Yêu tiếng Việt, chàng rể Tây nói giọng Nghệ An như người bản xứ
1 Attachment(s)
Chàng rể Tây yêu tiếng Việt, nói giọng Nghệ An như người bản xứ. V́ yêu vợ và yêu cả gia đ́nh vợ, Martin Knöfel tự học tiếng Việt để có thể giao tiếp với bố vợ hàng ngày.
Đoạn hội thoại giữa 2 vợ chồng chị Nguyễn Thị Ḥa (SN 1984, Nghệ An) và anh Martin Knöfel (SN 1984, người Đức). Có lẽ không nhiều người Việt khi nghe người xứ Nghệ nói những cụm từ như đau trốc (đau đầu), trốc cúi (đầu gối) sẽ hiểu được nghĩa của từ đó. Nhưng anh Martin - một người Đức lại có thể nói và hiểu được như 1 người bản xứ. Tất cả là nhờ t́nh yêu 15 năm anh dành cho vợ ḿnh và t́nh yêu với tiếng Việt - ngôn ngữ mà theo anh là vừa khó vừa độc đáo. Chuyện t́nh chàng Tây và cô giáo Việt Nam Nhớ về lần đầu tiên gặp gỡ cách đây 15 năm, chị Ḥa hào hứng kể: “Tôi là sinh viên đi học xa nhà. Dịp 30/4/2007, tôi định ở lại trường để đi chơi với các bạn. Mẹ gọi điện bảo tôi về. 'Về mẹ cho nồi thịt kho mang đi. Với lại có ông Tây đến nhà ḿnh chơi, về mà luyện tiếng Anh’. Thế là tôi hăm hở về nhà”. Nhưng chị Ḥa không ngờ, lần gặp mặt đầu tiên đó, chị đă bị trúng “tiếng sét ái t́nh”. Chị bất ngờ về vẻ ngoài điển trai, hiền lành của chàng sinh viên Tây. Sau này chị mới biết Martin cũng “say” ḿnh ngay lần đầu gặp mặt. V́ Martin là bạn thân của anh rể và chị gái chị Ḥa nên mối quan hệ giữa 2 người nhanh chóng được gia đ́nh đôi bên ủng hộ. Một năm sau, đám cưới 2 ngày 1 đêm rất vui và ấn tượng với Martin được tổ chức tại mảnh đất Đô Lương (Nghệ An). Chị Ḥa kể lại kỷ niệm cười ra nước mắt ngày đầu Martin làm rể xứ Nghệ. https://intermati.com/forum/attachme...1&d=1695026882 Vợ chồng chị Ḥa đang sinh sống tại Thụy Sĩ “Ngày đó, gia đ́nh tôi làm đám cưới ở quê, tự dựng rạp và nhờ anh em họ hàng cùng nấu cỗ cưới. Hôm đó, thợ trang điểm có việc đột xuất không đến tận nhà, v́ thế sáng sớm tôi phải rời nhà đi trang điểm. Anh em họ hàng bận nấu cỗ nên cũng không ai để ư. Trước khi đi, tôi có dặn Martin ở nhà tự chuẩn bị lễ phục rồi chờ tôi về, nhưng có lẽ anh mải ngủ nên không nghe thấy”. Khi tỉnh dậy, Martin đi t́m khắp nhà trên nhà dưới không thấy vợ đâu. Anh hỏi mọi người trong nhà cũng không ai biết. Martin mếu máo đi t́m bố vợ, bảo Ḥa bỏ đi không chịu làm đám cưới. Bố chị Ḥa lấy điện thoại ra gọi cho con gái. Nhưng do chị Ḥa mải trang điểm nên để quên điện thoại trong cốp xe máy. Không ai liên lạc được với chị Ḥa, Martin hoang mang trước giờ tổ chức hôn lễ mà không thấy cô dâu. “Rất may khi đó em gái tôi đi về thấy cảnh tượng trước mắt đă giải thích cho mọi người hiểu. Nhưng Martin vẫn lo lắng không tin, đ̣i ra tận nơi gặp tôi. Đi xe máy hàng chục cây số nh́n thấy tôi anh mới yên tâm về mặc đồ chú rể chuẩn bị cho hôn lễ”, chị Ḥa nhớ lại. Kết hôn rồi, hai người vẫn ai về nhà nấy. Chị Ḥa vẫn ở lại Việt Nam đi dạy học. Martin về nước hoàn thành nốt chương tŕnh sinh viên ngành xây dựng. Phải 2 năm sau, khi tốt nghiệp và đi làm ổn định tại Thụy Sĩ, anh mới có thể đón vợ sang sống cùng ḿnh. Giúp vợ vượt qua khó khăn nơi xứ lạ “Hai vợ chồng tôi trải qua những tháng ngày gian khó cùng nhau. Martin vừa ra trường, mới đi làm nên lương thấp. Cuộc sống gia đ́nh nhiều khoản phải chi như tiền nhà, tiền điện nước… Có những lúc cuối tháng chỉ c̣n 200 USD để chi tiêu. Gia tài chúng tôi khi đó chỉ có chiếc xe đạp”, chị nói. Những rào cản về ngôn ngữ, văn hóa và cả kinh tế eo hẹp khi sinh sống tại Thụy Sĩ khiến chị Ḥa nản chí, căng thẳng và nhiều lần muốn bỏ về Việt Nam. Nhưng Martin đă luôn ở bên cạnh động viên và định hướng giúp chị nhanh chóng ḥa nhập cuộc sống nơi đây. “Người Thụy Sĩ dùng 4 thứ tiếng, Martin bảo tôi nên đi học tiếng Đức để tránh gặp khó khăn khi giao tiếp. Anh xin cho tôi đi thực tập ở nhà trẻ để có cơ hội giao tiếp học tiếng Đức nhiều hơn. C̣n ở nhà, hàng ngày anh sẽ cùng tôi nói tiếng Việt để tôi đỡ nhớ nhà, nhớ quê hương”, chị Ḥa nói. Thương chồng, chị Ḥa muốn giảm bớt gánh nặng cho anh bằng cách chăm chỉ học thật tốt. Sau 2 năm, không phụ công chồng ngày ngày đưa đón vợ, chị đă có bằng C1 tiếng Đức. Được chồng động viên, chị Ḥa tiếp tục học thêm ngành y 5 năm nữa. Gần 10 năm được chồng nuôi ăn học, dùi mài chuyên môn trên đất Thụy Sĩ, chị Ḥa đă gặt hái được quả ngọt. Năm 2017, chị Ḥa tốt nghiệp ngành y và được nhận vào làm việc tại 1 trung tâm chỉnh h́nh và phục hồi chức năng ở Thụy Sĩ Ngày ngày, chị Ḥa làm việc chăm chỉ, được bạn bè đồng nghiệp tín nhiệm. Dần dần, chị có thể tự chủ về kinh tế, cùng chồng gánh vác việc nhà. “Công việc ổn định, 2 vợ chồng tôi bắt đầu có thu nhập dư dả đủ để mua 1 căn hộ tại Thụy Sĩ, 1 mảnh đất tại Đức và gửi tiền về cho bố mẹ xây nhà”, chị kể. “Hành trang 15 năm ở xứ người đă giúp tôi trưởng thành lên rất nhiều. Từ những bước đi đầu tiên trên đất người tôi đă trải qua muôn vàn gian nan và nước mắt. Đến thời điểm hiện tại tôi không phải là người giàu có nhưng cuộc sống tự tại, tự kiếm ra tiền, đủ khả năng giao tiếp với người bản xứ, được tôn trọng và không phụ thuộc kinh tế vào chồng. Tôi hài ḷng với cuộc sống ở đây và hài ḷng với sự cố gắng của ḿnh”. Yêu vợ nên yêu cả gia đ́nh vợ, yêu Việt Nam và yêu tiếng Việt Lấy vợ 15 năm nhưng Martin đă có 20 lần về Việt Nam. Cuối năm nay, anh dự định lại cùng vợ về thăm bố mẹ ở Nghệ An. Trong mắt Martin, vợ anh là người thông minh, chịu khó và nấu ăn rất ngon. “Anh rất mê các món Việt Nam do vợ nấu, lúc nào trên bàn cũng có rau xanh. Và đặc biệt, bữa ăn nào cũng phải có nước mắm. Thiếu nước mắm anh sẽ không ăn”, chị Ḥa nói. Bữa ăn hàng ngày, chị Ḥa chủ yếu nấu món ăn Việt để chiều anh chồng Tây thích nước mắm. Kể cả khi ăn hải sản, anh cũng đ̣i ăn với nước mắm. “Anh xă có mối quan hệ cực kỳ thân thiết, phải nói là hơn cả tuyệt vời đối với gia đ́nh tôi. Anh thương cha mẹ tôi như cha mẹ anh vậy. Tuần nào anh cũng dành một ngày Chủ nhật để gọi điện hỏi thăm cha mẹ vợ ở Việt Nam. Anh thành thạo tiếng Việt nên tôi không phải phiên dịch. Lúc nào muốn nói chuyện là anh gọi cho cha tôi chỉ để "buôn dưa lê": Hôm nay cha ăn ǵ? Làm ǵ? Thời tiết như thế nào? Rồi anh khoe với cha hôm nay được ăn món ǵ…”, chị Ḥa tự hào nói về người chồng Tây của ḿnh. Anh Martin chưa hề qua bất kỳ trường lớp hay khóa đào tạo tiếng Việt nào. Để có thể tự tin giao tiếp với bố mẹ vợ ở Việt Nam, giúp vợ không buồn v́ một ḿnh nơi xứ người không anh em bạn bè, Martin học nói tiếng Việt cùng vợ thông qua giao tiếp hàng ngày. “Lúc đầu ḿnh cũng nói kiểu chơi chơi vậy thôi, nhưng không ngờ là anh nhớ và nói y chang ḿnh luôn. Ḿnh nói đúng giọng Nghệ, từ ngữ đúng chuẩn từ địa phương vậy mà anh cũng hiểu rất nhanh. Nếu chấm điểm cho tŕnh độ tiếng Việt của anh ḿnh sẽ cho 8 điểm”. Chị Ḥa cho biết chồng chị rất thích học tiếng Việt và phải nói bằng chất giọng Nghệ An. Với Martin, tiếng Việt là một loại ngôn ngữ mà theo anh là “khó và độc”, v́ thế anh càng thích chinh phục. Nhiều lần về Việt Nam, dù được nhiều người điều chỉnh, hướng dẫn nói bằng giọng phổ thông (giọng Bắc) nhưng Martin chỉ thích nói tiếng Nghệ An. Đă hơn 1 năm nay, chị Ḥa thường xuyên đăng tải clip 2 vợ chồng nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt lên các kênh mạng xă hội. Chị không ngờ lại được mọi người yêu thích và động viên làm nhiều video anh Martin nói tiếng Việt hơn nữa. "Giờ đây, Martin nổi rần rần trên mạng xă hội với video nói tiếng Việt giọng Nghệ An chuẩn như người bản xứ. Không chỉ có tôi mà mọi người đều cảm thấy vui khi xem video, giảm stress, và cảm thấy tích cực khi xem video của ḿnh", chị Ḥa nói. |
All times are GMT. The time now is 05:28. |
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by
Advanced User Tagging (Pro) -
vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.