VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   World News|Tin Thế Giới (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=185)
-   -   Hậu quả kinh tế khi tỷ lệ sinh giảm (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1784306)

Romano 06-07-2023 15:46

Hậu quả kinh tế khi tỷ lệ sinh giảm
 
1 Attachment(s)
Từ nay đến cuối thế kỷ XXI, số người trên hành tinh lần đầu tiên có thể giảm kể từ Cái chết Đen (đại dịch Dịch hạch tại châu Á và châu Âu trong thế kỷ XIV).Trong khoảng 250 năm kể từ Cách mạng Công nghiệp, dân số thế giới cũng như sự giàu có đã bùng nổ. Tuy nhiên, theo trang The Economist, từ nay đến cuối thế kỷ này, số người trên hành tinh lần đầu tiên có thể giảm kể từ Cái chết Đen (đại dịch Dịch hạch tại châu Á và châu Âu trong thế kỷ XIV).

Nguyên nhân sâu xa không phải là số ca tử vong gia tăng, mà là sụt giảm số ca sinh. Ở nhiều nơi trên thế giới, tỷ lệ sinh (số ca sinh trung bình trên một phụ nữ) đang giảm xuống. Mặc dù xu hướng này có thể quen thuộc, nhưng mức độ và hậu quả đối với kinh tế thì không như vậy. Ngay cả khi trí tuệ nhân tạo (AI) đang được phát triển và ứng dụng, dẫn đến sự lạc quan trong tăng trưởng kinh tế trong một số quý vừa qua, thì tương lai của nền kinh tế thế giới vẫn bị treo lơ lửng.
Năm 2000, tỷ lệ sinh của thế giới là 2,7 ca sinh trên một phụ nữ, cao hơn "tỷ lệ thay thế" (hay mức sinh thay thế, là mức sinh mà một thế hệ phụ nữ trung bình có vừa đủ số con gái để "thay thế" họ trong quá trình tái sinh sản dân số) là 2,1 và khi đó dân số duy trì ở mức ổn định. Hiện nay tỷ lệ này là 2,3 và đang giảm xuống. 15 quốc gia lớn nhất tính theo GDP đều có tỷ lệ sinh dưới mức tỷ lệ thay thế, gồm Mỹ và phần lớn các nước giàu trên thế giới, cùng với Trung Quốc và Ấn Độ (cả hai nước đều không giàu nhưng cùng chiếm hơn 1/3 dân số toàn cầu).
Kết quả là, ở nhiều nơi trên thế giới, tiếng bước chân của các em bé đang bị lấn át bởi tiếng lạch cạch của những chiếc gậy chống cho người già. Ví dụ điển hình về các quốc gia già hóa dân số không chỉ là Nhật Bản và Italy mà còn bao gồm cả Brazil, Mexico và Thái Lan. Đến năm 2030, hơn một nửa cư dân của Đông Á và Đông Nam Á sẽ trên 40 tuổi. Khi những người già mất đi và không được thay thế, dân số có khả năng bị thu hẹp. Dân số thế giới được dự báo sẽ đạt đỉnh vào những năm 2050 và kết thúc thế kỷ này với quy mô nhỏ hơn hiện nay. Ngay cả ở châu Phi, tỷ lệ sinh cũng đang giảm nhanh.Dân số giảm sẽ tạo ra nhiều vấn đề. Thế giới vẫn chưa đạt đến sự thịnh vượng toàn diện và những khó khăn kinh tế do ít người trẻ hơn là rất nhiều. Việc hỗ trợ người về hưu trí trên thế giới ngày càng khó khăn hơn. Những người đã nghỉ hưu dựa vào sản lượng của những người trong độ tuổi lao động, nhận lương hưu từ ngân sách nhà nước, hoặc bằng cách rút tiền tiết kiệm để mua hàng hóa và dịch vụ hoặc nhờ người thân chăm sóc. Khi nhiều người cao tuổi hơn, thuế sẽ cao hơn, tăng tuổi nghỉ hưu, lợi nhuận thực tế thấp hơn cho người gửi tiết kiệm và có thể là cả ngân sách chính phủ.
Tỷ lệ người lao động so với người về hưu thấp chỉ là một vấn đề bắt nguồn từ việc giảm mức sinh. Những người trẻ tuổi có nhiều thứ mà các nhà tâm lý học gọi là "trí tuệ linh hoạt", khả năng suy nghĩ sáng tạo để giải quyết vấn đề theo những cách hoàn toàn mới. Sự năng động trẻ trung này bổ sung cho kiến thức tích lũy của những người lao động lớn tuổi. Các bằng sáng chế do các nhà phát minh trẻ nộp có nhiều khả năng đề cập đến những đổi mới mang tính đột phá hơn. Các quốc gia già hơn – và cả những người trẻ tuổi của họ – ít dám nghĩ dám làm và ít thoải mái chấp nhận rủi ro. Bởi vì lợi ích của người già ít hơn so với người trẻ khi nền kinh tế phát triển, họ tỏ ra ít quan tâm đến các chính sách hỗ trợ tăng trưởng, đặc biệt là xây dựng nhà ở. Sự hủy diệt sáng tạo có thể xuất hiện ở các xã hội đang già hóa, ngăn chặn tăng trưởng năng suất và khiến các cơ hội to lớn bị bỏ lỡ.
Ngày nay, khi mọi người trở nên giàu có hơn, họ có xu hướng sinh ít con hơn. Trong khi đó, những người bảo thủ theo chủ nghĩa dân túy cho rằng, mức sinh thấp là dấu hiệu của sự thất bại xã hội và việc quay trở lại các giá trị gia đình truyền thống là sai lầm. Nhiều lựa chọn hơn là một điều tốt, và không ai nợ người khác việc nuôi dạy con cái.
Mặt khác, có quan điểm khuyến khích nhập cư nhiều hơn, với con số người nhập cư vào các nước giàu đang ở mức cao kỷ lục, giúp từng quốc gia giải quyết tình trạng thiếu lao động. Nhưng vấn đề quan trọng của việc suy giảm mức sinh là, vào giữa thế kỷ này, thế giới có thể phải đối mặt với tình trạng khan hiếm lao động trẻ có trình độ học vấn.
Nhiều người đã trả lời các cuộc khảo sát rằng, họ muốn có nhiều con hơn những gì họ có. Khoảng cách giữa nguyện vọng và thực tế này có thể một phần là do các bậc cha mẹ tương lai - những người thực tế sẽ trợ cấp cho những người về hưu không có con trong tương lai - không đủ khả năng sinh thêm con, hoặc do các chính sách thất bại khác, chẳng hạn như thiếu nhà ở hoặc điều trị sinh sản không thỏa đáng. Tuy nhiên, ngay cả khi nền kinh tế phát triển, mức sinh vẫn giảm xuống dưới mức sinh thay thế. Ví dụ, Singapore cung cấp các khoản trợ cấp lớn, giảm thuế và trợ cấp chăm sóc trẻ em - nhưng tỷ lệ sinh vẫn chỉ là 1,0.Giải phóng tiềm năng của người nghèo trên thế giới sẽ giúp giảm bớt tình trạng thiếu lao động trẻ có trình độ học vấn mà không cần sinh thêm. 2/3 trẻ em Trung Quốc sống ở nông thôn và theo học hầu hết ở các trường có điều kiện tồi tệ. Tỷ lệ tương tự những người từ 25 đến 34 tuổi ở Ấn Độ chưa hoàn thành giáo dục trung học phổ thông. Bản thân việc nâng cao các kỹ năng của họ là điều cần thiết và cũng có thể khiến nhiều người di cư trẻ tuổi trở thành những nhà đổi mới trong các nền kinh tế trì trệ. Tuy nhiên, khuyến khích sự phát triển là điều khó khăn và những nơi càng sớm giàu có thì càng già đi nhanh chóng.
Do đó, cuối cùng, thế giới sẽ phải đối mặt với tình trạng có ít thanh niên hơn và dân số ngày càng giảm. Những tiến bộ gần đây của trí tuệ nhân tạo (AI) đã đến. Một nền kinh tế sử dụng AI hiệu quả có thể dễ dàng hỗ trợ nhiều người đã nghỉ hưu hơn. Cuối cùng, AI có thể tự tạo ra ý tưởng, giảm nhu cầu về trí thông minh của con người. Kết hợp với robot, AI cũng có thể giúp việc chăm sóc người già ít tốn công sức hơn. Những đổi mới như vậy chắc chắn sẽ có nhu cầu cao.
Những tiến bộ bất ngờ về năng suất có nghĩa là những quả bom hẹn giờ về nhân khẩu học, chẳng hạn như nạn đói hàng loạt được dự đoán bởi Thomas Malthus vào thế kỷ XVIII, đã không thể phát nổ. Ít em bé hơn có nghĩa là ít thiên tài hơn, nhưng đó có thể là một vấn đề mà con người có thể khắc phục./.


All times are GMT. The time now is 17:40.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.03259 seconds with 9 queries