VietBF
Page 3 of 86 12 3 45671353 Last »

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   School | Kiến thức 2006-2019 (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=273)
-   -   Sưu Tầm Sức Khỏe (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1298110)

florida80 12-04-2019 20:38

Bí quyết giảm biến chứng cho người suy thận đô 3 từ Ích Thận Vương
Đây là một bài viết được tài trợ. Để biết thêm thông tin về chính sách Quảng cáo và Tài trợ của chúng tôi, vui ḷng đọc thêm tại đây.


Tác giả: Ngân Phạm

Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh





Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Opens in new window)

Chia sẻ trên Skype (Opens in new window)
Bấm để chia sẻ lên LinkedIn (Opens in new window)



Bí quyết giảm biến chứng cho người suy thận đô 3 từ Ích Thận Vương



Suy thận được chia thành 4 cấp độ, trong đó, suy thận độ 3 là giai đoạn đă có những chuyển biến nghiêm trọng. Chính v́ vậy, việc điều trị suy thận độ 3 cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ để có kết quả khả quan nhất. Đặc biệt, xu hướng sử dụng sản phẩm Ích Thận Vương để cải thiện chức năng thận đang được nhiều người tin dùng.

Suy thận là căn bệnh được xếp vào loại nguy hiểm và tỷ lệ người mắc đang có chiều hướng gia tăng trong vài năm trở lại đây. Ở giai đoạn đầu, triệu chứng của suy thận thường diễn tiến âm thầm nên đa phần, các trường hợp phát hiện đều đă ở giai đoạn 3. Người bị suy thận giai đoạn 3 cần được theo dơi và điều trị như thế nào để kiểm soát t́nh trạng một cách tốt nhất? Hăy cùng Hello Bacsi t́m hiểu về điều này để cập nhật những thông tin hữu ích.

Khi nào th́ được gọi là suy thận độ 3?

Thận là cơ quan nằm sau lưng, 2 bên cột sống, ngay phía trên thắt lưng, đảm nhận nhiều chức năng quan trọng của cơ thể như lọc máu và chất thải, cân bằng điện giải, điều ḥa huyết áp, sản xuất hormone. Khi thận bị tổn thương, các chất thải và nước có thể tích tụ trong cơ thể, gây phù ở mắt cá chân, nôn mửa, suy nhược, ngủ kém, khó thở.

Suy thận là t́nh trạng thận bị tổn thương, dẫn đến suy giảm chức năng. Suy thận thường được chia làm 4 giai đoạn dựa trên tốc độ lọc cầu thận (GFR). Suy thận độ 3 là giai đoạn mà chỉ số GFR nằm trong khoảng từ 30 – 59 ml/phút/1.73m2 với các chức năng bị suy giảm tương đối nặng. Ở một số trường hợp, suy thận độ 3 c̣n có thể được chia nhỏ hơn dựa trên chỉ số GFR:
•Suy thận giai đoạn 3a: GFR 45 – 59 ml/phút/1.73m2
•Suy thận giai đoạn 3b: GFR 30 – 44 ml/phút/1,73m2

Các dấu hiệu của suy thận thường phát triển âm thầm, nhưng người mắc suy thận độ 3 sẽ có một vài triệu chứng như sau:
•Đau lưng, đặc biệt là vùng thắt lưng, mạn sườn
•Mất ngủ, đêm ngủ trằn trọc không yên
•Người mệt mỏi, da xanh xao, khó thở
•Chân tay sưng phù, cơ thể bị giữ nước
•Nước tiểu có bọt, tiểu nhiều lần, đi tiểu có cảm giác không hết, nước tiểu đổi màu vàng đậm, nâu hoặc đỏ là do có lẫn máu, tiểu buốt,…

Ngay khi có một trong các biểu hiện trên, bạn cần đến bệnh viện ngay để được thăm khám và chẩn đoán chính xác, từ đó áp dụng biện pháp điều trị kịp thời.

florida80 12-04-2019 20:39

Mục tiêu trong việc theo dơi t́nh trạng suy thận độ 3

Sau khi được chẩn đoán mắc suy thận độ 3, bác sĩ sẽ chỉ định theo dơi chức năng thận, protein niệu và huyết áp trong một thời gian để xác định t́nh trạng, cụ thể:
•Chức năng thận (theo dơi đều đặn mỗi năm): Đối với bệnh nhân có protein niệu đáng kể, chức năng thận nên được kiểm tra ít nhất 2 lần/năm. Nếu chức năng thận giảm nhanh (chỉ số GFR giảm liên tục từ 25% trở lên hay giảm xuống c̣n 15 ml/phút/1.73m2 hoặc hơn) trong ṿng 12 tháng th́ cần điều trị đặc biệt.
•Hemoglobin: Mức độ hemoglobin giảm dần tương ứng với giai đoạn suy giảm chức năng thận. Đối với người bệnh có mức hemoglobin đến gần hoặc dưới 100g/L, việc điều trị trực tiếp có thể được thực hiện.
•Protein niệu: Theo dơi ACR hoặc PCR (chỉ số albumin/creatinin nước tiểu). Lưu ư các ngưỡng đề xuất của ACR > 70 (hoặc PCR > 100) mg/mmol đối với huyết áp và ACR >70 (hoặc PCR > 100) mg/mmol hoặc ACR >30 (hoặc PCR >50) với người đi tiểu ra máu.
•Huyết áp: Cố gắng giữ huyết áp ở dưới mức 140/90mmHg. Ở những bệnh nhân bị suy thận và đái tháo đường hoặc ACR > 70 mg/mmol th́ huyết áp nên dưới 130/80mmHg.
•Nguy cơ tim mạch: Đối với người bị suy thận độ 3, các bác sĩ sẽ khuyên nên bỏ hút thuốc, tập thể dục thường xuyên và thay đổi lối sống nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch.
•Sử dụng thuốc: Đánh giá việc sử dụng thuốc thường xuyên để giảm các loại thuốc gây độc cho thận (đặc biệt là NSAID) và đảm bảo liều lượng phù hợp với chức năng thận.

Điều trị suy thận độ 3 như thế nào?

Điều trị suy thận độ 3

Hiện nay, phần lớn các biện pháp điều trị suy thận độ 3 chỉ có tác dụng giúp ngăn chặn không để bệnh tiến triển sang độ 4 và giảm những biến chứng nguy hiểm. Điều này phụ thuộc nhiều vào chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng để nâng cao cơ chế miễn dịch và phục hồi các mao mạch thận của người bệnh.

Ở giai đoạn 3a, bác sĩ có thể kê đơn uống một số loại thuốc giúp bổ sung hàm lượng sắt để cải thiện t́nh trạng thiếu máu và xúc tiến quá tŕnh vận chuyển máu đi nuôi dưỡng tế bào. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể được cho sử dụng thêm 2 loại thuốc để kiểm soát triệu chứng suy thận là thuốc chẹn thụ thể angiotensin và thuốc ức chế men chuyển angiotensin.

Ở giai đoạn độ 3b, bác sĩ có thể chỉ định tiến hành lọc máu (chạy thận nhân tạo). Theo báo cáo của hệ thống dữ liệu thận Hoa Kỳ, chạy thận sẽ giúp kéo dài cuộc sống, làm tỷ lệ tử vong ở người mắc bệnh thận mạn tính giảm 42% từ năm 1995 đến năm 2012. Tần suất chạy thận nhân tạo là 3 lần/tuần, mỗi lần kéo dài từ 3 – 4 giờ. Trong và sau khi lọc máu, bạn có thể bị chuột rút, cảm thấy chóng mặt, đau hoặc buồn nôn…

Theo một số nghiên cứu tại Mỹ, thời gian sống của những bệnh nhân suy thận phải chạy thận phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Trung b́nh, đối với mỗi người bệnh thực hiện tốt quá tŕnh lọc máu theo chỉ định th́ có thể sống khoảng 5 – 10 năm. Rất nhiều những trường hợp có thể kéo dài sự sống đến 20 – 30 năm.

florida80 12-04-2019 20:39

Giải pháp hỗ trợ điều trị suy thận độ 3 từ thảo dược

Nhằm giúp cải thiện t́nh trạng suy thận và ngăn ngừa biến chứng, các chuyên gia y tế Việt Nam đă t́m ṭi và bào chế ra những sản phẩm thảo dược mang lại hiệu quả cao. Trong số đó, nổi bật nhất là sản phẩm Ích Thận Vương có thành phần chính chiết xuất từ cây dành dành kết hợp với các vị thuốc lợi tiểu, tốt cho thận như đan sâm, hoàng kỳ,…

điều trị suy thận độ 3

Ích Thận Vương hỗ trợ điều trị suy thận an toàn, hiệu quả

Với thành phần 100% từ thiên nhiên, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương có tác dụng pḥng ngừa, cải thiện chức năng thận, hỗ trợ điều trị suy thận độ 3, làm chậm tiến tŕnh suy thận, giảm nhu cầu lọc máu ở người bị suy thận, ngăn ngừa sự phát triển suy thận từ những yếu tố nguy cơ như đái tháo đường, tăng huyết áp, sỏi thận,…

florida80 12-04-2019 20:40

Hỗ trợ chữa bệnh suy thận với sản phẩm có thành phần từ cây dành dành


Tác giả: Lan Quan

Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh





Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Opens in new window)

Chia sẻ trên Skype (Opens in new window)
Bấm để chia sẻ lên LinkedIn (Opens in new window)



Hỗ trợ chữa bệnh suy thận với sản phẩm có thành phần từ cây dành dành



Từ lâu, Đông y đă dùng rễ, quả và hạt cây dành dành để chữa bệnh suy thận. Bên cạnh đó, dành dành c̣n là thảo dược thường được sử dụng trong nhiều bài thuốc nhằm mục đích thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc, trị các bệnh có nguy cơ gây suy thận như tăng huyết áp, viêm cầu thận, sỏi thận…

Trong phạm vi bài viết này, Hello Bacsi sẽ giới thiệu dược tính của cây dành dành và các bài thuốc chữa bệnh thận từ loại thảo dược này để bạn tham khảo.

Nguyên nhân gây suy thận

Thận là cơ quan nội tiết đảm nhiệm 3 chức năng quan trọng của cơ thể, bao gồm:
•Loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể
•Điều ḥa huyết áp và sản xuất các tế bào hồng cầu
•Cân bằng nồng độ các khoáng chất hoặc chất điện giải (natri, canxi, kali…) và lượng chất lỏng trong cơ thể.

Nguyên nhân gây suy thận phổ biến được biết đến bao gồm:
•Đái tháo đường
•Cao huyết áp
•Viêm bể thận, viêm cầu thận
•Bệnh thận đa nang (nhiều u nang trong thận)
•Rối loạn tự miễn như bệnh lupus ban đỏ hệ thống
•Xơ cứng động mạch, có thể gây tổn hại các mạch máu trong thận
•Sử dụng quá nhiều thuốc được chuyển hóa qua thận…

Những bệnh lư trên khiến thận ngày càng bị tổn thương, giảm sút chức năng hoặc không c̣n khả năng lọc chất thải, chất độc ra khỏi máu. Điều này dẫn đến tích tụ những chất độc trong máu, gây ra nhiều biến chứng khác nhau và làm cho các t́nh trạng như: Tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh thận, lupus… thêm trầm trọng. Điều này vô t́nh h́nh thành một ṿng luẩn quẩn, khiến cho các chứng bệnh ngày càng nặng thêm.

Do đó, mục tiêu quan trọng trong điều trị suy thận là cần có một giải pháp giúp kiểm soát tốt các nguyên nhân gây bệnh, giúp bổ thận, tăng cường chức năng thận, từ đó lọc các chất cặn bă tốt hơn. Làm được điều này sẽ giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị t́nh trạng suy thận mà không gây tác dụng phụ.

Hiện nay, những sản phẩm thảo dược có nguồn gốc tự nhiên giúp hỗ trợ quá tŕnh điều trị suy thận rất được tin dùng. Đặc biệt là sản phẩm mà thành phần có chứa rễ và quả cây dành dành.

florida80 12-04-2019 20:41

Cây dành dành giúp hỗ trợ chữa bệnh suy thận

Dành dành là loại cây nhỏ thuộc họ cà phê, hoa màu trắng, rất thơm. Quả dành dành được dùng làm chất nhuộm vải.

Chữa bệnh suy thận
Không chỉ là thảo dược chữa các bệnh về thận, dành dành c̣n là loại cây có hoa trắng, rất thơm

Theo Đông y, cành và lá cây dành dành có vị đắng chát, tính hàn. Loại thảo dược này thường dùng để chữa nhọt độc, đầu đinh, giúp làm lành vết thương và chữa các bệnh liên quan đến thận, suy giảm chức năng thận, giúp điều ḥa huyết áp, tăng cường hệ miễn dịch ở thận, đẩy mạnh lưu thông máu.

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, quả dành dành có chứa nhiều hoạt chất như: Geniposid, gardenosid, shanzhisid, gardosid, geniposidic, axit gardenin, crocin-l, n-crocetin, scandosid methyl ester, nonacosane, b-sitosterol, D-mannitol, tanin, dầu béo và pectin. Lá dành dành có chứa hoạt chất diệt nấm: 20% chất manit. Hoa dành dành chứa nhiều axit gardenic, axit gardenolic B và 0,07% tinh dầu.

Crocin, một chất thuộc nhóm carotenoid được phát hiện nhiều trong cây dành dành có tác dụng rất tốt trên các bệnh lư về thận, hỗ trợ điều trị suy thận hiệu quả. Crocin có nhiều tác dụng dược lư như: Cải thiện trí nhớ, chống co giật, chống trầm cảm, chống oxy hóa, kháng u, làm tǎng sự tiết mật. Cùng với sự kết hợp của nhiều hoạt chất khác, dành dành có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, ngăn ngừa các bệnh là nguyên nhân gây suy thận như đái tháo đường (tiểu đường), tăng huyết áp, sỏi thận…

Xem thêm: TS. BS. Vũ Thị Khánh Vân, Nguyên trưởng khoa A9, Bênh viện Y học cổ truyền Quân đội, chia sẻ về tác dụng của cây dành dành đối với t́nh trạng suy thận

Một số bài thuốc chữa bệnh thận, bệnh đường tiết niệu có thành phần từ cây dành dành

Nếu mắc các bệnh liên quan đến thận, bệnh đường tiết niệu, bạn có thể tham khảo các bài thuốc sau:
•Bài thuốc trị bí tiểu, sỏi đường tiết niệu: Rễ cây dành dành, cỏ mă đề, kim tiền thảo, mỗi thứ 12g, sắc với nước, uống hàng ngày, dùng liên tục trong 10 ngày.
•Trị viêm cầu thận cấp: 15g hạt dành dành, 40g bồ công anh, 30g hoạt thạch, sắc với nước, uống trong ngày.
•Bài thuốc trị suy thận, sỏi thận: Quả dành dành 20g, kim tiền thảo 30g, vỏ núc nác 16g, lá mă đề 20g, thạch xương bồ 8g, mộc thông 12g, tỳ giải 30g, cam thảo đất 16g, ư dĩ nhân 20g, quế chi 4g. Tất cả các vị thuốc trên đem rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, cho vào ấm đất, đổ 4 bát nước vào và sắc. Đun sôi đến khi c̣n 2 bát, chắt hết nước đầu ra, cho nước vào sắc tiếp 2 lần nữa. Mỗi lần sắc lấy 1,5 bát. Trộn chung nước sắc cả 3 lần lại, chia uống nhiều lần trong ngày. Dùng liên tục trong thời gian khoảng 2 – 3 tháng.

Rễ và quả dành dành giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc, hạ huyết áp… có lợi cho những người bị suy giảm chức năng thận như viêm cầu thận mạn, suy thận.

florida80 12-04-2019 20:42

Ích Thận Vương – Sản phẩm hỗ trợ chữa bệnh suy thận

Kế thừa những tinh hoa từ nền y học cổ truyền, các nhà khoa học đă bào chế thành công thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương (*), giúp hỗ trợ điều trị các bệnh lư về thận.

Sản phẩm Ích Thận Vương có thành phần chính từ cây dành dành kết hợp với các vị thảo dược khác như: Đan sâm, mă đề, linh chi đỏ, râu mèo, trầm hương, bạch phục linh, coenzyme Q10… Sản phẩm có công dụng cải thiện, phục hồi, tăng cường chức năng thận, tăng cường hệ miễn dịch tại thận, giúp kiểm soát các nguyên nhân gây suy thận như đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm cầu thận, sỏi thận… Ngoài ra, Ích Thận Vương c̣n có công dụng làm chậm tiến tŕnh suy thận, ngăn ngừa bệnh suy thận chuyển sang giai đoạn nặng hơn.

Song song với việc sử dụng Ích Thận Vương, người bị suy thận cần tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, vận động hợp lư, kiểm soát lượng đạm, giảm muối theo hướng dẫn chuyên khoa.

chữa bệnh suy thận
Dành dành là thảo dược có công dụng giúp cải thiện suy thận

Ích Thận Vương là sự kết hợp hài ḥa của các loại thảo dược tự nhiên có công dụng tăng cường chức năng thận, cải thiện các triệu chứng suy thận, giúp người dùng có thể sống khỏe mạnh.

Chữa bệnh suy thận
Tác dụng của Ích Thận Vương với bệnh thận

Người bị bệnh thận có thể yên tâm sử dụng Ích Thận Vương trong thời gian dài để cải thiện sức khỏe mà không lo gặp phải các tác dụng phụ. Tham khảo cơ chế tác động cụ thể của sản phẩm:

chữa bệnh suy thận
Cơ chế tác động của Ích Thận Vương đối với t́nh trạng suy thận

florida80 12-04-2019 20:44

Bệnh suy thận mạn là ǵ? Các cấp độ của bệnh suy thận và cách pḥng tránh

Suy thận mạn là ǵ? Suy thận mạn là t́nh trạng tổn thương thận kéo dài khiến thận bị suy giảm chức năng của thận. Dựa vào thời gian mắc bệnh, suy thận được chia thành: suy thận cấp (tổn thương thận cấp) và suy thận mạn (bệnh thận mạn).

Suy thận cấp diễn ra trong thời gian ngắn, chỉ khoảng vài ngày và bệnh nhân có thể phục hồi hoàn toàn hoặc một phần chức năng thận sau khi được điều trị thích hợp trong một vài tuần. Trong khi đó, suy thận mạn là quá tŕnh thận bị tổn thương và không thể phục hồi chức năng thận. Khi chức năng thận giảm đến 90%, người bệnh bắt đầu bước vào giai đoạn suy thận cuối cần được chạy thận hoặc ghép thận. Cùng Hello Bacsi t́m hiểu về bệnh suy thận mạn, các cấp độ nguy hiểm của bệnh và cách pḥng tránh bệnh hiệu quả.

Suy thận mạn là ǵ?

Suy thận mạn, hay c̣n gọi là bệnh thận mạn, là t́nh trạng suy giảm chức năng thận dưới mức b́nh thường khi thận không thể loại bỏ chất thải và nước dư thừa ra khỏi cơ thể. Điều này khiến các chất thải tồn đọng, gây hại cho người bệnh. Bệnh thận không quá nguy hiểm nếu được phát hiện ngay giai đoạn đầu. Tuy nhiên, do các triệu chứng của bệnh thận ở giai đoạn đầu thường không rơ ràng, nên bệnh thường chỉ được phát hiện khi đă tiến triển đến giai đoạn suy thận.

Thực tế, đa phần bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối tử vong v́ không có thận phù hợp để thay thế hoặc không được chạy thận do không có đủ kinh phí. Điều này khiến họ không tránh khỏi biến chứng nguy hiểm của suy thận dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân suy thận mạn

Bạn bị chẩn đoán mắc bệnh thận mạn tính khi thận của bạn hoạt động không tốt trong hơn 3 tháng. Trong giai đoạn đầu mắc bệnh, bạn có thể không có bất kỳ triệu chứng nào. Việc phát hiện sớm t́nh trạng bệnh giúp quá tŕnh điều trị trở nên dễ dàng hơn. Do đó, bạn nên đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ nhằm sớm phát hiện các bất thường về sức khỏe (nếu có).

Hiện nay, các bác sĩ đều cho rằng bệnh đái tháo đường (tuưp 1 và 2) cùng với huyết áp cao là hai nguyên nhân hàng đầu gây suy thận. Nguyên do là theo thời gian, lượng đường trong máu cao sẽ gây hại cho thận. Bên cạnh đó, t́nh trạng huyết áp cao thường khiến các mạch máu bị tổn thương, bao gồm cả những mạch máu đi đến thận.

Bệnh suy thận mạn là ǵ
T́nh trạng huyết áp cao là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây suy thận

Ngoài ra, c̣n có các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh:
•Bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch: Việc mắc bệnh lupus có thể khiến bạn bị bệnh thận gọi là viêm thận lupus.
•Mắc các bệnh do virus: HIV/AIDS, viêm gan B hoặc C.
•Viêm bể thận, nhiễm trùng đường tiết niệu… có thể khiến thận bị tổn thương dẫn đến suy thận nếu xảy ra nhiều lần.
•Viêm cầu thận: Viêm cầu thận có thể xảy ra khi bạn nhiễm liên cầu khuẩn.
•Bệnh thận đa nang: Đây là một t́nh trạng di truyền khi có nhiều túi chứa đầy chất lỏng h́nh thành trong thận.
•Dị tật bẩm sinh liên quan đến loại van giữa bàng quang và niệu đạo khiến đường tiết niệu bị chặn cũng có thể ảnh hưởng đến thận.
•Tác dụng phụ của một số loại thuốc như: một số loại thuốc bao gồm thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen, naproxen…
•Ngộ độc ch́
•Lạm dụng chất gây nghiện, ma túy…

florida80 12-04-2019 20:45

Suy thận mạn có mấy cấp độ?

Theo Quỹ Thận Quốc gia Hoa Kỳ (NKF), bệnh thận được chia thành 5 giai đoạn dựa trên chỉ số tốc độ lọc cầu thận (GFR). Dưới đây là năm giai đoạn suy thận và chỉ số GFR tương ứng của từng giai đoạn:

Các giai đoạn suy thận
Xem thêm: Chuyên gia Trần Đ́nh Ngạn tư vấn về các cấp độ của bệnh suy thận

Phương pháp pḥng ngừa bệnh thận tiến triển thành suy thận giai đoạn cuối

Thực tế hiện nay, lượng bệnh nhân bị suy thận ngày càng gia tăng. Ngoài ra, chi phí để thực hiện phương pháp lọc máu suốt đời hay ghép thận là vô cùng lớn nên không phải bệnh nhân nào cũng có thể đáp ứng được điều này. Do đó, người bị bệnh thận nên có phương án pḥng ngừa tránh bệnh chuyển biến xấu sang giai đoạn suy thận.

Phương pháp điều trị theo Tây y

Để điều trị bệnh suy thận, bác sĩ có thể kê đơn cho bạn sử dụng một trong các loại thuốc như:
•Thuốc lợi tiểu
•Thuốc để giảm mức cholesterol
•Thuốc điều trị, kiểm soát huyết áp cao để bảo toàn chức năng thận
•Thuốc trị thiếu máu nhằm kích thích sản xuất các tế bào hồng cầu.
•Thuốc để bảo vệ xương như canxi và vitamin D hoặc thuốc để giảm lượng phốt phát trong máu.

Kiểm soát chế độ ăn uống

Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh thận giai đoạn đầu cần hạn chế lượng natri và protein trong chế độ ăn uống của họ. Chế độ ăn DASH (Dietary Approaches to Stop Hypertension) thường được khuyến nghị cho bệnh nhân mắc bệnh thận. Đây là chế độ ăn uống nhằm ngăn ngừa bệnh cao huyết áp và giảm cholesterol.

Bệnh suy thận mạn là ǵ
Người bệnh suy thận mạn nên ăn các loại trái cây ngọt như đu đủ, nhăn…

Thêm một lưu ư là người mắc bệnh thận không nên ăn nhiều đạm có nguồn gốc thực vật như các loại đậu, thực phẩm có chứa phốt phát như gan, trứng… Lượng muối tiêu thụ nên hạn chế ở mức khoảng 2 – 4g/ngày.

Ngoài ra, người bệnh nên dùng các loại rau củ ít đạm, ít chua như các loại cải, dưa chuột, bầu bí, su hào… Với các loại trái cây, người mắc bệnh thận nên dùng các loại quả ngọt, ít chua như nhăn, na, đu đủ chín, thanh long…

Bên cạnh đó, người bị bệnh thận nên uống lượng nước vừa đủ, bằng lượng nước tiểu bài xuất hoặc ít hơn nếu bị phù và uống nhiều hơn nếu mất nước.

Thay đổi chế độ sinh hoạt

Người bị bệnh thận cần tránh tập luyện nặng cũng như làm việc căng thẳng. Bệnh nhân được bác sĩ khuyến cáo chỉ nên lao động nhẹ, tập luyện các bài tập có cường độ vận động thấp như đi bộ thong thả, đạp xe nhẹ nhàng.

Thăm khám định kỳ

Hiện nay, việc khám sức khỏe định kỳ cá nhân không chỉ đơn giản là phát hiện bệnh kịp thời mà c̣n là bản tổng kết khách quan nhất về các cột mốc sức khỏe, cũng như dự đoán những yếu tố nguy cơ gây bệnh nguy hiểm. Do đó, người bệnh suy thận nên tuân thủ chế độ khám sức khỏe định kỳ để quản lư bệnh một cách hiệu quả, ngăn ngừa bệnh chuyển biến xấu.

florida80 12-04-2019 20:47

Mách nhỏ 9 loại tinh dầu trị mụn bạn không nên bỏ qua


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên

Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh





Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Opens in new window)

Chia sẻ trên Skype (Opens in new window)
Bấm để chia sẻ lên LinkedIn (Opens in new window)



Mách nhỏ 9 loại tinh dầu trị mụn bạn không nên bỏ qua



Sử dụng tinh dầu trị mụn là một biện pháp dưỡng da khá hay với nhiều ưu điểm có lợi, chẳng hạn như lành tính, thân thiện với sức khỏe…

Hăy thử tưởng tượng như thế này: Bạn thức dậy vào một buổi sáng đẹp trời và nh́n vào gương rồi bỗng giật ḿnh v́ chỉ thấy những vết sưng đỏ trên trán hoặc má. Chắc chắn, mụn là một trong những cơn ác mộng lớn nhất đối với cả nam lẫn nữ và cũng ảnh hưởng đến bất kỳ độ tuổi nào.

Bên cạnh việc dùng những sản phẩm phù hợp, bạn có thể t́m hiểu các loại tinh dầu trị mụn để góp phần giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề ở làn da. Vậy đó là những tinh dầu nào? Hăy cùng Hello Bacsi t́m hiểu nhé.

V́ sao dùng tinh dầu trị mụn?

Tinh dầu từ lâu đă được sử dụng rộng răi nhằm điều trị mụn trứng cá và sẹo mụn. Điều này là do chúng được chiết xuất từ các loại thảo mộc, thực vật, hoa và vỏ cây cũng như trải qua quá tŕnh điều chế để có được sản phẩm ở dạng tinh khiết nhất. Những loại dầu này sở hữu đặc tính chống viêm và kháng khuẩn, rất có lợi cho làn da đang gặp vấn đề.

Nền y học Ayurveda khuyến khích sử dụng các loại tinh dầu để điều trị mụn trứng cá và các t́nh trạng da khác. Vào khoảng năm 4.500 trước Công nguyên, người Ai Cập cổ đại cũng sử dụng tinh dầu để bôi lên da cùng các phương thuốc khác.

Các loại tinh dầu trị mụn

1. Tinh dầu xô thơm

cây xô thơm

Xô thơm (sage) là loại thảo mộc phổ biến và cực kỳ hữu ích trong việc chống lại mụn trứng cá. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Advances in Dermatology and Allergology đă kiểm tra khả năng của cây xô thơm và cho thấy rằng loại thảo mộc này có hiệu quả cao trong việc chống lại vi khuẩn gây ra mụn trứng cá.

Cách dùng tinh dầu xô thơm trị mụn

Bạn cần có:
•2 – 3 giọt tinh dầu xô thơm
•10 ml dầu nền (dầu hạnh nhân, dầu thầu dầu, dầu hạt nho…).

Cách dùng:
•Nhẹ nhàng vỗ dầu lên khu vực da đang bị ảnh hưởng từ 2 – 4 lần mỗi tuần. Để yên trong 30 – 45 phút rồi rửa sạch. Đặc tính kháng khuẩn và kháng viêm từ tinh dầu trị mụn xô thơm sẽ giúp hạn chế sự phát triển của ổ mụn cũng như ngăn ngừa hiện tượng h́nh thành sẹo, thâm.

florida80 12-04-2019 20:48

2. Tinh dầu trị mụn từ tràm trà

tinh dầu tràm trà trị mụn nhọt

Dầu cây tràm trà được coi là một trong những loại tinh dầu tốt nhất để điều trị mụn trứng cá, mụn sưng đỏ. Một thử nghiệm lâm sàng liên quan đến 124 bệnh nhân đă nghiên cứu tác dụng của dầu cây tràm trà và benzoyl peroxide để đối phó với mụn trứng cá.

Kết quả cho thấy, những bệnh nhân sử dụng tinh dầu tràm trà trị mụn ít bị khó chịu về da hơn so với những người sử dụng benzoyl peroxide nhưng vẫn đem đến hiệu quả tương tự.

Cách dùng tinh dầu tràm trà

Bạn cần có:
•2 – 3 giọt tinh dầu tràm trà
•Bông tẩy trang hoặc que bông g̣n.

Cách dùng:
•Nhúng bông vào tinh dầu và nhẹ nhàng thoa lên khu vực có mụn bọc, mụn sưng viêm để làm dịu, tiêu diệt vi khuẩn gây mụn cũng như kích thích mụn nhanh xẹp hoặc mau se cồi
•Dầu cũng xâm nhập vào lỗ chân lông nhằm trung ḥa phần nào lượng dầu thừa ở khu vực này.
•Bạn có thể thực hiện cách này vào trước lúc đi ngủ hoặc 2 – 3 lần trong ngày.

3. Tinh dầu hoa oải hương

tinh dầu hoa oải hương

Đây có lẽ là một trong những loại tinh dầu được sử dụng phổ biến nhất. Một nghiên cứu cho thấy rằng hít tinh dầu oải hương có tác dụng làm dịu căng thẳng – nguyên nhân dẫn đến mụn trứng cá và từ đó giúp kiểm soát t́nh trạng da một cách tốt hơn.

Cách dùng tinh dầu hoa oải hương

Bạn sẽ cần:
•10 – 12 giọt tinh dầu oải hương
•Một bát nước nóng
•Khăn tắm.

Cách dùng:
•Cho dầu vào bát nước nóng
•Trùm kín đầu để xông hơi da mặt, hít thở sâu
•Sau khi nước nguội bớt, bỏ khăn ra
•Dùng khăn sạch thấm nhẹ để mặt ráo nước hoặc để da khô tự nhiên là tốt nhất
•Dầu oải hương có đặc tính kháng khuẩn và giúp tiêu diệt vi khuẩn gây ra mụn trứng cá. Hơn nữa, hơi nước nóng c̣n giúp bạn khơi thông tắc nghẽn lỗ chân lông, từ đó hạn chế nguy cơ mụn xuất hiện.

florida80 12-04-2019 20:49

4. Tinh dầu quả bách xù

Cay-bach-xu

Loại tinh dầu trị mụn này được biết đến với tính chất sát trùng, khử độc và cải thiện lưu thông máu. Một nghiên cứu cho thấy rằng tinh dầu cây bách xù là một giải pháp hữu hiệu cho mụn trứng cá khi thoa lên da.

Cách dùng tinh dầu bách xù

Bạn sẽ cần:
•2 – 3 giọt dầu cây bách xù
•Gel lô hội (nha đam).

Cách dùng:
•Cho từ 1 – 2 giọt tinh dầu cây bách xù vào gel, trộn đều
•Bôi lên da và để qua đêm
•Nha đam được biết đến với tác dụng làm dịu da và chữa kích ứng. Khi kết hợp cùng tinh dầu cây bách xù, hỗn hợp sẽ đem lại khả năng kháng khuẩn và giải độc, giúp loại bỏ vi khuẩn và độc tố, từ đó hỗ trợ trị mụn một cách hiệu quả.

5. Tinh dầu hương thảo

tác dụng của tinh dầu hương thảo

Dầu hương thảo giàu các hợp chất có lợi đồng thời sở hữu khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây mụn và giảm sưng xảy ra do lỗ chân lông bị tắc.

Cách sử dụng tinh dầu trị mụn từ hương thảo

Bạn sẽ cần:
•6 giọt tinh dầu hương thảo
•3/4 chén bột yến mạch
•1/2 tách trà xanh
•1/2 cốc nước hoa hồng.

Cách dùng:
•Trộn tất cả các thành phần cho đến lúc hỗn hợp đặc lại và ḥa quyện với nhau
•Xoa đều lên mặt hoặc khu vực cần tập trung trị mụn
•Để cho hỗn hợp khô rồi rửa sạch.

Bột yến mạch sẽ nhẹ nhàng lấy đi các vảy da chết trong khi trà xanh và tinh dầu hương thảo mang đến khả năng kháng khuẩn nhằm tiêu diệt vi trùng và vi khuẩn. Bên cạnh đó, nước hoa hồng c̣n giúp làm dịu da, giảm thiểu khả năng kích ứng.

6. Tinh dầu trị mụn từ lá khuynh diệp

Tinh dầu khuynh diệp giúp điều tiết, giảm bă nhờn trên da và do đó khá hữu ích trong quá tŕnh kiểm soát mụn trứng cá.

Cách sử dụng tinh dầu khuynh diệp để trị mụn trứng cá

Bạn sẽ cần:
•2 – 3 giọt tinh dầu khuynh diệp
•Kem dưỡng ẩm.

Cách dùng:
•Thêm hai đến ba giọt tinh dầu khuynh diệp vào kem dưỡng ẩm của bạn và trộn đều
•Thoa hỗn hợp này lên vùng da đang gặp vấn đề
•Tinh dầu khuynh diệp có đặc tính trị liệu. Dầu không chỉ giết chết vi khuẩn, loại bỏ kích ứng da mà c̣n điều trị mụn trứng cá, u nang và mụn nhọt.

florida80 12-04-2019 20:50

7. Tinh dầu húng quế

tinh dầu húng quế

Đặc tính kháng khuẩn của loại tinh dầu này giúp nó đem lại hiệu quả cao trong việc kiểm soát mụn trứng cá, nuôi dưỡng làn da của bạn sâu từ bên trong và làm giảm các hoạt động của vi khuẩn hoặc vi trùng gây viêm, nhiễm trùng da.

Cách sử dụng tinh dầu húng quế trị mụn

Bạn sẽ cần:
•2 giọt tinh dầu húng quế
•2 th́a cà phê gel lô hội.

Cách thực hiện:
•Trộn dầu húng quế với gel lô hội trong một cái bát
•Xoa đều trên da cho đến khi hỗn hợp ngấm dần.

Dầu húng quế có chứa axit linoleic mang đặc tính chống viêm giúp làm dịu sưng ở vùng bị mụn cũng như rất tốt cho làn da đang gặp vấn đề.

8. Tinh dầu gỗ đàn hương



Tinh dầu gỗ đàn hương cực kỳ có lợi trong việc kiểm soát mụn trứng cá và mụn. Dầu là chất khử trùng, làm se và giúp khóa độ ẩm, hỗ trợ điều trị các t́nh trạng da khác như bệnh vảy nến…

Cách sử dụng dầu gỗ đàn hương trị mụn

Bạn sẽ cần:
•2 – 3 giọt tinh dầu gỗ đàn hương
•Dầu nền (dầu dừa, argan hoặc dầu jojoba).

Cách dùng:
•Trộn cả hai loại dầu hỗn hợp
•Nhẹ nhàng massage hỗn hợp trên toàn mặt hoặc khu vực bị ảnh hưởng
•Gỗ đàn hương là một thảo dược mạnh mẽ và hiệu quả, giúp bạn loại bỏ vi khuẩn làm tắc nghẽn lỗ chân lông.

florida80 12-04-2019 20:58

9. Tinh dầu trị mụn từ hoa cúc

tinh dầu hoa cúc

Tinh dầu hoa cúc được biết đến với tính chất làm dịu đáng kinh ngạc. Dầu cũng giúp kiểm soát viêm da và giảm các dấu hiệu viêm có thể nh́n thấy.

Cách sử dụng dầu hoa cúc trị mụn

Bạn sẽ cần:
•2 giọt tinh dầu hoa cúc
•30 ml dầu jojoba
•1 th́a cà phê gel lô hội.

Cách thực hiện:
•Lấy một cái bát và trộn các loại dầu.
•Lấy một lượng nhỏ hỗn hợp dầu trong tay, trộn đều với gel lô hội và thoa lên mặt.

Tinh dầu hoa cúc làm dịu t́nh trạng viêm xung quanh mụn trứng cá trong khi nha đam có tác dụng dưỡng ẩm cho làn da đang bị tổn thương.

florida80 12-04-2019 20:59

12 bài tập chữa đau lưng dưới và hông


Tác giả: Như Vũ

Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh





Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Opens in new window)

Chia sẻ trên Skype (Opens in new window)
Bấm để chia sẻ lên LinkedIn (Opens in new window)



12 bài tập chữa đau lưng dưới và hông



Lưng dưới và hông dễ bị đau sau một ngày ngồi làm việc tại bàn, tuy nhiên bạn vẫn có thể thực hiện một số bài tập phù hợp để cải thiện. Các bài tập chữa đau lưng dưới và hông chính là giải pháp giảm đau tự nhiên mà bạn có thể áp dụng tại nhà.

Nếu muốn đẩy lùi những cơn đau lưng hay đau hông, bạn có thể tập luyện nhẹ nhàng mỗi ngày. Những bài tập chữa đau lưng dưới và hông đơn giản cũng sẽ không tốn quá nhiều thời gian nên rất phù hợp với những ai bận rộn.

Một buổi tập thể dục cho lưng và hông sẽ gồm 6 bài tập giăn cơ cùng 6 bài tập giúp tăng sức mạnh cho vùng này.

Các bài tập giúp giăn cơ

Bạn hăy dành ít nhất 30 giây hoặc lư tưởng nhất là 1 – 2 phút để tập mỗi động tác giăn cơ lưng và hông sau.

1. Bài tập kéo giăn hông

florida80 12-04-2019 20:59

Bài tập kéo giăn hông (hip flexor stretch) gồm các bước sau đây:

– Bạn vào tư thế lunge bằng cách quỳ đầu gối trái xuống sàn, chân phải trụ trước mặt một góc 90 độ.

– Bàn chân phải áp sát đất.

– Đặt hai tay lên hông rồi di chuyển xương chậu và thân ḿnh về phía trước một chút sao cho hông hơi kéo giăn. Bạn có thể kéo giăn hông nhiều hơn khi đă quen.

– Giữ nguyên tư thế một chút rồi quay về tư thế xuất phát và đổi bên. Bạn cố gắng đẩy hông càng nhiều lần càng tốt trong thời gian tập.

2. Bài tập tư thế con bướm

<noscript><iframe title="400x400-Butterfly Stretch" src='https://gfycat.com/ifr/mixedaptbrahmancow' frameborder='0' scrolling='no' width='100%' height='100%' style='position:absolute;top:0;left:0;' allowfullscreen></noscript>

Tư thế con bướm (butterfly stretch) không những mở rộng hông và đùi mà c̣n giúp những bộ phận này linh hoạt hơn. Bạn có thể tập bài tập chữa đau lưng dưới và hông này theo các bước sau:

– Bạn ngồi trên sàn nhà, uốn cong hai chân sao cho hai ḷng bàn chân chạm nhau và hai đầu gối đưa ra hai bên.

– Đưa gót chân vào càng gần cơ thể càng tốt rồi nghiêng người về phía trước.

– Hai tay duỗi thẳng nắm lấy gót chân.

– Chuyển động đầu gối lên xuống nhịp nhàng càng nhiều lần càng tốt trong thời gian tập.

3. Bài tập tư thế bồ câu

<noscript><iframe title="400x400-One Legged Pigeon" src='https://gfycat.com/ifr/legitimateordinaryeastsiberianlaika' frameborder='0' scrolling='no' width='100%' height='100%' style='position:absolute;top:0;left:0;' allowfullscreen></noscript>

Tư thế bồ câu (pigeon pose) gồm các bước sau:

– Bạn chống người bằng hai bàn tay và bàn chân.

– Đưa đầu gối phải về phía trước sao cho đầu gối phải nằm phía sau cổ tay phải và mắt cá chân phải gần hông trái.

– Duỗi thẳng chân trái ra phía sau và hạ thấp thân người xuống sàn.

– Nếu thấy hông quá căng, bạn có thể nghiêng người để phần ngoài của mông phải chạm sàn.

– Bạn hăy hít thở đều rồi cố gắng hạ thân người thấp hơn.

4. Bài tập tư thế h́nh số bốn

<noscript><iframe title="400x400 Exercises for Hip Pain Figure Four Stretch" src='https://gfycat.com/ifr/tinybogusfirebelliedtoad' frameborder='0' scrolling='no' width='100%' height='100%' style='position:absolute;top:0;left:0;' allowfullscreen></noscript>

Tư thế h́nh số bốn (figure four stretch) có thể giúp bạn giảm áp lực ở lưng dưới cũng như giảm thiểu căng thẳng rất tốt.

Bạn có thể tập bài tập chữa đau lưng dưới và hông này theo hướng dẫn sau đây:

– Bạn nằm ngửa, hai chân gập lại sao cho bàn chân áp sát mặt đất.

– Nâng chân phải lên đầu gối trái sao cho mắt cá chân phải nằm ngay trên đầu gối trái.

– Ṿng tay quanh khuỷu chân trái và kéo chân về phía ngực. Trong tư thế này, bạn có thể cảm thấy mông và hông được kéo căng.

5. Bài tập squat

florida80 12-04-2019 21:00

Bài tập squat có nhiều tác động tích cực đến phần đùi, mông và hông nên phù hợp với những ai muốn cải thiện các bộ phận này.

Bạn có thể tập bài tập giảm đau lưng dưới và hông này theo hướng dẫn sau đây:

– Bạn đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai.

– Hai tay chắp trước mặt trong tư thế cầu nguyện.

– Gập đầu gối và hạ mông dần xuống đất.

– Nâng người trở lại tư thế bắt đầu.

– Bạn lưu ư hít thở đều, cố gắng squat càng nhiều lần càng tốt trong thời gian tập.

6. Bài tập đá chân

<noscript><iframe title="400x400 Exercises for Hip Pain Side Leg-Swing" src='https://gfycat.com/ifr/fortunatethreadbareballpython' frameborder='0' scrolling='no' width='100%' height='100%' style='position:absolute;top:0;left:0;' allowfullscreen></noscript>

Bài tập đá chân (leg swing) rất thích hợp để kết thúc chuỗi bài giăn cơ. Các động tác đá chân từ trước ra sau và từ bên này sang bên kia có thể giúp bạn mở rộng hông rất tốt. Bạn có thể tập bài tập đá chân theo các bước sau:

– Bạn đứng thẳng trên sàn nhà bằng phẳng, chắc chắn.

– Bước một chân về sau một bước và bắt đầu đá chân c̣n lại từ trái sang phải và từ phải sang trái. Bạn lưu ư cố gắng không xoay thân trên khi đá chân.

– Bạn đứng thẳng lại rồi bắt đầu đá chân từ trước ra sau. Khi tập, bạn hăy giăn cơ thắt lưng chậu, cơ đùi sau và mông.

Bài tập tăng cường sức mạnh cơ

Sau khi tập xong những bài giúp giăn cơ lưng và hông, bạn có thể chuyển sang 6 bài tập tăng cường sức mạnh cho các vùng cơ này. Bạn có thể chọn 3 – 4 trong số các bài tập sau đây để thực hành trong một buổi tập chứ không cần thiết phải tập hết 6 bài. Bạn hăy tập mỗi bài ḿnh chọn 3 lần, mỗi lần từ 10 – 12 nhịp.

1. Bài tập squat hai bên

<noscript><iframe title="400x400 Exercises for Hip Pain Lateral Squat" src='https://gfycat.com/ifr/simpleuniquecamel' frameborder='0' scrolling='no' width='100%' height='100%' style='position:absolute;top:0;left:0;' allowfullscreen></noscript>

Bài squat hai bên (lateral squat) không những giúp bạn tập luyện cho hông mà cũng rất tốt cho mông, cơ đùi trước và cơ đùi sau.

Cách thực hiện bài tập chữa đau lưng dưới và hông này như sau:

– Đứng thẳng, hai chân rộng gấp đôi vai và ngón chân hơi hướng ra ngoài.

– Đẩy người sang phải, dồn trọng lượng cơ thể sang chân phải và đẩy hông về phía sau.

– Bạn hạ người xuống thấp nhất có thể và giữ thẳng chân trái. Bạn lưu ư giữ thẳng phần ngực và dồn trọng lượng lên gót chân phải khi tập.

– Quay trở lại tư thế bắt đầu rồi tập tương tự với bên c̣n lại.

2. Bài tập tư thế nằm nâng chân

florida80 12-04-2019 21:00

2. Bài tập tư thế nằm nâng chân

<noscript><iframe title="2222-Lying Down Side Leg Raises-400x400-exercise" src='https://gfycat.com/ifr/spiritedfoolhardyboaconstrictor' frameborder='0' scrolling='no' width='100%' height='100%' style='position:absolute;top:0;left:0;' allowfullscreen></noscript>

Nếu bạn có dây tập thể dục th́ hăy dùng trong động tác nằm nâng chân (side lying leg raise). Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tập không dây nếu thích:

Cách thực hiện bài tập này như sau:

– Bạn nằm nghiêng bên phải, hai chân duỗi thẳng và xếp chồng lên nhau.

– Bạn dùng tay chống đỡ phần đầu để nâng đầu lên cao hơn.

– Nếu bạn sử dụng dây tập thể dục, hăy đeo dây ngay trên đầu gối một chút.

– Siết cơ trọng tâm và nâng chân trái thẳng lên hết mức có thể rồi từ từ hạ chân xuống.

– Lặp lại tương tự với bên c̣n lại.

3. Bài tập đá chân hai bên

<noscript><iframe title="400x400_How_to_Get_Rid_of_Hip_Dips_Fire_Hyd rants" src='https://gfycat.com/ifr/capitalmasculinefugu' frameborder='0' scrolling='no' width='100%' height='100%' style='position:absolute;top:0;left:0;' allowfullscreen></noscript>

Cách tập tư thế đá chân sang hai bên (fire hydrant) như sau.

– Bạn chống người bằng hai tay và đầu đối sao cho hai tay thẳng dưới vai và đầu gối thẳng dưới hông.

– Bạn giữ nguyên chân trái trong tư thế gập rồi nâng chân ra bên ngoài sao cho đùi song song với sàn nhà.

– Bạn lưu ư giữ cổ và lưng thẳng và siết cơ trọng tâm khi tập.

– Bạn từ từ hạ chân về lại vị trí cũ rồi tập tiếp với bên c̣n lại.

4. Bài tập đi bộ với dây

<noscript><iframe title="400x400 Exercises for Hip Pain Banded Walk" src='https://gfycat.com/ifr/easysentimentalfanworms' frameborder='0' scrolling='no' width='100%' height='100%' style='position:absolute;top:0;left:0;' allowfullscreen></noscript>

Bạn sẽ cần chuẩn bị dây tập thể dục để thực hiện được bài tập đi bộ (banded walk) giúp giảm đau lưng dưới và hông.

– Lấy một dây tập thể dục và đeo xung quanh mắt cá chân hoặc ngay trên đầu gối.

– Hơi cong nhẹ đầu gối một chút và bước qua bên trái. Bạn lưu ư giữ hăy giữ bàn chân hướng thẳng về phía trước trong khi bước.

– Bạn bước 10 – 12 bước theo hướng ḿnh đang đi rồi dừng và bước theo hướng ngược lại.

5. Bài tập tư thế cây cầu nâng một chân

<noscript><iframe title="400x400 Exercises for Hip Pain Single Leg Hip Bridge" src='https://gfycat.com/ifr/browntautcow' frameborder='0' scrolling='no' width='100%' height='100%' style='position:absolute;top:0;left:0;' allowfullscreen></noscript>

Tư thế cây cầu là một trong những bài tập tốt cho nhóm cơ thắt lưng chậu. Bạn có thể nâng cao bài tập này bằng cách nhấc một chân lên khi tập để vào tư thế cây cầu nâng một chân (single-leg glute bridge). Bài tập này sẽ giúp bạn luyện tập cơ mông và giăn phần hông rất tốt.

Cách thực hiện bài tập này như sau:

– Bạn nằm ngửa, gập đầu gối sao cho hai chân áp sát trên sàn như khi tập tư thế cây cầu thông thường.

– Duỗi thẳng chân phải ra trước mặt đồng thời nâng thân ḿnh lên khỏi mặt đất. Bạn lưu ư siết cơ trọng tâm và cơ mông khi tập.

6. Bài tập đá chân

florida80 12-04-2019 21:01

Bài tập đá chân (donkey kick) có thể giúp bạn tăng cường sức mạnh vùng hông rất tốt. Cách tập tư thế này như sau:

– Bạn chống người bằng bàn tay và đầu gối.

– Giữ nguyên tư thế rồi nâng chân trái lên cao hết sức có thể và siết chặt cơ mông.

– Trong khi tập, bạn lưu ư không nghiêng xương chậu.

Những bài tập chữa đau lưng dưới và hông đơn giản, nhanh gọn mà lại giúp bạn tránh các cơn đau khi phải ngồi làm việc quá lâu. Bạn nên cố gắng sắp xếp lịch tập thể dục chữa đau lưng và hông để bảo vệ sức khỏe của ḿnh tốt hơn nhé!

florida80 12-04-2019 21:02

6 bài tập yoga cho người thoái hóa đốt sống cổ


Tác giả: Hoa Vũ

Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh





Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Opens in new window)

Chia sẻ trên Skype (Opens in new window)
Bấm để chia sẻ lên LinkedIn (Opens in new window)



6 bài tập yoga cho người thoái hóa đốt sống cổ



Bài tập yoga cho người thoái hóa đốt sống cổ được xem là một trong những cách hỗ trợ điều trị bệnh tự nhiên tại nhà giúp bạn giảm đau. Không chỉ giúp điều trị bệnh, các bài tập này c̣n giúp bạn cải thiện vóc dáng đẹp hơn đấy!

Thoái hóa đốt sống cổ là t́nh trạng xảy ra khi có sự hao ṃn của xương và sụn ở vùng cổ. Theo Học viện Phẫu thuật Chỉnh h́nh Hoa Kỳ, đây là căn bệnh khá phổ biến ở những người trên 60 tuổi. Những người trẻ tuổi cũng có thể gặp t́nh trạng này v́ ngồi làm việc lâu trên máy tính, không tập thể dục thường xuyên và gặp t́nh trạng căng thẳng kéo dài.

Khi bị thoái hóa đốt sống cổ, bạn có thể thực hiện một số bài tập yoga nhẹ nhàng. Để giúp cột sống cổ khỏe mạnh hơn, bạn có thể lựa chọn tập những động tác giúp kéo giăn, định h́nh đốt sống cổ, lưng, và vai. Khi tập đúng được động tác, bạn sẽ giảm thiểu phần nào các triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ như đau cổ, đau xương bả vai, cổ cứng hay nhức phần phía sau đầu.

Dưới đây là 6 bài tập yoga cho người thoái hóa đốt sống cổ bạn có thể tập vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc buổi chiều tối sau khi ăn 4 – 5 tiếng. Để đạt được những lợi ích của bài tập, bạn nên t́m hiểu thật kỹ để thực hiện đúng tư thế nhé.

1. Tư thế rắn hổ mang

Tư thế rắn hổ mang

Tư thế rắn hổ mang (cobra pose) là một trong những bài tập yoga cho người thoái hóa đốt sống cổ v́ tác động chủ yếu lên vai và thân người. Bài tập sẽ giúp cột sống của bạn tăng cường sức mạnh và linh hoạt hơn, kích thích cơ quan bụng, làm săn chắc mông, hỗ trợ điều trị cơn đau thần kinh tọa và hen suyễn.

Để tập tư thế này, bạn thực hiện những bước sau:

– Để thực hiện tư thế rắn hổ mang, bạn bắt đầu với tư thế chó úp mặt để tay, đầu, chân, lưng tạo thành một chữ V ngược. Bạn ép bụng, duỗi thẳng lưng, nâng hông cao nhất có thể, mắt nh́n xuống sàn, đầu song song với hai tay. Tay và chân cố gắng duỗi thẳng, hai đầu ngón chân khép sát nhau.

– Tiếp theo, bạn từ từ di chuyển tay lên phía ngang vai, chống hai ḷng bàn tay xuống sàn. Khụy khuỷu tay, đưa thân người về tư thế plank rồi hạ thân người xuống, khuỵu tay ở bên cạnh cơ thể.

– Bạn từ từ nâng ngực, vai, cằm, mũi lên bằng tay, hít vào, tay chống thẳng và mở rộng vai để tạo thành tư thế giống con rắn hổ mang. Cổ và lưng giữ cho không bị lệch.

– Sau đó, chân bạn vẫn giữ chạm sàn trong khi siết cơ bụng và đùi. Kéo dài cổ và nh́n thẳng về phía trước. Duy tŕ hơi thở b́nh thường trong khoảng 5 nhịp thở.

– Bạn thở ra, đưa người về lại tư thế chó úp mặt.



Nếu chỉ mới tập, bạn không cần cố ép ḿnh nâng người quá sức để tránh làm chấn thương cột sống, vai và lưng. Bạn cũng không cần nhất thiết phải thẳng tay khi nâng người mà chỉ cần đẩy người để rốn không chạm sàn.

Ngoài vùng lưng, tư thế rắn hổ mang cũng tác động chủ yếu đến tay, bụng và đùi. V́ thế, bạn không nên thực hiện bài tập nếu bị hội chứng ống cổ tay, đang mang thai, phẫu thuật bụng hoặc chấn thương lưng.

Bạn có thể t́m hiểu thêm video: Cobra Pose: Home Practice from Yoga Journal

florida80 12-04-2019 21:02

2. Tư thế ngồi xoay nửa người

tư thế ngồi xoay nửa người

Một trong những bài tập yoga cho người thoái hóa đốt sống cổ bạn không nên bỏ qua đó là tư thế ngồi xoay nửa người (seated half-spinal twist pose). Đây cũng là một tư thế đơn giản giúp dân văn pḥng thư giăn lưng cho đỡ mỏi sau một ngày ngồi làm việc kéo dài. Bài tập này c̣n mang lại cho bạn những tác dụng tốt cho sức khỏe dưới đây:
•Kích thích gan và thận
•Mở lồng xương sườn và ngực
•Giúp kéo dài vai, hông, lưng, cổ
•Cung cấp năng lượng cho cột sống
•Tăng cường hệ tiêu hóa và đào thải
•Tăng sự linh hoạt và dẻo dai cho phần lưng
•Làm giảm sự căng cứng các khối cơ ở vai, phần thân trên và lưng dưới.

Bạn thực hiện bài tập này theo hướng dẫn sau đây:

– Đầu tiên, bạn ngồi trên thảm, hai tay đặt ngang hông, hai chân duỗi thẳng.

– Sau đó, bạn gập gối trái và đặt chân ra bên ngoài hông phải để khi nâng phần đầu gối chân trái th́ phần đùi trong dần dần hướng vào ngực phải. Bàn chân trái lúc này sẽ ở bên ngoài phần đùi phải.

– Tiếp theo, bạn hít vào, vươn người, giơ cánh tay phải lên cao, vặn người sang bên trái. Tay phải lúc này sẽ ôm phần đầu gối trái sao cho bàn tay được đặt ở bên hông phần xương chậu, tay trái được đặt ở sau lưng. Đầu và mắt sẽ đi theo hướng người.

– Bạn thở đều trong 3 nhịp thở, cố gắng ngồi thẳng lưng, mở rộng vai, ngực và phần lưng trên.

– Cuối cùng, bạn đưa tay lên cao lại, thở ra, đưa người trở lại tư thế ban đầu và đổi bên.



Khi ngồi xoay nửa người, bạn lưu ư nâng phần thân trên khi vặn người chứ không ngồi gù cong lưng. Nếu gập gối khiến bạn cảm thấy đau, bạn có thể duỗi thẳng chân ngay trước mặt.

Bạn không nên thực hiện bài tập ngồi xoay nửa người nếu bị chấn thương cột sống, đau hoặc chấn thương lưng và đang mang thai. Tư thế này có thể khiến các t́nh trạng trên trở nên nặng hơn hoặc gặp rủi ro ngoài ư muốn.

Bạn có thể t́m hiểu thêm video hướng dẫn tư thế ngồi xoay nửa người: How to do Ardha Matsyendrasana – Sitting Half Spinal Twist

3. Tư thế cánh cung

bài tập yoga cho người thoái hóa đốt sống cổ là tư thế cánh cung

Thực hiện tư thế cánh cung (bow pose) là bài tập yoga cho người thoái hóa đốt sống cổ giúp bạn đạt được những lợi ích sau đây:
•Giảm t́nh trạng táo bón
•Tăng cường sức mạnh cơ lưng
•Giảm các bệnh về đường hô hấp
•Làm tăng sự linh hoạt của cột sống
•Cải thiện tư thế, điều chỉnh vóc dáng
•Giảm mệt mỏi, căng thẳng và lo lắng
•Có lợi cho các cơ quan tiêu hóa và sinh sản
•Kéo giăn toàn bộ phần thân trước của cơ thể

Bạn thực hiện tư thế cánh cung theo các bước sau:

– Bạn nằm sấp người trên thảm, hai tay duỗi dọc theo thân người, hạ cằm thả lỏng hướng về phía sàn, cơ mông thư giăn.

– Sau đó, bạn từ từ gập hai đầu gối để bắp chân và đùi tạo thành 1 góc 45 độ, hai tay duỗi thẳng đưa ra sau và đặt lên mu bàn chân, kéo chân nâng phần gối lên cao đồng thời hít vào kéo ngực nâng lên khỏi mặt đất, lưng uốn cong.

– Hăy để đầu và mắt hướng về phía trước, cơ mặt thư giăn. Toàn cơ thể của bạn sẽ được uốn cong tạo thành một tư thế giống cánh cung.

– Giữ tư thế ổn định, cân bằng và tập trung vào hơi thở. Hít thở sâu và thư giăn cơ thể.

– Bạn giữ tư thế trong khoảng 10 – 15 giây rồi thở ra, nhẹ nhàng thả tay, đưa chân và ngực xuống đất rồi thư giăn toàn cơ thể.



Nếu cảm thấy tư thế cánh cung khó thực hiện, bạn có thể chỉ cần giữ tay ở phần mắt cá chân rồi thực hiện lại các bước. Cơ thể của bạn sẽ tác động vào phần ngực và bụng khi thực hiện tư thế này.

Bạn không nên thực hiện tư thế cánh cung nếu đang bị huyết áp cao hoặc thấp, đau nửa đầu hoặc mất ngủ. Bạn cũng nên tránh thực hiện tư thế này nếu bị chấn thương ở lưng, cổ hoặc đang mang thai.

Bạn có thể t́m hiểu thêm video: How to Do a Bow Pose (Dhanurasana) | Yoga


All times are GMT. The time now is 05:58.
Page 3 of 86 12 3 45671353 Last »

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.11766 seconds with 9 queries