bay không người lái của Azerbaijan.

Máy bay không người lái của Armenia ("Krunk" hoặc "Cần cẩu") rất rẻ và hiệu quả chỉ bằng 1/3 so với máy bay không người lái của Azerbaijan.

Baku lập tức đưa các máy bay không người lái của Israel vào chiến trường gồm: IAI Harop (máy bay không người lái cảm tử), ThunderB, Orbiter 2M (36 cheiecs), Aerostar (30 cheiecs), Hermes 450 (2 chiếc) và Heron-1 (13 chiếc).

Cuộc xung đột ở Nam Cápcadơ tháng 9-2020 với lực lượng quân sự mạnh của Azerbaijan, về bản chất nó là một cuộc tiến công chưa từng có tiền lệ, kể từ đầu những năm 1990. Cả Armenia và các quốc gia ủng hộ sự ổn định ở khu vực này đều không sẵn sàng cho những diễn biến như vậy.

Vũ khí của Armenia bị phá hủy chủ yếu bởi hệ thống vũ khí chính xác cao từ UAV Azerbaijan. Cần nhấn mạnh rằng không phải binh sĩ Armenia thiếu can đảm, không được huấn luyện tốt hay không được trang bị tốt, chỉ có điều họ phải tham gia một cuộc chiến bị áp đảo về công nghệ.

Cụ thể, phía Armenia mất 2.425 lính, 185 xe tăng T-72, 90 xe thiết giáp chiến đấu, 182 cỗ pháo, 73 bệ phóng pháo phản lực, và 26 hệ thống tên lửa đất đối không.

Ở một chiến trường khác cũng không kém khốc liệt, truyền thông Trung Đông dẫn nguồn tin quân sự Yemen cho biết, phiến quân Houthi từng sử dụng UAV tấn công một số vị trí quan trọng tại Nam Saudi Arabia.

Houthi đă dùng UAV với chiến thuật tấn công tầm thấp để vượt qua hàng rào pḥng thủ của Saudi. Chiến thuật này đă phát huy hiệu quả khi các hệ thống tên lửa pḥng không Patriot triển khai tại Nam Saudi không có bất kỳ phản ứng nào.

Không chỉ ở Saudi, theo một phái viên của Liên Hợp Quốc, Libya cũng từng trở thành chiến trường lớn nhất của các cuộc tấn công bằng UAV.

Trong một bài viết cho "Hội đồng Đối ngoại châu Âu", tác giả Gustav Gressel cho rằng việc Azerbaijan sử dụng thành công UAV quân sự trên diện rộng trong cuộc xung đột với Armenia ở vùng Nagorno-Karabakh đă mang lại nhiều bài học cho châu Âu về cách pḥng thủ.

Ông viết:

"Những ǵ xảy ra trên bầu trời Nagorno-Karabakh – nơi Azerbaijan huy động một lượng lớn UAV do Thổ Nhĩ Kỳ và Israel sản xuất không chỉ để trinh sát và ngắm bắn các mục tiêu Armenia mà c̣n thống trị chiến trường, sánh ngang với một cuộc cách mạng quân sự.

Sự kiện này tương tự như việc xuất hiện xe tăng và máy bay (chiến xa thiết giáp và phi cơ) đầu thế kỷ 20. Nó đă đặt dấu chấm hết cho lực lượng chiến xa thiết giáp và cả công sự pḥng ngự theo nghĩa đen".

UAV cho phép các lực lượng vũ trang phi chính phủ, tuy không có xe tăng, tiêm kích hiện đại, nhưng vẫn có thể thực hiện cuộc tấn công với chi phí thấp nhưng gây hậu quả nghiêm trọng.

Vụ tấn công bằng UAV theo "bầy", kết hợp với tên lửa hành tŕnh vào 2 cơ sở dầu mỏ ở Abqaiq và Khurais của Saudi Arabia ngày 14-9-2019 khiến Saudi Arabia tổn thất khủng khiếp, sụt giảm tới 5,7 triệu thùng dầu/ngày, tương đương 50% tổng sản lượng của nước này và gần 6% nguồn cung dầu thô thế giới, đă cho thấy hiệu quả và uy lực của các thiết bị điều khiển từ xa này.

Gustav Gressel cảnh báo:

"Bộ mặt của chiến tranh hiện đại từ nay sẽ thay đổi măi măi. Những quốc gia nào chưa được chuẩn bị cho trận chiến với sự tham gia đầy đủ của UAV trên mọi h́nh thức tác chiến, th́ sẽ có nguy cơ đối diện với những hậu quả mà Armenia từng hứng chịu trên thực địa: Tổn thất nghiêm trọng về người và thiết bị, hứng chịu thất bại quân sự, và đau nhất là… mất đất".

LỢI THẾ VỀ CHI PHÍ

Theo Sputnik, Thổ Nhĩ Kỳ từng sử dụng UAV một cách xuất sắc ở Idlib Syria và Lybia. Họ đă học được cách tích hợp chúng vào nội hàm "chiến tranh thế hệ mới".

Từ 2016, Thổ Nhĩ Kỳ đă bán máy bay không người lái Bayraktar cho Baku. Ngoài ra c̣n cung cấp cho Baku các máy bay không người lái chiến đấu, tên lửa và hệ thống tác chiến điện tử (EW).

Trong suốt thập kỷ qua, Thổ Nhĩ Kỳ đă tận dụng cơ hội Mỹ cấm vận với các nước khác, họ nhanh chóng tiếp cận UAV quân sự do Mỹ sử dụng trên thế giới, để tự sản xuất UAV nội địa. Thổ Nhĩ Kỳ đă phát triển một số loại UAV với các định dạng khác nhau, trong đó đặc biệt nổi bật là Bayraktar và Anka-S.

Cuộc chiến UAV do Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành ở Syria đă được chỉ huy bởi một trung tâm chỉ huy chiến thuật nằm cách chiến trường khoảng 400km, tại thành phố Malatya ở tỉnh Hatay của Thổ Nhĩ Kỳ.

Những người điều khiển UAV ngồi tại pḥng lạnh. Họ cũng phụ trách tác chiến phổ điện tử tích hợp (EMS) nhằm gây nhiễu cho các radar pḥng không của Syria và Nga, đồng thời thu thập tín hiệu có giá trị quân sự (bao gồm chặn thu cả đàm thoại qua điện thoại di động) nhằm định vị các mục tiêu cụ thể, rồi tiêu diệt.

Các hệ thống chính được Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng ở Syria là hệ thống gây nhiễu mang tên KORAL, và UAV Anka-S thu thập t́nh báo trên không.

Anka-S cũng đóng vai tṛ của hệ thống chỉ huy và kiểm soát trên không, truyền các thông tin t́nh báo cho các UAV Bayraktar. Đến lượt ḿnh, UAV Bayraktar sẽ ngắm trực diện các mục tiêu rồi phóng đi các rocket không đối đất chính xác, tiêu diệt mục tiêu.

Khi tác chiến đơn độc, hệ thống UAV tích hợp này của Thổ Nhĩ Kỳ đă chứng minh hiệu quả chết người. Khi được thực hiện đồng thời với 4 hoặc 5 hệ thống khác (với mỗi hệ thống có thể ngắm nhiều mục tiêu), kết quả thật kinh khủng với đối phương. Bên bị tấn công sẽ cảm nhận như bị tấn công bởi cả bầy đàn UAV.

Nhưng cuộc chiến ở Syria c̣n cho thấy một nhân tố quan trọng khác, đó là sự chênh lệch chi phí giữa UAV và thiết bị quân sự bị tiêu diệt.

Theo tư liệu trên một trang mạng: Mỗi UAV Bayraktar hoặc Anka-S của Thổ Nhĩ Kỳ có giá khoảng 2,5 triệu USD. Trong toàn cuộc chiến ở tỉnh Idlib (Syria), Thổ Nhĩ Kỳ mất khoảng 6 đến 8 UAV, có giá trị tổng cộng là khoảng 20 triệu USD.

Trong khi đó, trong đêm chiến sự đầu tiên ở Syria, phía Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố rằng (phía Nga không bác bỏ) họ đă phá hủy nhiều thiết bị hạng nặng của quân đội Syria, gồm 23 xe tăng và 23 khẩu pháo.

Tổng cộng, UAV Thổ Nhĩ Kỳ được ghi nhận đă tiêu diệt 34 xe tăng Syria và 36 hệ thống pháo cũng của nước này, cùng lượng lớn thiết bị chiến đấu khác. Nh́n từ góc độ chi phí, tỷ lệ thiệt hại giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria là 1/5. Thổ Nhĩ Kỹ cứ mất 1 USD th́ Syria mất tới 5 USD.

Thứ trưởng Bộ Quốc pḥng Armenia có lần đă tuyên bố rằng ông "không thấy cần phải mua các máy bay không người lái đắt tiền trong khi UAV giá rẻ vẫn có thể bắn trúng mục tiêu bằng vũ khí thông thường"

Công nghệ UAV đang thay đổi chiến trường một cách nhanh chóng, trong khi phần lớn quân đội trên thế giới c̣n kho vũ khí chiến tranh thông thường quy mô lớn, không c̣n phù hợp với cuộc chiến ủy nhiệm của thế kỷ 21, chưa kịp thích ứng với sự thay đổi đó.

Chỉ hơn chục chiếc UAV giá rẻ cỡ 20.000 USD/chiếc đă gây ra một thảm họa kinh tế cho Saudi Arabia và thế giới. Rẻ tiền nhưng hiệu quả, tấn công các trung tâm kinh tế, chính trị và căn cứ quân sự của kẻ thù là ưu thế của UAV phóng các tên lửa của "nhà nghèo".

Các cuộc tấn công vào Saudi làm thay đổi tư duy quân sự và bổ sung phương pháp tác chiến, trong đó vũ khí rẻ tiền được ưu tiên.

So sánh chi phí của một UAV hàng chục hoặc thậm chí hàng trăm ngàn USD với mức giá 122 triệu USD của một máy bay F-35, cũng như xem xét thiệt hại tại các cơ sở dầu mỏ ở Abkaik và Khurais (Saudi), chính phủ các nước chắc chắn sẽ yêu cầu lực lượng không quân của đưa ra các cân nhắc, lựa chọn và thay thế.

VietBF @ Sưu tầm


All times are GMT. The time now is 20:08.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.04490 seconds with 9 queries