VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   USA News| Tin Tức Hoa Kỳ (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=225)
-   -   Sau khi bị nhện nâu cắn bị mắc chứng tan máu ở Mỹ (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1712198)

PinaColada 12-06-2022 00:01

Sau khi bị nhện nâu cắn bị mắc chứng tan máu ở Mỹ
 
1 Attachment(s)
Mắc chứng tan máu sau khi bị nhện nâu cắn. Tại Mỹ, hai bệnh nhân mắc bệnh hiếm gặp khiến hệ thống miễn dịch tự phá hủy các tế bào hồng cầu trong máu, sau khi họ bị nhện nâu cắn.

Trường hợp đầu tiên là người đàn ông 30 tuổi, đến bệnh viện v́ buồn nôn, nôn, đau cơ và có vết thương ở vai trái. Trường hợp thứ hai là người phụ nữ 28 tuổi, đến khám v́ đau thắt lưng dữ dội.

Điểm chung của hai người là có những vết thương kỳ lạ trên vai trái, lưng, bị đau khi chạm vào. Ngoài ra, bác sĩ nhận thấy ḷng trắng mắt hai bệnh nhân bị vàng. T́nh trạng này là vàng da củng mạc, do sự tích tụ của một sắc tố gọi là bilirubin trong máu, được tạo ra khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ.

Dựa trên xét nghiệm máu, cả hai bệnh nhân đều được chẩn đoán mắc t́nh trạng thiếu máu tán huyết tự miễn dịch ấm, khiến hệ thống miễn dịch của họ phá hủy các tế bào hồng cầu. Trong cả hai trường hợp, xuất hiện t́nh trạng loxoscelism có hệ thống, một phản ứng toàn thân đối với vết cắn của loài nhện độc Loxosceles reclusa.

Nhện nâu ẩn dật. Ảnh: Altrechon

Theo Trung tâm Chất độc Thủ đô Quốc gia Mỹ (NCPC), mặc dù vết cắn của nhện nâu không đau, nhưng vùng thương tổn có thể bị ngứa, đỏ và viêm. Dần dần, vết thương trở nên đau hơn, sẫm màu và tạo thành nốt phồng rộp. Vết cắn cũng có thể gây hoại tử hoặc chết mô xung quanh, sau đó tạo thành vảy.

Theo NCPC, vết cắn của nhện nâu rất khó phát hiện, các bác sĩ chẩn đoán dựa trên tiền sử và triệu chứng của bệnh nhân (nếu họ có). Phác đồ điều trị là truyền dịch tĩnh mạch và corticosteroid, giúp ức chế hệ thống miễn dịch. Cả hai bệnh nhân trên cũng được truyền máu và cuối cùng đă hồi phục xuất viện.

Nếu corticosteroid không có tác dụng, một số người mắc bệnh thiếu máu tán huyết tự miễn phải dùng thuốc điều trị ung thư máu. Điều này có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng, thậm chí một số người phải cắt bỏ lá lách.

Nhện nâu ẩn dật c̣n có tên gọi khác là nhện vĩ cầm, có kích thước khoảng 0,6 đến 2 cm, sống phổ biến ở Texas, Missouri và Illinois. Chúng rất hiếm và 90% loại nhện này không gây ra bất kỳ biến chứng nghiêm trọng nào.

Trong năm 2019, Hiệp hội các Trung tâm Kiểm soát Chất độc Mỹ báo cáo trong số 802 trường hợp bị nhện nâu cắn, chỉ 24 người có phản ứng nghiêm trọng và không có ca tử vong.

VietBF@ sưu tập


All times are GMT. The time now is 04:05.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.04166 seconds with 9 queries