VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   Stories, Books | Chuyện, Sách (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=240)
-   -   Lắt léo chữ nghĩa: 'Vô tiền khoáng hậu' là cách nói đúng hay sai? (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1397540)

florida80 10-19-2020 21:01

Lắt léo chữ nghĩa: 'Vô tiền khoáng hậu' là cách nói đúng hay sai?
 
1 Attachment(s)
Tiếng Việt có những chữ không bắt nguồn từ một chữ Hán: [空], mà âm Hán Việt cũng là không.
Không (1) là cách đọc chữ số “0”, đặc biệt là khi nói về giờ giấc, tỷ số, ví dụ: Kết quả trận chung kết đơn nam giải Roland Garros 2020 giữa Rafael Nadal và Novak Djokovic là “sáu - không” (6-0) ở set 1.
Không (2) là phó từ dùng để phủ định tính chất hoặc hành động do vị từ hoặc ngữ vị từ đi liền sau nó biểu hiện; ví dụ: Ở đây cửa Phật là không hẹp ǵ (Truyện Kiều, câu 2076); Năm nay (2020), Roger Federer không tham dự giải Roland Garros... Trong sáu chữ không th́ không (2) có tần số sử dụng cao nhất.

https://i.imgur.com/2o34mP9.jpg
Không (3) được Từ điển tiếng Việt 2008 của Trung tâm Từ điển học do Hoàng Phê chủ biên ghi chú là tính từ (tức vị từ tỉnh - NV) và giảng là: “1 ở trạng thái hoàn toàn không có những ǵ thường thấy: cái hộp không, vườn không nhà trống [...]. 2 ở trạng thái hoàn toàn rỗi răi, không có việc ǵ làm hoặc không chịu làm việc ǵ: chỉ độc ngồi không; ăn không ngồi rồi. 3 ở trạng thái hoàn toàn không có thêm những ǵ khác như thường thấy hoặc như đáng lẽ phải có: ăn cơm không; làm công không [...]. 4 ở trạng thái hoàn toàn không kèm theo một điều kiện ǵ: cho không [...]. 5 [khẩu ngữ] ở mức độ gây cảm giác như là không có ǵ cả: cái thùng nhẹ không, việc dễ không”.
Không (4) là danh từ mà Từ điển tiếng Việt 2008 giảng là: “khoảng không gian ở trên cao, trên đầu mọi người: bay lượn trên không; vận tải đường không”.
Không (5) là một thuật ngữ Phật giáo mà Từ điển tiếng Việt 2008 giảng là: “cái không có h́nh dạng, con người không ư thức được, theo quan niệm của đạo Phật [nói khái quát]; đối lập với sắc: quan niệm sắc sắc không không của đạo Phật”. C̣n Từ điển Phật học Hán Việt của Giáo hội Phật giáo Việt Nam do Kim Cương Tử chủ biên (NXB Khoa học xă hội, 2002) th́ giảng: “Trống không, không có thật, không có cảnh, không có thể. Tất cả các sự vật trong tam giới đều không phải là thật. Nhận ra điều đó tức là Không”.
Không (6) là một h́nh vị Hán Việt phụ thuộc mà chúng tôi muốn nói rơ v́ nó thường bị thay bằng vô [無] trong thành ngữ không tiền khoáng hậu [空前曠後] thành “vô tiền khoáng hậu”. Đây là một lối nói sai so với h́nh thức gốc do sự đánh đồng ngữ nghĩa giữa không [空] và vô [無]. Thực ra th́ vô [無] có nghĩa là “không”, c̣n không [空] th́ lại có nghĩa là “trống” cả về không gian lẫn thời gian như: không bạch [空白] là “trống trơn, để trống, để trắng (tờ giấy)”; không địa [空地] là “đất trống, chỗ trống”; không tử [空子] là “chỗ trống, lúc rảnh”; sáp không [揷空] là “tranh thủ lúc rảnh rỗi”; điền không [塡空] là “điền vào chỗ trống; lấp chỗ trống”... Trong thành ngữ không tiền khoáng hậu [空前曠後] th́ không [空] cùng thuộc một trường nghĩa với khoáng [曠] v́ khoáng là “rộng răi, trống trải”. C̣n vô [無] là một h́nh vị dùng để phủ định, có nghĩa là “không”, như: vô biên, vô cảm, vô can, vô danh, vô địch, vô lư... Có một số người hiểu sai không trong không tiền khoáng hậu là “không có”, đồng nghĩa với vô, nên đă làm một thao tác “bác học” mà đổi không tiền khoáng hậu thành vô tiền khoáng hậu. Đây chỉ là hậu quả của một sự siêu chỉnh (hypercorrection) do thiếu hiểu biết mà ra.

QQQ_Cake 10-20-2020 01:12

Thanks a lot sis Fl


All times are GMT. The time now is 05:34.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.04016 seconds with 9 queries