VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   World News|Tin Thế Giới (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=185)
-   -   Hội nghị Ngoại trưởng G20 có gia tăng chia rẽ về cuộc khủng hoảng ở Ukraine? (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1648810)

Hanna 07-06-2022 17:23

Hội nghị Ngoại trưởng G20 có gia tăng chia rẽ về cuộc khủng hoảng ở Ukraine?
 
1 Attachment(s)
Mặc dù với mục đích t́m kiếm đồng thuận nhưng Hội nghị Ngoại trưởng G20 cũng có thể gia tăng các bất đồng sẵn có xung quanh cuộc xung đột Ukraine.
Bị phủ bóng bởi cuộc khủng hoảng Ukraine

Ngoại trưởng các nền kinh tế lớn nhất thế giới dự kiến sẽ thảo luận cách thức giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine cũng như các tác động của cuộc chiến đối với an ninh lương thực và năng lượng thế giới khi họ gặp nhau tại Indonesia trong tuần này.Ngoại trưởng Mỹ, Nga và Trung Quốc sẽ cùng tham dự Hội nghị Ngoại trưởng G20 tại khu nghỉ dưỡng Bali của Indonesia, nơi sẽ diễn ra Thượng đỉnh cấp cao lănh đạo các nước G20 trong tháng 11 tới. Đây sẽ là lần đầu tiên Ngoại trưởng Mỹ và Nga tham dự cùng một sự kiện tại cùng 1 địa điểm kể từ tháng 1/2022. Hiện chưa có dấu hiệu nào cho thấy hai bên sẽ có các cuộc tiếp xúc riêng với nhau.

Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 5/7 thông báo Ngoại trưởng Antony Blinken sẽ gặp riêng với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại thời điểm mà quan hệ Mỹ - Trung đă trở nên căng thẳng hơn bởi mối quan hệ thân thiết giữa Trung Quốc và Nga.

Ngoài cuộc gặp với Ngoại trưởng Trung Quốc, ông Blinken cũng sẽ có các cuộc tiếp xúc với các đối tác từ những nước bất đồng với phương Tây trong cuộc chiến ở Ukraine, đặc biệt là Ấn Độ, quốc gia đă gia tăng mua dầu của Nga ngay cả khi Mỹ và châu Âu t́m cách siết chặt nguồn thu từ mặt hàng này của Nga.

Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, sẽ không có cuộc gặp chính thức nào giữa Ngoại trưởng Blinken và Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, người mà giới chức Mỹ cáo buộc thiếu nghiêm túc trước, trong và sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price nhấn mạnh: “Chúng tôi muốn thấy phía Nga nghiêm túc trong ngoại giao. Chúng tôi muốn phía Nga cho chúng tôi một lư do để có thể gặp song phương với họ, với Ngoại trưởng Lavrov, nhưng điều duy nhất chúng tôi thấy từ Nga đó là sự gia tăng các hành động gây hấn và tàn bạo đối với người dân và đất nước Ukraine”.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định sẽ không thể có các cuộc tiếp xúc như b́nh thường với Nga cho tới khi cuộc chiến ở Ukraine chấm dứt. Tuy nhiên, ngay cả ông Ned Price và bất kỳ quan chức Mỹ nào khác cũng không thể loại trừ khả năng về một cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Blinken và Ngoại trưởng Lavrov tại Bali và đây sẽ là lần đầu họ gặp nhau kể từ cuộc gặp ở Geneva hồi tháng 1.

Giống như hầu hết các hội nghị ngoại giao quốc tế gần đây, sự kiện tại Bali sẽ bị phủ bóng bởi cuộc khủng hoảng Ukraine. Tuy nhiên, khác với Thượng đỉnh G7 và NATO ở châu Âu tuần trước, sự kiện này sẽ có những yếu tố khác.

Khó đạt được đồng thuận?

Trung Quốc và nhiều nước thành viên khác bao gồm Ấn Độ, Nam Phi và Brazil đă bất đồng với Mỹ và châu Âu trong việc phản đối cuộc chiến ở Ukraine. Cuộc gặp lần này có thể sẽ khó đạt được đồng thuận về nỗ lực giảm nhẹ tác động lương thực và năng lượng của cuộc khủng hoảng Ukraine khi có sự tham gia của Trung Quốc và Nga. Tuy nhiên, theo giới chức Mỹ, điều này sẽ không ngăn cản được các nỗ lực của Mỹ t́m cách thúc đẩy G20 ủng hộ sáng kiến được sự hậu thuẫn của Liên Hợp Quốc nhằm giải phóng 20 triệu tấn ngũ cốc của Ukraine để xuất khẩu chủ yếu sang Trung Đông, châu Phi và châu Á.

Ramin Toloui, Trợ lư Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề kinh tế và kinh doanh, cho biết Mỹ muộn G20 buộc Nga phải chịu trách nhiệm và ủng hộ sáng kiến trên.

Trong khi một số nước bao gồm Indonesia, nước chủ nhà của hội nghị Ngoại trưởng G20, đang kêu gọi Nga nới lỏng phong tỏa Biển Đen để cho phép ngũ cốc được vận chuyển tới thị trường toàn cầu, các nước này không đồng quan điểm với Mỹ và châu Âu trong việc chỉ trích Nga và Trung Quốc trong vấn đề Ukraine. Và đây chính là yếu tố có thể khiến cuộc gặp tại Bali không đạt được đồng thuận trước Thượng đỉnh diễn ra trong tháng 11 và hiện vẫn chưa rơ Tổng thống Nga Vladimir Putin có tham gia hay không.

Phía Mỹ cho rằng Tổng thống Putin không nên tham dự sự kiện tháng 11 nhưng vẫn kêu gọi Indonesia mời Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy nếu Tổng thống Putin tham gia. Trong khi đó, Mỹ và Trung Quốc tiếp tục bất đồng trong nhiều vấn đề từ thương mại, nhân quyền, cho tới Đài Loan và Biển Đông.

Cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Blinken và Ngoại trưởng Vương Nghị được công bố sau khi đặc phái viên về thương mại với Mỹ của Trung Quốc bày tỏ quan ngại về các mức thuế nhập khẩu của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc trong cuộc điện đàm với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen. Cả hai bên đều không có thấy đă có tiến triển trong vấn đề này và giới chức Mỹ không kỳ vọng về bất kỳ đột phá nào trong ngắn hạn.

Tại cuộc gặp với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, giới chức Mỹ cho biết Ngoại trưởng Blinken sẽ yêu cầu tiếp tục duy tŕ mở các kênh liên lạc và xây dựng các chỉ dẫn cho hai nền kinh tế lớn nhất thế giới trong bối cảnh cả hai đang có những vấn đề ngày càng phức tạp và có khả năng bùng nổ.

Ông Daniel Kritenbrink, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ về châu Á cho rằng: “Điều quan trọng là chúng ta có các kênh liên lạc mở với các đối tác Trung Quốc, đặc biệt là ở cấp cao nhằm đảm bảo rằng chúng ta tránh được các tính toán sai lầm có thể dẫn tới xung đột và đối đầu”./.


All times are GMT. The time now is 17:26.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.04001 seconds with 9 queries