VietBF
Page 10 of 177 « First 6789 10 111213142060 Last »

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   School | Kiến thức 2006-2019 (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=273)
-   -   Sưu tầm (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1298109)

florida80 12-05-2019 21:54

Một hôm, có ông già Á Đông – ốm nhom, già khú – đi lang thang với điếu thuốc trên môi, ngang qua đó nghe tiếng đánh máy lọc cọc nên ṭ ṃ đứng lại nh́n. Đợi anh đen làm xong công việc, ông già mới chào hỏi làm quen. Anh đen rất ngạc nhiên v́ ông ta nói tiếng Pháp rất trôi chảy rành rọt, không giống những người á đông mà anh đă từng gặp hay quen biết. Ông già ghé đít ngồi lên bệ thềm gần đó, hỏi:

- Ông làm nghề ǵ vậy?

Anh đen nhăn răng cười:

- Viết thơ dùm người ta, người ta trả tiền. Ông không thấy bà hồi năy cầm phong b́ đi sao?

- Thấy. Nhưng mà hồi năy hai người nói với nhau bằng thổ ngữ nên tôi không hiểu.



Ngừng một chút, ông già lại hỏi:

- Làm ăn có khá không?

- Ố! Cũng tạm được.

Hắn chỉ qua bên chợ:

- Khách hàng của tôi là mấy bà buôn bán ở bên kia. Họ không biết chữ, mà con cái họ th́ đi làm công bên Pháp bên Bỉ hết. Thành ra, ngày nào cũng viết dùm vài cái thơ, lai rai… Với lại ở xứ này, người ta hay thưa gởi kiện cáo lắm nên có công việc làm hoài!

Rồi hắn nh́n ông già từ đầu đến chân:

- C̣n ông? Ông làm nghề ǵ ở đây?

- Già quá đâu có ai mướn. Ở không, đi lang thang.

Anh đen lại nh́n ông già ra vẻ tội nghiệp:

- Rồi lấy ǵ sống?

- Sống nhờ con. Con gái ở nhà làm nem. Thằng em nó đạp xe đi bán. Khá chật vật!

- Ông người Tàu hả?

- Không. Tôi người Việt Nam.

Nói xong, ông già thở dài. Tội nghiệp cho cái xứ Việt Nam của ông ! Nhược tiểu đến mức độ mà người dân khi ra ngoại quốc cứ bị thiên hạ gọi là người Tàu !

Ông già đưa bao thuốc lá mời anh đen:

- Hút một điếu chơị

- Cám ơn. Tôi không biết hút thuốc.

Ngừng một chút, anh ta hỏi:

- Nhà ông ở đâu?

- Ở tuốt trên Cocody, gần nhà thờ.

- Xa quá há. Rồi ông đi bằng ǵ xuống đây? Xe buưt hả?

- Đi bằng xe đạp. Đạp xuống th́ dễ, đạp về leo dốc mới mệt !

Anh đen lại nh́n ông già một lúc, mới nói:

- Ông nói tiếng Pháp rành quá mà không đi làm việc cũng uổng.

- Già như tôi th́ c̣n làm được ǵ?

- Tuổi tác ăn nhập ǵ, tŕnh độ văn hoá mới cần chớ !

Ông già hít mấy hơi thuốc, suy nghĩ. Một lúc sau ông hắng giọng rồi hỏi:

- Ông thấy tôi làm cái nghề viết mướn được không?

Anh đen nhăn răng cười hớn hở:

- Được chớ! Được chớ!

Rồi đề nghị:

- Ông cứ ngồi kế bên đây ! Đừng ngại ǵ hết! Cả khu Plateau chỉ có một ḿnh tôi làm nghề này. Có thêm ông càng vui.



Thấy dễ dàng quá, ông già đứng ngẩn ra, chưa kịp nói lời nào th́ anh ta nói tiếp:

- Vậy, sáng mai ông đem máy đánh chữ ra nghen.

- Tôi không có máy đánh chữ. Tôi viết tay được không?

Giọng anh đen hơi x́u xuống:

- Ồ… cũng không sao. Cứ ra đây đi, rồi tính.

Ông già mừng rỡ, bắt tay anh đen, nói "Cám ơn ! Cám ơn ! Ông tốt bụng quá!", rồi đi xăng xớm về chỗ để xe đạp trước ngân hàng gần đó, mở khoá lấy xe phóng lên đạp đi mà nghe như vừa được bơm vào người thêm nhiều sinh lực!

Mấy hôm sau, ông già xin được của hội nhà thờ một cái bàn và ba cái ghế bằng nhôm loại xếp được để đi pique-nique. Ông mua một mớ giấy viết thư, phong b́, tem, bút bi rồi đạp xe đạp chở bàn ghế đến ngồi cạnh anh đen, hành nghề viết mướn. Buổi sáng đó, trước khi rời nhà, ông lẩm bẩm:"Bữa nay đúng là một ngày đẹp trời!"…

florida80 12-05-2019 21:55

Ông già ngồi đă ba hôm, chẳng có một ai đến nhờ viết" Khách hàng " cứ nhờ anh đen. Thấy vậy, anh ta an ủi:

- Đừng buồn. Từ từ rồi sẽ có khách. Tại ông không có máy đánh chữ nên người ta không biết đó thôi.

Một hôm, có hai bà cùng đến một lúc. Anh đen tiếp một bà rồi nói với bà kia:

- Nếu bà gấp th́ bước qua ông đồng nghiệp của tôi đây, ổng giúp cho. Ổng

viết tay, nhưng cần ǵ ! Viết tay hay đánh máy cũng vậy thôi ! Điều cần thiết là viết làm sao cho người đọc hiểu.

Bà khách ngần ngừ một lúc rồi bước qua ngồi lên cái ghế xếp trước mặt ông già. Như thông lệ, bà ta đặt tiền lên bàn rồi bắt đầu kể lể bằng thứ tiếng Pháp không có văn phạm. Ông già ngồi chống càm, lắng tai nghe.

Thấy ông viết mướn không viết ǵ hết, bà khách ngừng kể, lấy làm lạ nh́n ông:

- Sao ông không viết?

- Thưa bà, tôi đang nghe bà kể đây.

Bà ta chỉ anh đen:

- Sao kỳ vậy? Ông làm không giống anh này! Với anh ta, khi tôi bắt đầu nói là anh ta bắt đầu gơ. C̣n ông th́ không nhúc nhích ǵ hết!

Ông già ph́ cười, giải nghĩa chầm chậm:

- Xin lỗi. Tôi phải nghe bà kể hết những ǵ bà muốn nói cho người con của bà, rồi tôi mới sắp xếp câu văn để viết. Bà biết không, viết thư phải viết cho mạch lạc th́ người con của bà mới hiểu được hết cái ư của bà, bà hiểu không?

Bà khách ngần ngừ rồi gật đầu. Ông già đốt điếu thuốc, nói tiếp:"Bây giờ, xin bà kể lại. Từ từ kể lại, tôi nghe".

Bà khách liếc nh́n ông rồi nh́n vội xuống hai bàn chân của bà, thấp giọng kể…

Bà khổ lắm, buôn bán ế ẩm, con dâu mang bầu đứa thứ năm gần sanh mà cứ đau rề rề, mấy đứa cháu nội đi mót khoai mót củ nhưng không đủ ăn, bà đă gởi ba cái thơ xin tiền thằng con, xin nó thương vợ thương con của nó nheo nhóc, chắc thơ đă đi lạc nên không thấy hồi âm, bà khổ lắm, không biết thằng con ở bên Pháp c̣n sống hay đă bị cái ǵ rồi… Bà khách ngừng kể, kéo ống tay áo lên lau nước mắt.

Nghe xong, ông già viết mướn, chừng như xúc động, làm thinh hít mấy hơi thuốc dài. Bà khách len lén nh́n ông rồi lại nh́n xuống chân của bà, hai bàn chân cùi đày nằm trong đôi dép cao su rách bươm lấm lem bùn đất. Bà đợi.



Suy nghĩ một lúc, ông già mới lấy giấy viết. Lâu lâu, ông ngừng lại nh́n xa xăm qua chợ nằm phía đối diện như để t́m chữ t́m câu. Rồi lại cúi đầu viết tiếp.

Viết xong, ông hỏi:

- Bà cần tôi đọc lại không?

à khách chớp chớp mắt, lắc đầu. Bà đưa cho ông địa chỉ của người con, ông chép lên phong b́ đă dán tem, cho thơ vào dán lại rồi trao cho bà khách. Bà cầm thơ lật qua lật lại nh́n như thiếu tin tưởng, rồi đứng lên làm thinh đi về hướng thùng thơ đứng ở góc đường. Ông già nh́n theo, ḷng nghe chơi vơi như chính ông đang đi gởi thơ cho thằng con…

Ngày nào ông già viết mướn cũng mang đồ ra ngồi cạnh anh đồng nghiệp đen, nhưng không phải ngày nào ông cũng có khách. Lâu lâu, có dư người th́ anh đen " đẩy " qua cho ông. Anh ta nói đùa:" Đồng nghiệp mà! Phải giúp nhau chớ! " Ông cười chua chát:"Cám ơn! Cám ơn! Nhờ ḷng tốt của anh mà tôi cũng vớt vát được một hai người".

Một hôm, anh đen bỗng hỏi:

- Hồi trước ông làm ǵ ở Việt Nam?

- Buôn bán.

Ông không muốn nói hồi đó ông là chủ hai nhà thuốc tây, khá giàu.

- Rồi tại sao ông đi qua đây vậy?

- Tại làm ăn không được. Tại… tại nghèo.

Ông không muốn nói "cách mạng" đă tịch thâu tài sản của ông, gia đ́nh ông sống cầu bơ cấu bất ở vùng kinh tế mới, vợ ông chết ở trên đó, ông và hai đứa con trốn về thành phố sống chui như bầy chó hoang, ăn nhờ ở đậu …

- Bộ ông có quen ai bên nầy hả?

Đến đây th́ ông già không giấu diếm ǵ hết:

- Đâu có. Tôi đâu có quen ai. Tôi nghe nói Nhà Nước Côte D Ivoire dễ dăi và tốt bụng nên tôi viết đại một lá thơ dài gởi thẳng cho ông Tổng Thống, trong đó tôi kể hết hoàn cảnh bi đát của tôi. Tôi viết mà không có hy vọng ǵ hết.

- Ồ… Tại ông không biết chớ Tổng Thống Houphouet của tụi này rất b́nh dân và thương người lắm!

- Bây giờ th́ tôi biết. Bởi v́ sau bức thơ của tôi, tôi nhận được visa và luôn vé máy bay cho ba cha con tôi nữa. Chuyện thật khó tin.

- Ǵ mà khó tin? Tổng Thống tụi này hay làm những "cú" ngoạn mục như vậy lắm! Chắc ông viết thư cũng phải hay lắm nên mới làm xúc động "Le Vieux" (Ông Già).

florida80 12-05-2019 21:55

Ở Côte d Ivoire, dân chúng thương Tổng Thống Houphouet nên khi nói chuyện với nhau họ gọi ông là " Ông Già " một cách tŕu mến.

- Hồi đó tôi viết giống như tôi muốn than thở với một người nào đó để cho vơi nỗi thống khổ của ḿnh, chớ đâu dè. Nhận được giấy tờ, tôi như trên trời rớt xuống!

Đến đây, ông già không nói rằng ông đă bán mấy chiếc nhẫn cất giấu từ sau trận nhà nước đánh tư sản, để chạy lo vô hộ khẩu của người bà con xa, rồi chạy lo chiếu khán xuất cảnh, v.v…

Ông chỉ nói:

- Hồi qua đến phi trường Abidjan, cha con tôi không biết đi đâu ở đâu. Tôi phân trần với chánh quyền sở tại, họ điện thoại gọi hội "Anciens d Indochine". Nhờ hội này giúp nên tụi tôi mới có căn nhà nhỏ ở Cocody và chút vốn làm nem đi bán dạo, sống lây lất tới bây giờ…

- Tôi nghe nói người Việt Nam tỵ nạn ở Pháp ở Mỹ nhiều lắm. Bộ ông không có bạn bè bà con định cư ở các xứ đó sao?

- Có chớ.

- Sao ông không viết thơ cho họ? Kẻ đi trước giúp người đi sau là sự thường mà.

Ông thở dài, hít mấy hơi thuốc rồi mới nói:

- Tôi có viết thơ chớ. Chỉ viết thăm thôi và báo tin rằng tôi đă đến Côte d Ivoire. Nhưng không thấy ai trả lời hết.

- Có lẽ không đúng địa chỉ chăng.

- Đúng chớ! Nếu không đúng nó phải được trả về, bởi v́ tôi có ghi rơ địa chỉ người gởi mà. Hồi ở Việt Nam người thân của họ cho tôi địa chỉ và tin tức, nói họ bây giờ ổn định và khá lắm.

- Ờ… sao vậy há?

- Chắc họ sợ tôi xin tiền…

Ông cười khẩy một tiếng nghe như ông muốn khạc ra một cái ǵ chận ngang cổ họng, một cái ǵ vừa cay đắng vừa nhờm tởm. Ông nhớ lại hồi thời "vàng son", bạn bè bà con của ông tới lui nhà ông ăn nhậu hà rầm, trong số đó có nhiều người đă được ông giúp đỡ cưu mang. Vậy mà bây giờ…

Ông hít một hơi thuốc thật sâu rồi nhả khói ra từ từ làm khoảng trống trước

mặt bị mờ đi, giống như ông muốn xoá bỏ trong đầu h́nh ảnh của mấy thằng bạn bè mấy người bà con mà ông vừa nhớ lại…



Anh đồng nghiệp da đen suy nghĩ một lúc lâu rồi nghiêng người qua vỗ vai ông vài cái nhè nhẹ, một cử chỉ an ủi tầm thường như vậy mà ông già viết mướn bỗng thấy nó đẹp vô cùng. Ông xoay người qua bắt tay anh đen, không nói ǵ hết, nhưng ông chắc chắn rằng anh bạn đó hiểu là cái cám ơn của ông già Việt Nam lưu vong…

Một hôm, bà khách hàng đầu tiên của ông già viết mướn mang biếu ông hai trái xoài Caméroun (loại xoài xứ Caméroun ngon nổi tiếng vùng Phi Châu Da Đen) vừa cười vừa nói:

- Tôi cám ơn ông. Nhờ cái thơ của ông mà thằng con của tôi hồi tâm. Nó gởi tiền về, kèm theo một cái thơ dài. Nó nói nó đọc thơ của ông nó khóc quá! Nó lạy lục xin tôi tha tội cho nó. Nó nói là nó có vợ và một con ở bên Pháp nhưng nó thề sẽ gởi tiền về đều đặn để nuôi tụi này… Tôi vui quá! Vui quá!

Bà ta nói một hơi, nói thứ tiếng Pháp "ba xí ba tú", nhưng trong giọng nói nghe đầy xúc động. Nói xong, bà kéo ống tay áo lên lau nước mắt.

Ông già nhớ lại cách đây hơn mươi bữa, bà cũng kéo áo lên lau như vậy sau khi kể lể sự buồn khổ của bà. Th́ ra, cái vui cái buồn vẫn giống nhau ở giọt nước mắt!

Ông già mỉm cười:

- Tôi viết mướn, bà trả tiền, có ǵ đâu mà bà cám ơn?

- Không nhờ cái thơ của ông, không biết tụi này c̣n khổ sở đến đâu. Cám ơn ! Cám ơn!

Nói xong, bà đi trở qua chợ. Ông già đưa một trái xoài cho anh đen:

- Anh cầm lấy để chia vui với tôi!

Anh ta cầm trái xoài trên tay nh́n ngắm một lúc rồi nói:

- Làm nghề này đă hơn năm năm, tôi chưa được khách hàng tặng quà bao giờ. Ông mới ra nghề mà được như vầy là ông viết thơ phải hay lắm.

- Th́ cũng ráng viết vậy thôi.

- Đâu được! Viết mà làm xúc động người đọc đâu phải dễ. Bây giờ tôi hiểu tại sao ông tổng thống của tụi tôi đă gởi tặng ông visa và vé máy bay!

Ông già viết mướn đốt điếu thuốc, thở khói một cách sảng khoái. Ông nhớ lại ngày xưa, thuở thiếu thời, ông lúc nào cũng đứng đầu về luận văn, và về sau ra đời, ông cũng có lai rai vài ba truyện ngắn đăng báo này tạp chí nọ. Viết, đối với ông, là để giải toả tâm tư, một cách giải toả trầm lặng và sâu đậm hơn là nói. Cho nên trong đời ông, ông rất thích viết, nhứt là viết thơ cho bạn, những người cũng thích viết như ông hay ít ra cũng biết viết vài ḍng hồi âm hay vài chữ để hỏi thăm nhau…

Hai hôm sau, có thêm một bà mang đến mấy trái cam để cám ơn ông đă viết thơ cho chồng bà có vợ đầm ở Bỉ. Rồi cứ như vậy, vài hôm là có người đến cám ơn, cho quà, khi th́ chai đậu phọng (Ở đây, sau khi rang, đậu được cho vào chai lít đầy tới miệng rồi đóng nút để giữ cho được ḍn lâu. Người nghèo bản xứ hay ăn đậu phọng với bánh ḿ…). Khi th́ mấy trái cà chua, vài bó rau cải… Có ǵ cho nấy, không nề hà! Ông già nhận hết, bởi v́ ông thấy làm như vậy, người cho rất vui. Cái vui của họ được bộc lộ ra một cách rất thiệt thà: họ quay lưng bước đi, vừa vỗ tay thành nhịp vừa lắc lư nhún nhảy. Lần nào ông cũng nh́n theo, thấy cũng vui lây

florida80 12-05-2019 21:56

Vậy rồi không biết họ đồn với nhau thế nào mà khách hàng cứ đến nhờ ông viết. Những người cần làm đơn từ cũng đến nhờ ông! Bên anh đen đồng nghiệp thấy thưa khách. Ông già bèn đề nghị:"T́nh trạng này kéo dài coi kỳ quá! Tôi đề nghị anh bạn như thế này: tôi lănh viết thơ nhà, anh lănh viết đơn hành chánh. Ḿnh cứ nói đơn hành chánh phải được đánh máy cho sạch sẽ dễ đọc th́ các cơ quan mới mau chóng cứu xét. Anh đồng ư không?" Anh đen nhăn răng cười, bắt tay ông một cái đau điếng!

Từ đó, thấy khách đến, anh đen trịnh trọng nói:"Đơn từ th́ ở bàn này. Thơ cho thân nhân th́ bước sang bàn ông bạn đồng nghiệp của tôi đây!" Lần hồi, khách hàng cũng quen nên cả hai người viết mướn cùng có việc làm đều đặn. Và càng ngày càng đông khách.

Một hôm, anh đen hỏi:

- Tôi cứ thắc mắc: làm sao viết thơ mướn mà ông viết hay được như vậy?

- Tại anh không biết. Xưa nay tôi say mê viết. Tôi thích viết cho một người nào

đó để giải bày, để chia xẻ những cảm nghĩ những suy tư của ḿnh, chọn lời cho đúng, chọn câu cho hay… thú lắm !

Ông già ngừng nói, hít chầm chậm một hơi thuốc rồi chép miệng:

- Bây giờ tôi chẳng c̣n ai để mà viết. Bạn bè th́ anh biết đó. Chúng nó cũng như người vừa đui vừa điếc, viết uổng công. Cho nên làm nghề viết mướn này, tôi có chỗ để viết. Tôi khổ cái khổ của khách hàng, tôi vui cái vui của khách hàng, tôi tâm sự cái tâm sự của khách hàng. Tôi viết với tất cả những xúc cảm chân thật đó, viết mà không nghĩ là ḿnh viết mướn!

Anh đen vỗ tay đôm đốp, khen:

- Hay! Ông nói hay quá! Bây giờ tôi mới hiểu tại sao khách hàng mến mộ ông như vậy! Tổng thống tụi tôi đem ông qua đây, đúng là ổng có con mắt!

Rồi hắn cười hắc hắc làm ông già cũng bật cười theo. Cả hai, không người nào nhớ rằng ḿnh da đen hay ḿnh da vàng, họ chỉ biết họ là hai người viết mướn…

Hai năm sau…

Một hôm ông già bỗng thèm viết cho mấy thằng bạn hồi đó. Viết cho mỗi người một cái thơ, lời lẽ y chang như nhau. Viết bức thơ cuối cùng cho họ. Viết để cho họ thấy rằng ông phủi đít phủi tay, dứt khoát không c̣n bận bịu ǵ nữa với quá khứ, với lớp bụi đất đă ăn bám vào ông hồi thuở "vàng son".

Ông đốt điếu thuốc, suy nghĩ. Đại khái, ông sẽ viết:

"Thưa anh …ǵ ǵ (hay chị …ǵ ǵ)

Tôi viết thơ này để báo tin cho anh… (hay chị…) mừng dùm cho cha con chúng tôi. Tụi này đă định cư luôn ở Côte d Ivoire. Bây giờ, đời sống tụi này đă ổn định, cuộc sống tương đối khá. Hai con tôi có cửa hàng bán nem ở chợ Cocody, thiên hạ đến mua cũng đông. C̣n tôi th́ làm nghề viết mướn, khách hàng cũng nhiều. Được như vậy là nhờ ở xứ đen này, con người thấy đen nhưng ḷng dạ của họ không đen chút nào hết. Chẳng bằng người Việt ḿnh, nhiều người bề ngoài trắng trẻo lịch sự nhưng ḷng của họ chẳng những đen mà c̣n bạc nữa, anh…( hay chị…) có thấy như vậy không?..."



Nghĩ đến đó, ông già bật cười khan một ḿnh!

florida80 12-06-2019 19:16

C̣n Lại Ǵ Sau Khi Chết? - Khuất Đẩu









Chết là hết.
Th́ đúng là hết thở.
Hết nói. Hết cười.
Hết ăn. Hết ngủ.
Hết sướng. Hết khổ.
Nhiều thứ hết lắm.
Cả một đời đều chấm hết.




Nhưng hăy c̣n cái xác kia, vẫn chưa hết làm khổ cho những người c̣n sống.

Cả một đống việc. Nào mua sắm áo quan, nào lo nhà đ̣n, nào mời thầy tụng hay cha cố làm lễ, …rồi phải thay người chết vái lạy trả lễ những người đến phúng điếu.




Giờ, có cái mốt để Phật dẫn đường như police ngồi xe phân khối lớn, cầm gậy chạy trước các đoàn xe đón đưa khách VIP. Sau Phật là các vị ḥa thượng, áo vàng sáng lóe, bàn tay trắng múp với năm ngón chuối ngự vừa lần tràng hạt vừa tụng niệm ê a. Đội kèn ta th́ ỉ eo xàng xê liu cống. Đội kèn tây th́ nhạc Trịnh đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt… rồi xây mồ ốp đá, rồi cúng thất cúng tuần … bia rượu đăi đằng.




Đúng là mệt muốn…chết luôn!




Tôi chỉ mong một chiếc ḥm gỗ tạp, bốn cậu con trai khiêng ra xe, rồi vèo một cái ra nghĩa địa, không trống không kèn, lấp đất thế là xong. Chỉ sợ, bị làng nước cười chê là bất hiếu, chúng nó lại phải bày ra đủ tṛ!




Đám tang của người Việt ḿnh, đă mấy ngàn năm bắt chước Tàu ồn ào không chịu được, là vậy đó. Muốn thoát Trung, th́ ngay sau cái chết hăy tổ chức tang lễ như người Tây, yên lặng và trang nghiêm, buồn nhưng không bă.




Nhưng đấy là gia tang của thường dân, to hơn một chút là của đại gia, c̣n quốc tang của các vị trong tứ trụ th́ cực kỳ hoành tráng, khỏi phải nói.




Mới đây, ngài nguyên chủ tịch nước không phải “đang sống bỗng sang từ trần” mà chờ hoài đến hơn 100 năm mới chịu đi gặp Bác. Nhà tang lễ ở Hà Nội sáng choang với hàng trăm vị chức sắc đă mất chức hay đang tại chức, c̣m lê đen bóng lộn, sắp hàng hai theo cấp bực lớn trước nhỏ sau, lần lượt đến phúng viếng. Trong không khí làm ra vẻ thành kính nhưng không được linh thiêng, nên có một vị nhoẻn miệng cười rất tươi khiến cho báo chí vừa giật ḿnh vừa thích thú.




Mạng xă hội, cái mạng mà người đứng đầu văn hóa tư tưởng của đảng bảo đó là cái xa lộ có nhiều làn, nhà nước muốn cho chạy làn nào chỉ được chạy làn đó, lạng quạng là bị cảnh sát tư tưởng tuưt c̣i. Thế mà không hiểu sao, lại cứ bàn tán khen chê ́ xèo đến cả tháng trời mới dứt.

florida80 12-06-2019 19:17

Ngoài của ch́m của nổi, các ngài c̣n để lại một thứ mà các vị trong bộ cờ tờ ai cũng muốn nhưng không dễ ǵ tranh được. Như chiếc ghế số 2 của ngài Đại Quang. Theo nhẽ th́ bà chị phó được quyền ngồi lên cho sướng một đời, nhưng v́ không có chân trong bộ cờ tờ nên cực chẳng đă ngài tổng bí, dù đang nhễ nhại mồ hôi v́ phải đốt ḷ, vẫn phải mỗi ghế ngồi một chút, hết tổng sang chủ, rồi hết chủ sang tổng, thành ra cụ cứ loay hoay hoài, chẳng c̣n th́ giờ đâu mà làm việc nhớn.




Sống ngót nghét đến bốn phần năm thế kỷ, tôi nhận ra một điều đáng buồn của những tên độc tài. Đó là sống và chết trong lo sợ.

Sợ bị mưu sát.

Sợ bị trả thù.

Ngất ngưởng trên đỉnh quyền lực tên nào cũng tưởng cái bóng của ḿnh bao trùm hết cả thế giới. Có biết đâu rằng khi lịch sử sang trang, th́ những cái bóng cho dù đồ sộ như của Hitler, của Lê Nin, Stalin, Mao Trạch Đông…cũng không thể tồn tại trong bóng tối.




Có lẽ sớm nhận ra như thế, nên Phidel Castro, là một nhà hùng biện trước khi trở thành một kẻ độc tài, đă không cho làm quốc tang, không xây lăng, không dựng tượng, chỉ để một tảng đá trên mộ mà thôi.




Những tượng Lênin bị kéo ngă ở đông Âu, ở Mông cổ chắc hẳn đă làm ông giật ḿnh, nên chi mới có một sự thu xếp phải nói là khiêm tốn và rất khôn ngoan như vậy.




Các bạo chúa ngày xưa c̣n hơn thế nữa. Như Tần Thủy hoàng. Dù đă xây cả một cung điện ngầm với hàng trăm cung phi bị chôn sống cùng với hơn 3000 lính đất nung, vẫn phải ngụy trang thành một ngọn đồi cao và to, trồng cây gây rừng măi đến cuối thế kỷ 20 mới có một anh nông dân nghèo t́nh cờ khám phá.




C̣n Tào Tháo, nổi tiếng là một kẻ gian hùng, th́ mộ chôn dấu ở đâu đến nay vẫn là một bí mật c̣n hơn cả phần không được chiếu sáng của mặt trăng.




Sau khi chết, cái gọi là miệng đời, tức là những phẩm b́nh của hậu thế, sẽ quật đập tơi bời những cái uy danh hăo, lột truồng ra để phơi bày sự thật.




Stalin, hiu hiu tự cho ḿnh là kẻ chiến thắng phát xít, Mao Trạch Đông tự phong là người cầm lái vĩ đại, sau khi chết, hóa ra là những tên đồ tể giết người. Số người chết dưới tay họ nhiều gấp nhiều lần số người chết trong thế chiến thứ hai.




Trở lại đời thường, một người có cuộc sống hẩm hiu, là nhạc sĩ Trúc Phương, khi chết, tài sản chỉ có mỗi một đôi dép cùn. Thế nhưng cái ông để lại là hàng trăm nhạc phẩm, vẫn được tiếp tục hát qua nhiều thế hệ.




Nữ Điêu khắc gia Điềm Phùng Thị để lại cho nước Pháp và xứ Huế quê hương những pho tượng đẹp và những mẫu tượng để xếp h́nh độc đáo. Suốt một đời, bà chỉ ca tụng cái đẹp và t́nh mẫu tử, th́ không một kẻ ngu nào dám đập phá tượng của bà.




C̣n Yersin, một ông tây thuộc địa, đă chọn xóm Cồn Nha Trang nghèo đói và nhiều bệnh tật, để sống, để yêu thương và để chết, th́ tượng của ông cũng không bao giờ bị xô ngă v́ đă được dựng giữa trái tim của những người dân đă để tang cho ông như tang cha.




Vậy th́, nếu không đủ sức đủ tài làm cho đời đẹp hơn, th́ cũng xin đừng v́ cái ác cái hèn mà làm cho đời xấu hơn.




Hăy trân trọng cái lưu danh muôn thuở và phải biết sợ cái lưu xú vạn niên.

florida80 12-06-2019 19:18

Con Nhộng" PillCam Của Người Do Thái: Chuyện Ra Đời Của Camera Nội Soi Ruột "Tí Hon"...









Đó là quăng giữa thập niên 1990 và Gavriel Iddan đang trong pḥng họp với một nhóm những nhà đầu tư triển vọng. Ư tưởng được nêu ra ở đây là một chiếc camera và bộ phận phát sóng vô tuyến nhỏ gần bằng viên thuốc bổ sung vitamin (viên con nhộng) có thể "du hành" trong đường ruột và cung cấp h́nh ảnh bên trong hệ tiêu hóa.



Ư tưởng từng bị cười chê và phải gác lại 10 năm

Các nhà đầu tư cười và hỏi: Anh nghiêm túc đấy chứ? Anh thực sự cho rằng ḿnh có thể nh́n thấy thứ ǵ với chiếc camera này sao? Anh nên lắp thêm cả cần gạt nước cho nó đi.

Đến thời điểm bấy giờ, các bác sĩ vẫn phải dựa vào máy nội soi để xem h́nh ảnh bên trong ruột kết và ruột non – chiều dài khoảng 4,6 mét nối từ dạ dày đến ruột già.




Máy nội soi là một ống dài, mảnh, với một đầu được gắn camera có độ phân giải cao. Nhưng thiết bị này chỉ cung cấp h́nh ảnh của một phần ruột non chứ không thể hiện tổng thể cả đoạn ruột. Hạn chế này thường chính là nguyên nhân dẫn đến những cuộc phẫu thuật không cần thiết.




Tính riêng tại Mỹ đă có gần 19 triệu người mắc đủ các chứng rối loạn tiêu hóa, nhưng khoảng 1/3 số ca bệnh không thể phát hiện ra nguyên nhân thông qua nội soi thông thường.

Idda biết rằng ư tưởng của ḿnh sẽ giúp việc chẩn đoán loại bệnh này được cải thiện. Khi viên camera tí hon di chuyển trong ruột bệnh nhân, nó sẽ chụp hàng ngh́n bức ảnh và do đó cung cấp cho bác sĩ cái nh́n toàn diện và đầy đủ hơn.




Mọi việc bắt đầu từ cuộc tṛ chuyện giữa Idda và người hàng xóm, vị bác sĩ tiêu hóa tên Eitan Scapa. Lúc ấy là năm 1981 và Iddan đang sống ở Boston, Mỹ. Công việc của anh là phát triển các ống chụp X-quang và đầu ḍ siêu âm. Trong dịp trà dư tửu hậu, Scapa nhắc đến những hạn chế của ống nội soi bằng sợi quang và Idda gợi ư rằng nhất định phải có một giải pháp nào đó.




Thế là Iddan bắt tay vào t́m hiểu về lịch sử của ống nội soi. Ngoài kinh nghiệm trong lĩnh vực X-quang và đầu ḍ siêu âm, Iddan c̣n có kiến thức sâu sắc về công nghệ camera trong các hệ thống tên lửa quân sự.

Anh từng tham gia phát triển dự án camera "mắt tên lửa" cho nhà thầu quốc pḥng Rafael ở Israel. Dự án này giúp tăng cường độ chính xác của tên lửa. Và điều này giúp anh nghĩ về một thiết bị cảm ứng có cơ chế hoạt động như "mắt tên lửa" nhưng kích thước nhỏ gọn đủ đưa vào cơ thể người bệnh. Vấn đề là kỹ thuật công nghệ vào đầu thập niên 1980 vẫn chưa đủ để triển khai ư tưởng này. Vậy là anh đành gác lại 10 năm.




Năm 1991, khi gặp lại bác sĩ Scapa, Iddan thảo luận thêm về ư tưởng của anh. Cả hai biết rằng vẫn có rất nhiều trở ngại lớn, trong đó quan trọng nhất là thời lượng hoạt động của pin. Các loại pin thông thường với kích cỡ nhỏ như thế chỉ hoạt động được mười phút, trong khi thiết bị của họ cần pin ít nhất mười giờ đồng hồ.

florida80 12-06-2019 19:18

Đến năm 1993, nhờ mối quan hệ cũ với nhà thầu quân sự Rafael, anh được phép sử dụng pḥng thí nghiệm của họ để tiến hành các thử nghiệm quan trọng. Kết hợp các công nghệ tiên tiến bấy giờ, anh lắp đặt một máy phát tín hiệu kèm theo chiếc camera nhỏ hơn một đồng xu. Một năm sau, Iddan nộp hồ sơ xin cấp bằng sáng chế tại Israel và Mỹ.






H́nh ảnh mô phỏng PillCam - Ảnh TTO




Những thử nghiệm táo bạo và cuộc cách mạng mới

Thiết bị nội soi con nhộng camera không thể chiếm lĩnh thị trường nếu không có sự cộng tác của hai người: Iddan – nhà phát minh và Meron – giám đốc kinh doanh. Bấy giờ, Meron đang là CEO của công ty chuyên cung cấp máy camera ghi h́nh nội soi Applitec. Iddan mất khoảng vài tháng để thuyết phục Meron từ bỏ công việc CEO hiện tại và đồng sáng lập công ty mới với tên Given Imaging.

Nhưng phải mất vài năm, công ty của Meron và Iddan mới gọi được vốn. Năm 1997, Given Imaging tiếp cận được tập đoàn Rafael Development Corporation và nhận được 600 ngh́n USD đầu tư từ tập đoàn này đổi lấy 10% cổ phần tại công ty khởi nghiệp non trẻ.




Cả hai liền t́m đến một nhóm khoa học có trụ sở ở Anh mà đứng đầu là C. Paul Swain, một người am hiểu tường tận về giải phẫu học nói chung và ruột non nói riêng. Mùa thu năm 1999, họ tiến hành cuộc thí nghiệm đầu tiên trên con người. Trước sự giám sát của bác sĩ Scapa, Swain nuốt viên nhộng vào bụng.




Sau vài phút chờ đợi, trên màn h́nh bắt đầu xuất hiện những h́nh ảnh mờ. Điều này khiến các nhà nghiên cứu bối rối. Iddan lúc ấy cầm ăng-ten trên tay để thu h́nh ảnh từ chiếc camera tư hon liên tục di chuyển. Dù màn h́nh vẫn chập chờn sóng nhiễu nhưng Pillcam đă đi qua toàn bộ chiều dài ruột non.




Lần này, nhờ thay đổi vị trí ăng-ten, họ đă có thể thu được những h́nh ảnh với chất lượng cao hơn và cuối cùng cũng nh́n thấy bên trong ruột non. Thí nghiệm xem như thành công mỹ măn.




Năm 2001, sau khi Given Imaging tiến hành nhiều cuộc thí nghiệm lâm sàng thành công để chứng minh tính an toàn và hiệu quả của sản phẩm, các nhà chức trách châu Âu và Mỹ đă phê chuẩn cho phép bán thiết bị này ra thị trường. Công ty Given Imaging tiến hành niêm yết trên sàn NASDAQ và huy động được hơn 60 triệu USD bấy giờ.

Từ đó, phát minh PillCam của Iddan đă lan tỏa trên khắp thế giới và giúp các bác sĩ nh́n được những h́nh ảnh chi tiết hơn. Với bệnh nhân, chi phí cũng rẻ hơn, chỉ khoảng 500 USD so với 800 USD nếu nội soi thông thường.




Ngày nay, PillCam vẫn nắm giữ 90% thị phần thiết bị nội soi. Kể từ năm 1998, đă có hơn hai triệu bệnh nhân sử dụng PillCam và hơn 5 ngh́n cơ sở y tế tại hơn 70 nước đang sử dụng thiết bị này.




http://cafebiz.vn

florida80 12-06-2019 19:21

Những Con Số Hên Cho Sức Khỏe - BS. Nguyễn Ý Đức









Bà con ḿnh nhiều người tin tưởng rằng nếu có một vài con số sẽ mang lại hên, vui cho đời sống th́ cũng có con số đưa tới không vui, nên tránh.


C̣n nhớ trước đây ở quê nhà, nhiều người đều sẵn sàng chi ra một số tiền lớn để có được bảng số xe với mấy con số 9 hoặc 8 hoặc 6 liền nhau. Nhiều người cầu kỳ c̣n muốn có 9 nút cho số điện thoại, số nhà, số chương mục ngân hàng.

Con số mà không mấy người ưa là số 13 v́ “xui tận mạng”. Pḥng khách sạn nhẩy từ số 12 lên 14, bỏ rơi chú 13. Việc đại sự là phải tránh ngày 13 thứ Sáu.

Lại c̣n khi bị bạn bè gán cho con số 35 th́ mấy ông giăy nảy như đỉa phải vôi, nhưng trong ḷng thầm nghĩ “C̣n dê được là c̣n mùa Xuân cuộc đời”. Chứ mà trên bảo dưới không nghe th́, ôi thôi cũng vô tích sự.


Riêng đối với sức khỏe th́ cũng có những con số tốt, số hên mà ai cũng muốn có. Các số này thay đổi tùy theo chức năng bộ phận cơ thể.

Xin cùng t́m hiểu một vài con số cần có và đáng ghi nhớ.



Huyết áp

1-Trước hết xin định nghĩa “huyết áp là ǵ”?

Huyết áp là áp suất của máu lên thành động mạch chính khi máu được tim bơm vào. Áp suất tùy thuộc sức cản của động mạch và số lượng máu. Cao khi hai yếu tố này cao và ngược lại.

Huyết áp được ghi nhận bằng milimét thủy ngân mmHg và đo bằng huyết áp kế đặt ở động mạch cánh tay là nơi áp suất giống như áp suất khi máu rời trái tim.




Áp suất cao nhất khi tâm thất co bóp (Huyết áp tâm thu- systolic) đẩy máu ra khỏi tim. Huyết áp thấp nhất khi tâm thất giăn ra (Huyết áp tâm trương-diastolic) để tiếp nhận máu.

Huyết áp chấp nhận được thay đổi từ 90-140/60-90mmHg

Huyết áp b́nh thường thay đổi tùy theo tuổi.

Ở một người trưởng thành, khỏe mạnh và trong t́nh trạng nghỉ ngơi, huyết áp dưới 120/80mmHg được coi là b́nh thường, lư tưởng là khoảng 117/75.

Hoạt động gắng sức, cảm xúc mạnh, căng thẳng tâm thần đều làm tăng huyết áp tâm thu. Ngược lại khi ngủ th́ huyết áp này lại thấp nhất. Huyết áp thấp ở trẻ em, tăng dần với tuổi.

Hệ thần kinh giao cảm và vài kích thích tố trong cơ thể điều chỉnh giữ huyết áp ở mức độ b́nh thường.

2-Và thế nào là cao huyết áp?


Khi áp suất trong động mạch lên tới 140/90mmHg là cao huyết áp.

Huyết áp 120/ 80 là tiền cao huyết áp và ta đă phải lưu tâm theo dơi rồi.

Chỉ cần một con số trên mức b́nh thường là đă bị bệnh cao huyết áp. Thường thường bệnh được t́m ra khi ta đi bác sĩ khám bệnh hoặc t́nh cờ nhờ bạn bè đo.

florida80 12-06-2019 19:21

3-Thế nào là huyết áp thấp


Các nhà y học cũng đồng ư với nhau là huyết áp thấp khi một trong hai kết quả bằng hoặc dưới 90 cho tâm thu, 60 cho tâm trương. Như vậy nếu có kết quả 115/50 th́ là huyết áp thấp.


Đây là con số chung chung, với người này là thấp nhưng lại b́nh thường với người khác v́ họ không có các khó khăn dấu hiệu bệnh như chóng mặt, sỉu hoặc bất tỉnh.

Người tập luyên cơ thể, các lực sĩ thường hay có huyết áp và nhịp tim hơi thấp hơn b́nh thường mà họ vẫn khỏe mạnh.




Nhịp tim

Tim co bóp do một nhóm tế bào đặc biệt nằm ở vách sau của tâm nhĩ phải khởi xướng và quyết định số nhịp đập của tim. Đó là nút- xoang- nhĩ (sino-atrial node), một máy điều ḥa nhịp tim (pacemaker) tự nhiên.




Nút phát ra những xung lực điện, được những sợi cơ tim đặc biệt dẫn truyền tới kích thích các ngăn của tim co bóp. Âm thanh co bóp được diễn tả bằng hai âm tiết “lubb” và “dupp”, nghe được khi ta đặt tai vào ngực để nghe. Âm “lubb” trầm, dài hơn, khi tâm thất bắt đầu bóp và các van nhĩ thất khép lại. Âm “dupp” thanh nhưng ngắn hơn khi tâm thất bắt đầu thư giăn và các van bán nguyệt khép lại.

Mạch (pulse) là do sóng áp suất chuyển tới động mạch mỗi khi trái tim co bóp, đẩy máu ra ngoài. Mạch được nhận ra dễ dàng trên các động mạch nổi gần mặt da như động mạch quay (radial artery) ở cổ tay động mạch cảnh (carotid artery) ở cổ, động mạch ở cổ chân, ở bẹn, ở thái dương….




Mạch được tính theo số lần tim đập trong một phút và có thể đếm dễ dàng bằng cách đặt đầu ngón tay giữa và chỏ lên một động mạch nổi trên da. Ngón tay sẽ cảm thấy chuyển động nhè nhẹ của sóng áp lực trên mạch máu đó. Mỗi sóng tương ứng với một lần tim bóp.

Khi bắt mạch, nên thoải mái, thư giăn, v́ nếu hồi hộp, lo lắng, nhịp tim thường nhanh hơn một chút. Đếm mạch trong 1 phút hoặc trong 30 giây rồi nhân đôi để có số nhịp tim.




Nhịp tim b́nh thường tùy thuộc tuổi tác, t́nh trạng sức khỏe, thời gian trong ngày…Buổi sáng trước khi thức giấc, nhịp thấp nhất. Khi hít thở vào, nhịp hơi nhanh hơn và khi thở ra, nhịp hơi chậm. Nhịp phải đều đặn, có nghĩa là thời gian giữa hai nhịp phải bằng nhau.

Sau đây là số nhịp trung b́nh trong 1 phút:

-Trẻ em dưới 1 tuổi: 100 tới 160 nhịp/phút

-Trẻ từ 1 tới 10 tuổi: 70 tới 120 nhịp/phút

-Người từ 10 tuổi trở lên: 60 tới 120 nhịp/phút

-Vận động viên thể thao: 40 tới 60 nhịp/phút.

Phụ nữ có nhịp tim nhanh hơn nam giới khoảng 5 lần tim đập và được giải thích là tim quư bà hơi nhẹ hơn tim quư ông, mà nhẹ th́ co bóp hơi nhanh hơn, nhiều hơn.




Mặc dù tim đập là do chính trái tim điều khiển, nhưng nhịp tim có thể bị chi phối bởi hệ thần kinh và nhiều yếu tố khác.

Tập luyên cơ thể đều đặn làm cơ tim mạnh hơn và tăng lượng máu đẩy ra mỗi lần tim đâp. Khi nghỉ ngơi, nhu cầu máu được thỏa măn với nhịp tim chậm. Do đó nhịp tim ở các vận động viên thể dục, thể thao đều chậm.




Nhịp tim có thể cho biết nhiều chi tiết về t́nh trạng khỏe mạnh hoặc đau yếu của cơ thể. Các vị thầy thuốc y học cổ truyền chỉ cần bắt mạch mà chẩn đoán được vô số bệnh của lục phủ ngũ tạng.

Với y khoa hiện đại, mạch là một trong 4 dấu hiệu chính cần được kiểm soát mỗi khi đi khám bác sĩ. Đó là Mạch, Nhịp Thở, Thân Nhiệt và Huyết áp.

Ngoài ra, sinh hoạt điện của tim có thể được ghi bằng tâm-điện-đồ (EKG).




Nhiệt độ cơ thể

Một trong những đặc tính của động vật có vú là khả năng giữ nhiệt độ cơ thể ổn định, mặc dù có thay đổi trong môi trường sinh sống.

Có nhiều ư kiến khác nhau về nhiệt độ trung b́nh của cơ thể. Với một số tác giả, 37°C (98.6°F) là b́nh thường, nhưng nghiên cứu mới đây cho hay thân nhiệt trung b́nh là 98.0°F hoặc thấp hơn.

Mỗi người có nhiệt độ trung b́nh khác nhau. Nhiệt độ ở trẻ em hơi cao hơn người lớn, nam giới thấp hơn nữ giới một chút.

Thân nhiệt thay đổi tùy theo thời gian trong ngày, thấp nhất vào sáng sớm khi đang ngủ và cao nhất vào nửa buổi chiều.

V́ vậy, thân nhiệt trung b́nh có thể du di giữa 36.°C- 37.4°C (97°- 99.4°F).


All times are GMT. The time now is 01:23.
Page 10 of 177 « First 6789 10 111213142060 Last »

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.11282 seconds with 9 queries