VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   Stories, Books | Chuyện, Sách (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=240)
-   -   Con người có thể làm ǵ với cơ thể ḿnh sau cái chết? (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1253300)

pizza 06-16-2019 22:20

Con người có thể làm ǵ với cơ thể ḿnh sau cái chết?
 
2 Attachment(s)
Sau cái chết, con người có thể làm ǵ với cơ thể ḿnh? Noi cách khhacs, điều ǵ sẽ xảy ra sau cái chết?Tất nhiên là chôn cất, hỏa táng nhưng cơ thể bạn có thể giúp được người khác như thế nào?

https://www.intermati.com/forum/atta...1&d=1560723486

Bà Susan chết v́ viêm phổi năm 2015, khi bà đă 87 tuổi. Cơ thể bà được đóng băng, sau đó bắt đầu quá tŕnh dài chuẩn bị trực tiếp cho việc quét scan.

Không chắc có thể t́m thấy một người nào đó không bao giờ tự đặt cho ḿnh câu hỏi này trong đời. Linh hồn sẽ về đâu? Từ lâu, các tôn giáo trên khắp thế giới đă cố gắng trả lời câu hỏi này. Nhưng với cơ thể, mọi thứ đơn giản hơn: theo yêu cầu của bạn, được thể hiện trong bản di chúc, cơ thể, có lẽ trước hết, được chôn cất – trả về với đất mẹ hoặc hỏa táng. Một lựa chọn khác là viết di chúc để trao cơ thể theo cách có ích về mặt xă hội, đó là trao thi hài cho giới y học hoặc giới khoa học.

Y học

Mục đích y học sử dụng xác đều rơ ràng. Trước hết phải tính đến thực tế: có một số lượng lớn bệnh nhân trong danh sách chờ ghép tạng.

Một năm trước, bác sĩ trưởng, chuyên gia cấy ghép của Bộ Y tế Sergei Gautier nói rằng đối với một triệu người Nga, chỉ có ba người trở thành người hiến tặng sau khi chết, mà nhu cầu về vấn đề này lớn hơn nhiều.

Thứ hai, sinh viên y khoa cần thực tế để nghiên cứu giải phẫu. Và cũng hữu ích cho các bác sĩ thực hành để cải thiện tŕnh độ - nếu đó là thi hài của người mắc căn bệnh hiếm gặp khi sinh thời?

Cơ thể được gửi gắm cho các nhà khoa học

Ở đây nhiều điều quan tâm, phong phú và đa dạng hơn nhiều. Các nhà khoa học có thể cần cơ thể của những người, khi sống họ hoàn toàn khỏe mạnh và của những người bị bệnh ǵ đó. Điều đáng quan tâm là các bệnh rất hiếm, và những bệnh khá phổ biến, ví dụ như ung thư. Nói về vấn đề này, nhân tiện, nhất định phải nhắc đến Henriette Lacks, người sinh ra ở Mỹ năm 1920 và chết năm 1951 v́ bệnh ung thư cổ tử cung.

Người phụ nữ mắc căn bệnh đáng quan tâm - sự đột biến tế bào trong cơ thể cô đă khiến cho chúng ( thật đáng tiếc, chỉ là tế bào ung thư) cơ hội sinh sản nhanh chóng và không bị cản trở.

Thông thường tế bào có một số “pha”, mà khi nó đă cạn kiệt th́ không thể sinh trưởng và phân chia tiếp tục. Những tế bào nuôi cấy HeLa (rút gọn từ tên bệnh nhân, Henrietta Lacks) sở hữu nguồn tài nguyên vô hạn, nghĩa là chúng hầu như bất tử.

Tuy nhiên, tại sao chúng đă từng tồn tại? Chúng vẫn được sử dụng cho nhiều công tŕnh nghiên cứu. Hóa ra, tế bào có thể vận chuyển đi khắp mọi nơi, và thực tế là HeLa, mặc dù được tái sinh, nhưng vẫn là tế bào người có các đặc tính thích hợp, chúng được nuôi cấy trong pḥng thí nghiệm và được sử dụng để thực hiện nhiều thí nghiệm. Hơn nữa, v́ các tế bào này ( một điều rất hợp lư) sau khi sinh sản có cùng tính chất, điều đó có nghĩa là các thí nghiệm tương tự được thực hiện ở các trường đại học khác nhau cho ra cùng một kết quả, có nghĩa là có khả năng lặp lại thí nghiệm, xác nhận độ tin cậy của kết luận hoặc tiến xa hơn trong một số lĩnh vực. Và đặc biệt là kết quả đáng chú ư đă được lặp lại trên các mô h́nh tế bào khác gần với thực tế hơn.

Tế bào HeLa được nuôi cấy đă giúp tạo ra một loại vắc-xin bại liệt, tham gia nghiên cứu về bệnh nhiễm khuẩn salmonella và bệnh lao, và thậm chí bay vào vũ trụ vào năm 1960 (ở đó chúng cũng sống sót).

Như vậy, dù chỉ là một cơ thể được chuyển giao cho các nhà nghiên cứu, đă tạo ra một cuộc cách mạng trong khoa học.

Grey's Anatomy (Ca phẫu thuật của Grey)

https://www.intermati.com/forum/atta...1&d=1560723486

Đây là tên của cuốn sách giáo khoa y khoa, đă tồn tại hơn 40 lần tái bản. Phiên bản Grey's Anatomy đầu tiên đă được phát hành cách đây 161 năm. Cuốn sách cho đến nay vẫn c̣n “ nóng hổi” (giải phẫu người không thay đổi nhiều), nhưng các công nghệ hiện đại đă giúp h́nh dung cấu trúc cơ thể tốt hơn nhiều.

Năm 1986, bắt đầu việc chuẩn bị dự án Visible Human Project. Ư nghĩa của nó là để có được mô h́nh ba chiều của một người đă chết bằng cách chụp scan cơ thể , chia thành nhiều phần phẳng, mỗi phần lại được quét riêng.

Joseph Jernigan, sát thủ đă bị xử tử năm 1993, là người đầu tiên có mô h́nh theo cách này. Ông đồng ư rằng cơ thể của ḿnh sau đó sẽ được sử dụng để nghiên cứu, và điều đó đă được thực hiện. Các nhà khoa học đă quét 2000 “tấm” thu được từ thi hài tử tù. Năm sau đó, thực hiện điều tương tự, nhưng đă biến “thân xác” gồm nhiều mảnh cơ thể thành 5.000 tấm, được thực hiện với xác của một phụ nữ khác làm nội trợ 59 tuổi ở Maryland. Tên của cô ấy chưa được nêu danh, chúng tôi chỉ biết rằng cô ấy đă chết v́ nhồi máu cơ tim, và chồng cô ấy đă chuyển cơ thể của cô cho dự án.

"Cơ thể bất tử"

Năm 2018, dự án tiếp tục. 18 năm trước, Tiến sĩ Victor Spitzer, giám đốc Trung tâm mô phỏng con người tại một trong những cơ sở của Đại học Colorado ở Mỹ, đă thỏa thuận với Susan Potter, 72 tuổi về việc bà sẽ tham gia dự án trong tương lai. Người phụ nữ đă vô cùng thích thú với điều này và yêu cầu bác sĩ mô tả chi tiết địa điểm và những ǵ sẽ thực hiện.

Bà đă đến thăm các pḥng thí nghiệm và nhà xác, rất ấn tượng và từ đó cho đến khi chết, bà luôn mang theo tấm thiệp yêu cầu liên lạc với Spitzer trong trường hợp bà qua đời; bà cũng thường xuyên gọi điện và gặp gỡ với Tiến sĩ.

Trên thực tế, bà đă đồng ư với dự án, v́ ban đầu dự án chỉ nhằm mục đích cho sinh viên thấy những người khỏe mạnh. Người phụ nữ có một bản bệnh án phong phú – bà đă từng cắt bỏ vú, khối u ác tính, mắc bệnh loét dạ dày, tiểu đường, thay khớp, phẫu thuật cột sống. Bác sĩ hiểu những người là bệnh nhân sớm hay muộn sẽ xuất hiện trong Visible Human Project, và ở đây có cơ hội nhận được một số ư kiến từ Susan về các bệnh của bà, điều này là trường hợp hiếm.

Susan chết v́ viêm phổi năm 2015, khi bà đă 87 tuổi. Cơ thể bà được đóng băng, sau đó bắt đầu quá tŕnh dài chuẩn bị trực tiếp cho việc quét scan. Cơ thể được chia thành 27.000 tấm ( quá tŕnh được thực hiện trong tiếng nhạc cổ điển, thể theo yêu cầu của Susan). Dự án không chỉ bao gồm mô h́nh toàn bộ cơ thể bà, mà c̣n cả những đoạn video, khi bà nói về các cuộc phẫu thuật đă trải qua, về những ǵ bà cảm thấy, tại sao bà muốn hay không muốn để được phẫu thuật, cuộc sống của bà sau khi can thiệp. Tất cả những hồ sơ này sẽ là tài liệu phổ cập cho các bác sĩ tương lai tiếp cận.

Bây giờ Victor Spitzer đang thực hiện việc tách h́nh ảnh kỹ thuật số của hệ thống cơ xương khỏi hệ thống tuần hoàn và các hệ thống khác để có thể xem xét tất cả chúng theo từng phần.

Việc này sẽ mất vài năm. Như chính nhà khoa học nói, ông muốn tạo ra một mô h́nh tương tác để giao tiếp với sinh viên như “một trợ lư” trong điện thoại thông minh hiện tại. Nhưng tất cả những điều này khó có thể thực hiện được nếu không có sự khao khát của “cơ thể bất tử”- mong muốn cao thượng của chính bản thân Susan.


All times are GMT. The time now is 18:06.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.03995 seconds with 9 queries