VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   Stories, Books | Chuyện, Sách (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=240)
-   -   Phát hiện vật thể vũ trụ bí ẩn, 18 phút lại phát tín hiệu vô tuyến một lần (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1577216)

Cupcake01 01-27-2022 10:31

Phát hiện vật thể vũ trụ bí ẩn, 18 phút lại phát tín hiệu vô tuyến một lần
 
1 Attachment(s)
Trong khi lập bản đồ sóng vô tuyến trong vũ trụ, các nhà thiên văn học đă t́nh cờ phát hiện một thiên thể giải phóng những vụ nổ năng lượng khổng lồ. Vật thể này không giống với bất cứ thứ ǵ họ từng thấy trước đây.

https://www.intermati.com/forum/atta...1&d=1643279492

Theo CNN, vật thể không gian này phát ra bức xạ ba lần mỗi giờ. Trong những khoảnh khắc đó, vật thể trở thành nguồn sóng vô tuyến sáng nhất có thể nh́n thấy từ Trái đất, hoạt động như một ngọn hải đăng trên vũ trụ.

Các nhà thiên văn cho rằng vật thể này có thể là tàn tích của một ngôi sao đă vỡ, một ngôi sao neutron mật độ dày, một ngôi sao lùn trắng đă chết có từ trường mạnh, hoặc có thể là một cái ǵ đó hoàn toàn khác.

Phát hiện trên được đưa ra trong một nghiên cứu đăng ngày 26/1 trên tạp chí Nature.

Tác giả chính của nghiên cứu, ông Natasha Hurley-Walker, nhà vật lư thiên văn tại Trung tâm Nghiên cứu Thiên văn Vô tuyến Quốc tế, cơ sở ở Đại học Curtin (Australia), cho biết: "Vật thể này đă xuất hiện rồi biến mất khi chúng tôi quan sát nó trong vài giờ. Điều đó hoàn toàn bất ngờ.

Đó là một điều khá kỳ lạ đối với nhà thiên văn học v́ không có vật thể ǵ trên bầu trời có thể làm được điều đó. Vật thể này thực sự khá gần với chúng ta, cách chúng ta khoảng 4.000 năm ánh sáng. Nó nằm ngay ở sân sau thiên hà của chúng ta".

Nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Curtin là Tyrone O'Doherty đă phát hiện ra điều bất thường trên khi sử dụng kính viễn vọng Murchison Widefield Array ở Tây Australia.

Đồng tác giả nghiên cứu Gemma Anderson giải thích: Khi theo dơi cái chết của một ngôi sao lớn hoặc hoạt động của những tàn dư mà nó để lại, quá tŕnh này có thể chậm. Ví dụ như các siêu tân tinh có thể xuất hiện trong vài ngày và biến mất sau vài tháng. Trong khi đó, có quá tŕnh lại nhanh, ví dụ như một loại sao neutron được gọi là pulsar lóe lên và tắt trong ṿng mili giây hoặc giây. Tuy nhiên, vật thể cực kỳ sáng nói trên phát sáng cứ 18 phút một lần.

Các nhà nghiên cứu cho biết những quan sát của họ có thể phù hợp với định nghĩa về từ trường có chu kỳ cực dài. Các ngôi sao từ thường lóe sáng lên theo giây, nhưng vật thể này mất nhiều thời gian hơn.

Các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục theo dơi vật thể để xem liệu nó có lóe sáng lại hay không, và trong thời gian chờ đợi, họ đang t́m kiếm bằng chứng về những vật thể tương tự khác.

Ông Hurley-Walker nói: "Nhiều phát hiện hơn sẽ cho các nhà thiên văn biết liệu đây là một sự kiện hiếm gặp hay một quần thể mới khổng lồ mà chúng ta chưa bao giờ thấy trước đây".

VietBF @ Sưu tầm


All times are GMT. The time now is 00:01.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.04478 seconds with 9 queries