VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   World News|Tin Thế Giới (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=185)
-   -   Tên lửa AIM-9 dưới cánh MiG-29: Tại sao sự lạc hậu về công nghệ lại có ích? (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1816309)

Cupcake01 09-03-2023 04:08

Tên lửa AIM-9 dưới cánh MiG-29: Tại sao sự lạc hậu về công nghệ lại có ích?
 
1 Attachment(s)
Khả năng tích hợp tên lửa AIM-9M dưới cánh tiêm kích Liên Xô gần như là điều dễ dàng nhất, bởi đă có lúc Moskva chế tạo K-13 là bản sao chép.

https://www.intermati.com/forum/atta...1&d=1693714070
Trong gói viện trợ mới trị giá 250 triệu USD của Mỹ cho Ukraine, có ghi chú về việc chuyển giao tên lửa không đối không AIM-9M Sidewinder.

Số lượng AIM-9 không được nêu rơ, nhưng chúng nhằm mục đích "pḥng không".

Và thực sự công dụng rơ ràng nhất của những quả Sidewinder này chẳng phải là vũ khí cho tiêm kích thời Liên Xô, mà dành cho các hệ thống tên lửa đất đối không.

Ví dụ NASAMS có thể sử dụng tốt AIM-9, phiên bản hiện đại nhất AIM-9X Block II khi phóng từ máy bay có tầm bắn ước tính khoảng 35 km, và triển khai từ mặt đất th́ con số giảm xuống c̣n 10 km (theo một số nguồn th́ cự ly là 20 km).

Tuy vậy AIM-9M là phiên bản cũ hơn nhiều, bắt đầu được sản xuất từ ​​năm 1982. Đồng thời xuất xứ những quả tên lửa này là từ Canada - quốc gia đă công bố gói viện trợ vào tháng 5 năm nay.

Tên lửa AIM-9M có tầm bắn ngắn hơn - trong khoảng 20 - 29 km. Nếu chúng ta xét trường hợp hệ thống pḥng không MIM-72 Chaparral sử dụng AIM-9 được điều chỉnh một chút để phóng trên mặt đất, th́ tầm bắn của đạn chỉ được 5 km, tương đương MANPADS hiện đại.

Tức là phương án phóng AIM-9M từ mặt đất là điều tất nhiên, có thể thực hiện dễ dàng.

Sẽ đáng lưu ư hơn nếu sử dụng nó từ máy bay chiến đấu Liên Xô như MiG-29, nhưng có những vấn đề truyền thống với việc tích hợp tên lửa này.

Bởi v́ nhiệm vụ chính tất nhiên không phải là treo nó vào máy bay, mà phải làm cho quả đạn "giao tiếp" được với phương tiện mang phóng, ngoài ra việc liên lạc phải là hai chiều.

Đó là lư do tại sao với các tên lửa như AGM-88 HARM hay Storm Shadow, máy bay Liên Xô không thể trao đổi dữ liệu hay nhắm lại mục tiêu, mà chỉ đơn giản là phóng chúng vào một điểm xác định, sau đó tên lửa thực hiện chương tŕnh được cài đặt như khi ở trên mặt đất.

Điều này giải thích tại sao không thể treo tên lửa AIM-120 dưới cánh của tiêm kích MiG-29 mà không tiến hành thay thế toàn bộ tổ hợp radar nhắm mục tiêu.

Nhưng với tên lửa AIM-9, t́nh h́nh có thể đơn giản hơn nhiều, và thậm chí không phải v́ nó có đầu dẫn đường hồng ngoại mà bởi v́ bản sao của nó đă được tích hợp vào MiG-29.

Cụ thể, chúng ta đang nói về tên lửa K-13, hay c̣n có tên gọi khác là R-13 hoặc R-3.

Trên thực tế, AIM-9 là một loại tên lửa rất cũ được sử dụng từ năm 1956. Và vào năm 1958, bản sửa đổi đầu tiên AIM-9B đă được gửi đến Liên Xô từ Trung Quốc. Một tên lửa chưa nổ khi đó đă găm vào chiếc MiG-15 và trở thành chiến lợi phẩm.

Sự kém hơn về công nghệ của Liên Xô khi đó khiến họ không thể tạo ra thứ ǵ tương tự, dẫn đến việc OKB-134 nhận nhiệm vụ đơn giản là tạo một bản sao. Đó là lư do tại sao tên lửa K-13 được đưa vào sản xuất từ ​​năm 1960.

Việc không thể tạo ra một bản sao chính thức dẫn đến tầm bắn ngắn hơn đáng kể do nhiên liệu rắn kém hiệu quả hơn (tầm bắn hiệu quả của K-13 chỉ 2,5 km) và đầu dẫn đường chỉ bắt được mục tiêu trong thời gian chuẩn bị dài gấp đôi.

Nhưng điều cốt lơi là tất cả các thành phần khác đều được sao chép đơn giản, đến mức có thể lắp lẫn các thành phần do Liên Xô và Mỹ sản xuất trên cùng một quả đạn.

Và rất có thể khi đó các kỹ sư Liên Xô cũng đă sao chép hệ thống trao đổi thông tin giữa tên lửa và máy bay. Hoặc làm cho nó giống nhất có thể.

Bản thân tên lửa K-13 đă được tích hợp vào tất cả các máy bay của Liên Xô thời kỳ đó - MiG-21, MiG-23, MiG-27, Su-17, Su-22, Yak-28 và cả MiG-29. Điều này được khẳng định ngay trên trang web của Bộ Quốc pḥng Liên bang Nga.

Theo cách này, nếu giả định là đúng, th́ thông qua những điều chỉnh tương đối nhỏ có thể gắn tên lửa AIM-9M lên tiêm kích MiG-29.

Điều đó giải thích cho việc chuyển giao phiên bản cụ thể này của tên lửa Sidewinder, chứ không phải biến thể mới hơn, chẳng hạn như AIM-9P hay AIM-9X.

VietBF@ Sưu tập


All times are GMT. The time now is 18:33.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.03758 seconds with 9 queries