VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   World News|Tin Thế Giới (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=185)
-   -   Đồng Nhân dân tệ TQ sẽ ‘quốc tế hóa’ và lật đổ đồng đô-la Mỹ được hay không? (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1892333)

vuitoichat 03-21-2024 14:47

Đồng Nhân dân tệ TQ sẽ ‘quốc tế hóa’ và lật đổ đồng đô-la Mỹ được hay không?
 
1 Attachment(s)
Theo như liệu Trung Quốc có thể 'quốc tế hóa' đồng Nhân dân tệ để lật đổ vị thế bá chủ của đồng đô la Mỹ, và đồng tiền chung của khối BRICS có thể ‘phi đô-la hóa’ được hay không. Trong đó nói rằng, các nước BRICS muốn tạo ra đồng tiền kỹ thuật số, lấy vàng và đất hiếm làm đảm bảo.
https://www.vietbf.com/forum/attachm...1&d=1711032105
Một nhân viên ngân hàng đang đếm tiền tại một ngân hàng ở thành phố Nam Thông, tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc, hôm 15/05/2022. Ảnh Getty Images.

Trung Quốc thời Đặng Tiểu B́nh giảng về 'thao quang dưỡng hối' (曹光養晦: giấu kín tâm cơ), nhưng đến thời của Tập Cận B́nh đă không c̣n giấu nữa.


Ông Tập Cận B́nh thường cho rằng, 'đồng đô-la Mỹ yếu rồi, hăy để đồng Nhân dân tệ (NDT) lên thay', ông Tập muốn 'quốc tế hóa' đồng NDT.

Theo nhận thức thông thường và cơ bản nhất, muốn trở thành đồng tiền quốc tế, đồng tiền ấy phải được trao đổi tự do. Nhưng ở bước này đă thấy rằng, đồng NDT ở Trung Quốc vẫn không được trao đổi tự do, mỗi người chỉ có hạn ngạch đổi được 50 ngh́n đô-la Mỹ một năm.

Tiếp theo, vào ngày 31/3/2023, tờ CoinTelegraph đăng bài viết với tiêu đề: 'Nga nói về triển vọng phát triển tiền tệ mới của các nước BRICS'.

Trong đó nói rằng, các nước BRICS muốn tạo ra đồng tiền kỹ thuật số, lấy vàng và đất hiếm làm đảm bảo.

Vậy th́ liệu Trung Quốc có thể 'quốc tế hóa' đồng NDT để lật đổ vị thế bá chủ của đồng đô la Mỹ, và đồng tiền chung của khối BRICS có thể ‘phi đô-la hóa’ được hay không.

Trong chương tŕnh ‘Chính luận thiên hạ’ đăng ngày 1/5/2023, nhà b́nh luận các vấn đề thời sự là Giáo sư Chương Thiên Lượng đă nh́n nhận về vấn đề ở trên như sau.

Điều kiện cơ bản để trở thành đồng tiền quốc tế

Trung Quốc luôn nỗ lực để quốc tế hóa đồng NDT, mỗi lần có bước tiến nhỏ, lại có thông báo lớn.

Khi ông Tập Cận B́nh thăm Ả-rập Xê-út, có người nói rằng, ‘Ả-rập Xê-út sẽ bán dầu cho Trung Quốc, Trung Quốc có thể kết toán bằng đồng NDT’. Nhưng kết quả, ông Tập Cận B́nh tay không mà về. Ông Tập đă kư rất nhiều hợp đồng và đưa rất nhiều tiền cho Ả-rập Xê-út, nhưng Ả-rập Xê-út vẫn không để Trung Quốc dùng NDT để mua dầu. Với Iran cũng tương tự như thế.

Sau này giữa hai nước Trung - Nga cũng nói là sẽ kết toán thương mại bằng NDT, hay như Trung Quốc sẽ dùng NDT để kết toán với Brazil hay Argentina…

Những điều này làm cho người ta có cảm giác, đồng NDT là đồng tiền được thế giới tiếp nhận phổ biến. Nhưng trên thực tế lại không phải như vậy.

Có một nhận thức thông thường như sau: Đồng NDT muốn được quốc tế hoá phải có điều kiện vô cùng cơ bản, đó là ngoài hai quốc gia (trong đó có Trung Quốc) kết toán bằng đồng NDT th́ các quốc gia c̣n lại phải dùng NDT để kết toán thương mại trực tiếp. Điều này mới cho thấy đồng NDT thật sự xuất sắc.

Nhưng trên thực tế, chúng ta thấy rằng, việc kết toán vẫn lấy đồng đô-la Mỹ làm chủ đạo.

Trong kết toán toàn cầu, đồng đô-la Mỹ chiếm hơn 40%, đồng euro chiếm gần 40%, tiếp đó là đồng bảng Anh chiếm 6,57%, đến đồng yên Nhật chiếm 3,15%, kế đến nữa mới là đồng NDT, chiếm khoảng 1,91%.

Nhưng chúng ta không thể kết luận rằng đồng euro có thể thay thế được đồng đô-la Mỹ. V́ sao?

Sở dĩ đồng euro chiếm 40% là do đồng euro kết toán trong khu vực châu Âu. Ví dụ như, xuất/nhập khẩu giữa hai nước Pháp và Đức, đây vẫn tính là kết toán quốc tế, nhưng cả hai nước đều sử dụng đồng euro để kết toán. Bởi v́ các nước châu Âu sử dụng euro (và giao dịch thương mại giữa các nước châu Âu vô cùng thường xuyên), cho nên chúng ta mới thấy đồng euro chiếm tỷ lệ cao trong kết toán quốc tế. Nhưng điều này không có nghĩa là đồng euro có thể thay thế quyền bá chủ của đồng đô-la Mỹ.

Có một thông tin rất cơ bản, đó là khi báo giá thương mại quốc tế, tuyệt đại đa số là lấy đồng đô-la Mỹ để báo giá. Ví như Trung Quốc muốn mua thứ ǵ đó từ Ấn Độ, hoặc là Philippines muốn mua thứ ǵ đó từ Việt Nam, họ đều báo giá bằng đô-la Mỹ. Báo giá bên ngoài khu vực châu Âu, trên cơ bản cũng là báo giá bằng đô-la Mỹ. C̣n trong châu Âu, họ dùng euro để báo giá trong thương mại.

Nói cách khác, đồng đô-la Mỹ vẫn là đồng tiền thống trị toàn cầu. C̣n đồng euro là đồng tiền chi phối ở khu vực châu Âu. Ngoài châu Âu th́ họ vẫn dùng đồng đô-la Mỹ.

Căn cứ theo báo cáo của Ngân hàng Trung Quốc, Bank of China (BoC), một trong bốn ngân hàng lớn của Trung Quốc vào ngày 24/3/2022, tỷ trọng của đồng đô-la Mỹ vẫn chiếm ưu thế.

Nh́n vào biểu đồ trang số 3, màu xanh đậm tượng trưng cho đồng đô-la Mỹ, màu cam tượng trưng cho đồng euro, c̣n màu hồng tượng trưng các đồng tiền khác.
Ở châu Mỹ, đồng đô-la Mỹ chiếm 96,3%.

Ở châu Á - Thái B́nh Dương, đồng đô-la Mỹ chiếm 74%.

Tiếp theo là ở châu Âu, đồng đô-la Mỹ chỉ chiếm 23,1%, c̣n đồng euro chiếm 66,1%. Ở đây đô-la Mỹ chiếm tỷ trọng thấp là v́ các nước châu Âu dùng đồng euro để kế toán chủ yếu.

Ở các khu vực khác th́ đồng đô-la Mỹ vẫn chiếm tỷ lệ cao, 79,1%.
Điều này cho thấy, đồng đô-la Mỹ vẫn chiếm tỷ lệ rất cao trong kết toán quốc tế.

Hơn nữa, chúng ta biết rằng, ở những Ngân hàng Trung ương các quốc gia trên thế giới, khoảng 60 % dự trữ ngoại hối của họ là đầu tư vào tài sản đô-la Mỹ, hầu như tất cả hợp đồng hàng hoá, bao gồm cả dầu mỏ, đều được định giá và kết toán bằng đô-la Mỹ. Cho nên đồng đô-la Mỹ thực sự nắm giữ vị trí bá chủ thế giới.

Hiện nay Trung Quốc chưa đi đến bước đó, cho nên trên cơ bản là không có hy vọng để đồng NDT trở thành đồng tiền quốc tế.

Chúng ta biết rằng, khi bà Mạnh Văn Châu bán sản phẩm cho Iran thông qua một công ty con của Huawei ở Hồng Kông, v́ sao bị Mỹ phát hiện? Bởi v́ từ Hồng Kông bán cho Iran, kết toán giữa Hồng Kông và Iran vẫn dùng đồng đô-la Mỹ, cho nên mới bị Mỹ phát hiện.

Vậy th́ nếu nghe thông tin rằng đồng NDT ‘sắp quốc tế hóa’ th́ nên hỏi rằng:

Thứ nhất, đồng NDT chiếm bao nhiêu trong dự trữ ngoại hối các nước?
Thứ hai, có bao nhiêu quốc gia muốn dùng NDT để làm quỹ dự trữ khẩn cấp?
Thứ ba, trong hợp đồng mua bán trao đổi hàng hoá quốc tế th́ dùng đồng tiền nào? NDT, đô-la Mỹ hay là euro?

Nếu đồng NDT không thỏa măn những điều kiện trên, chúng ta biết rằng, việc quốc tế hóa đồng NDT c̣n rất xa.

Hơn nữa c̣n có một nhận thức thông thường rất cơ bản, đó là nếu đồng NDT không được hoán đổi tự do, người Trung Quốc không thể tùy ư hoán đổi thành đô-la Mỹ, muốn đổi bao nhiêu th́ đổi bấy nhiêu, việc đồng NDT muốn quốc tế hóa là chuyện rất khó.

Logic đằng sau việc kết toán bằng đồng NDT

Ngày 27/4/2023, tờ South China Morning Post đăng bài viết với tiêu đề: 'Argentina thanh toán hàng nhập khẩu của Trung Quốc bằng đồng NDT, khi Trung Quốc tiến vào Nam Mỹ để truất ngôi đồng đô-la Mỹ'.

Trong đó nói rằng, Zhou Hao, nhà kinh tế trưởng tại Guotai Junan International, đă viết trong một báo cáo gần đây rằng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ - FED đang tham gia vào ‘quá tŕnh thắt chặt định lượng do lo ngại lạm phát’ kể từ khi dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát, đă giúp thúc đẩy việc sử dụng đồng nhân dân tệ.

Ông Zhou nói thêm, Trung Quốc, nước xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới với thị phần khoảng 15%, có thể tận dụng thâm hụt thương mại với Úc, Brazil, Nga và Indonesia để tạo cơ hội cho việc quốc tế hóa đồng nhân dân tệ.

Thoạt nghe có vẻ đồng NDT đang sắp thay thế đồng đô-la Mỹ, nhưng trên thực tế không phải như vậy.

Ngày 12/9/2019, trên trang web của Bộ Thương mại Trung Quốc đă đăng báo cáo với tiêu đề: ‘Quan hệ kinh tế và thương mại giữa Trung Quốc và Argentina’.

Trong đó nói rằng, theo thống kê của hải quan Trung Quốc, năm 2020, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ hai của Argentina, và Argentina là đối tác thương mại lớn thứ năm của Trung Quốc ở Mỹ Latinh.

Trung Quốc xuất khẩu 7,09 tỷ đô-la Mỹ sang Argentina. Trung Quốc nhập khẩu 6,8 tỷ đô-la Mỹ từ Argentina. Điều này nghĩa là Trung Quốc có thặng dư thương mại với Argentina, tức là xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu. Thặng dư thương mại của Trung Quốc đối với Argentina là: 7,09 - 6,8 = 0,29 tỷ đô-la Mỹ, làm tṛn thành 0,3 tỷ đô, tức là 300 triệu đô.

Vậy th́ nếu dùng đồng NDT để kết toán sẽ xảy ra chuyện ǵ?

Đặt giả thiết là quy đổi tất cả giá trị đô-la Mỹ ở trên thành NDT th́:
Trung Quốc nhập khẩu 6,8 tỷ đô, Trung Quốc dùng NDT thanh toán cho Argentina.

Trung Quốc xuất khẩu 7,09 tỷ đô, th́ Argentina dùng NDT thanh toán lại cho Trung Quốc. Argentina sẽ lấy 6,8 tỷ đô bằng đồng NDT mà Trung Quốc thanh toán trước đó để đưa lại cho Trung Quốc, rồi bù thêm khoảng 300 triệu đô bằng đồng NDT.
Ở đây thấy rằng: Đồng NDT đi từ Trung Quốc đến Argentina, sau đó trở lại Trung Quốc, cho nên trong tay Argentina không c̣n đồng NDT. Trung Quốc lại c̣n có thêm 300 triệu đô bằng đồng NDT, tức là Trung Quốc có thêm NDT, c̣n Argentina không c̣n NDT.

Vậy th́ khi đồng NDT quay trở về Trung Quốc sẽ không làm tăng dự trữ đồng NDT ở hải ngoại. Vậy th́ làm sao đồng NDT có thể quốc tế hóa?

Cho nên việc Argentina thanh toán bằng đồng NDT cũng không thể giúp Trung Quốc quốc tế hóa đồng NDT.

Vậy th́ nếu Trung Quốc thâm hụt thương mại, giống như lời ông Zhou nói là ‘thâm hụt thương mại sẽ giúp đồng NDT quốc tế hóa’ th́ sao?

Ngày 13/1/2023, tờ Sputnik tiếng Trung đăng bài viết với tiêu đề: ‘Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc: Kim ngạch thương mại Trung - Nga sẽ tăng 29,3% vào năm 2022, đạt kỷ lục 190,271 tỷ đô-la Mỹ’.

Trong đó nói rằng, từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2022 (tức là trong năm 2022), Trung Quốc đă xuất khẩu sang Nga 76,122 tỷ đô-la Mỹ. Nga xuất khẩu sang Trung Quốc 114,149 tỷ đô-la Mỹ.

Trung Quốc xuất khẩu sang Nga ít hơn Nga xuất khẩu sang Trung Quốc, điều này nghĩa là Trung Quốc thâm hụt thương mại với Nga.

Nếu kết toán bằng đồng NDT, Nga c̣n dư NDT trong tay, theo cách nói của ông Zhou th́ điều này sẽ giúp quốc tế hóa đồng NDT.

Nhưng Nga rất thông minh, họ sẽ không để đồng NDT trong tay. Họ sẽ làm ǵ? Họ rất có thể thông qua một trung tâm kết toán đồng NDT ở hải ngoại, ví như là trung tâm ở Hồng Kông, để đổi NDT thành đô-la Mỹ.

Điều này sẽ gây áp lực rất lớn đến Hồng Kông, bởi v́ khi đồng đô-la Mỹ rút khỏi Hồng Kông, tỷ lệ giữa đồng đô-la Mỹ/đô-la Hồng Kông sẽ giảm. Mà đồng đô-la Mỹ và đô-la Hồng Kông là có quan hệ tỷ giá hối đoái, cho nên nếu đồng đô-la Mỹ chảy dần dần ra khỏi Hồng Kông th́ đồng đô-la Hồng Kông sẽ sụp đổ.

Ở đây thấy rằng, dù Trung Quốc có thặng dư thương mại hay là thâm hụt thương mại cũng khó có thể quốc tế hóa đồng NDT.

Trong kết toán quốc tế, đồng đô-la Mỹ vẫn chiếm vị trí chủ đạo. Điều này làm các quốc gia có tham vọng như khối BRICS muốn tạo ra một đồng tiền chung để thách thức vị trí của đồng đô-la Mỹ. Nhưng liệu ư tưởng này có thể đi xa đến đâu?

3 vấn đề khiến BRICS không thể 'phi đô-la hóa'

Ngày 31/3/2023, tờ CoinTelegraph đăng bài viết với tiêu đề: 'Nga nói về triển vọng phát triển tiền tệ mới của các nước BRICS'.

Các nước BRICS bao gồm:
B là Brazil.

R là Russia, Nga.

I là India, Ấn Độ.

C là China, Trung Quốc.

S là South Africa, Nam Phi.
Trong đó nói rằng, Phó chủ tịch Quốc hội Nga là ông Alexander Babakov đă đề cập đến một vấn đề, đó là liên minh BRICS đang nỗ lực tạo ra đồng tiền riêng của ḿnh. Ông nói thêm rằng, thanh toán kỹ thuật số có thể là phương thức hứa hẹn và khả thi nhất. Ông Babakov cũng cho rằng, đồng tiền mới sẽ được đảm bảo bằng vàng và các hàng hóa khác như nguyên tố đất hiếm.

Có một số người cho rằng, 'đồng tiền mới của BRICS sẽ thách thức vị trí của đồng đô-la Mỹ, 5 nước này cũng lớn, giao dịch cũng nhiều, cho nên có thể thay thế vị trí bá chủ của đồng đô-la Mỹ'.

Trung Quốc và Brazil nói rằng, sau này sẽ dùng đồng real của Brazil để kết toán thương mại trong tương lai, và giao dịch không c̣n thông qua trung gian là đồng đô-la Mỹ.

Phía Trung Quốc th́ cho rằng, sự suy yếu của đồng đô-la Mỹ cũng tượng trưng cho sự suy yếu của nước Mỹ. Nhưng trên thực tế, sáng kiến của BRICS sẽ không đi xa được.

Ngoài lư do cơ bản về tín dụng, tức là sự tin tưởng, c̣n có 3 nguyên nhân rất quan trọng khác khiến sáng kiến của BRICS khó thành hiện thực.

Thứ nhất, các nước BRICS không phải là quốc gia quá mạnh về kinh tế và quân sự. Tuy rằng quy mô của kinh tế Trung Quốc rất lớn, nhưng về khoa học kỹ thuật và quân sự của Trung Quốc lại khá lạc hậu. Điều này đă khiến nền kinh tế Trung Quốc giống như lâu đài trên cát. Về mặt khoa học kỹ thuật th́ Trung Quốc không có công nghệ cốt lơi, về mặt quân sự th́ Trung Quốc hoàn toàn không phải là đối thủ của Hoa Kỳ.

Khi các nước BRICS kết toán thương mại với nhau, kim ngạch khẳng định sẽ rất hạn chế, bởi v́ tín dụng của tiền tệ quốc gia là do sức mạnh kinh tế và quân sự làm đảm bảo, mà tín dụng và kinh tế của những quốc gia BRICS này không tốt bằng Mỹ.

Hơn nữa, khi kết toán thương mại giữa các quốc gia này với nhau, những quốc gia như Nga, Ấn Độ không phải là những quốc gia có nhiều tiền, cho nên thương mại cũng rất có hạn. Khi thương mại có hạn th́ trong thương mại quốc tế chỉ có thể chiếm tỷ lệ rất nhỏ, không thể làm lung lay địa vị của đồng đô-la Mỹ và euro. Đây là điểm thứ nhất.

Thứ hai, nếu dùng vàng và đất hiếm để chống lưng, tức là in thêm tiền phải có vàng và đất hiếm đối ứng, th́ tiền tệ mới này sẽ đối mặt với vấn đề không đủ.

Chúng ta biết rằng v́ sao hiện nay có 'lạm phát' và 'giảm phát'? 'Lạm phát' là khi tiền phát hành quá nhiều, c̣n 'giảm phát' là khi tiền phát hành quá ít.

Nếu khối lượng giao dịch giữa các quốc gia BRICS quá lớn th́ cần rất nhiều tiền để đối ứng với số lượng hàng hoá. Nhưng vàng và đất hiếm lại không đủ, cho nên số lượng tiền phát hành có hạn. Số tiền phát hành có hạn, trao đổi hàng hoá cũng có hạn, lúc này xuất hiện vấn đề giảm phát. Đây là điểm thứ hai.

Thứ ba, có người sẽ thắc mắc rằng, các nước BRICS liệu có thể phát hành một đồng tiền chung giống như châu Âu được hay không? Cũng không thể. V́ sao?

Bởi v́ các quốc gia BRICS cách nhau quá xa, người th́ ở lục địa Á - Âu, người th́ ở Nam Phi, người th́ ở Nam Mỹ. Thêm vào đó, về mặt h́nh thái ư thức cũng có khác biệt rất lớn. Cho nên các nước BRICS không thể trở thành một cộng đồng kinh tế giống như châu Âu.

Hơn nữa, chúng ta biết rằng, sau khi thành lập cộng đồng kinh tế th́ phải phát hành một loại tiền tệ thống nhất, giống như đồng euro. Khi phát hành một loại tiền tệ mới th́ họ phải thành lập một Ngân hàng Trung ương cho loại tiền tệ thống nhất đó, giống như Ngân hàng Trung ương của châu Âu chịu trách nhiệm phát hành đồng euro, điều tiết chính sách tiền tệ của châu Âu.

Nhưng quay lại nh́n các nước BRICS, nếu các nước như là Trung Quốc, Nga, Brazil, Ấn Độ... cùng nhau thành lập một Ngân hàng Trung ương, chính sách tiền tệ không phải do một ḿnh Trung Quốc quyết là được, mà các quốc gia khác cũng có quyền biểu quyết. Như thế khẳng định rằng Trung Quốc sẽ không muốn, bởi v́ vốn dĩ phía Trung Quốc muốn độc quyền về chính sách tiền tệ, nếu hợp tác với các quốc gia khác, vậy th́ các quốc gia khác sẽ tham gia chế định chính sách tiền tệ của Trung Quốc th́ sao? Đồng thời, nếu Trung Quốc lén in thêm tiền th́ Trung Quốc sẽ rất khó hợp tác với các nước khác.

Cho nên khả năng các nước BRICS phát hành một loại tiền tệ thống nhất trên cơ bản là không có. Hơn nữa, nếu dùng vàng và đất hiếm để làm đảm bảo th́ tiền phát hành sẽ quá ít để trao đổi, sẽ xuất hiện vấn đề 'giảm phát'. Do đó việc các quốc gia BRICS muốn dùng đồng tiền riêng để thay thế đồng đô-la Mỹ, tầm nh́n th́ rất xa, nhưng khả năng thực hiện lại vô cùng có hạn.

Minhrau 03-21-2024 16:13

đồng nhân dân tệ cũa chung quốx ngày càng tệ sao thay đồng đô la cũa Mỹ được

bacsieu 03-21-2024 17:40

Giấc mộng hoang tưởng của tàu chó.


All times are GMT. The time now is 20:13.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.04914 seconds with 9 queries