VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   World News|Tin Thế Giới (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=185)
-   -   ‘Tận thế y tế’ ở Ấn Độ ảnh hưởng tới thế giới như thế nào? 3 hậu quả tàn khốc thế giới cần coi chừng (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1463032)

Cupcake01 05-06-2021 06:56

‘Tận thế y tế’ ở Ấn Độ ảnh hưởng tới thế giới như thế nào? 3 hậu quả tàn khốc thế giới cần coi chừng
 
1 Attachment(s)
Nhóm chuyên gia người Mỹ gốc Ấn nhận định cuộc khủng hoảng Covid-19 ở Ấn Độ có thể có tác động lớn tới toàn thế giới. Họ kêu gọi Mỹ giúp đỡ Ấn Độ ngay lập tức nếu muốn chấm dứt đại dịch toàn cầu.

Ấn Độ đang phải trải qua một trận ‘sóng thần’ Covid-19 khủng khiếp. Dịch Covid-19 ở Ấn Độ đă đẩy hệ thống y tế nước này vào t́nh trạng quá tải: bệnh viện hết giường và oxy, nhiều người đă chết trong xe cấp cứu và băi đỗ xe bệnh viện khi chờ giường bệnh hoặc b́nh oxy. Đồng thời, các nhà hỏa táng làm việc hết công suất khi số người tử vong v́ Covid-19 tăng cao chưa từng thấy.

Những tưởng chỉ có Ấn Độ phải hứng chịu hậu quả, nhưng không, tác động của làn sóng Covid-19 Ấn Độ có thể lan rộng, ảnh hưởng tới toàn thế giới, theo các chuyên gia.

Chúng tôi xin được giới thiệu bài b́nh luận của các chuyên gia y tế người Mỹ gốc Ấn Độ đăng trên CNN, những người nhận định rằng "Đại dịch không thể kết thúc trừ khi thế giới giúp đỡ Ấn Độ ngay bây giờ". Bài viết là ư kiến cá nhân của các chuyên gia.


------------

https://www.intermati.com/forum/atta...1&d=1620284112

Thời điểm này một năm trước, với tư cách là những bác sĩ người Mỹ gốc Ấn, chúng tôi bất lực nh́n nước Mỹ chống chọi với làn sóng đầu tiên của Covid-19. Tuần trước, chúng tôi đă theo dơi quê hương ḿnh, Ấn Độ, chống chọi với sự gia tăng thảm khốc của virus mà chưa có hồi kết. Khi các giường bệnh chật kín, các tin nhắn trên WhatsApp của chúng tôi cũng tràn ngập lời cầu xin từ gia đ́nh và bạn bè ở Ấn Độ. Họ đang đau khổ - và sắp chết - trong bối cảnh ngày tận thế của y tế. Tài khoản mạng xă hội của chúng tôi chứa đầy những h́nh ảnh kinh hoàng về những người Ấn Độ thở hổn hển bị các bệnh viện từ chối, không có oxy và giường bệnh, những lễ hỏa táng hàng loạt và người chết trên đường phố.

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, đang lập kỷ lục về số ca mắc Covid-19 mới cao nhất thế giới, với hơn 400.000 ca mắc mới được ghi nhận hằng ngày. Và hầu hết các chuyên gia y tế đều cho rằng con số này vẫn chưa phản ánh đúng thực tế v́ nhiều ca mắc không được báo cáo. Điều tồi tệ nhất vẫn c̣n ở phía trước - và Mỹ cần đóng vai tṛ hàng đầu trong việc hỗ trợ Ấn Độ. V́ Covid-19 là một đại dịch toàn cầu, hậu quả đối với Mỹ và các quốc gia khác trên thế giới sẽ rất tàn khốc nếu chúng ta không kiểm soát ngay cuộc khủng hoảng Covid-19 của Ấn Độ.

Tại sao cuộc khủng hoảng Covid-19 ở Ấn Độ ảnh hưởng đến thế giới?

Thứ nhất, khi sự lây nhiễm vẫn tiếp diễn và không được kiểm soát ở Ấn Độ, chúng ta sẽ tạo điều kiện cho các biến thể nguy hiểm hơn xuất hiện, cản trở tiến tŕnh ngăn chặn đại dịch. Ngoài biến thể B.1.1.7 đă trở nên phổ biến trên toàn thế giới, các biến thể B.1.617 và B.1.618 hiện cũng đang lan truyền nhanh chóng trên khắp Ấn Độ. Các biến thể mới hơn này được nghi ngờ là có khả năng lây truyền cao hơn và có thể tránh được khả năng miễn dịch có được nhờ tiêm chủng hoặc nhiễm trùng trước đó. B.1.617 đă lan rộng ra hơn 20 quốc gia bên ngoài Ấn Độ, bao gồm cả Mỹ. Mỗi biến thể mới đều đe dọa sự phục hồi kinh tế và đe dọa mục tiêu miễn dịch cộng đồng.

Thứ hai, Ấn Độ là nhà cung cấp vắc xin và thuốc men chính trên toàn thế giới. Ấn Độ đă đồng ư cung cấp vắc xin cho các nước có thu nhập thấp và trung b́nh (LMIC) thông qua chương tŕnh Covid-19 Vaccines Global Access (COVAX). Ấn Độ cũng là nhà sản xuất remdesivir, một loại thuốc thường được sử dụng để giảm tỷ lệ mắc bệnh Covid-19 nghiêm trọng. Cuộc khủng hoảng y tế của Ấn Độ sẽ làm suy yếu khả năng chống lại đại dịch của thế giới v́ nhiều quốc gia sẽ mất đi nguồn cung cấp vắc xin và thuốc men quan trọng.

Thứ ba, Mỹ là nước thụ hưởng trực tiếp phúc lợi kinh tế và sức khỏe của Ấn Độ. Ấn Độ là đồng minh kinh tế và an ninh quan trọng của Mỹ trong khu vực. Và các bác sĩ gốc Ấn Độ đă đóng vai tṛ quan trọng trong việc lấp đầy khoảng trống lực lượng lao động quan trọng ở Mỹ và giúp cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế trong đại dịch. Ấn Độ là nước ‘xuất khẩu’ bác sĩ lớn nhất thế giới, cung cấp hàng chục ngh́n y tá và bác sĩ cho Mỹ. Do đó, đầu tư vào Ấn Độ đồng nghĩa với đầu tư vào cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe của chính nước Mỹ.

Mỹ có thể giúp Ấn Độ như thế nào?

Tiến sĩ Anthony Fauci, cố vấn y tế chính của Tổng thống Mỹ Joe Biden, gần đây đă tuyên bố về Ấn Độ: "Chúng ta thực sự cần phải làm nhiều hơn nữa".

Ngoài tuyên bố viện trợ gần đây của chính quyền Tổng thống Mỹ Biden, Mỹ nên dẫn đầu trong việc lập kế hoạch và thực hiện các chính sách ngoại giao y tế dài hạn.

Bước đầu tiên, Mỹ nên chuyển tất cả các liều vắc xin dư thừa cho Ấn Độ và các quốc gia khác có nhu cầu. Công bằng trong phân phối vắc xin toàn cầu vẫn chưa được thực hiện đúng chuẩn, với chỉ 0,3% nguồn cung cấp vắc xin Covid-19 toàn cầu hiện được phân bổ cho các quốc gia có thu nhập thấp.

Mỹ cũng nên giúp Ấn Độ và các quốc gia khác sản xuất vắc xin, thuốc men và vật tư để đánh bại đại dịch. Nhà sản xuất vắc xin lớn nhất thế giới, Viện Serum của Ấn Độ, đă đăng lên Twitter một lời kêu gọi dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát của Mỹ đối với việc xuất khẩu các nguyên liệu thô chính để sản xuất vắc xin. Cam kết gần đây của Mỹ về việc gửi nguyên liệu thô và viện trợ cho Ấn Độ là một khởi đầu cần thiết để giải quyết một số nhu cầu tức thời ở Ấn Độ. Tuy nhiên, cần nhiều hơn thế nữa để giúp Ấn Độ xử lư cuộc khủng hoảng chưa từng có này. Để giúp chấm dứt đại dịch toàn cầu, Mỹ cũng cần ủng hộ việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ vắc xin, cho phép Ấn Độ và các nước LMIC khác sản xuất vắc xin Covid-19 của riêng họ thông qua tăng cường hợp tác với các quốc gia khác, tăng cường tài trợ từ các nguồn lực tổng hợp, chuyển giao công nghệ và hỗ trợ từ các nhà cung cấp hiện có.

Cuối cùng, các nhà lănh đạo chính trị Mỹ cần kêu gọi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt hơn để hạn chế sự lây lan của Covid-19 và kêu gọi sự minh bạch hơn trong việc báo cáo số ca mắc và trường hợp tử vong. Trong khi Mỹ đă bắt đầu hạn chế di chuyển đến và đi từ Ấn Độ, chúng ta phải nhớ rằng lệnh cấm đi lại không thể chấm dứt một đại dịch toàn cầu.

Khi thế giới ghi nhận số ca mắc Covid-19 cao nhất, trong đó 1/3 đến từ Ấn Độ, Mỹ phải dẫn đầu trong chính sách ngoại giao y tế toàn cầu để chấm dứt đại dịch.

VietBF @ Sưu tầm


All times are GMT. The time now is 15:02.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.04071 seconds with 9 queries