VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   History | Lịch Sử (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=215)
-   -   Nguyễn Phước và Tôn Thất (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1387073)

florida80 09-16-2020 20:52

Nguyễn Phước và Tôn Thất
 
1 Attachment(s)
*Ở nước ta, cùng một ḍng họ Nguyễn vương triều, nhưng sao có người mang họ Nguyễn Phước, có người lại mang họ Tôn Thất? (Hà Mỹ, Hải Châu, Đà Nẵng).

- Ở Huế, hễ nghe ai có họ là Nguyễn Phước (Phúc) hoặc Tôn Thất th́ người ta bảo đó là dân Hoàng phái, là dân “các mệ”.

Tác giả Diên Thống trong bài viết “Để hiểu thêm về cách đặt họ, tên trong ḍng tộc Nguyễn Phước” đăng trên báo Thừa Thiên – Huế ngày 7-6-2012 đă dẫn thông tin từ các sách “Hoàng tộc lược biên” của Tôn Thất Cổn (in năm 1943, trang web Nguyễn Phước tộc trích lại), “700 năm Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế” của Nguyễn Đắc Xuân... để giải thích v́ sao cùng một ḍng họ Nguyễn vương triều, nhưng có người mang họ Nguyễn Phước, có người lại mang họ Tôn Thất.

Theo đó, nguyên họ Nguyễn là họ Nguyễn Văn. Đến đời Chúa Tiên Nguyễn Hoàng, tương truyền một hôm, vợ ông nằm mơ thấy có vị thần cho tờ giấy, trên đó viết đầy chữ PHÚC. Nhiều người khuyên bà nên lấy chữ Phúc để đặt tên cho con, nhưng bà cho rằng, nếu đặt tên th́ chỉ một người được hưởng, chi bằng dùng chữ Phúc để làm tên đệm th́ nhiều người sẽ cùng được hưởng phúc. Rồi liền đặt tên cho con là Nguyễn Phúc Nguyên, sau này là Chúa Săi. Nhánh họ Nguyễn vào Nam làm chúa bắt đầu lấy họ Nguyễn Phúc từ đó.

Đến đời Minh Mạng, những người cùng họ với vua được vua đặt là Tôn Thất. Và để phân biệt thân sơ, phân biệt các đời, vua cho soạn hai bài Đế hệ thi và Phiên hệ thi. Mỗi bài đều có 4 câu 5 chữ, toàn là mỹ tự để đặt chữ lót cho con cháu 20 đời.

Đế hệ thi dùng cho con cháu của vua Minh Mạng, và chỉ những người thuộc ḍng đế mới được làm vua. Đế hệ thi được áp dụng bắt đầu từ đời vua Thiệu Trị về sau, nguyên văn như sau:

Miên Hồng (Hường) Ưng Bửu Vĩnh/ Bảo Quư Định Long Trường/ Hiền Năng Kham Kế Thuật/ Thế Thoại Quốc Gia Xương.

Phiên hệ thi (phiên ở đây có nghĩa là phên dậu) có tất cả 10 bài, dùng cho hậu duệ của 10 người anh em trai của vua Minh Mạng (vua Gia Long có tất cả 13 hoàng tử, 3 người mất sớm, 10 người có con cháu). Phiên hệ thi cũng nhằm phân biệt Tôn Thất anh em gần gũi với vua Minh Mạng với Tôn Thất là con cháu các Chúa Nguyễn (thuộc Tiền hệ).

Mười bài Phiên hệ thi thứ tự gồm: Anh Duệ (cho con cháu Hoàng tử Cảnh - anh vua Minh Mạng), tiếp theo là Kiến An, Định Viễn, Diên Khánh, Điện Bàn, Thiệu Hóa, Quảng Oai, Thường Tín, An Khánh và Từ Sơn (đều là em vua Minh Mạng). Mỗi bài cũng 4 câu, tổng cộng 20 chữ. Ví dụ bài Anh Duệ:

Mỹ Duệ Anh Cường Tráng/ Liên Huy Phát Bội Hương/ Lệnh Nghi Hàm Tốn Thuận/ Vỹ Vọng Biểu Khôn Quang.

Như vậy, có thể thấy, “các mệ” nào mang họ Nguyễn Phúc (ví dụ Nguyễn Phúc Hồng A, Nguyễn Phúc Bửu B, Nguyễn Phúc Quư C...) th́ đó là con cháu của vua và có... khả năng làm vua (thời Nhà Nguyễn). “Các mệ” nào là Tôn Thất “gọn” (Tôn Thất D, Tôn Thất E, Tôn Thất G...), th́ đó là con cháu thuộc Tiền hệ - ḍng 9 chúa. C̣n “mệ” nào có họ Tôn Thất nhưng có thêm chữ lót nữa (Tôn Thất Mỹ X, Tôn Thất Cường Y, Tôn Thất Tráng Z...), đích thị đó là con cháu ḍng các vị anh em ruột của vua Minh Mạng.


https://i.imgur.com/tTpJf5Q.jpg
Tuy nhiên, sau khi chế độ quân chủ Việt Nam cáo chung, việc phân biệt ḍng đế, ḍng phiên không c̣n ư nghĩa nên nhiều người họ Tôn Thất đă lấy lại họ gốc là Nguyễn Phúc.

P.S anh Nguyễn Phước haila làm ơn giải thích cho những người o biết về ḍng ho Tôn thất của ḿnh hiểu thêm*

Họ cứ Harashing ho của ḿnh hoài. Cảm ơn anh*
Đàn bà và đàn ông nhé.

Em sẽ t́m thêm tài liệu*...

anhhaila 09-16-2020 22:41

Đến đời Minh Mạng, những người cùng ḍng với vua được gọi là Tôn Thất. Trong Hoàng Tộc lập ra Tôn Nhơn Phủ để coi sóc việc trong hoàng thất , Và để phân biệt thân sơ, phân biệt các đời, vua cho soạn hai bài Đế hệ thi và Phiên hệ thi. Mỗi bài đều có 4 câu 5 chữ, toàn là mỹ tự để đặt chữ lót cho con cháu 20 đời.

Đế hệ thi dùng cho con cháu của vua Minh Mạng,là ḍng chính và chỉ những người thuộc ḍng đế mới được làm vua. Đế hệ thi được áp dụng bắt đầu từ đời vua Thiệu Trị về sau, nguyên văn như sau:

Miên Hồng (Hường) Ưng Bửu Vĩnh/ Bảo Quư Định Long Trường/ Hiền Năng Kham Kế Thuật/ Thế Thoại Quốc Gia Xương.

Phiên hệ thi ḍng phụ(phiên ở đây có nghĩa là phên dậu) có tất cả 10 bài, dùng cho hậu duệ của 10 người anh em trai của vua Minh Mạng (vua Gia Long có tất cả 13 hoàng tử, 3 người mất sớm, 10 người có con cháu). Phiên hệ thi cũng nhằm phân biệt Tôn Thất anh em gần gũi với vua Minh Mạng với Tôn Thất là con cháu các Chúa Nguyễn (thuộc Tiền hệ).

Mười bài Phiên hệ thi thứ tự gồm: Anh Duệ (cho con cháu Hoàng tử Cảnh - anh vua Minh Mạng), tiếp theo là Kiến An, Định Viễn, Diên Khánh, Điện Bàn, Thiệu Hóa, Quảng Oai, Thường Tín, An Khánh và Từ Sơn (đều là em vua Minh Mạng). Mỗi bài cũng 4 câu, tổng cộng 20 chữ. Ví dụ bài Anh Duệ:

Mỹ Duệ Anh Cường Tráng/ Liên Huy Phát Bội Hương/ Lệnh Nghi Hàm Tốn Thuận/ Vỹ Vọng Biểu Khôn Quang.

Như vậy, có thể thấy, “các mệ” nào mang họ Nguyễn Phúc (ví dụ Nguyễn Phúc Hồng A, Nguyễn Phúc Bửu B, Nguyễn Phúc Quư C...) th́ đó là con cháu của vua và có... khả năng làm vua , vi2 đây là gịng chính(thời Nhà Nguyễn).
Phía nữ th́ giống nhau , đầu mang Tôn Nữ , nhưng phân theo sự gần gủi với người đầ của Đế hệ thi , không phân biệt gịng đế hay gịng phụ .
Ví dụ con gái của mệ Nguyễn Phước Ưng Kư là em của Vua Tự Đức Nguyễn Phước Hồng Nhậm, ḍng đế , công chúa đó có tên là Công Tằng Tôn Nữ Minh Ngọc , Công chúa nầy có người em trai , theo thứ tự trong đế hệ thi con của Ưng là Bửu , Hoàng tử nầy tên là Nguyển Phước Bửu Lộc , con gái của ông là công chúa Công Huyền Tôn Nữ Nga My , em trai của Công chúa là hoàng tử Nguyễn phước Vĩnh Đan , con gái của Hoàng Tử Vĩnh Đan là công chúa Công Tôn Nữ Diệu Ngọc , sau đó tất cả nhưng đời sau công chúa đầu là Tôn Nữ mà thôi , quy luật nầy đàu áp dụng hết cho 10 hoàng tử con của Vua Gia Long .Khi Khởi binh cho tới lúc xưng đế 1802 , Vua trải qua bao thăng trầm khổ cực bôn ba khắp nơi , cho nên khi lên ngôi để nhớ ơn các công thần giúp Vua dựng nước , ngoài việc thăng quan , hậu thưởng Vua c̣n xét theo công trạng để cho đổi họ thành hoàng thất , như Lê Văn Đậu được đổi thành Tôn Thất Đậu , phần v́ nhà Lê ,Chúa Trịnh cũng đả hết thời nên họ coi đó là một vinh dự để trở thành gần gủi với hoàng tộc . Con gái của người họ Tôn Thất cũng mang họ Tôn Nữ .Cho nên nếu thấy cha mang họ Tôn Thất và con gái mang họ Tôn Nữ th́ không phải nằm trong ḍng dơi của Hoàng Đế. Viết đến đây
tui cũng nhức đầu chóng mặt ,xin kiếu các bạn .


:thankyou::thankyou::thankyou:


All times are GMT. The time now is 19:02.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.03644 seconds with 9 queries