VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   World News|Tin Thế Giới (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=185)
-   -   Trung Quốc và Mỹ: Có triển vọng nào cho tan băng thương mại? (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1648665)

nguoiduatinabc 07-06-2022 12:45

Trung Quốc và Mỹ: Có triển vọng nào cho tan băng thương mại?
 
1 Attachment(s)
Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc đă hội đàm với Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Jennette Yellen. Hai bên đă thảo luận về thuế quan thương mại của Mỹ đối với các sản phẩm của Trung Quốc và các vấn đề ổn định chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ông Lưu Hạc nhấn mạnh rằng việc dỡ bỏ thuế quan và các biện pháp trừng phạt, cũng như đối xử công bằng với các công ty Trung Quốc tại Hoa Kỳ là mối quan tâm lớn của phía Trung Quốc.

https://www.intermati.com/forum/atta...1&d=1657111542

Đây là cách phiên bản tuyên bố báo chí phía Trung Quốc đưa ra trên cơ sở cuộc mạn đàm. Phiên bản của Mỹ, cũng được công bố sau cuộc thảo luận giữa các quan chức Mỹ và Trung Quốc, không đề cập ǵ đến thuế quan. Thay vào đó, thông cáo báo chí Mỹ nói về tác động tiêu cực của hoạt động quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraina đối với nền kinh tế toàn cầu và các hoạt động thương mại phi thị trường của Trung Quốc.

Tuy nhiên, các cuộc thảo luận về các chính sách kinh tế vĩ mô ở hai nước, ổn định chuỗi cung ứng toàn cầu và các vấn đề kinh tế toàn cầu được nhắc đến trong cả hai phiên bản.

Đồng thời, những cuộc tṛ chuyện như vậy không phải diễn ra từ chỗ trống, đặc biệt sáng kiến là do phía Mỹ đưa ra. Xét theo thực tế là trưởng đoàn đàm phán thương mại của Trung Quốc Lưu Hà đă nói chuyện với Jeannette Yellen, người trước đây đă ủng hộ việc loại bỏ ít nhất một phần đáng kể thuế quan đối với các sản phẩm của Trung Quốc, có vẻ như thuế quan là một phần quan trọng của cuộc tṛ chuyện.

Chính Donald Trump là người đă khơi mào cho cuộc chiến thương mại

Chính quyền Biden không có sự nhất trí trong cách đối phó với chính sách thương mại của Trung Quốc. Tổng thống tiền nhiệm Donald Trump là người hiếu chiến. Chính ông ta là người đă khơi mào cho cuộc chiến thương mại. Vào thời kỳ đỉnh điểm, hầu như tất cả các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ đều phải chịu thuế.

Sau đó, một phần thuế quan đă bị hủy bỏ và cái gọi là thỏa thuận “giai đoạn một” được kư kết, Trung Quốc sẽ phải tăng khối lượng mua hàng hóa của Mỹ thêm 200 tỷ USD trong ṿng hai năm. Tuy nhiên, thuế quan đối với các sản phẩm của Trung Quốc với tổng trị giá hơn 300 tỷ USD vẫn được áp dụng. Vào thời kỳ đầu của nhiệm kỳ tổng thống, Biden đă không có những chuyển động đột ngột theo bất kỳ hướng nào, ông ta chỉ nói về công việc toàn diện để phân tích và sửa đổi các chính sách kinh tế của người tiền nhiệm. Trên thực tế, mọi thứ dưới thời Trump vẫn không thay đổi dưới thời Biden.

Mỹ đang đối mặt với một thực tế kinh tế mới. Đại dịch COVID-19 và cuộc khủng hoảng kinh tế liên quan đă buộc các nhà chức trách Mỹ phải dùng đến các biện pháp kích thích tiền tệ tích cực. Chính sách lăi suất cực thấp, nới lỏng định lượng - tất cả những điều này đă gây ra lạm phát lớn ở Mỹ. Người Mỹ chưa từng phải trải qua một đợt tăng giá như vậy trong 40 năm qua. Một số quan chức khối kinh tế Mỹ đă nh́n thấy giải pháp trong việc dỡ bỏ thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc. Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, chuyên gia tại Viện Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Nam Kinh Gong Honglie cho biết tiếng nói của họ hiện đang gia tăng.

Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan và Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai phản đối việc cắt giảm thuế quan. Theo bà Katherine Tai, thuế quan là con át chủ bài trong tay Hoa Kỳ, là đ̣n bẩy để buộc Bắc Kinh thay đổi chính sách thương mại dài hạn. Bà cho rằng lạm phát tất nhiên là nghiêm trọng, nhưng đây là vấn đề ngắn hạn và nhiệm vụ chiến lược là buộc Trung Quốc phải làm theo yêu cầu của Mỹ.

Bà Katherine Tai cho rằng nếu dỡ bỏ thuế quan, Mỹ sẽ mất mọi luận chứng quan trọng, vị thế đàm phán của họ sẽ yếu đi.

Trung Quốc không bị tổn hại v́ áp thuế

Nhưng thực tế là, về nguyên tắc Trung Quốc không chịu nhiều ảnh hưởng từ thuế quan. Đối với Bắc Kinh, đây là vấn đề danh dự. Sao có thể đàm phán trong bối cảnh tiêu cực như vậy? Trước tiên hăy hủy bỏ thuế quan, và sau đó chúng ta sẽ xem xét.

Nhưng trên thực tế, bất chấp mọi mức thuế, Trung Quốc vẫn không bán ít hơn hàng hóa của ḿnh cho Hoa Kỳ. Năm 2017, ngay trước khi bắt đầu chiến tranh thương mại, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc là 375 tỷ USD. Năm 2021, con số này đă là 396,5 tỷ USD. Gánh nặng kinh tế chính từ thuế quan đổ lên vai người tiêu dùng Mỹ.

Chính quyền Biden có lẽ hiểu rằng vấn đề cần được giải quyết, v́ đó đă không chỉ là vấn đề chính sách đối ngoại, mà c̣n là vấn đề đối nội nghiêm trọng. Theo chuyên gia, rơ ràng, Hoa Kỳ đă quyết định tiến tới sự tan băng dần dần trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc Tuy nhiên, rất có thể, Washington sẽ xuất phát từ những lợi ích thực dụng và sẽ cố gắng vượt qua ranh giới của ḿnh v́ bản thân Mỹ cần những tiến bộ tích cực. Trong cuộc đối thoại hiện tại giữa Lưu Hà và Yellen, phía Mỹ có thể đang cố gắng gián tiếp, thông qua Trung Quốc, gây áp lực lên Nga về chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina.

Tuy nhiên, Trung Quốc đă không đề cập đến vấn đề này trong thông cáo, cho thấy sự khác biệt lập trường giữa Bắc Kinh và Washington về nguyên nhân gây ra bất ổn toàn cầu trong chuỗi cung ứng và các quy tŕnh kinh tế. Nói cách khác, ngay cả khi t́nh h́nh đă nóng lên, các cuộc đàm phán tiếp theo có thể không dễ dàng, và quan trọng nhất là dẫn đến một kết quả không thể đoán trước được.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn coi cuộc đối thoại này giữa các quan chức khối kinh tế hai nước là tín hiệu tích cực không thể phủ nhận. Đồng nhân dân tệ ở nước ngoài đă tăng 0,2% ngay sau khi Trung Quốc công bố bản thông cáo báo chí, trong khi chỉ số MSCI AC Châu Á Thái B́nh Dương tăng 0,3%.


All times are GMT. The time now is 20:05.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.03892 seconds with 9 queries