VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   Stories, Books | Chuyện, Sách (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=240)
-   -   'Kho báu bí mật' giúp người thừa kế Samsung nộp thuế 'khủng' (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1455755)

sunshine1104 04-12-2021 10:21

'Kho báu bí mật' giúp người thừa kế Samsung nộp thuế 'khủng'
 
1 Attachment(s)
Khi cố chủ tịch Samsung Lee Kun-hee chi tiền sưu tầm bộ sưu tập tranh quý, ông không ngờ nó sẽ là chìa khóa giúp vợ con giải quyết vấn đề thuế thừa kế 10 tỷ USD khi ông qua đời.

Sinh thời, cố chủ tịch Samsung Lee Kun-hee là người giàu nhất Hàn Quốc với khối tài sản 20 tỷ USD. Ông sở hữu bộ sưu tập tranh tư nhân lớn nhất thế giới, bao gồm bức chân dung Dora Maar của danh họa Pablo Picasso, một trong những bức tranh hoa súng của Claude Monet và hàng nghìn tác phẩm khác, ước tính trị giá từ 2,5 nghìn tỷ won đến 3 nghìn tỷ won (2,2 tỷ USD - 2,7 tỷ USD).

Theo Bloomberg, "kho báu bí mật" gồm loạt tranh quý này có thể giúp những người thừa kế của nhà họ Lee "cứu" khoản thuế thừa kế khổng lồ. Tháng 10 năm ngoái, Samsung thông báo tin chủ tịch Lee Kun-hee, người dẫn dắt tập đoàn này trở thành gã khổng lồ điện tử qua đời. Ông Lee ra đi để lại khối gia tài khổng lồ trị giá 20 tỷ USD cho vợ con. Khối tài sản này sẽ được chia những người thừa kế của ông Lee khi họ nộp đủ thuế thừa kế theo đúng luật pháp Hàn Quốc.

Hàn Quốc là quốc gia có mức thuế thừa kế cao thứ nhì trên thế giới với mức thuế 50%. Do đó, những người thừa kế của ông Lee Kun-hee phải trả một mức thuế thừa kế lớn nhất trong lịch sử khoảng 11.000 tỷ won (9,8 tỷ USD). Với khoản thuế thừa kế khổng lồ, Lee Jae-yong, con trai duy nhất của cố chủ tịch Samsung, người đang phải ngồi tù vì tội hối lộ, sẽ phải chật vật để hợp pháp hóa quyền thừa kế và lãnh đạo tập đoàn số một Hàn Quốc này. Mặc dù luật pháp Hàn Quốc hiện chưa cho phép sử dụng các tác phẩm nghệ thuật để thanh toán các khoản thuế nhưng một số tổ chức văn hóa đang đề xuất chính phủ thay đổi quy định để giữ lại các tác phẩm nghệ thuật lại trong nước.

"Ý tưởng nộp thuế thừa kế bằng các tác phẩm nghệ thuật không nhận được nhiều sự ủng hộ vì nhiều người nghĩ nó chỉ mang lại lợi ích cho người giàu. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng việc lưu giữ những tác phẩm nghệ thuật đẳng cấp thế giới trong nước sẽ mang lại lợi ích cho quốc gia", Ông Chung Joon-mo, người đồng lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu Thẩm định và Xác thực Nghệ thuật Hàn Quốc, nhận định.

Trong suốt ba thập kỷ, cha của cố chủ tịch Samsung Lee Kun-hee và người sáng lập Tập đoàn Lee Byung-chull đã sưu tập một lượng lớn các tác phẩm nghệ thuật cổ xưa của Hàn Quốc, tất cả đều được quyên góp để thành lập bảo tàng Hoam vào năm 1980. Sau đó, con trai và con dâu của ông sau đó đã mở rộng bộ sưu tập của gia đình, mua lại các tác phẩm của các nghệ sĩ quốc tế.

Không giống cha mình, ông Lee Kun-hee nổi tiếng với việc sẵn sàng chi số tiền hậu hĩnh khi nhìn thấy một tác phẩm đáng giá. Năm 2004, gia đình Lee thành lập bảo tàng Samsung’s Leeum, nơi lưu giữ những tác phẩm như: Untitled (Black Figure) của họa sĩ Jean- Michel Basquiat và Hai ngọn nến của danh họa Gerhard Richter.

Hiện bộ sưu tập tư nhân của gia tộc thừa kế Samsung bao gồm khoảng 13.000 tác phẩm, trong đó có một số tác phẩm của các nghệ sĩ như Andy Warhol và Park Soo-keun của Hàn Quốc.Tuy nhiên những tác phẩm có nguồn gốc Hàn Quốc bị cấm bán vì chúng được coi là báu vật quốc gia. Trọng tâm hướng về những tác phẩm trị giá hàng chục triệu USD, như những bức hoa súng "Nympheas en fleur" của doanh họa Claude Monet từng được bán với giá kỷ lục 84,7 triệu USD tại New York năm 2018. Các tác phẩm nước ngoài này được kỳ vọng sẽ bù đắp khoản thuế khổng lồ cho những người thừa kế của cố chủ tịch Samsung.

Các nhà phân tích cho biết các công ty của tập đoàn Samsung cũng có thể tăng cổ tức để trả cho thuế của những người thừa kế và công ty quan trọng nhất là Samsung Electronics Co. đã làm điều đó hồi tháng 1. Tuy nhiên, nếu các tác phẩm nghệ thuật được chính phủ chấp nhận để trả thừa kế thì có thể gánh bớt khoản thuế cho nhà họ Lee.

Phát ngôn viên của Samsung Electronics cho biết gia đình họ Lee sẽ thanh toán thuế thừa kế theo quy định của pháp luật và từ chối bình luận về các tài sản nghệ thuật. Hàn Quốc cho phép người nộp thuế thừa kế trong vòng 5 năm sau khi thông qua số tiền cần đóng. Con trai duy nhất của ông Lee Kun-hee là Lee Jae-yong cam kết tuân thủ pháp luật và không tạo thêm tranh cãi nào về vấn đề thừa kế nữa.

Đây không phải là lần đầu tiên gia đình họ Lee gây chú ý với bộ sưu tập tác phẩm nghệ thuật quý. Năm 2008, vợ của cố chủ tịch Lee Kun-hee, bà Hong Ra-hee, người đứng đầu bảo tàng Leeum cho đến năm 2017, đã bị điều tra tội danh mua các tác phẩm nghệ thuật trị giá hàng chục triệu USD bằng cách sử dụng các khoản tiền của Samsung. Kết quả điều tra kết luận bà Hong mua số tác phẩm trên bằng tiền được tài trợ bởi tài sản cá nhân của ông Lee.

Trên thế giới từng xuất hiện trường hợp nộp tranh nghệ thuật làm thuế thừa kế. Năm 1990, Jacob Rothschild, người thừa kế của đế chế ngân hàng Rothschild lớn hàng đầu thế giới, đã tiết kiệm được 2,8 triệu bảng Anh (3,8 triệu USD) tiền thuế bằng cách nộp các tác phẩm nghệ thuật của mình.

"Cách này biến tài sản văn hóa tư nhân thành tài sản chung của công chúng. Những gì được sở hữu bởi các sẽ cá nhân trở thành tài sản tập thể. Vì vậy, nó sẽ có lợi cho mọi người", Ông Chung Joon-mo, người đồng lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu Thẩm định và Xác thực Nghệ thuật Hàn Quốc đánh giá về hình thức nộp thừa kế bằng các tác phẩm nghệ thuật.


All times are GMT. The time now is 15:21.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.03189 seconds with 9 queries